Theo một mối quan hệhữu cơ, trên nền tảng giá trịtinh thần, các yếu tố
nhân vật hình mẫu, tập tục lễnghi, giao tiếp và truyền đạt được hình thành và phát
triển không ngừng tạo thành môi trường sống mạnh mẽcho các thành tốvăn hóa.
Các nhân vật hình mẫu (4.2) là hiện thân của giá trịvà sức mạnh trường tồn của tổ
chức. Đây là những nhân vật nòng cốt của doanh nghiệp góp phần tạo nên hình
ảnh khác biệt của doanh nghiệp, làm cho các kết quảxuất sắc trởnên bình dị, thúc
đẩy nhiều lớp nhân viên noi theo nhờ đó củng cốmôi trường VHM trong doanh nghiệp.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng văn hoá mạnh trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG VĂN HOÁ MẠNH TRONG DOANH NGHIỆP
Để hiểu rõ hơn, trước tiên chúng ta tìm hiểu văn hóa là gì? Theo Giáo sư
Trần Ngọc Thêm(1): Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình hoặc theo
các học giả phương Tây “là một khuôn mẫu tích hợp các hành vi con người bao
gồm suy nghĩ, lời nói, hành động, và các vật dụng phụ thuộc vào khả năng của con
người để học hỏi và chuyển đạt tri thức cho các thế hệ kế tiếp” (theo từ điển
Webster). Theo cách định nghĩa như vậy, không chỉ các dân tộc, các quốc gia mới
có văn hóa mà mỗi tổ chức, cá nhân và mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng
mình, không kể đó là văn hóa mạnh hay yếu, văn minh hay lạc hậu, hàn lâm hay
câu lạc bộ.
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là
một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn
hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa,...
chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp thậm
chí có những điều trái ngược nhau. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp
để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi
cho phù hợp với thực tế. Làm thế nào để Doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát
huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết,
tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan
khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ,
nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi
doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hoá đặc thù phát huy được
năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các
mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài
sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp có thể được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được
gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở
thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động
của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành
viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung.
Marvin Bower - Tổng giám đốc, McKinsey Co. đã nói “Văn hóa doanh nghiệp là
tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di
sản để lại cho thế hệ kế tiếp.”
Chúng ta đều thấy văn hóa hiện diện ở bất kỳ doanh nghiệp nào, tuy nhiên
một công ty muốn phát triển từ khá lên xuất sắc phải có một tầm nhìn rộng lớn,
tham vọng lâu dài, xây dựng được một nề nếp văn hóa có bản sắc riêng, thể hiện
sự khác biệt vượt trội. Chúng ta tạm gọi đó là văn hóa mạnh (VHM), để phân biệt
với văn hóa doanh nghiệp nói chung. Vậy thì VHM được xây dựng dựa trên như
yếu tố nào?
1. Văn hóa mạnh là một tổng thể thống nhất:
VHM trước hết phải là một tổng thể có kết cấu thống nhất và mạnh mẽ dựa
trên các thành tố: Các mục tiêu/chiến lược/chiến thuật/chính sách; Các quá trình
nội bộ/hoạt động kinh doanh hàng ngày/công tác quản lý; Các hệ thống lương/kế
toán/thiết kế công việc/bố trí văn phòng; Các giá trị/con người/sinh hoạt/giao
tiếp,… Biểu hiện tổng quan VHM là một khối thống nhất gồm 2 mối quan hệ bên
trong và bên ngoài có tác động qua lại với nhau (biểu hiện như vòng tròn Âm
Dương có mối quan hệ tác động lẫn nhau)
Trong cứng: là duy trì kỷ luật; thống nhất quan điểm/tư tưởng/hành động;
chuẩn hóa mọi hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh,… từ đó xây dựng giáo lý
của tổ chức và kiên trì thực hiện nhằm tiến tới một định hướng rõ ràng.
Ngoài mềm: là những mối quan hệ với khách hàng và đối tác; là hệ thống
dịch vụ, chăm sóc khách hàng hoàn hảo, phải hết sức uyển chuyển linh hoạt trong
ứng xử,…
2. Tư duy VHM
Văn hóa doanh nghiệp được đặc trưng trước hết với tầm nhìn/sứ mệnh của
doanh nghiệp. Một tầm nhìn ngắn hạn, ích kỷ sẽ tạo ra một thứ văn hóa yếu kém,
khó tồn tại. Một tầm nhìn/sứ mệnh lâu dài hướng tới những lợi ích của cộng đồng
sẽ góp phần tạo nên VHM. Một công ty xuất sắc có tầm nhìn rộng lớn, tham vọng
lâu dài, phải xây dựng được một VHM, đặc thù, nổi trội và bền vững.
“Nếu một tổ chức muốn đối mặt với những thử thách trong một thế giới
thay đổi không ngừng, tổ chức đó phải chuẩn bị thay đổi tất cả, thậm chí chính bản
thân nó, ngoại trừ những niềm tin chủ yếu thẩm thấu suốt tổ chức... ” (T.Watson,
IBM, 1960s). Điều này cho thấy một doanh nghiệp cần phải có khả năng đối phó
với những thay đổi trong thế giới xung quanh. Cùng với quá trình phát triển kinh
tế xã hội, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sự cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi doanh
nghiệp phải có những thay đổi về chiến lược, mục tiêu; công nghệ; cơ cấu tổ chức,
phương pháp quản lý,… Nhưng có một thứ duy nhất không được thay đổi đó là tư
tưởng cốt lõi (tầm nhìn/sứ mệnh). Một động lực duy nhất của doanh nghiệp xuất
sắc/ một tổ chức có VHM là: Duy trì tư tưởng cốt lõi (2.1) và khuyến khích tiến bộ
không ngừng (2.2). Điều đó có nghĩa là Doanh nghiệp phải duy trì các tư tưởng
cốt lõi của mình, đồng thời không được phép thỏa mãn với hiện tại dù hiện tại
doanh nghiệp đang tiến triển tốt đẹp. Đây cũng chính là thể hiện tư duy nhị nguyên
(hai mặt) trong lý thuyết Âm - Dương của người Á Đông.
3. Cấu trúc VHM
Nếu coi văn hóa như là một tòa nhà (của doanh nghiệp), khi thiết kế một
tòa nhà cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc sau: 1. Kết cấu vững chắc; 2. Tiện lợi khi
sử dụng; 3. Phù hợp thẩm mỹ. Như vậy, một công ty xuất sắc phải xây dựng VHM
cũng dựa trên 3 nền tảng cơ bản.
Một công ty xuất sắc bền vững lâu dài không phải vì có những ý tưởng kinh
doanh vĩ đại hay những nhà lãnh đạo tài giỏi, biết mọi việc, mà là có một tổ chức
thiết kế tốt (3.1), thích ứng với sự thay đổi không phụ thuộc vào cá nhân lãnh đạo
nào. Những người lãnh đạo trong tổ chức phải biết tập trung sức lực cho việc thiết
kế tổ chức phù hợp, thích ứng. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải hiểu rằng nếu
chỉ xác định tầm nhìn, sứ mệnh, lựa chọn mục tiêu, chiến lược,… thôi thì chưa đủ,
doanh nghiệp cần phải mang tầm nhìn vào cuộc sống, chuyển biến những mong
ước tốt đẹp thành hiện thực cụ thể, chỉnh tề cơ cấu - đội ngũ thẳng hàng hướng
đích vào các mục tiêu chiến lược (3.2). VHM đòi hỏi doanh nghiệp phải hài hòa
trong tư duy, hành động (3.3) nhất quán để tạo ra một tổ chức xuất sắc, bền vững.
Sự hài hòa đó chính là tính thẩm mỹ cao nhất trong cấu trúc của tòa nhà văn hóa
doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo thủ xung quanh tư tưởng cốt lõi, nhưng luôn thử
nghiệm và dò tìm cơ hội, cải tiến liên tục tạo ra sự tiến bộ.
4. Môi trường văn hóa
Môi trường VHM được xây dựng phải phong phú và nhiều bản sắc, giá trị
nhằm gắn kết các cá nhân trong một tổ chức kinh tế. Môi trường VHM diễn ra
những hoạt động văn hóa hàng ngày, hàng năm trong toàn hệ thống, đồng thời toát
lên tinh thần và ý chí làm việc bền bỉ của con người/cá nhân vì sứ mệnh của tổ
chức. Môi trường văn hóa doanh nghiệp nói chung đều được hình thành từ bốn
thành phần sau đây:
Trước hết đó là các giá trị tinh thần (4.1) là nhịp đập con tim của doanh
nghiệp, là một hệ thống các giá trị - nguyên tắc – giáo lý nội bộ doanh nghiệp,
được chia sẻ, truyền bá trong CBCNV. Nó bao gồm các giá trị cốt lõi và các niềm
tin khác. Các giá trị này được hình thành từ tính cách, mong muốn của người lãnh
đạo, đóng góp của toàn thể nhân viên trong quá trình sản xuất kinh doanh, luôn
được tích lũy, gọt rũa, điều chỉnh theo thời gian cùng với sự phát triển của tổ chức.
Theo một mối quan hệ hữu cơ, trên nền tảng giá trị tinh thần, các yếu tố
nhân vật hình mẫu, tập tục lễ nghi, giao tiếp và truyền đạt được hình thành và phát
triển không ngừng tạo thành môi trường sống mạnh mẽ cho các thành tố văn hóa.
Các nhân vật hình mẫu (4.2) là hiện thân của giá trị và sức mạnh trường tồn của tổ
chức. Đây là những nhân vật nòng cốt của doanh nghiệp góp phần tạo nên hình
ảnh khác biệt của doanh nghiệp, làm cho các kết quả xuất sắc trở nên bình dị, thúc
đẩy nhiều lớp nhân viên noi theo nhờ đó củng cố môi trường VHM trong doanh
nghiệp.
Tương tự như vậy, sự phát triển của tổ chức đồng nghĩa với sự phong phú
về các tập tục, lễ nghi (4.3) mà tổ chức giải thích chi tiết cặn kẽ các sinh hoạt lễ
nghi nào mà công ty mong đợi người lao động cần theo. Đó chính là các quy tắc
diễn ra trong giao tiếp ứng xử cá nhân với đồng nghiệp, cấp trên - cấp dưới, bên
trong - bên ngoài. Các nghi thức trong công việc, tổ chức hội họp, chế độ báo cáo,
nghi thức tôn vinh, ghi nhận thành tích,… các quy tắc này không nằm ngoài chuẩn
mực đạo đức của người Việt, có truyền thống hàng ngàn năm: Nhân - Lễ - Nghĩa -
Trí - Tín.
Nếu giá trị tinh thần được ví như con tim của môi trường văn hóa thì giao
tiếp - truyền đạt (4.4) như dòng máu lan tỏa trong toàn tổ chức, gắn kết và vận
hành các hoạt động truyền đạt các niềm tin, giá trị làm cho VHM sống động xuyên
suốt các cấp bậc, khối, đơn vị, các vùng miền địa lý khác nhau, nó giúp tạo dựng
các tình bạn, bằng hữu, đồng đội trong công việc cũng như ngoài công việc, biến
tổ chức thực sự thành một mái nhà chung cho toàn thể nhân viên. Ngoài ra, trong
nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp còn phải luôn biết kết hợp và chia sẻ các
kiến thức khổng lồ thu lượm được trong công việc trên cơ sở thực hiện 1 chu trình
đào tạo tích cực, dạy-học 2 chiều, trong đó người lãnh đạo vừa là người thầy vừa
là người trò.
5. Chuẩn mực hành động trong VHM
Sự phát triển của môi trường văn hóa như đã đề cập ở trên sẽ không thể
thiếu những thành tố cụ thể hơn của VHM, đó là hành động trong VHM. Vậy các
hành động nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sức mạnh khác biệt của
doanh nghiệp? Những hoạt động nổi trội, đặc thù nào cần có để duy trì tầm nhìn
tham vọng, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng trong toàn tổ chức?
Trong VHM, việc thực hiện các nhiệm vụ bất khả thi (5.1) là một cơ chế
mạnh để thúc đẩy sự tiến bộ. Các doanh nghiệp khi xây dựng VHM phải luôn đặt
ra cho mình những nhiệm vụ to lớn, quá sức mình, có vẻ như liều lĩnh, mạo hiểm,
nhưng phải nhất quán với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Từ mục tiêu bất khả thi
của Công ty, các quản lý, lãnh đạo đơn vị thành viên xây dựng các mục tiêu bất
khả thi cho đơn vị mình tạo một sự sống động thẳng hàng trên toàn tổ chức. Chính
các nhiệm vụ bất khả thi đó được đặt ra nối tiếp, khi đạt được lại có một mục tiêu
mới, nhiệm vụ mới sẽ tạo đà thúc đẩy sự tiến bộ mạnh mẽ và liên tục giúp một
công ty trở thành một công ty lớn và xuất sắc trong tương lai.
Để thực hiện các nhiệm vụ bất khả thi, doanh nghiệp phải tìm kiếm, lựa
chọn, đào tạo những con người thích hợp (5.2), nhất quán và chia sẻ các giá trị cốt
lõi của doanh nghiệp. Những con người không thích hợp cần phải được loại ra
khỏi doanh nghiệp.Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải một mặt kiểm soát chặt chẽ tư
tưởng nhân viên, mặt khác ủng hộ sự tự chủ cao nhất cho mỗi người, thúc đẩy mọi
người luôn hành động và thử nghiệm (5.3) và làm mọi thứ có thể cho sự tiến bộ
của doanh nghiệp.
Trong các công ty xuất sắc, nhiều hành động xuất sắc, tạo ra cú đẩy phát
triển vượt bậc không phải từ những kế hoạch chiến lược định trước, mà từ các thử
nghiệm ngẫu nhiên. Các công ty xuất sắc tạo ra một VHM với các nguyên tắc
hành động thích hợp để đẩy mạnh quá trình tiến hóa: Cho phép thử nghiệm - và
nhanh chóng tiến hành; Chấp nhận có thể sai lầm nhỏ, bỏ qua nếu không vi phạm
đến tư tưởng cốt lõi. “Sai lầm là sản phẩm quan trọng nhất của chúng ta” (W.
Johnson - Người sáng lập của Johnson & Johnso). Các công ty xuất sắc luôn sử
dụng đồng thời nhiệm vụ bất khả thi và hành động - thử nghiệm để thúc đẩy tiến
bộ. Việc duy trì tư tưởng cốt lõi, hành vi văn hóa nhất quán, cơ chế phù hợp (trong
cấu trúc VHM) là điều bắt buộc để đảm bảo tiến độ đi đúng hướng.
Thực tế cho thấy các công ty phát triển từ khá lên xuất sắc đều phải tìm
kiếm các lãnh đạo nguồn từ trong lòng tổ chức. Chỉ có tạo dựng lớp quản trị kế
tiếp, xây dựng lãnh đạo nguồn (5.4) từ trong lòng doanh nghiệp mới đảm bảo cho
doanh nghiệp vừa có tốc độ phát triển cao mà vẫn duy trì các giá trị cốt lõi. Nhiều
doanh nghiệp thất bại, không duy trì được nhịp độ phát triển hoặc chuyển hướng
vì đã tiếp nhận các nhà lãnh đạo - quản lý từ bên ngoài mà chưa thẩm thấu văn hóa
doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển môi
trường dạy-học hai chiều, yêu cầu mọi lãnh đạo phải biết dạy và học. Bên cạnh đó
phải thiết kế các khóa đào tạo thích hợp gắn chặt với các giá trị cốt lõi và tìm kiếm
lựa chọn các nhà lãnh đạo tương lai từ việc thực hiện các nhiệm vụ bất khả thi.
Trong thế giới cạnh tranh gay gắt hôm nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển phải luôn thay đổi và cải tiến, luôn cố gắng để ngày mai luôn tốt hơn
ngày hôm nay, luôn tiến tới đích cao hơn (5.5). Họ phải xây dựng một văn hóa tiêu
hủy mọi sự thỏa mãn. Các công ty xuất sắc đồng thời cải tiến liên tục cho một
chuẩn mực cao hơn trong hiện tại và nỗ lực đầu tư định hướng dài hạn cho tương
lai.
Kết luận: mô hình VHM có thể đơn giản hóa bằng phương trình sau:
VHM = 1 thể thống nhất
+ 2 mặt tư duy
+ 3 nguyên lý hệ thống
+ 4 thành phần môi trường
+ 5 nguyên tắc hành động
VHM = thống nhất tư duy hệ thống môi trường hành động
Ngày nay, việc xây dựng và phát triển văn hóa mạnh trong các doanh
nghiệp đã trở nên rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế. Trên đây là mô hình xây dựng VHM tại doanh nghiệp dựa trên nền tảng
lý thuyết Âm-Dương (vốn đã ăn sâu vào tâm thức của cư dân phương Đông nói
chung và Việt Nam nói riêng) kết hợp với tư duy quản lý kinh tế hiện đại của
phương Tây. Nhìn lại lịch sử, sau chiến tranh thế giới thứ II, từ con số 0, giới quản
trị các công ty Nhật Bản đã biết kết hợp khéo léo lý thuyết quản trị của phương
Tây với văn hóa dân tộc mình tạo nên văn hóa doanh nghiệp đặc sắc, cạnh tranh
thành công với các công ty hàng đầu thế giới. Sau này, người Hàn Quốc cũng lặp
lại những kỳ tích tương tự nhờ đi theo đường lối đó.
Tuy nhiên, cũng cần phải ý thức sâu sắc rằng con đường xây dựng VHM
nhằm mục tiêu phát triển bền vững là một quá trình không đơn giản, không thể chỉ
trong vài tháng hay vài năm. Đây là một quá trình lâu dài, bền bỉ của tất cả mọi
thành viên trong doanh nghiệp. Nhưng nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm
nay, không đầu tư công sức thì bất kỳ lúc nào chúng ta cũng thấy mình đang đi
trên đầm lầy và không thể hy vọng một ngày mai thành công. Để xây dựng VHM,
chúng ta có thể mượn câu nói của Lão Tử: “Con đường ngàn dặm bắt đầu từ bước
nhỏ”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_van_hoa_manh_trong_dn_8034.pdf