Xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. Thực trạng và giải pháp

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU 3

1.1 Tổng quan về NHTM 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế 4

1.2 Tín dụng và đặc trưng của tín dụng 6

1.2.1 Khái quát về tín dụng 6

1.2.2 Những vấn đề cơ bản về nợ xấu 11

1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. 26

1.3.1 Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu ở một số nước 26

1.3.2 Bài học kinh nghiệm vận dụng với Việt Nam 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI 29

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà trưng-Hà Nội. 29

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội. 29

2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội trong 3 năm 2005 - 2006 -2007. 32

2.2 Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội 37

2.2.1 Phân loại nợ xấu tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. 37

2.2.2 Thực trạng xử lý nợ xấu ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. 44

2.3 Đánh giá Công tác xử lý nợ xấu ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội. 47

2.3.1 Những kết quả đã đạt được 48

2.3.2 Những mặt còn hạn chế 48

2.3.3 Nguyên nhân gây ra xấu 49

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI 52

3.1 Định hướng chương trình hành động của NHNN Việt Nam thực hiện chương trình hành động của chính phủ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2007 - 20012 52

3.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội năm 2008. 53

3.3 Một số giải pháp với công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. 53

3.3.1 Một số giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả phòng ngừa nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. 53

3.3.2 Một số giải pháp tiếp tục xử lý xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 60

3.3.3 Giải pháp hỗ trợ 67

3.4 Một số kiến nghị 70

3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ. 70

3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 71

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y vọng hoạt động của các cơ quan này sẽ sớm chấm dứt. 1.3.2 Bài học kinh nghiệm vận dụng với Việt Nam - Xây dựng được thị trường xử lý nợ xấu được quản lý chặt chẽ và hoạt động theo nguyên tắc thương mại. - Thực thi việc giám sát của các cơ quan chức năng gồm: + Quản lý trước khi gặp khách hàng + Quản lý trong quá trình điều hành + Quản lý sau khi tổng kết thực hiện - Xử lý nợ phải tuân theo quy trình chung về xử lý nợ, phương pháp xử lý linh hoạt và tối ưu hoá kế hoạch xử lý. - Xây dựng văn hoá kinh doanh, lấy yếu tố con người làm trọng, tạo điều kiện thuận lợi để các tài năng trẻ phát huy tài năng. - Xây dựng Công ty quản lý tài sản …. Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng công thương hai bà trưng-hà nội 2.1 Khái quát về tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà trưng-Hà Nội. 2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội. 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là một chi nhánh của NHCT Việt Nam. Sau khi thực hiện Nghị định số: 53/ HĐBT ngày 26/03/1998 của Hội Đồng Bộ Trưởng về tổ chức bộ máy NHNN VIệt Nam chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai cấp, từ một Chi nhánh NHNN cấp Quận và một Chi nhánh Ngân hàng kinh tế cấp Quận thuộc địa bàn Quận Hai Bà Trưng, trực thuộc NHNN Thành phố Hà Nội chuyển thành NHCT Thàng phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tại quyết định số: 93/NHCT-TCCB ngày 1/4/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp Thành phố, hai Chi nhánh NHCT khu vực I và khu vực II Hai Bà Trưng là những Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các Chi nhánh NHCT cấp Tỉnh, Thành phố. Kể từ ngày 1/09/1993, theo Quyết định của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, sáp nhập chi nhánh NHCT khu vực I và Chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày 01/09/1993 trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ còn duy nhất một Chi nhánh NHCT. Tại QĐ số: 107/ QĐ- HĐQT- NHCT1 ngày 22 tháng 3 năm 2007 của Hội đồng quản trị NHCT1, Chi nhánh NHCT- khu vực II Hai Bà Trưng được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà trưng đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền Kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Mặt khác Ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức, giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ năm 1993 trở lại đây Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới đầy tính cạnh tranh. 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức. Mô hình tổ chức tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng theo Quyết định số: 36/ QĐ-TCHC ngày 15/05/2006 có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2006. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Giám đốc Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Quản lý rủi ro Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Phòng Kế toán giao dịch Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu Phòng Tổng hợp Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng Thông tin điện toán Các Phòng giao dịch 2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội trong 3 năm 2005 - 2006 -2007. a) Những thuận lợi Năm 2007, là năm bắt đầu giai đoạn mới của nền kinh tế Việt Nam. Sau 1 năm gia nhập WTO, tuy có nhiều thách thức nhưng nền kinh tế tiếp tục có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm gần đây, đạt 8,48%. Nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi khá tích cực trong môi trường kinh doanh sôi động - đa dạng - cạnh tranh quyết liệt hơn. b) Những khó khăn Đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng – Hà Nội triển khai nhiệm vụ bên cạnh những thuận lợi chung cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức do những tồn tại từ các năm trước để lại, đặc biệt là lỗ lũy kế 93,5 tỷ. 2.1.2.1 Công tác huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động năm 2006 đạt 103,9% kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao. Về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2007 là 16%, so với tốc độ tăng trưởng của các Chi nhánh NHCT trên địa bàn Hà Nội nói chung thì Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao hơn (các Chi nhánh NHCT tăng 8,4%), tuy nhiên so với các Chi nhánh khác thì tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh còn rất thấp, nhất là tiền gửi dân cư có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn mức bình quân. Tính đến ngày 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 2.868.931 (triệu) tăng 16% so với năm 2006, và tăng 18% so với năm 2005. Trong đó huy động VNĐ đạt 2.420.015 (triệu) chiếm tỷ trọng 84,3% tổng nguồn vốn huy động tăng 12% so với năm 2006 và tăng 22% so với năm 2005. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 15,7% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2006 là 20,5%, năm 2005 là 28%). Có thể thấy tổng nguồn vốn huy động mỗi năm một tăng và thay đổi về cơ cấu. Cụ thể: Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn Đơn vị : Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số % Tổng số % Tổng số % VHĐ 2.416.939 126629 5,5 2.472.851 55912 2,3 2.868.931 396080 16 Trong đó: VNĐ 1.983.642 82 1.967.063 79,5 2.420.015 84,3 Ngoại tệ (quy VNĐ) 433.297 28 505.788 20,5 448.916 15,7 Trung dài hạn 760.135 31,5 894.013 36,2 1.291.019 45 Ngắn hạn 1.656.804 68,5 1.578.838 63,8 1.577.912 55 (Nguồn: báo cáo tổng kết cuối năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng) Từ các số liệu trên ta có biểu đồ: Nguồn vốn trung dài hạn đã tăng dần qua các năm cho thấy Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực đưa ra các chính sách huy động thích hợp. Ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức huy động kết hợp với công cụ đòn bẩy lãi suất. Ngoài các hình thức huy động như phát hành kỳ phiếu ngắn và dài hạn, huy động trái phiếu, huy động tiền gửi tiết kiệm, ngoại tệ, Ngân hàng đã tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao chất lượng nhân viên, phong cách giao dịch, tăng cường tuyên truyền, quảng cáo. Đặc biệt là Ngân hàng đã áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong quá trình cung ứng dịch vụ làm cho việc thanh toán, các thủ tục gửi và rút tiền, chuyển đổi ngoại tệ... luôn đáp ứng được với những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng từ đó tạo lòng tin, sự tín nhiệm nơi khách hàng. Xét tổng thể tỷ trọng giữa nguồn vốn huy động trung dài hạn và vốn huy động ngắn hạn là tương đối hợp lý, nguồn vốn huy động trung dài hạn đủ bù đắp cho vay trung dài hạn. 2.1.2.2 Công tác sử dụng vốn Bảng 2: Công tác sử dụng vốn Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 740.111 668.182 684.930 I. Phân theo thời hạn 1. TD trung dài hạn 208.708 194.880 207.895 2. TD ngắn hạn 512.635 473.202 477.034 II. Phân theo loại tiền 1. Cho vay VNĐ 547.016 387.210 401.213 2. Cho vay ngoại tệ 193.095 280.972 283.717 III. Phân theo TPKT 1. Cho vay ngoài quốc doanh 162.824 130.295 478.766 2. Cho vay quốc doanh 577.287 537.887 206.164 (Nguồn sử dụng: Báo cáo tổng kết cuối năm 2005-2006-2007 NHCT Hai Bà Trưng) Qua số liệu trên cho thấy: Ngân hàng đã bắt đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Tăng dần tỷ trọng cho vay dài hạn: tín dụng trung dài hạn năm 2007 là 207.895 triệu đồng chiếm 30% tổng dư nợ, năm 2006 là 194.880 triệu đồng chiếm 29% tổng dư nợ, năm 2005 là 208.708 triệu đồng chiếm 28% tổng dư nợ. Tín dụng ngắn hạn năm 2007 là 477.034 triệu đồng chiếm 70% tổng dư nợ, năm 2006 (70%), năm 2005 (69%). Như vậy trong cơ cấu tín dụng thì tỷ trọng cho vay trung dài hạn đảm bảo tỷ lệ cho phép < 40% tổng dư nợ, tỷ trọng cho vay tín dụng ngắn hạn cao chiếm khoảng 70% tổng dư nợ. Điều này sẽ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng đã tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các đơn vị thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: Tỷ lệ cho vay đối với các đơn vị thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng liên tục từ năm 2005 đến 2007. Điều này cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác tiếp cận khách hàng mới, đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp...từ đó tạo dựng niềm tin nơi khách hàng, mở rộng thị phần và tăng hiệu quả kinh doanh. Nhưng về thực chất tỷ lệ cho vay DNNN giảm là do một số doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, còn dư nợ đối với khu vực dân doanh tăng trưởng không lớn. Đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng được khuyến khích nhưng không tăng trưởng được nhiều vì những chính sách ưu tiên khuyến khích cho các đối tượng này chưa rõ ràng vẫn hoạt động theo khuôn mẫu cũ như các đối tượng khác. Nguyên nhân dư nợ tăng trưởng thấp so với năm 2006: Một số đơn vị giảm dư nợ theo kế hoạch và giảm dần nợ xấu như công ty Dệt 8/3, công ty Formach, công ty Bê Tông Thịnh Liệt… trên 40 tỷ. Mặt khác một số dự án cho vay trung, dài hạn đã ký hợp đồng tín dụng nhưng số tiền giải ngân mới đạt 19% và chậm so với tiến độ giải ngân đăng ký với Ngân hàng như dự án cho vay công ty Than Hòn gai, dự án cho vay nhà máy Xi măng Bỉm Sơn… Ngoài việc quản lý tín dụng theo thời hạn, thành phần kinh tế Chi nhánh còn tiến hành theo dõi việc cho vay theo loại tiền tệ. Năm 2007 dư nợ ngoại tệ (quy VNĐ) đạt 283.717 triệu đồng chiếm 41% tổng dư nợ tăng cao so với năm 2005 (chiếm 26%). Do những năm gần đây đầu tư nước ngoài và kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ. Lãi kinh doanh ngoại tệ tăng từ 205 triệu đồng năm 2005 lên 359 triệu đồng năm 2007. Thu dịch vụ phí năm 2007 đạt 5.352 triệu đồng tăng 127% so với năm 2005 (4.216 triệu đồng). Bảng 3: Tình hình kinh doanh ngoại tệ Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 % + Tăng, - Giảm So 2005 So 2006 Tổng thu ngoại tệ 22 35,3 31,7 + 44 - 10,2 Tổng chi ngoại tệ 21 34,7 31,6 + 50,4 - 9 (Nguồn sử dụng: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007NHCT Hai Bà Trưng) 2.1.2.3 Công tác khác Ngoài việc huy động và cho vay, Ngân hàng còn thực hiện các hoạt động dịch vụ bao gồm dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế. Đối với dịch vụ thanh toán trong nước đã có sự cải thiện đáng kể thông qua việc nâng cấp chương trình thanh toán giúp cho tốc độ thanh toán nhanh, an toàn. Ngân hàng đã triển khai một hệ thống máy ATM rộng khắp, số lượng thẻ ATM phát hành 7442 thẻ đạt 93% đưa số lượng thẻ phát hành đến ngày 31/12/2007 là 17781 thẻ tăng 71,9% so với năm 2006, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với những dịch vụ tiện lợi, hiện đại. Bên cạnh dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán trong quốc tế là một trong các dịch vụ mũi nhọn của Ngân hàng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu chuyển tiền của khách hàng. Công tác thanh toán: Với khối lượng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp, công tác thanh toán ngày càng phức tạp và đòi hỏi khẩn trương hơn. Chi nhánh đã chú trọng tổ chức tốt công tác thanh toán, nâng cao phong cách giao tiếp, thực hiện triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại, đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác và an toàn, việc giao dịch một cửa ngày càng ổn định và thuận lợi hơn nên đã giữ vững được uy tín đối với khách hàng. Công tác Tiền tệ kho quỹ: Đã được tổ chức tốt, luôn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, thu chi kịp thời đúng quy định. Chấp hành nghiêm túc định mức tồn quỹ đúng quy định. Phát hiện và thu hồi 3,9 triệu tiền giả nộp NHNN, thực hiện trả tiền thừa 189 món với tổng số tiền là 370 triệu đồng. Quản lý tốt tài sản thế chấp và chứng từ có giá. 2.2 Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội 2.2.1 Phân loại nợ xấu tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. 2.2.1.1 Nợ xấu phân theo nguyên nhân Nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan. Đối với nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng có thể nhận biết và hạn chế nó chứ không thể loại bỏ nó được. Đối với nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân Ngân hàng thì Ngân hàng chủ động có thể dùng các biện pháp hợp lý để hạn chế rủi ro, tuy nhiên việc làm này là rất khó khăn. Để xem xét nguyên nhân gây ra nợ xấu đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng ta theo dõi qua bảng số liệu chi tiết sau. Bảng 4: Nợ xấu phân theo nguyên nhân Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I- Do nguyên nhân chủ quan 3,37 0,94 0,02 Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 1,8% 0,6% 0,05% II- Do nguyên nhân khách quan 183,63 155,06 41,98 Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 98,2% 99,4% 99,95% 1- Do nguyên nhân bất khả kháng, cơ chế chính sách 27,5 15,5 15 + Do thiên tai hỏa hoạn 27,5 15,5 15 2- Do Doanh nghiệp, khách hàng vay vốn 143,13 115 18,98 + Do kinh doanh thua lỗ 128,8 80,5 7,66 + Sử dụng vốn sai mục đích 10 20 3 + Khách hàng vay cố ý lừa đảo 0 4,5 0 + Do khách hàng bị phá sản 4,33 10 8,32 3- Do nguyên nhân khác 13 25,1 8 III- Tổng nợ xấu 187 156 42 (Nguồn sử dụng: Báo cáo diễn biến nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 2005, 2006, 2007) Từ các số liệu trên ta có biểu đồ sau: Qua bảng 4, biểu 2 và các số liệu trên ta thấy rằng nợ xấu chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. Còn về nguyên nhân chủ quan đã được hạn chế đến mức tối đa do quy trình nghiệp vụ được chặt chẽ, nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng ngày càng được nâng cao, rằng buộc chặt chẽ giữa nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Năm 2005 nợ xấu do nguyên nhân khách quan là 183,63 tỷ chiếm 98,2% tỷ trọng tổng nợ xấu. Năm 2006 nợ xấu do nguyên nhân khách quan là 155,06 tỷ đồng chiếm 99,4%. Năm 2007 chiếm 99,95% tổng nợ xấu. Nợ xấu theo nguyên nhân khách quan năm 2005, 2006, 2007 gồm nguyên nhân bất khả kháng, cơ chế chính sách chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn, chủ yếu do khách hàng vay vốn làm ăn thua lỗ, bị phá sản, sử dụng vốn sai mục đích hay cố ý lừa đảo. 2.2.1.2 Nợ xấu phân theo thời gian Bảng 5: Nợ xấu phân theo thời gian Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1- Nợ quá hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi 168,3 90 145 93 40,32 96 2- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày có khả năng thu hồi 3,74 2 3,12 2 0,84 2 3- Nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên khó đòi 14,96 8 7,88 5 0,84 2 Tổng nợ xấu 187 100 156 100 42 100 (Nguồn sử dụng: Báo cáo phân tích nợ xấu theo thời gian và khả năng thu hồi của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua các năm). Từ các số liệu trên ta có biểu đồ sau: Biểu 3: Nợ xấu phân theo thời gian Thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Nợ nhóm 2(nợ cần chú ý): Bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại là 41.279 triệu đồng chiếm 98,8% tổng nợ xấu. Nợ nhóm 3(Nợ dưới tiêu chuẩn): Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày và cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại là 204 triệu đồng chiếm 0,48% tổng nợ xấu. Nợ nhóm 4(Nợ nghi ngờ): Bao gồm nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày và các khoản nợ khoanh, nợ đã cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ quá hạn đã cơ cấu lại là: 303 triệu đồng chiếm 0,72% tổng nợ xấu. Nợ nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) là 0 triệu. Nợ xấu(Từ nhóm 3 đến nhóm 50) là 507 triệu đồng chiếm 1,2% Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy: Năm 2005 nợ quá hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi là 168,3 tỷ đồng chiếm 90% trên tổng nợ xấu. Năm 2006 nợ quá hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi là 145 tỷ đồng chiếm 93% tổng nợ xấu. Năm 2007 là 40,32 tỷ đồng chiếm 96% tổng nợ xấu. Như vậy nợ xấu khó đòi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm đều qua các năm từ 2005 – 2007. 2.2.1.3 Nợ xấu phân theo loại cho vay Bảng 6: Nợ xấu phân theo loại cho vay Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1- Nợ xấu cho vay ngắn hạn 47 25 48 31 16 38 2- Nợ xấu cho vay trung hạn 140 75 108 69 26 62 Tổng nợ xấu 187 100 156 100 42 100 (Nguồn sử dụng: Báo cáo phân tích nợ xấu theo loại cho vay). Từ số liệu ở bảng 6 ta co biểu đồ sau: Qua bảng 6 và biểu đồ 4 ta thấy, năm 2005 nợ xấu cho vay ngắn hạn là 47 tỷ đồng, chiếm 25% tỷ trọng trong tổng nợ xấu, nợ xấu cho vay trung và dài hạn chiếm 75% tỷ trọng trong tổng nợ xấu. Năm 2006 nợ xấu cho vay ngắn hạn chiếm 31% và sang năm 2007 tỷ trọng nợ xấu cho vay ngắn hạn đạt 38% trong tổng nợ xấu. Như vậy tỷ trọng nợ xấu cho vay ngắn hạn tăng dần và tỷ trọng nợ xấu cho vay trung và dài hạn giảm dần qua các năm. 2.2.1.4 Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế Bảng 7: Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1- Nợ xấu cho vay kinh tế nhà nước 28 15 17 11 3,3 8 2- Nợ xấu cho vay kinh tế ngoài quốc doanh 159 85 139 89 38,7 92 Tổng nợ xấu 187 100 156 100 42 100 (Nguồn sử dụng: Báo cáo kết quả thu nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà trưng) Từ số liệu ở bảng 7 ta có biểu đồ sau: Qua số liệu ở bảng 7 và biểu đồ 5 ta thấy: Năm 2005: Nợ xấu cho vay kinh tế ngoài quốc doanh là 159 tỷ đồng chiếm 85% tổng nợ xấu. Năm 2006: Nợ xấu cho vay kinh tế Nhà nước là 17 tỷ đồng chiếm 11% trong tỷ trọng tổng nợ xấu. Nợ xấu cho vay kinh tế ngoài quốc doanh là 139 tỷ đồng chiếm 89% trong tỷ trọng tổng nợ xấu. Năm 2007 Nợ xấu cho vay kinh tế Nhà nước là 3,3 tỷ đồng chiếm 8% tỷ trọng trong tổng nợ xấu. Tỷ trọng cho vay kinh tế Nhà nước giảm dần qua các năm là do một số Doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa. 2.2.2 Thực trạng xử lý nợ xấu ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. 2.2.2.1 Công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh. Thấy rõ được ảnh hưởng của nợ xấu không chỉ đến Ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế nên Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh. Các biện pháp mà Chi nhánh đưa ra đã và đang phát huy hiệu quả, làm giảm nguy cơ rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. - Thực hiện quy trình tín dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. - Thực hiện các giới hạn về an toàn tín dụng theo đúng quy định. Các quy chế về hoạt động tín dụng đã được ban hành. Xác định giới hạn cho vay tối đa đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khách hàng làm cơ sở mở rộng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. - Thường xuyên chủ động phân tích, đánh giá chất lượng các khoản vay để xác định chính xác thực trạng chất lượng tín dụng, từ đó sớm phát hiện các khoản nợ có vấn đề, hoặc có phát sinh xấu thì xác định rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết, đồng thời có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách, quy trình tín dụng và các mặt hoạt động khác đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. - Xây dựng đội ngũ chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn, sản phẩm mới, công nghệ. Đồng thời kết hợp với việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc hợp lý nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cán bộ tín dụng. - Song song với công việc đó thì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng cũng được thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. Chính điều này đã giúp Chi nhánh phát hiện được các sai lầm từ phía Ngân hàng để phòng ngừa kịp thời. - Công tác thu thập và xử lý thông tin dần được cải thiện. Thông tin thu thập từ nhiều nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng, từ khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng…việc phân tích đánh giá, phân loại và chọn lọc khách hàng đã được thực hiện nghiêm túc và mang lại những hiệu quả nhất định. - Chi nhánh cũng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Tại Chi nhánh, cán bộ tín dụng thường xuyên xuống các cơ sở sản xuất để kiểm tra tình hình sử dụng vốn có đảm bảo như trong phương án vay vốn không? - Tài sản đảm bảo cũng được kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo cho giá trị tài sản đảm bảo được duy trì trong suốt thời gian vay vốn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp có rủi ro xảy ra. 2.2.2.2 Công tác Xử lý nợ xấu * Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Đây là biện pháp ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh bằng cách cho khách hàng thay đổi lại kỳ hạn trả nợ. Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng áp dụng đối với các Doanh nghiệp, cá nhân có uy tín, có quan hệ lâu năm với Ngân hàng, nhưng do một số nguyên nhân khách quan làm cho nguồn vốn của họ bị ứ đọng lại. Dẫn đến khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Năm 2005, Chi nhánh gia hạn nợ với số tiền là 49.176 triệu đồng chiếm 6,6% trong tổng dư nợ. Năm 2006 Chi nhánh gia hạn nợ 23.339 triệu đồng chiếm 3,4% tổng dư nợ. Năm 2007 Chi nhánh gia hạn nợ 16.129 triệu đồng chiếm 2,5% tổng dư nợ. Việc xử lý nợ xấu bằng biện pháp gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ góp phần tích cực vào việc giảm nợ xấu, song nó cũng gây ra những khó khăn trong việc quản lý nợ xấu, vì vậy việc xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phải được xem xét cẩn thận đảm bảo khách hàng có thể trả được nợ sau thời gian gia hạn. * Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro Từ ngày 22/04/05 thực hiện quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 5 năm 2005, Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro như sau: Bảng 8: Trích lập quỹ dự phòng rủi ro qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Trích dự phòng rủi ro 124,4 52,5 48,182 Thu hồi nợ xử lý rủi ro 1,054 11,209 71,389 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Chi nhánh ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng) Việc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính tình thế bàng cách sử dụng một số tiền của Ngân hàng được trích từ lợi nhuận hàng năm nhằm tạm thời bù đắp các khoản nợ chưa thanh toán được để ổn định tình hình tài chính. 2.3 Đánh giá Công tác xử lý nợ xấu ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng-Hà Nội. Bảng 9: Tình hình chung về nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ cho vay 740.111 668.182 684.930 Tổng nợ xấu 187.000 156.000 42.000 Tỷ lệ nợ xấu (%) 25 23 6 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua các năm) Nhìn chung, Diễn biến của nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua các năm gần đây chuyển biến theo chiều hướng tích cực, giảm mạnh về cả số lượng và tỷ trọng. 2.3.1 Những kết quả đã đạt được Nếu như năm 2005 nợ xấu là 187.000 triệu đồng, chiếm 25% so với tổng dư nợ và năm 2006 là 156.000 triệu đồng chiếm, 23 % so với tổng dư nợ thì sang năm 2007 nợ xấu chỉ còn 42.000 triệu đồng chiếm, 6% tổng dư nợ. So với năm 2005 thì nợ xấu xuống hơn 4 lần. Qua đó thể hiện sự cố gắng vượt bậc của Chi nhánh trong việc xử lý các khoản nợ xấu trên. - Toàn hệ thống Chi nhánh đã tập trung ưu tiên triển khai thực hiện việc xử lý nợ xấu. Các cơ sở pháp lý liên quan như quyết định, thông tư, văn bản hướng dẫn của Chính phủ, NHNN và của các cơ quan có thẩm quyền đã được phổ biến, hướng dẫn cho toàn hệ thống tương đối kịp thời, nhanh chóng. Điều này giúp cho Chi nhánh nắm được chủ trương chung và có phương án thu nợ kịp thời. - Bước đầu làm trong sạch bảng cân đối tài sản, tách bạch được một phần nợ xấu ra khỏi bảng cân đối của toàn hệ thống để theo dõi riêng trên ngoại bảng và tiếp tục tận thu. 2.3.2 Những mặt còn hạn chế - Nguồn thu từ thanh lý tài sản ở nhiều doanh nghiệp giải thể không được trả cho Ngân hàng nên việc thu nợ còn khó khăn, việc chuyển nợ thành vốn phụ thuộc nhiều vào quá trình cổ phần hoá. - Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngừng sản xuất nhưng các Bộ, ngành địa phương chần chừ không sắp xếp lại do nhiều lý do gây nên khó khăn trong việc thu nợ. Cũng có doanh nghiệp đã có quyết địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36892.doc
Tài liệu liên quan