Chương 1
Kinh doanh lữ hành và ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành
1.1 Kinh doanh lữ hành và đặc điểm của kinh doanh lữ hành
1.1.1 Khái niệm về công ty lữ hành
1.1.2 Nội dung của kinh doanh lữ hành
1.1.2.1. Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành
1.1.2.2. Vai trò của công ty lữ hành
1.1.3 Đặc điểm của kinh doanh lữ hành và các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh lữ hành
1.1.3.1. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành
1.1.3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh lữ hành
1.2 Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử và vai trò của chúng trong kinh doanh lữ hành.
1.2.1 Khái niệm và vai trò của thương mại điện tử và kinh doanh điện tử trong kinh doanh
1.2.2. Khái niệm về thương mại điện tử, kinh doanh điện tử
1.2.1.2. Vai trò của kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh
1.2.2. Các hình thức hoạt động và ứng dụng của thương mại điện tử và kinh doanh điện tử
1.2.3. Các phương tiện kỹ thuật của kinh doanh điện tử và thương mại điện tử
1.2.4. Sự cần thiết phải ứng dụng thương mại điện tử, kinh doanh điện tử vào hoạt động kinh doanh Lữ hành
1.2.5.Nội dung tiến hành ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh vào hoạt động kinh doanh Lữ hành
1.2.5.1.Các cấp độ ứng dụng Thương mại điện tử
1.2.5.2. Tiến trình ứng dụng thương mại điện tử, kinh doanh điện tử vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.5.3. Điều kiện để ứng dụng thương mại điện tử
1.3. Một số kinh nghiệm ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử và kinh doanh điện tử vào kinh doanh Lữ hành
1.3.1 ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trên thế giới
1.3.2. ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử tại Việt Nam
Chương 2:
Triển khai ứng dụng Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử trong kinh doanh Lữ hành ở Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.1. Khái quát về Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.2. Vị trí pháp lý; chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận của Trung tâm
2.2. Thực trạng kinh doanh Lữ hành ở Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.2.1. Thị trường mục tiêu
2.2.2.Chiến lược kinh doanh và chính sách marketing
2.2.3. Kết quả kinh doanh qua các năm
2.3 Triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh Lữ hành ở Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.3.1 Đánh giá cơ sở điều kiện ứng dụng Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử hiện tại tại Trung tâm
2.3.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh Lữ hành của Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.3.2.1. Môi trường kinh doanh cạnh tranh
2.3.2.2.Muốn thành công, cạnh tranh được với các hãng lữ hành lớn thì cần áp dụng công nghệ thông tin
2.3.3. Công tác triển khai ứng dụng Thương mại điện tử trong kinh doanh Lữ hành tại Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.3.2.1. Về mức độ và cấp độ ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử
2.3.2.2. Thực trạng về khả năng ứng dụng
2.3.3 Đánh giá công tác triển khai ứng dụng Thương mại điện tử của Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.3.2.1. Những kết quả đạt được
2.3.2.2. Những hạn chế
2.3.2.3. Nguyên nhân
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh lữ hành của công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế, nhìn từ góc độ ứng dụng kinh doanh điện tử ( E-Business) và thương mại điện tử (E-Commerce) đối với một doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ tại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào Website sẵn có hoặc đưa thêm các săn phẩm mới vào catalogue trực tuyến.Đồng thời do suy nghĩ xây dựng Website chỉ cần đầu tư lúc đầu, nên các doanh nghiệp không mấy lưu tâm đến việc đầu tư nâng cấp Website trong quá trình vận hành nó.
Chương 2:
Triển khai ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử trong kinh doanh lữ hành ở Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.1. Khái quát về Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế trước là công ty du lịch thương mại TST được thành lập từ năm 1993 do Trung tâm khoa học và công nghệ Quốc gia thành lập và đến năm 2001 được sát nhập thành công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế.
Trung tâm du lịch quốc tế và du học trực thuộc Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế, được thành lập từ năm 2002 theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty ứng dụng công nghệ mới và dịch vụ. Trung tâm có trụ sở tại số 14A phố Lý Nam Đế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Mặc dù mới chỉ thành lập được ba năm nhưng Trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế đã có những thành công đáng kể trong hoạt động kinh doanh du lịch. Không những thế quy mô của Trung tâm không ngừng được củng cố và phát triển cả về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, cán bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế, đóng góp một phần vào tiến trình phát triển của nghành du lịch Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
* Nguồn vốn:
Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế có vốn đăng ký kinh doanh là 2.5 tỷ đồng. Hiện nay trong chiến lược 5 năm tới nguồn vốn đầu tư phát triển kinh doanh của Trung tâm du lịch quốc tế và du học là 17 tỷ đồng do công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế cung cấp.
* Nguồn nhân lực:
Chỉ nói riêng về mảng kinh doanh lữ hành thì Công ty có hai chi nhánh, một ở Hà Nội và một ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại Trung tâm du lịch quốc tế và du học có trụ sở tại Hà Nội , có 11 người, đội ngũ cộng tác viên 10, dự định 5 năm tới số lượng nhân viên chính thức là 41 người. Còn cơ sở hai tại Thành phố Hồ Chí Minh có 10 nhân viên chính thức và 10 cộng tác viên
* Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Hiện tại Công ty sở hữu: khách sạn Liễu Giai có 40 phòng, khách sạn Nam Đế có 60 phòng, dịch vụ nhà hàng, câu lạc bộ khiêu vũ, quán Bar, khu biệt thự Tây Hồ có bể bơi nóng, sân Tennis, phòng hội thảo, nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản. Công ty có đội xe ( 1 xe 45 chỗ, 2 xe 15 chỗ, 2 xe 4 chỗ ngồi ), có phòng bán vé máy bay, Trung tâm du lịch quốc tế và du học tại Hà Nội, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 53 Trương Quốc Dung- quận Phú Nhuận - Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra Công ty còn có các văn phòng đại diện của tại nước ngoài:
Văn phòng đại diện tại Trung Quốc
Văn phòng đại diện tại Đức
Văn phong đại diện tại Ukraina
Văn phòng đại diện tại Nga
Văn phòng đại diện tại Malaysia
Văn phòng chi nhánh tại Nam Phi
2.1.2. Vị trí pháp lý; chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
* Vị trí pháp lý
Là một đơn vị trực thuộc Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế, có tư cách pháp nhân, kinh doanh hoạt động lữ hành của công ty.
* Chức năng
Trung tâm du lịch quốc tế và du học có chức năng thực hiện tất cả các dịch vụ đăng ký kinh doanh sau:
Tổ chức các chương trình du lịch trong nước và quốc tế
Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo
Cung cấp và tư vấn các dịch vụ vui chơi giải trí
Tư vấn và tổ chức du học
Làm các thủ tục visa
Ngoài ra Trung tâm còn tư vấn và cung cấp
Dịch vụ khách sạn, nhà hàng
Vận tải hàng hoá hành khách bằng đường bộ
Dịch vụ hàng không ( đại lý vé máy bay ), làm Visa
Dịch vụ in ấn quảng cáo
Các dịch vụ bổ dung này đều là các hoạt động kinh doanh của công ty, Trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ, quảng cáo giúp.
* Nhiệm vụ:
Trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế hoạt động theo giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 57/2002 TCDL – GPLHQT do Tổng cục du lịch cấp cho công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế. Trung tâm du lịch quốc tế và du học có trách nhiệm bảo toàn vốn và không ngừng đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh và làm tròn nhiệm vụ tài chính với nhà nước.
2..1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận của Trung tâm
* Cơ cấu bộ máy của Trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế:
Giám đốc : 1 người
Phó giám đốc : 1 người
Phòng hành chính tổng hợp : 1 người
Kế toán : 1 người
Phòng thị trường : 4 người
Phòng điều hành : 2 người
Phòng tư vấn du học : 1 người
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Trung tâm du lịch quốc tế và du học.
Giám đốc
trung tâm
tâm
Phó Giám đốc trung tâm
Phòng thị trường
Phòng
điều hành
Phòng tư vấn
du học
Kế toán
Phòng hành chính tổng hợp
* Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
* Ban lãnh đạo có: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc
Giám đốc Lại Quốc Cường, anh là người trực tiếp đứng ra tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên, đồng thời cũng là người quyết định mức lương, thưởng, phạt đôí với những nhân viên này. Giám đốc là người đưa ra những chiến lược, chiến thuật chung cho toàn Trung tâm.
Phó giám đốc Nguyễn Đình Minh, là người trợ giúp các công việc cho giám đốc, đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lý chung về nội dung và giá các chương trình du lịch.
* Phòng điều hành
Điều hành, giám sát các chương trình du lịch, điều động hướng dẫn viên, đặt các dịch vụ trong nước
* Phòng thị trường
Một người chịu trách nhiệm về mảng nội địa
Làm công việc thiét kế sản phẩm nội địa, outbound ( tập gấp, quyển sách quảng cáo..), tổ chức tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ trong nước của Trung tâm. Chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng.
Một người chịu trách nhiệm về mảng outbound
Tổ chức tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ ngoài nước của Trung tâm. Chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng có nhu cầu đi du lịch nước ngoài và các đối tác của Trung tâm tại nước ngoài,
Hai người chịu trách nhiệm về mảng inbound
Làm công việc thiét kế sản phẩm inbound, tổ chức tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ trong nước của Trung tâm cho du khách nước ngoài qua, Website, email, qua văn phòng đại diện, các công ty gửi khách là đối tác của Trung tâm tại nước ngoài. Chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng, các đối tác nước ngoài qua mail.
Ngoài các chức năng và nhiệm vụ riêng trên, các nhân viên của phòng thị trường phải duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bạn hàng cũ, tìm kiếm bạn hàng mới để phát triển nguồn khách. Nắm bắt, cập nhật tình hình thị trường khách như nhu cầu, đối thủ cạnh tranh, giá cả Đề xuất với lãnh đạo các biện pháp nhằm kinh doanh thông qua các phản hồi của khách nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín của công ty trong phạm vi ngày càng rộng lớn.
* Phòng hành chính tổng hợp
Chịu trách nhiệm quản lý sổ sách giấy tờ của công ty, lên kế hoạch mua trang thiết bị cho Trung tâm, chấm công cho nhân viên của Trung tâm, nộp báo cáo kết qủa kinh doanh cho Công ty theo từng tuần, tháng, quý, năm
* Kế toán
Có trách nhiệm thực hiện ghi phép các khoản thu chi của Trung tâm, tạm ứng tiền để chuẩn bị thực hiện tour, quyết toán tour đã thực hiện, có nhiệm vụ giải trình các khoản thu chi với giám đốc Trung tâm và giám đốc Công ty.
2.2. Thực trạng kinh doanh Lữ hành ở Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.2.1. Thị trường mục tiêu
* Đối với chương trình du lịch dành cho khách inbound thì chia làm 3 thị trường chính:
+ Thị trường châu Âu: Tây Âu( Pháp, Đức, Anh); Đông Âu(Séc, Nga)
+ Thị trường Đông bắc Ă: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc
+ Khu vực Đông Nam á: Malaysia, Thái Lan, Singapor, Indonesia
* Đối với chương trình du lịch outbound thì thị trường khách chủ yếu: là các viện nghiên cứu, ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, các đơn vị bộ nghành Các điểm đến chủ yếu là trong khu vực như: Thái Lan, Singapor, Malaysia, Trung Quốc
* Đối với chương trình du lịch dành cho khách nội địa thì thị trường chủ yếu: là các sở, ban nghành, các hội
* Đối với chương trình du lịch dành cho khách Mice thì thị trường khách chủ yếu: là Viện khoa học công nghệ Việt Nam, các cơ quan đơn vị, bộ nghành khác
2.2.2.Chiến lược kinh doanh và chính sách marketing
2.2.2.1. Chiến lược kinh doanh
- Phương châm kinh doanh của Trung tâm là: phong cách chuyên nghiệp, dịch vụ đa dạng, giá cả hợp lý
- Trong năm thứ nhất của kế hoạch 5 năm vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh vào ba mảng nội địa, outbound, inbound để cho quá trình kinh doanh của mình có hiệu quả, mục địch là phụ vụ những khách hàng truyền thống
- Bắt đầu từ năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm tập trung hoạt động kinh doanh vào mảng inbound và MICE để phát huy những lợi thế là có các văn phòng đại diện, đối tác tại nước ngoài. Với chiến lược này sẽ tránh được sự cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự cạnh tranh về thương hiệu của các doanh nghiệp lớn
- Xúc tiến công tác triển khai ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng cáo qua Website, tham gia các hội chợ du lịch khu vực và quốc tế, tham gia các hiệp hội du lịch
- Phát huy mối quan hệ với hàng không Việt Nam, quan hệ tốt với các khách sạn Việt Nam, các khu vui chơi giải trí để thực hiện các chương trình du lịch trọn gói, khép kín.
2.2.2.2. Chính sách marketing
Tổ chức xúc tiến của Trung tâm du lịch quốc tế và du học:
* Tuyên truyền, quảng cáo:
Trong thời gian qua Trung tâm đã thực hiện nhiều hình thức quảng cáo nhằm kích thích, thu hút khách hàng và quảng bá thương hiệu của mình.
- Trung tâm đã thiết kế ra bộ tập gấp màu, trang trí hấp dẫn, dịch ra hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh). Bên trong tập gấp có các chương trình du lịch và giá kèm theo để khách lựa chọn. Những tập gấp này được đưa đến trực tiếp cho đối tượng khách mục tiêu của Trung tâm.
- Trung tâm liên tục cho ra các tờ rơi về các chương trình du lịch (outbound, inbound, nội địa), những lần này thường gắn liền với các sự kiện, lễ hội và có các chính sách giảm giá cho khách du lịch.
- Trung tâm đã xây dựng một website để quảng cáo thu hút khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên hiện nay nội dung trang website còn chưa hấp dẫn, nội dung chưa phong phú , đã lâu không được cập nhật. Nội dung của Website nói về toàn bộ các mảng kinh doanh khác của Công ty, số trang dành cho kinh doanh lữ hành là không nhiều. Hiện tại Trung tâm đang có kế hoạch chỉnh sửa lại toàn bộ nội dung của Website, để thực hiện quá trình ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử, thực hiện cho quá trình quảng cáo và giao dịch với đối tác nước ngoài.
- Tổ chức giao lưu với viện Khoa học công nghệ Việt Nam nhằm trao đổi, học hỏi cách thức quảng bá sản phẩm du lịch.
- Vừa qua Trung tâm tham gia hội trợ liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội từ ngày 29/4 -1/5-2005 để quảng bá sản phẩm du lịch của Trung tâm. Đây là cơ hội lớn để Trung tâm giới thiệu sản phẩm của mình với khách thập phương, giao lưu học hỏi với các đồng nghiệp khác ở trong nước và quốc tế.
- Trung tâm đã tham gia vào hiệp hội các doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ và đang xúc tiến việc tham gia các hiệp hội như Pata Việt Nam, hiệp hội Jata vào 6 tháng cuối năm nay
- Trung tâm đã quảng cáo các dịch vụ trên tạp chí chuyên nghành du lịch, báo lao động và Hà Nội mới
- Trung tâm còn tuyên truyền cho các đơn vị kinh doanh khác trực thuộc Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế về các sản phẩm và dịch vụ của mình, thông qua các đơn vị này công ty đã có thêm các nguồn khách là bạn hàng của các đơn vị này.
- Ngoài ra, Trung tâm còn thông qua các văn phòng đại diện ở nước ngoài tổ chức giới thiệu về sản phẩm cũng như quảng bá về thương hiệu cho Trung tâm.
*Chính sách kích thích người tiêu dùng(khách du lịch )
Trung tâm đã có hình thức quay số trúng thưởng, khuyến mại đặc biệt trong các dịp lễ hội, có giá ưu tiên cho người đăng ký đi du lịch lần thứ ba, tổ chức tặng thưởng cho khách hàng của sàn nhẩy đi du lịch, ngoài ra còn tặng áo, mũ, quà lưu niệm nhỏ cho các khách tham gia các chương trình du lịch dài ngay.
* Lựa chọn kênh bán hàng:
Tuỳ theo loại hình sản phẩm mà trung tâm đưa ra các kênh phân phối khác nhau.
Đối với khách inbound có các kênh phân phối sau:
+ Thông qua văn phòng đại diện nước ngoài, thường được bán trực tiếp.
+ Thông qua một số đại lý ở Pháp, Đức, Anhnhận khách gián tiếp qua họ.
+ Liên kết một số công ty du lịch khác để bán tour trọn gói
Đối với khách outbound và nội địa có các kênh phân phối sau:
+ Thông qua các đại lý gom khách, trung tâm đã bán gián tiếp qua họ
+ Chào bán trực tiếp tới khách.
Đối với khách Mice:
Thông qua các công ty, cục, vụ, viện, các đối tác nước ngoài để
tìm nguồn khách.
2.2.3. Kết quả kinh doanh qua các năm
Như chúng ta biết sản phẩm của du lịch là dịch vụ, mà dịch vụ thì mang tính vô hình. Khách hàng khi tiêu dùng một sản phẩm thì họ phải có lòng tin với sản phẩm đó, sản phẩm là dịch vụ thì họ lại càng quan tâm hơn về vấn đề đó. Do mới thành lập và mới cơ cấu lại tổ chức nên Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường và lòng tin của khách hàng là chưa nhiều, số lượng khách đăng ký tour Trung tâm còn thấp. Điều đó nó cũng phản ánh đúng thực tế cùng với những công ty khi mới thành lập.
Bảng kết quả tình hình hoạt động kinh doanh inbound
năm 2003 và 2004
Đơn vị tính USD
Quốc tịch
Số khách năm 2003
Số ngày lưu trú trung bình
Chi tiêu bình quân
Doanh thu năm 2003
Số khách năm 2004
Doanh thu năm 2004
Pháp
130
10
50
65000
140
70000
Đức
40
10
70
28000
55
38500
Nhật
65
8
80
41600
75
48000
Trung Quốc
300
5
25
37500
400
50000
Hàn Quốc
30
6
80
14400
50
24000
Khách khác
30
3
60
5400
50
900
Tổng
595
191900
770
239500
Tổng lượng khách nội địa của Trung tâm năm 2003 là 1000 khách, năm 2004 là 13500 khách, riêng sáu tháng đầu năm 2005 công ty đã đón được 200 khách pháp, tổ chức các chương trình du lịch cho 300 khách nội địa, 50 khách outbound.
Từ các số liệu trên, ta thấy lượng khách của công ty là chưa nhiều, điều đó chứng tỏ các hoạt động mareting của công ty chưa hiệu quả, công ty chưa phát huy được ưu thế của mình là có các văn phòng đại diện tại nước ngoài để thu hút khách vào Việt Nam. Và chưa gây dựng được thương hiệu với các khách hàng trong nước
Triển khai ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành ở Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.3.1 Đánh giá cơ sở điều kiện ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử hiện tại của Trung tâm
* Về hạ tầng pháp lý
Trung tâm được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế, tức là có điều kiện tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Và để chuẩn bị cho kế hoạch ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử, Trung tâm đã giao cho một cán bộ tìm hiều về các quy định hiện hành của luật quốc tế liên quan đến hai lĩnh vực này, nập thành báo cáo và tổ chức hội thảo trước toàn Trung tâm.
* Hạ tầng công nghệ
Hiện tại cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm bao gồm: 4 máy điện thoại để bàn, một máy fax, có thêu bao 2 máy điện thoại, một fax, co 4 máy tính, 2 máy in, hiện tại có nối Internet nhưng qua thuê bao điện thoại. Hiện tại Trung tâm có một trang Website, nhưng nội dung chưa phong phú, chưa cập nhật thông tin. Để giao dịch với các đối tác, nhân viên của Trung tâm thường gửi mail bằng outlook express.
Ngoài ra, đội ngũ nhân viên không có trình độ công nghệ thông tin cao, chưa có khả năng tự đưa nhưng thông tin cập nhật nên Website.
Như vậy, với điều kiện của hạ tâng công nghệ như vậy Trung tâm chưa đủ điều kiện để tham gia vào hoạt động kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình, Trung tâm đã có kế hoạch trong 6 tháng cuối năm nay sẽ nâng cấp Website nên, có giá trị là 20 triệu đồng, đăng ký thuê bao một đường dẫn Internet của ADSL, nhằm phục vụ qua quá trình tìm kiếm thông tin và cập nhật nội dung nên Website.
* Các điều kiện cơ sở khác:
Để có thể tham gia vào kinh doanh điện tử và thương mại điện tử Trung tâm còn phải thoả mãn những điều kiện sau: bảo mật cơ sở thông tin, có hệ thống thanh toán tài chính tự động, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng do mới chỉ ơ giai đoạn đầu triển khai ứng dụng, cho nên những điều kiện mới chỉ được Trung tâm tìm hiểu, và luôn có phương châm luôn đảm bảo tốt những điều kiện này trong quá trình thực hiện sau này.
2.3.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng Thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh lữ hành của Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
Môi trường kinh doanh cạnh tranh
Tuy công ty thành lập từ năm 1993, nhưng kinh doanh về lữ hành mới chỉ bắt đầu từ năm 2002. Trong những năm đầu kết quả kinh doanh lữ hành của Trung tâm là kém, yếu, hiệu quả thấp, chưa phát huy được thế mạnh của mình. Từ đầu năm 2005 công ty đã cơ cấu lại Trung tâm, với mong muốn sau kế hoạch 5 năm, Trung tâm sẽ trở thành một công ty con trực thuộc Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế, mục tiêu là công ty sẽ đứng trong top 10 công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam.
Như vây, năm nay là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm của Trung tâm, hoạt động kinh doanh lữ hành của Trung tâm đang đứng trước những thách thức to lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
Những thách thức:
* Trong kinh doanh lữ hành nội địa:
Những đối thủ cạnh tranh của Trung tâm là những doanh nghiệp đã có thương hiệu như: Saigontourit, Vietamtourism, Hanoitourism, vietravel, vinatour, HươngGiang. Bởi kinh doanh lữ hành mang tính liên ngành cao, nếu doanh nghiệp không có thương hiệu, thì không một nhà cung cấp nào muốn có những quan hệ khăng khít, chính vì vậy mà Trung tâm đã không có sự yêu ái từ các nhà cung cấp, làm cho chi phí để thực hiện tour của Trung tâm bao giờ cũng cao, làm giảm sự cạnh tranh cho Trung tâm về giá cả, trong khi giá thấp là mấu chốt để một công ty lữ hành nhỏ thâm nhập vào thị trường trong giai đoạn đầu. Ngoài ra Trung tâm cũng phải cạnh tranh với hơn 2000 doanh nghiệp lữ hành nhỏ tại Việt Nam, trong đó có hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
Mặt khác, Trung tâm trực thuộc một doanh nghiệp nhà nước và mới được cơ cấu lại, làm cho Trung tâm có thêm những hạn chế: độ linh hoạt, mềm dẻo là kém, cấp độ xử lý thông tin là chậm, phong cách chưa chuyên nghiệp. Hơn nữa trong giai đoạn đầu, hầu hết các đối tác Trung tâm nhắm vào đều yêu cầu chất lượng trung bình, giá cả hợp lý, và chào hàng đều có các công ty khác đến chào hàng, làm cho giá bán giảm, lợi nhuận thấp.
* Trong kinh doanh lữ hành outbound và inbound
Vì chưa có thương hiệu mạnh nên khả năng cạnh tranh với các công ty lớn là thấp, giá cả cao, tuy có những văn phòng đại diện tại nước ngoài, nhưng những văn phòng này chưa chuyên nghiệp về du lịch, và đang thiếu sản phẩm để giới thiệu, bộ máy đang trong giai đoạn hoàn thiện theo phương châm phong cách chuyên nghiệp.
* Khách MICE
Đây là thị trường khách đang có tiềm năng tại Việt Nam, nhưng đây là đoạn thị trường và lĩnh vực kinh doanh mới của Trung tâm, nên chịu cạnh tranh về giá và chất lượng từ các công ty lớn, họ có cả kinh nghiệm lẫn đối tác và khách hàng. Trung tâm phải có mất một thời gian từ 2 đến 3 năm nữa mới tạo được thương hiệu của mình trong lĩnh vực này.
Những lợi thế:
Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn và thử thách như vậy Trung tâm cung có những lợi thế sau: là một doanh nghiệp nhà nước, có thương hiệu từ trước, là một trong 140 doanh nghiệp lữ hành được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Có sự hỗ trợ về vốn từ công ty, có nguồn danh cho cho phí quảng cáo, công ty lại có phòng vé, phòng xe, khách sạn, có thể cung cấp cho khách các dịch vụ vui chơi giải trí, có các văn phòng đại diện tại nước ngoài, và có quan hệ là bạn hàng với các công ty bên Pháp và châu Âu.
Đối với loại hình MICE Trung tâm có thể mạnh là có nguồn khách trực thuộc Viện khoa học Công nghệ Việt Nam, và đã ký kết hợp đồng tổ chức hội nghị hội thảo với các khách sạn lớn của Việt Nam.
2.3.2.2.Muốn thành công, cạnh tranh được với các hãng lữ hành lớn thì cần áp dụng công nghệ thông tin
Kinh doanh lữ hành là một ngành kinh doanh dịch vụ, khách hàng thường sử dụng sản phẩm do kinh nghiệm tiêu dùng của mình và người thân, nên họ thường mua các chương trình của các công ty lớn đã có thương hiệu. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh mà các công ty nhỏ, vừa thành lập không bao giờ có được. Để có lòng tin của khách hàng các công ty nhỏ phải có khả năng tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua Internet, tức là thông qua Website có ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử, qua email để giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng, cung cấp cho khách hàng những thuận lợi trong quá trình chọn mua sản phẩm. Quảng cáo qua Internet là hiệu quả và kinh tế nhất, đây là cách đầu tư mà các công ty nhỏ nên áp dụng khi mà nguồn tài chính dành cho quảng cáo là chưa nhiều. Qua Internet công ty có thể giới thiệu sản phẩm của mình cho một lượng khách hàng lớn trên toàn quốc và thế giới, nó sẽ tạo ra cho công ty một đoạn thị trường tiềm năng.
2.3.3. Công tác triển khai ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành tại Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế
2.3.2.1. Về mức độ và cấp độ ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử
Do mới thành lập và mới áp dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong gia đoạn đầu, hiện nay Trung tâm mới chỉ ứng dụng ở mức độ ban đầu đó là sử dụng thư điện tử để thực hiện các giao dịch như:
- Trao đổi thông tin với khách hàng ( doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và nước) về các vấn đề như đặt chương trình du lịch, đặt dịch vụ, thông báo về giá cả các chương trình du lịch .
- Gửi các thông tin về Trung tâm cho các đối tác có liên quan và khách hàng mới( ví dụ như thông tin về tên địa chỉ, loại hình kinh doanh, sản phẩm, nhu cầu của Trung tâm)
Thực tế cho thấy, lợi ích sử dụng email là rất nhanh, rẻ và thuận tiên. Nhân viên của công ty thay vì soạn thảo văn bản ra giấy và gửi qua bưu điện. Công đoạn này chỉ mất vài phút và chi phí không đáng kể ( chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax, bằng 0,05% thời gian giao dịch qua bưu điện và chi phí chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua fax)
Ngoài sử dụng email để thực hiện các giao dịch thì công ty cũng đã bước đầu sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin bằng các công cụ như: yahoo.com, altavista.com, infoseek.com, goole.com
Qua Internet công ty đã khai thác được thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tin tức về các ngành nghề có liên quan. Đồng thời công tu cũng đã tìm kiếm được các cơ hội kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước
Hiện nay, Trung tâm mới chỉ ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử ở cấp độ 2 đó là Website quảng cáo. Nhưng nội dung chưa phong phú, chưa thân thiện với khách hàng, chưa được cập nhật thường xuyên. Việc ứng dụng này ở Trung tâm do ban lãnh đạo phụ trách, đứng đầu là Giám đốc cùng có sự tham mưu của mọi người trong Trung tâm, trong đó có một người được giao nhiệm vụ chính về mảng này. Tuy nhiên do đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo có hệ thống về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử nên việc tham mưu này trong việc xây dựng kế hoạch ứng dụng cũng như việc thực hiện chưa được bài bản
2.3.2.2. Thực trạng về khả năng ứng dụng
* Về chi phí
Chi phí cho Website hiện tại của công ty là 10 triệu đồng, với mục tiêu xây dưng Website ở cấp độ 4 trong 12 tháng tới, Công ty đã cấp kinh phí cho Trung tâm là 20 triệu đồng để nâng cấp Website theo đúng cấp độ này. Trung tâm luôn xác định đây là mục tiêu phát triển lâu dài của Trung tâm, nên trong kế hoạch từ năm sau, đều có trích từ lợi nhuận một phần để đầu tư nâng cấp Website
* Thời gian ứng dụng
Để đạt được giải pháp toàn diện về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử cần phải có một thời gian dài, Trung tâm đã nhận thức được vấn đề này, và đã xác định đây là chiến lược kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của công ty sau 5 năm tới, và chiến lược dài hạn hơn nữa.
* Về nguồn nhân lực của công ty
Vì kinh doanh điện tử và thương mại điện tử là phương thức đòi hỏi người sử dụng và quản lý nó phải có một kiến thức toàn diện và chuyên sâu về các lĩnh vực sau: quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng và ngoại ngữ. Dó đó xét về thực trạng nguồn nhân lực của công ty có những tồn tại thiếu kiến thức về công nghệ thông tin. Phần lớn nhân viên trong công ty chưa có kỹ năng sử dụng và khai thác thông tin, sử dung mạng máy tính một cách thành thạo, đồng thời vẫn chưa bỏ được thói quen cố hữu trong thương mại truyền thống, đó là sử dụng giấy tờ trong mọi hoạt động của công ty.
Hiện tại công ty chỉ có một nhân viên có trình độ về công nghệ thông tin, nhưng nhân viên này chỉ mới có trình độ cao đẳng, là một người mới ra trường, chưa có nhiều kiến thức về thương mại điện tử, và chưa có khả năng khai thác tốt các thông tin từ internet, chưa có khả năng xây dựng mạng thông tin nội bộ cho công ty. Tồn tại này là trở ngại khó có thể vượt qua trong thời gian ngắn mà cần phải có chiến lược
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0099.doc