Trước hết, từchuỗi sốliệu lượng mưa ngày của các trạm, đã thành lập chuỗi lượng mưa cực
đại cho từng tháng. Trên cơsở đó, các phương trình hồi qui tuyến tính một biến dạng
y = A0+ A1t đã được xác định, trong đó y là lượng mưa ngày cực đại (của từng tháng hoặc năm), t là sốthứtựnăm, A0và A1là các hệsốhồi qui. Xu thếtăng, giảm của chuỗi lượng mưa ngày cực
đại được xác định bởi dấu và trịsốtuyệt đối của hệsốgóc A1của phươg trình hồi qui. HệsốA1
dương (hoặc âm) cho biết xu thếtăng (hoặc giảm) của lượng mưa ngày cực đại trong thời
đoạn xem xét, đồng thời giá trịtuyệt đối của hệsốA1càng lớn có nghĩa là xu thếbiến đổi càng
mạnh
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu thế biến đổi của lượng mưa ngày cực đại ở Việt Nam giai đoạn 1961-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 423‐430
423
_______
Xu thế biến đổi của lượng mưa ngày cực đại ở Việt Nam
giai đoạn 1961-2007
Vũ Thanh Hằng1,*, Chu Thị Thu Hường2, Phan Văn Tân1
1Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
2Trường Cao đẳng Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Đường K1, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
Nhận ngày 25 tháng 11 năm 2009
Tóm tắt. Số liệu lượng mưa ngày tại các trạm quan trắc ở bảy vùng khí hậu Việt Nam thời kỳ từ
năm 1961 đến 2007 được sử dụng để xác định xu thế biến đổi của lượng mưa ngày cực đại. Kết
quả phân tích cho thấy, trong thời kỳ từ năm 1961 đến 2007, hầu hết trên khắp cả nước đều thể
hiện xu thế tăng lên của lượng mưa ngày cực đại, đặc biệt tăng mạnh trong những năm gần đây,
tuy nhiên trong những thời đoạn ngắn xu thế tăng/giảm là không đồng nhất giữa các vùng khí hậu.
Từ khóa: xu thế, lượng mưa ngày cực đại, vùng khí hậu Việt Nam.
1. Mở đầu
Trong những năm gần đây, thời tiết và khí
hậu có chiều hướng diễn biến phức tạp. Những
biến đổi bất thường của thời tiết và khí hậu đã
tác động đáng kể đến sự biến đổi của các yếu tố
khí tượng, đặc biệt là lượng mưa. Sự biến đổi
của lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến chu trình thủy
văn và tài nguyên nước trong hệ thống khí hậu,
dẫn tới làm thay đổi các giá trị trung bình của
nhiệt độ và lượng mưa, làm tăng sự biến động
của hiện tượng mưa mạnh lên hoặc yếu đi gây ra
lũ lụt hoặc hạn hán [1].
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu về sự biến đổi của lượng mưa cũng như hiện
tượng mưa lớn của thế kỷ trước trên qui mô toàn
cầu, bán cầu và khu vực. Một vài nghiên cứu gần
đây về xu thế của các chỉ số lượng mưa cho thấy
lượng giáng thủy toàn cầu có xu thế tăng ít trên
lục địa trong thế kỷ 20, tuy nhiên nghiên cứu này
cũng cho thấy xu thế này là không đồng nhất bởi
vì một số vùng lớn lại có xu thế giảm [1,2]. Ở
khu vực Nam Mỹ quan trắc thấy các điều kiện
ẩm tăng lên trên lưu vực Amazon và phần phía
đông nam của Nam Mỹ, bao gồm Patagonia,
trong khi đó xu thế giảm của giáng thủy năm lại
quan trắc thấy ở Chilê và một phần của bờ biển
phía tây của lục địa trong thời kỳ 1960-2000 [3].
Xu thế tăng lên thể hiện ở phía nam của Brazil,
Paraguay, Uruguay, vùng đông bắc Argentina
[4] và phía nam của Nam Mỹ [5, 6]. Sử dụng
một số trạm ở phía nam của Nam Mỹ, các tác giả
Rusticucci và Penalba [5] cho thấy sự giảm
mạnh của tổng lượng giáng thủy năm trong thời
kỳ 1901-1990, chủ yếu là do sự giảm của giáng
thủy mùa đông. Các tác giả cho rằng nguyên
nhân có thể do sự thay đổi tương tác của các hệ
thống front vùng ôn đới. Dựa trên chuỗi số liệu
40 năm, Haylock và cộng sự (2006) cho thấy
vùng đông nam của Nam Mỹ có số ngày mưa
tăng lên cả về cường độ và tần số [3]. Ở vùng Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943.
E-mail: hangvt@vnu.edu.vn
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 423‐430 424
trung tâm và phía nam Brazil, nghiên cứu gần
đây của Liebmann và cộng sự (2004) đã chỉ ra
xu thế tuyến tính của giáng thủy trong thời đoạn
1976-1999 và cho thấy xu thế tăng mạnh nhất
xuất hiện ở phía nam của 20oS trong suốt thời
gian từ tháng 1 đến tháng 3, trong khi đó thời
đoạn 1948-1975 cũng có xu thế tăng tuy nhiên
với mức độ nhỏ hơn [7]. Các tác giả cho rằng xu
thế này do sự tăng của số ngày mưa và liên quan
với xu thế tăng của nhiệt độ mặt nước biển ở
xung quanh khu vực Đại Tây Dương.
Trong số các đặc trưng định lượng về mưa,
lượng mưa ngày cực đại (hay cực đại của lượng
mưa ngày - Maximum of daily rainfall) có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó có thể là một
trong những nguyên nhân gây nên các hiện
tượng thiên tai như lũ lụt, ngập úng, trượt lở đất,
v.v. Do đó, lượng mưa ngày cực đại được xem
như là một trong những yếu tố khí hậu cực trị.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về đặc điểm và xu
thế biến đổi của lượng mưa ngày cực đại nói
riêng, các yếu tố cũng như các hiện tượng khí
hậu cực trị nói chung, còn rất ít và chưa đầy đủ.
Trong phạm vi bài báo này, số liệu lượng mưa
ngày tại các trạm ở bảy vùng khí hậu Việt Nam
được sử dụng để xác định xu thế biến đổi của
lượng mưa ngày cực đại.
2. Số liệu và phương pháp
2.1. Số liệu
Số liệu sử dụng để nghiên cứu là số liệu
lượng mưa ngày (lượng mưa tích lũy 24h) tại
các trạm quan trắc trên bảy vùng khí hậu Việt
Nam trong thời đoạn từ năm 1961 đến năm
2007. Các trạm được khai thác số liệu để phân
tích được liệt kê trong Bảng 1.
Chuỗi lượng mưa ngày cực đại của các trạm
được thành lập cho từng tháng trong năm, trong
đó mỗi tháng của một năm có một giá trị là trị
số lớn nhất của lượng mưa tích lũy 24h của tất
cả các ngày trong tháng. Với chuỗi số liệu đầy
đủ, mỗi tháng (của một trạm) sẽ có tất cả 47 giá
trị (từ 1961-2007). Số liệu khuyết được mã hóa
bằng -99.0.
2.2. Phương pháp
Trước hết, từ chuỗi số liệu lượng mưa ngày
của các trạm, đã thành lập chuỗi lượng mưa cực
đại cho từng tháng. Trên cơ sở đó, các phương
trình hồi qui tuyến tính một biến dạng y = A0 +
A1t đã được xác định, trong đó y là lượng mưa
ngày cực đại (của từng tháng hoặc năm), t là số
thứ tự năm, A0 và A1 là các hệ số hồi qui. Xu
thế tăng, giảm của chuỗi lượng mưa ngày cực
đại được xác định bởi dấu và trị số tuyệt đối của
hệ số góc A1 của phươg trình hồi qui. Hệ số A1
dương (hoặc âm) cho biết xu thế tăng (hoặc
giảm) của lượng mưa ngày cực đại trong thời
đoạn xem xét, đồng thời giá trị tuyệt đối của hệ
số A1 càng lớn có nghĩa là xu thế biến đổi càng
mạnh.
Bảng 1. Danh sách các trạm quan trắc của các vùng khí hậu Việt Nam.
Vùng Tây Bắc (B1) Vùng Đông Bắc (B2)
Điện Biên Lai Châu Mộc Châu Mường Tè Sa pa Hà Giang Bắc Quang Yên Bái
Sơn La Yên Châu Lạng Sơn Bãi Cháy Thái Nguyên
Vùng Bắc Trung Bộ (B4) Tuyên Quang Cao Bằng Cô tô
Thanh Hóa Hồi Xuân Tương Dương Vùng Đồng bằng Bắc Bộ (B3)
Vinh Hà Tĩnh Kỳ Anh Hương Khê Hà Nội Phù Liễn Nam Định Ninh Bình
Đồng Hới Tuyên Hóa Đông Hà A Lưới Bạch Long Vĩ Thái Bình Hòa Bình
Nam Đông Tĩnh Gia Huế Vùng Nam Trung Bộ (N1)
Vùng Tây Nguyên (N2) Đà Nẵng Trà My Quảng Ngãi Batơ
Bảo Lộc Buôn Ma Thuột Kon Tum Quy Nhơn Tuy Hòa Phan Rang Phan Thiết
Playcu Ayunpa Đăknông Đà Lạt Phú Quý Nha Trang
Vùng Đồng bằng Nam Bộ (N3)
Cà Mau Cần Thơ Rạch Giá Vũng Tàu Côn Đảo Trường Sa Phú Quốc Tân Sơn Hòa
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 423‐430 425
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Phân bố lượng mưa ngày cực đại theo thời
gian trong năm tại các vùng khí hậu
Hình 1 biểu diễn cực đại tháng của lượng
mưa ngày tại một số trạm điển hình ở các vùng
khí hậu phía bắc. Lượng mưa ngày cực đại thể
hiện tính đột biến tại một số trạm trong một vài
tháng, thường là các tháng mùa mưa. Các trạm
có lượng mưa cực đại lớn như Điện Biên, Mộc
Châu (vùng B1), Hà Giang, Bắc Quang (vùng
B2), Nam Định (vùng B3), Huế (vùng B4).
Nhìn chung, ở vùng Bắc Trung Bộ lượng mưa
ngày cực đại ít có sự khác biệt giữa các trạm và
chênh lệch giữa các tháng trong năm nhìn
chung nhỏ hơn. Ở các vùng khí hậu khác lượng
mưa cực đại thường lớn tại một vài trạm và
khác biệt giữa các tháng mùa khô và mùa mưa
thể hiện rõ rệt.
Ở các vùng khí hậu phía nam, lượng mưa
ngày cực đại ở khu vực Tây Nguyên là nhỏ nhất
và phân bố tương đối đồng đều giữa các tháng
trong năm. Phân bố lượng mưa cực đại ở khu
vực Nam Trung Bộ cũng thể hiện sự đồng nhất
giữa các trạm, trạm có lượng mưa cực đại khá
lớn ở vùng này là Trà My. Ở vùng khí hậu Nam
Bộ, sự biến động mạnh của lượng mưa thể hiện
rõ ở trạm Vũng Tàu.
Rx cực đại khu vực Tây Bắc
0
100
200
300
400
500
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Tháng
R
x
cự
c
đạ
i
Lai Châu
Sơn La
Điện Biên
Mộc Châu
Rx cực đại khu vực Đông Bắc
0
100
200
300
400
500
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Tháng
R
x
cự
c
đạ
i
Hà Giang
Bắc Quang
Lạng Sơn
Yên Bái
Rx cực đại khu vực ĐB Bắc Bộ
0
100
200
300
400
500
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Tháng
R
x
cự
c
đạ
i
Láng
Phù Liễn
Ninh Bình
Nam Định
Rx cực đại khu vực Bắc Trung Bộ
0
100
200
300
400
500
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Tháng
R
x
cự
c
đạ
i
Vinh
Thanh Hóa
Đồng Hới
Huế
Hình 1. Cực đại tháng của lượng mưa ngày (mm) tại một số trạm điển hình ở các vùng khí hậu phía bắc.
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 423‐430 426
Rx cực đại khu vực Nam Trung Bộ
0
100
200
300
400
500
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Tháng
R
x
cự
c
đạ
i
Đà Nẵng
Nha Trang
Trà My
Quy Nhơn
Rx cực đại khu vực Tây Nguyên
0
100
200
300
400
500
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Tháng
R
x
cự
c
đạ
i
Playcu
Buôn Ma Thuột
Bảo Lộc
Đà Lạt
Rx cực đại khu vực Nam Bộ
0
100
200
300
400
500
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Tháng
R
x
cự
c
đạ
i
Vũng Tàu
Cần Thơ
Cà Mau
Phú Quốc
Hình 2. Cực đại tháng của lượng mưa ngày (mm) tại một số trạm điển hình ở các vùng khí hậu phía nam.
Xu thế tuyến tính của lượng mưa cực đại
tại các trạm vùng Tây Bắc
-2
-1
0
1
2
T1 T4 T7 T10
Thời gian
H
ệ s
ố A
1
Lai Châu
Điện Biên
Yên Châu
Mộc Châu
Xu thế tuyến tính của lượng mưa cực đại
tại các trạm vùng Đông Bắc
-1
0
1
2
3
4
5
T1 T4 T7 T10
Thời gian
H
ệ s
ố A
1
Hà Giang
Bắc Quang
Yên Bái
Cô Tô
Tuyên Quang
Xu thế tuyến tính của lượng mưa cực đại
tại các trạm vùng ĐB Bắc Bộ
-2
-1
0
1
2
3
4
T1 T4 T7 T10
Thời gian
H
ệ s
ố A
1
Láng
Hòa Bình
Phù Liễn
Nam Định
Thái Bình
Xu thế tuyến tính của lượng mưa cực đại
tại các trạm vùng Bắc Trung Bộ
-5
-3
-1
1
3
5
7
9
11
T1 T4 T7 T10
thời gian
H
ệ s
ố A
1
Hồi Xuân
Tương Dương
Đông Hà
Huế
Nam Đông
Hình 3. Xu thế tuyến tính của lượng mưa ngày cực đại tại một số trạm điển hình ở các vùng khí hậu phía bắc
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 423‐430 427
3.2. Xu thế biến đổi của lượng mưa ngày cực
đại
Hình 3 là biểu diễn xu thế tuyến tính của
lượng mưa ngày cực đại của các trạm tương
ứng với 4 vùng khí hậu phía bắc trong thời gian
từ khi có số liệu tại các trạm đến năm 2007. Các
tháng được lựa chọn để phân tích mang tính đại
diện cho các thời kỳ trong năm, đó là tháng 1
(đặc trưng cho mùa đông), tháng 7 (đặc trưng
cho mùa hè), tháng 4 và tháng 10 (đặc trưng
cho thời kỳ chuyển tiếp) và đồng thời đó cũng
là các thời kỳ mùa mưa hay ít mưa ở các vùng
khí hậu.
Nhìn chung, đối với vùng khí hậu Tây Bắc
và Đông Bắc thể hiện xu thế tăng của lượng
mưa ngày cực đại nhiều hơn và mạnh hơn tại
các trạm. Ngược lại, vùng khí hậu Đồng Bằng
Bắc Bộ thì lượng mưa cực đại ngày tại các trạm
có xu thế giảm nhiều hơn, còn khu vực Bắc
Trung Bộ thì thể hiện mức độ biến động của
lượng mưa nhỏ hơn so với các vùng khác. Ở
khu vực Tây Bắc có xu thế tăng mạnh tại trạm
Điện Biên và Mộc Châu còn xu thế giảm mạnh
tại trạm Yên Châu. Khu vực Đông Bắc có xu
thế tăng mạnh tại trạm Hà Giang và ở Đồng
Bằng Bắc Bộ tăng mạnh nhất tại trạm Nam
Định. Mức độ tăng mạnh của các trạm này
thường xảy ra vào thời kỳ mùa hè (tháng 7),
điều này có nghĩa là cường độ mưa cực đại vào
các tháng mùa mưa ở những trạm này có xu thế
tăng lên. Tại khu vực Bắc Trung Bộ, trạm
Tương Dương có sự tăng mạnh nhất, các trạm
còn lại mức độ biến động không nhiều. Sự tăng
giảm của lượng mưa ở vùng B4 chủ yếu xảy ra
vào mùa mưa khu vực này là thời kỳ tháng 10.
Xu thế tuyến tính của lượng mưa cực đại
tại các trạm vùng Nam Trung Bộ
-1
0
1
2
3
T1 T4 T7 T10
thời gian
H
ệ s
ố A
1
Trà My
Quảng Ngãi
Ba Tơ
Tuy Hòa
Phú Quý
Xu thế tuyến tính của lượng mưa cực đại
tại các trạm vùng Tây Nguyên
-2
-1.5
-1
-0.5
0
0.5
1
1.5
2
T1 T4 T7 T10
Thời gian
H
ệ s
ố A
1
Kon Tum
Playcu
Ayunpa
Buôn Mê Thuật
Đắc Nông
Xu thế tuyến tính của lượng mưa cực đại
tại các trạm vùng Nam Bộ
-2
-1
0
1
2
3
4
T1 T4 T7 T10
thời gian
H
ệ s
ố A
1
Vũng Tàu
Cần Thơ
Rạch Giá
Trường Sa
Phú Quốc
Hình 4. Xu thế tuyến tính của lượng mưa ngày cực đại tại một số trạm điển hình ở các vùng khí hậu phía nam.
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 423‐430 428
Hình 4 là biểu diễn xu thế tuyến tính của
lượng mưa ngày cực đại tại 3 vùng khí hậu phía
nam. Nhìn chung ta có thể nhận thấy ở cả 3
vùng khí hậu phía nam đều có xu thế tăng của
lượng mưa ngày cực đại ở hầu hết các trạm
cũng như các tháng được xem xét, điều này thể
hiện rõ qua giá trị dương của hệ số A1 trong
phương trình hồi qui tuyến tính một biến. Đối
với khu vực Nam Trung Bộ, xu thế tăng mạnh ở
hầu hết các trạm xảy ra chủ yếu vào tháng 10,
tăng mạnh nhất là trạm Tuy Hòa, Trà My,
Quảng Ngãi. Đối với khu vực Tây Nguyên thì
có xu thế tăng mạnh tại trạm Đắc Nông vào
tháng 7 và xu thế giảm mạnh tại trạm Ayunpa
vào tháng 4 và tháng 10. Ở vùng khí hậu Nam
Bộ ta thấy trạm Vũng Tàu có xu thế tăng mạnh
nhất vào các tháng 4, 7 và 10. Riêng thời kỳ
tháng 10 các trạm ở Nam Bộ có xu thế giảm
nhiều hơn so với các thời gian khác trong năm,
tuy nhiên xu thế giảm của lượng mưa không lớn
lắm.
Phân tích chi tiết hơn xu thế tăng/giảm của
lượng mưa ngày cực đại qua từng thời kỳ tại
các vùng khí hậu được biểu diễn trên Hình 5 và
Hình 6. Trong hình này lượng mưa ngày cực
đại là giá trị cực đại năm trung bình của các
trạm trong từng vùng khí hậu.
Trên Hình 5 ta thấy trong thời kỳ từ năm
1961 đến năm 1990 (phương trình y1), ở các
vùng khí hậu phía bắc lượng mưa ngày cực đại
có xu thế tăng lên ngoại trừ vùng B1, tăng
mạnh nhất là vùng B4. Giai đoạn 1991-2000
(phương trình y2), xu thế giảm lượng mưa ngày
cực đại thể hiện ở B1 và B2 trong khi đó vùng
B3 và B4 có xu thế tăng lên. Trong những năm
gần đây, từ 2001-2007 (phương trình y3) xu thế
tăng lên của lượng mưa ngày cực đại thể hiện
rõ, tăng khá mạnh ở vùng B4, B1, B2. Xét trong
cả thời kỳ dài từ 1961-2007 (phương trình y4),
các vùng khí hậu phía bắc đều có lượng mưa
ngày cực đại tăng lên rõ rệt, ngoại trừ vùng B3.
Xu thế tuyến tính của Rx vùng Tây Bắc
y1 = -0.2784x + 646.34
y4 = 0.0973x - 95.136
y3 = 5.6529x - 11223
Xu thế tuyến tính của Rx vùng Đông Bắc
y1 = 0.2587x - 378.18
y4 = 0.2951x - 450.41
y2 = -0.6015x + 1334.2
y2 = -0.045x + 186.88
0
50
100
150
200
1960 1970 1980 1990 2000 2010
Năm
R
x
y3 = 4.1349x - 8140.7
0
50
100
150
200
1960 1970 1980 1990 2000 2010
Năm
R
x
1961-2007 1961-2007
1961-1990 1961-1990
1991-2000 1991-2000
2001-2007 2001-2007
Xu thế tuyến tính của Rx vùng ĐB Bắc Bộ
y1 = 0.0075x + 110.06
y4 = -0.2144x + 548.42
y2 = 0.2911x - 454.17
y3 = 0.9888x - 1871.9
Xu thế tuyến tính của Rx vùng Bắc Trung Bộ
y1 = 1.4381x - 2648.7
y4 = 0.6685x - 1130.9
y2 = 0.4811x - 759.47
0
50
100
150
200
1960 1970 1980 1990 2000 2010
Năm
R
x
y3 = 9.1124x - 18059
0
100
200
300
1960 1970 1980 1990 2000 2010
Năm
R
x
1961-2007 1961-2007
1961-1990 1961-1990
1991-2000 1991-2000
2001-2007 2001-2007
Hình 5. Xu thế tuyến tính của lượng mưa ngày cực đại (mm) ở các vùng khí hậu phía bắc qua các giai đoạn.
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 423‐430 429
Xu thế tuyến tính của Rx vùng Nam Trung Bộ
y1 = 2.1872x - 4190.9
y4 = 1.4384x - 2712.8y2 = 0.4125x - 656.8
y3 = 2.8887x - 5636.1
Xu thế tuyến tính của Rx vùng Tây Nguyên
y1 = 0.3529x - 612.22
y4 = 0.3158x - 539.32
y2 = 1.2061x - 2318.3
0
50
100
150
200
1960 1970 1980 1990 2000 2010
Năm
R
x
y3 = 1.3745x - 2659.7
0
50
100
150
1960 1970 1980 1990 2000 2010
Năm
R
x
1961-2007 1961-2007
1961-1990 1961-1990
1991-2000 1991-2000
2001-2007 2001-2007
Xu thế tuyến tính của Rx vùng Nam Bộ
y1 = 0.1198x - 137.43
y4 = 0.3201x - 532.55
y2 = 0.8661x - 1618.8
y3 = 6.5694x - 13058
0
50
100
150
1960 1970 1980 1990 2000 2010
Năm
R
x
1961-2007
1961-1990
1991-2000
2001-2007
Hình 6. Xu thế tuyến tính của lượng mưa ngày cực đại (mm) ở các vùng khí hậu phía nam qua các giai đoạn.
Ở các vùng khí hậu phía nam từ năm 1961
đến 1991 cũng thể hiện xu thế tăng lên của
lượng mưa ngày cực đại, tăng mạnh nhất là
vùng khí hậu N1. Trong những năm từ 1991-
2000, xu thế tăng lên của lượng mưa ngày cực
đại vẫn tiếp diễn, vùng N2 có sự tăng mạnh
nhất. Những năm 2001-2007, vùng N3 có xu
thế tăng mạnh hơn so với hai vùng còn lại. Mặc
dù trong các thời đoạn ngắn, sự tăng/giảm về
lượng mưa ngày cực đại ở các vùng khí hậu có
xu thế khác nhau nhưng xét trong cả thời kỳ từ
1961-2007 hầu hết thể hiện xu thế tăng lên của
lượng mưa ngày cực đại.
4. Kết luận
Từ những kết quả phân tích trên đây, ta có
thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Lượng mưa ngày cực đại đạt giá trị lớn
đáng kể tại một vài trạm. Ở các vùng khí hậu
B1-B3 và N3, các trị số trên 200 mm/ngày
thường rơi vào các tháng mùa hè, còn ở vùng
B4 và N1 thì rơi vào các tháng mùa đông, phù
hợp với mùa mưa tương ứng của các vùng này.
Riêng vùng N2 lượng mưa cực đại ngày hầu
như chỉ dao động xung quanh trị số 100
mm/ngày.
- Trong giai đoạn 1961-1990, xu thế tăng
của lượng mưa ngày cực đại biểu hiện rõ ở hầu
hết các vùng khí hậu, ngoại trừ vùng B1, tăng
mạnh nhất là vùng B4 và N1.
- Trong thời đoạn 1991-2000, ở các vùng
khí hậu B1 và B2 lượng mưa ngày cực đại có
xu thế giảm, các vùng khí hậu khác có xu thế
ngược lại.
- Những năm 2001-2007 là thời kỳ có lượng
mưa ngày cực đại tăng mạnh ở tất cả các vùng
khí hậu trên cả nước.
- Xét trong cả thời kỳ 1961-2007, lượng
mưa ngày cực đại có xu thế tăng hầu như trên
V.T. Hằng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 423‐430 430
mọi vùng khí hậu, ngoại trừ vùng B3. Để có thể
kết luận đầy đủ hơn cần thiết phải có những
nghiên cứu tiếp theo.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, mã số
KC.08.29/06-10. Tập thể tác giả xin chân thành
cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
[1] Intergovernmental Panel on Climate Change,
Climate Change 2001 – The Scientific Basis.
Contribution of Working Group I to the Third
Assessment Report of the IPCC, Cambridge
University Press, Cambridge, 2001.
[2] Alexander LV, Zhang X, Peterson TC, Caesar J,
Gleason B, Klein Tank AMG, Haylock M,
Collins D, Trewin B, Rahimzadeh F, Tagipour
A, Rupa Kuma K, Revadekar J, Griffiths G,
Vincent L, Stephenson DB, Burn J, Aguilar E,
Brunet M, Taylor M, New M, Zhai P, Rusticucci
M, Vazquez-Aguirre JL, Global observed
changes in daily climate extremes of temperature
and precipitation, J Geophys Res 111 (2005)
D05109, doi: 10.1029/2005JD006290.
[3] Haylock MR et al., Trends in total and extreme
south American rainfall 1960-2000 and links
with sea surface temperature, Journal of
Climate 19 (2006) 1490.
[4] Barros V, Castaneda ME, Doyle M, “Recent
precipitation trends in southern South America
east of the Andes: an indication of climatic
variability", in Smolka PP, Volkheimer W (eds)
Southern Hemisphere paleo and neo-climates,
Springer 2000.
[5] Rusticucci M, Penalba O, Interdecadal changes
in the precipitation seasonal cycle over southern
South America and their relationship with
surface temperature, Climate Res 16 (2000) 1.
[6] Minetti JL, Vargas WM, Poblete AG, Acuna LR,
Casagrande G, Non-linear trends and low
frequency oscillations in annual precipitation
over Argentina and Chile, 1931-1999, Atmosfera
16 (2003) 119.
[7] Liebmann B, Vera CS, Carvalho LMV,
Camilloni I, Hoerling MP, Barros VL, Baez J,
Bidegain M, An observed trend in central south
American precipitation, J Climate 17 (2004)
4357.
Trend of maximum daily rainfall in Vietnam
during 1961-2007
Vu Thanh Hang1, Chu Thi Thu Huong 2, Phan Van Tan1
Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, College of Science, VNU
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
2Hanoi Natural Resources and Environment College, 41A K1, Cau Dien, Tu Liem, Hanoi
Station daily rainfall in seven Vietnam climate subregions from 1961 to 2007 are used to
determine the trend of maximum daily rainfall. The results show that during 1961-2007 the maximum
daily rainfall trend increase in almost subregions especially in the recent years, however, the trends
increase or decrease in the short periods in each climate subregion.
Keywords: trend, maximum daily rainfall, climate subregions.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thuy_van_39__9416.pdf