MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Kết cấu của đề tài 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5
1.1. Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế 5
1.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế 5
1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế 7
1.2. Khái quát về hoạt động xuất khẩu 8
1.2.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu 8
1.2.2. Quan điểm về xuất khẩu trong các lý thuyết ngoại thương 9
Bảng 1.1. Số liệu khả năng sản xuất ti vi và lúa ở Nhật Bản và Việt Nam 11
Đồ thị 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất của hai quốc gia Nhật bản và Việt Nam khi không có thương mại 12
Đồ thị 1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất của hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam khi có thương mai 13
1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế quốc dân 15
1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế. 17
1.5. Thị trường xuất khẩu gạo thế giới và kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước 20
1.5.1. Thị trường xuất khẩu gạo thế giới 20
Biều đồ 1.1. Biến động xuất nhập khẩu gạo trên thế giới 1990-2008 21
1.5.2. Cơ cấu xuất khẩu gạo thế giới: 23
Bảng 1.2. Các nước xuất khẩu chủ yếu trên thế giới 23
1.5.3. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 24
1.5.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan 24
1.5.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Ấn Độ 28
1.5.3.3. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Trung Quốc 30
1.5.3.4. Bài học kinh nghiệm xuất khẩu gạo cho Việt Nam 32
1.6. Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến nông nghiệp, sản xuất và xuất khẩu gạo 35
CHƯƠNG 2 40
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 40
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2008 40
2.1.1. Cơ chế điều hành quản lý xuất khẩu gạo 40
2.1.2. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo 43
Bảng 2.1. Lượng gạo xuất khẩu bình quân năm qua các thời kỳ 43
Biểu đồ 2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam 44
giai đoạn 1989 – 2008 44
2.1.3. Giá gạo xuất khẩu 50
Biểu đồ 2.2. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và thế giới giai đoạn 1989– 2008 50
2.1.4. Chủng loại và chất lượng gạo xuất khẩu 58
2.1.4.1. Chủng loại gạo xuất khẩu 58
2.1.4.2. Chất lượng gạo xuất khẩu 59
2.1.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 63
2.1.5.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo khu vực 63
Hình 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 - 2006 65
2.1.5.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo theo quốc gia 67
Biểu đồ 2.3. 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 70
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 72
2.2.1. Yếu tố tự nhiên 72
2.2.2. Yếu tố nguồn lực 75
2.2.3. Những tác động ảnh hưởng từ chính sách kinh tế vĩ mô 76
2.3. Đánh giá sức cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu định lượng. 80
2.3.1. Hệ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA) 80
Bảng 2.2. Lợi thế so sánh hiển thị của gạo Việt Nam giai đoạn 2001- 2008 80
2.3.2. Hệ số chi phí tài nguyên nội địa (DRC) 82
Bảng 2.3. Hệ số chi phí lao động của Việt Nam trong sản xuất lúa gạo 83
( So với các nước ở khu vực Châu Á) 83
2.4. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 85
CHƯƠNG 3 93
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 93
3.1. Phương hướng phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới 93
3.1.1. Dự báo xuất khẩu gạo của thị trường thế giới 93
3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam tới năm 2020 97
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo củaViệt Nam trong thời gian tới 98
3.2.1. Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo ra sản phẩm chất lượng cao. 98
3.2.2. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu 101
3.2.3. Nâng cao sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ về thị trường. 102
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2008 - 2020 105
3.2.5. Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế để thực hiện có hiệu quả các cam kết, các hiệp định trợi giúp kỹ thuật và tài chính cho các chương trình dự án phát triển xuất khẩu gạo. 109
3.2.6. Tăng cường vai trò của Hiệp hội lương thực Việt Nam. 110
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆUTHAM KHẢO 116
121 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thời tiết phức tạp, nạn hạn hán diễn ra trên diện rộng trong thời gian dài khiến nhiều nước tăng cường nhập khẩu gạo, bên cạnh đó một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ đều có chính sách giảm sản lượng xuất khẩu, Việt Nam lúc đó lại nhận thêm nhiều đơn đặt hàng mới đã làm giá gạo xuất khẩu tăng cao. Đến năm 2005 nguyên nhân giá gạo xuất khẩu cao được cho là một phần do sản lượng lúa gạo thế giới giảm bởi ảnh hưởng của trận động đất, sóng thần xảy ra cuối năm 2004 ở một số nước Nam Á và Đông Nam Á, khiến nhu cầu nhập khẩu gạo tăng cao ở các nước này. Nhưng về cơ bản là do chất lượng gạo của Việt Nam được cải thiện đáng kể nên giá gạo xuất khẩu tăng.
Năm 2006, giá gạo xuất khẩu trung bình lên tới 275 USD/tấn, tăng 12 USD/ tấn so với năm 2005 tăng 56% so với năm 2003. Việt Nam nhận được cơ hội tăng giá này bởi một phần lớn khách hàng của Thái Lan đã quay sang mua gạo của Việt Nam do giá gạo Thái Lan quá cao. Tính trong cả năm 2006, giá gạo Việt Nam tăng từ 15 – 20 USD/tấn, rút ngắn khoảng cách về giá gạo xuất khẩu so với Thái Lan xuống còn 20 – 30 USD/tấn. Đến năm 2007, lần đầu tiên giá gạo Việt Nam vượt mốc 300 USD/tấn đối với hầu hết các loại gạo (gạo 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm). Đây cũng là lần đầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại, từ 5% tấm, 10%, 15% đến 20% tấm, và có thời điểm, giá gạo loại 25% tấm đã vượt cao hơn Thái Lan. Trong năm này, Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 474.000 tấn gạo loại 25% tấm cho Philipine và một gói thấu cung cấp 14.000 tấn gạo tẻ hạt dài cho thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ gạo ở Trung Đông và Châu Phi tăng mạnh. Chính lượng cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung của thế giới tăng không nhiều đã làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn ở mức cao kể từ đầu năm.
Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh trong giá gạo xuất khẩu gạo, có lúc giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên tới 1.050 USD/tấn. Giá gạo chia làm 2 xu hướng rõ rệt: tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, và giảm mạnh trong 7 tháng cuối năm, giá gạo xuất khẩu bình quân cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% so với năm 2007. Nguyên nhân giá gạo tăng đột biến là do lạm phát cao khiến chính phủ các nước tạm ngưng xuất khẩu gạo để ổn định tình hình trong nước, điều này dẫn đến nguồn cung giảm mạnh khiến giá gạo trên thế giới tăng cao. Bên cạnh đó, công tác dự báo của Việt Nam cho rằng thời tiết không thuận lợi cho vụ lúa hè thu của năm nên để đảm bản an ninh lương thực, Việt Nam đã ngừng xuất khẩu gạo. Với việc ngưng xuất khẩu của một nhà cung cấp gạo lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh nguồn cung thế giới khan hiếm càng đẩy giá gạo xuất khẩu lên tới mức đỉnh điểm, đặc biệt trong tháng 4 – 5/2008. Nhưng bắt đầu từ tháng 6/2008 giá gạo đã giảm nhanh do Thái Lan và Việt Nam bắt đầu vào vụ thu hoạch và nối lại hoạt động xuất khẩu gạo. Giá gạo giảm chỉ còn hơn 600 USD/tấn và đến tháng 12 là 350 USD/tấn.
Sau đợt sụt giảm giá gạo vào cuối năm 2008, giá gạo xuất khẩu những tháng đầu năm 2009 của Việt Nam có thể sẽ tăng trở lại theo xu hướng tăng giá dự kiến của thị trường thế giới. Trong bối cảnh hiện nay các nước đang phải tăng cường dự trữ lương thực trước những rủi ro từ khủng hoảng nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Mặt khác tình trạng giãn nợ và thu nhập thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính sẽ khiến nhu cầu gạo tăng do gạo vẫn là lương thực chính của gần một nửa dân số trên toàn cầu và chính phủ các nước gặp khó khăn khi đầu tư vào ngành nông nghiệp- nhân tố chính giúp tăng sản lượng trong dài hạn. Như vậy nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới năm 2009 dự kiến tăng 1% so với năm 2008 và cao hơn so với nguồn cung ứng sẽ là một trong những nguyên nhân gây tác động tăng giá trong thời gian tới. Nhưng giá gạo dự báo là sẽ không tăng đột biến như năm 2008 nhưng vẫn giữ ở mức cao. Tuy nhiên ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tín dụng sẽ bị thắt chặt, ảnh hưởng đến thương mại, trong đó có mặt hàng gạo. Bên cạnh đó, lượng gạo tạm trữ, tồn kho khá lớn cũng góp thêm gánh nặng cho việc tiêu thụ năm 2009. Vì vậy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam những tháng cuối năm sẽ có thể hạ nhiệt theo xu thế giá cả hầu như tất cả các loại hàng hoá khác như hiện nay. Nhưng mặc dù giá gạo có thể giảm thì dự báo giá gạo sẽ không thể trở lại mức thấp của mấy năm trước do chi phí sản xuất cao mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Có thể nói, đầu năm 2009 là thời điểm gạo được giá nhất. Hơn nữa, Việt Nam với lợi thế tồn kho tăng vọt vào cuối năm cộng với việc thu hoạch lúa vụ đông xuân sớm. Do vậy, bước đi đúng đắn nhất trong giai đoạn này chính là đẩy mạnh xuất khẩu sớm đón lấy cơ hội trước khi giá gạo lại bắt đầu giảm trở lại vào cuối năm.
Như vậy, mặc dù diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam những năm qua có sự lên xuống thất thường nhưng cũng không nằm ngoài quy luât biến động chung với giá gạo thế giới. Trong khoảng 10 năm đầu xuất khẩu gạo (1989 – 1998), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng lên, đặc biệt tăng mạnh trong các năm từ 1994 đến 1998. Đây là kết quả của thời kỳ “sốt nóng” giá gạo đầu tiên trong chu kỳ biến động giá gạo trên thị trường thế giới. Giai đoạn 1999 – 2003, giá gạo biến động thất thường theo hướng giảm so với thời kỳ trước. Giá gạo bắt đầu giảm mạnh từ năm 1999 và chạm đáy vào năm 2001, ngay năm sau đó, giá gạo có bước hồi phục tăng trở lại, nhưng chỉ đến năm 2003 giá gạo lại tiếp tục hạ. Diễn biến giá gạo thời kỳ này được cho là bởi hai nguyên nhân. Một là do giá gạo thế giới giảm bởi đang bắt đầu bước vào chu kỳ “sốt lạnh” kéo dài 4 năm. Hai là do Việt Nam chưa nắm rõ được xu hướng biến động giá gạo trên thế giới dẫn đến sai lầm trong chính sách điều hành xuất khẩu gạo, khiến lượng gạo tồn kho lớn vì thế buộc phải bán đại hạ giá gạo. Những năm sau đó, do tình hình thời tiết không thuận lợi, thiên tai, sóng thần liên tiếp xảy ra khiến nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh, làm cho giá gạo xuất khẩu tăng. Đặc biệt trong năm 2008, nguồn cung gạo trên thế giới hạn hẹp cùng với việc Chính phủ chỉ đạo tạm ngưng xuất khẩu gạo đã làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến tới 86,7%. Đây là mức tăng lớn nhất trong gần 20 năm xuất khẩu gạo.
Nhìn lại chặng đường xuất khẩu trong gần 2 thập kỷ, Việt Nam đưa ra thị trường thế giới tổng cộng gần 60 triệu tấn gạo, giá gạo xuất khẩu của nước ta nhìn chung đã ngày càng bám sát hơn giá bình quân trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân của 4 cường quốc còn lại so với giá bình quân của thế giới thấp nhất cũng là trên 90%, cao nhất là gần 120% thì giá của chúng ta chỉ đạt khoảng 80% giá bình quân của thế giới. Đó là giá bán thấp nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) là Thái lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan. Nguyên nhân chủ yếu khiến giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn so với giá gạo thế giới là do mặc dù đã có sự cải thiện song chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn thấp so với yêu cầu thị trường thế giới. Chất lượng gạo thương phẩm chưa cao, không hợp gu các thị trường có sức mua và yêu cầu chất lượng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, EU…Trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam, dưới 60% là gạo cấp thấp (gạo 25% tấm) và trong số gần 40% còn lại hầu hết là gạo 5% tấm và 10% tấm, còn gạo thơm và gạo nếp chỉ chiếm vài phần trăm. So sánh với Thái Lan thì cơ cấu xuất khẩu của họ gần như ngược lại với Việt Nam. diện gạo thơm và gạo cao cấp đã chiếm tới 45%, còn trong 55% gạo còn lại phần lớn là gạo 100% B và gạo 5% tấm. Do vậy nếu tính theo giá bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu thì giá gạo Thái Lan đạt 266,54 USD/tấn, cao hơn của Việt Nam đến 14,86%. Bên cạnh đó, vai trò của công nghiệp chế biến đối với việc gia tăng giá trị xuất khẩu là rất lớn. Nếu sử dụng công nghệ hiện đại để chế biến nông sản thì tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 0,1 – 0,2% sản lượng. Tuy nhiên, ở Việt Nam công tác này còn khá mờ nhạt, do đó tỷ lệ gạo bị hao hụt cao, chất lượng gạo không đồng đều làm cho năng lực cạnh tranh về giá của Việt Nam thấp. Nếu như ở Ấn Độ tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 3 – 3,5%, Pakistan là 2 – 10% thì ở Việt Nam con số tương ứng là 13 – 16%. Bởi vậy, năm 2007 mặc dù khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ thấp hơn Ấn Độ 3% nhưng giá trị xuất khẩu lại nhỏ hơn tới 22%, xuất khẩu gạo nhiều hơn Mỹ tới 21,5% nhưng số tiền thu về lại ít hơn hẳn 11%. Cũng phải nói thêm rằng, ngoài các lý do về chất lượng thì việc Việt Nam không được xem là nhà xuất khẩu đáng tin cậy trên thị trường thế giới, nên phải giữ mức giá thấp để thu hút khách hàng cũng là nguyên nhân làm cho giá gạo của Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia xuất khẩu lớn khác. Điều này cũng là do tình trạng kế hoạch không gắn với quy hoạch, chỉ dựa vào “cầu” của các khách hàng theo hợp đồng ký kết để quyết định kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm mà chưa tính đến khả năng “cung”. Điển hình là tình trạng một số hợp đồng đã ký từ đầu năm với giá thấp, cuối năm giá cao nên nông dân không bán lúa theo giá hợp đồng dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng xuất khẩu, làm giảm lòng tin của khách hàng.
Ngoài các lý do trên thì so với các cường quốc xuất khẩu gạo khác, thời gian Việt Nam tham gia vào thị trường gạo thế giới còn chưa thật sự lâu nên việc thiếu hụt thông tin thị trường và thiếu kinh nghiệm kinh doanh cũng là những nhân tố làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường bị ép giá thấp hơn so với giá gạo cùng loại của các nước này. Mặt khác, cho đến nay Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu gạo theo giá FOB là chính, lại mang tính chất từng chuyến, từng đợt, phải xuất sang thị trường trung gian để tái xuất nên giá gạo Việt Nam thường bị thua thiệt nhiều. Thêm nữa, công tác dự báo thị trường lúa gạo thế giới, đặc biệt là dự báo giá của Việt Nam còn yếu kém, vì thế thường rơi vào thế bị động cả về sản lượng xuất khẩu, tiến độ xuất khẩu và cả giá xuất khẩu. Đó là, cứ hễ được mùa và được giá, thì chúng ta lại găm hàng lại để “chờ” giá lên tiếp, cho đến khi mất giá thì lượng gạo “chờ” tồn kho quá lớn, khi đó phải chấp nhận tung ra thị trường thế giới với mức giá quá rẻ để tránh thiệt hại hơn nữa và tránh lượng gạo tồn quá lâu sẽ bị hỏng. Những điều trên đây đã lý giải tại sao kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa tương xứng với sản lượng xuất khẩu gạo.
2.1.4. Chủng loại và chất lượng gạo xuất khẩu
2.1.4.1. Chủng loại gạo xuất khẩu
Giống lúa và chủng loại lúa gieo trồng phục vụ cho xuất khẩu được xem là có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo xuất khẩu. Những năm qua, Việt Nam đã đưa vào canh tác nhiều giống lúa khác nhau, bao gồm bộ giống lúa chủ lực, chất lượng cao bao gồm: OM1490, OMCS2000, OM3536, OM2517, OM2717, OM2718, VNĐ95-20, MTL250, TNĐB100; bộ giống lúa đặc sản: Jasmine 85, VĐ20, nhóm lúa Thơm, nhóm lúa nếp (OM85, Nếp Bè,v.v..); bộ giống cao sản chất lượng thấp: OM576, IR50404. Gần đây những giống triển vọng đang có xu hướng phát triển: OM4495, OM4498, OM2514,… Trong số hàng chục giống lúa cao sản ngắn ngày không những thơm ngon mà còn kháng được sâu rầy, cho năng suất cao có hơn 30 giống đã được thuần chủng gieo cấy đại trà và được người dân đón nhận. Một bộ mười giống chủ lực "dẻo cơm thơm hạt" như IR64, OM1490, OM2031, MTL250, VND95-20, Khao39... có phẩm chất gạo cao, hạt dài trong, không bạc bụng, thơm ngon đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang được nhân rộng ra sản xuất đại trà. Bên cạnh việc đưa vào nhiều bộ giống lúa phong phú, công nghệ hạt giống của Việt Nam cũng có những bước tiến vượt bậc. Cách đây 5 năm, hạt giống tốt (giống xác nhận) chỉ có 2%, đến năm 2006 nâng lên 10%, năm 2007 lên 20% và đến năm nay đã có 34% diện tích đất trồng sử dụng giống xác nhận.
Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là loại gạo tẻ hạt dài, được sản xuất chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Gạo chất lượng cao được sản xuất phục vụ xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là lúa có hạt dài, thon, trong, dẻo, như: IR64; OMCS 2000…Ngoài ra, nhu cầu thị trường quốc tế về loại gạo đặc sản, như: Basmati, Khaodokmali, Jasmine,... chiếm tỷ lệ khoảng 6 - 7% gạo hàng hóa thế giới, với mức giá lại rất cao, cũng đã được đưa vào sản xuất tại đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Hồng, gạo chất lượng cao được sản xuất để xuất khẩu chủ yếu là các giống lúa đặc sản truyền thống như tám thơm, dự hương, nếp cái hoa vàng. Tuy nhiên, với lượng xuất khẩu quá nhỏ và không thường xuyên nên nhìn chung xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam chưa đem lại hiệu quả cao.
2.1.4.2. Chất lượng gạo xuất khẩu
Chất lượng gạo xuất khẩu thời gian qua cũng không ngừng được cải thiện. Gạo Việt Nam hiện nay đã có chỗ đứng, được chấp nhận trên thị trường thế giới. Nhờ cải tiến đầu tư trong khâu chế biến, gạo Việt Nam đã phần nào đáp ứng đươc yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng. Nếu xét trên một tiêu chí của phẩm cấp là độ gãy (hay tỉ lệ tấm) có thể thấy phần nào phẩm cấp gạo xuất khẩu Việt Nam những năm vừa qua như sau:
Hình 2.1. Tỷ trọng phẩm cấp các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam
Nguồn: Bộ Thương Mại, 2008
Thời gian đầu xuất khẩu, chất lượng gạo của Việt Nam rất thấp, gạo có tỷ lệ tấm cao trên cao 25% chiếm đến 80 – 90 % tổng lượng gạo xuất khẩu, nên sức cạnh tranh kém, giá cả thấp. Nguyên nhân chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực xay sát, đánh bóng chưa được quan tâm đúng mức. Do đó trong thời kì này, Việt Nam thường xuất khẩu qua trung gian, bán gạo cho Thái Lan, Singapore, các nước này sau đó sẽ tiến hành chế biến lại và tái xuất khẩu cho các nước khác.
Trong những năm vừa qua để phù hợp với yêu cầu thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện theo hướng sản xuất các loại gạo có chất lượng cao hơn, giảm dần các loại gạo xuất khẩu có phẩm cấp thấp. Nếu như năm 1989, xuất khẩu chủ yếu loại gạo 25% tấm trở lên chiếm 97,42%, thì đến năm 1995 tỷ trọng xuất khẩu của loại gạo chất lượng trung bình (15 - 20% tấm) bắt đầu tăng, đạt mức 22,4% và vươn lên mức 40% vào năm 2008. Tỉ lệ gạo chất lượng cao (5 đến 10% tấm) đã tăng từ 0,32% năm 1989 lên 48% năm 2008, trong khi tỉ lệ gạo chất lượng thấp (25% tấm trở lên) chỉ còn 12%.
Riêng năm 2000, lượng gạo phẩm cấp cao đã tăng so với trước nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 41%, tỷ trọng gạo phẩm cấp thấp lại tăng, đạt 47% tổng lượng gạo xuất khẩu. Có tình hình này là do trong năm nay, Việt Nam mở rộng thị trường sang Châu Phi và một số nước ở Châu Á, mà những thị trường này thì không có nhu cầu cao đối với sản phẩm gạo có phẩm cấp cao như các nước Châu Âu.
Nhìn chung, hiện nay tốc độ tăng xuất khẩu gạo có tỉ lệ tấm ít (từ 5 – 10%) đã nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung và có xu hướng tăng dần, trong khi đó loại gạo có tỷ lệ tấm trên 10% chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần. Có được tiến bộ này là do nhà nước đã quy hoạch và xây dựng các vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, trong đó vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có 1 triệu ha, vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 300 nghìn ha. Đến nay, trên 70% diện tích đất trồng lúa đã được cung cấp những giống lúa mới từ Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Trong đó, nhiều giống lúa cho năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, sâu bệnh tốt.Vì vậy trong những năm gần đây thị trường gạo được mở rộng, khách hàng tăng, sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đang dần được cải thiện. Minh chứng rõ rằng nhất là việc gạo Việt Nam đã và đang thâm nhật được vào thị trường Nhật bản – một thị trường khó tính và có những quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, chất lượng gạo Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu:
Thứ nhất: Giống là khâu đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng gạo của nước ta. ở một số địa phương hiện nay vẫn trồng đại trà các giống lúa cũ đã thoái hoá hoặc các giống lúa lai của Trung Quốc ngắn ngày cho năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp không đảm bảo các tiêu chuẩn về độ dài hạt, độ trong, điểm bạc bụng của gạo xuất khẩu. Mặt khác do phong trào sản xuất hướng vào năng xuất và sản lượng trước đây đã làm mất đi nhiều giống lúa đặc sản quý có phẩm chất gạo có thể cạnh tranh được với gạo Thơm hay Hương nhài của Thái Lan.
Thứ hai: Trong một chừng mực nào đó, chất lượng và chủng loại xuất khẩu còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, chưa đáp ứng được đầy đủ thị hiếu nhất là thị trường các nước công nghiệp phát triển. Gạo xuất khẩu vẫn là gạo trắng (95 – 97%) trong khi nhu cầu thị trường của các nước như: Hoa Kỳ, Nhật, EU, Hàn Quốc lại cần gạo thơm, ngon, hạt dài.
Thứ ba: Đặc tính phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ của các hộ nông dân là cản trở cho sản xuất lúa chất lượng cao theo yêu cầu xuất khẩu. Điều này thể hiện rõ nhất tại Đồng Bằng Sông Hồng. Với quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, tình trạng sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu dẫn đến khó khăn trong hoạt động thu gom, vận chuyển, chế biến gạo làm cho chất lượng gạo không đồng nhất. Hiện nay, có đến 95% lực lượng thu mua len lỏi là tư thương, 80% khu vực xay xát cũng do tư nhân đảm trách còn khu vực quốc doanh chỉ tham gia ở khâu đánh bóng. Do vậy 75% lượng gạo thành phẩm cung ứng cho xuất khẩu đến từ khu vực dân doanh. Điều này làm cho gạo xuất khẩu Việt Nam là một hỗn hợp gạo thành phẩm pha trộn nhiều thứ. Tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (chiếm 95% lượng gạo xuất khẩu), diện tích đất canh tác bình quân đầu người cao nhất cả nước, toàn vùng có 1.700 trang trại trồng lúa hàng hoá nhưng quy mô đất lúa trung bình 1 trang trại từ 3 – 5 ha chiếm gần 60%, chỉ có 4,9% có quy mô trên 10 ha. Với quy mô nhỏ như vậy, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất lúa bị hạn chế rất nhiều.
Thứ tư: Cơ sở vật chất kỹ thuât phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo xuất khẩu còn yếu kém lại phân bố không đều. Hiện nay công tác bảo quản và lưu trữ sau thu hoạch của nước ta còn nhiều tồn tại. Hệ thống kho dự trữ của ta phần lớn không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nên tỷ lệ hư gạo do nấm mốc, côn trùng và chuột còn cao. Theo nghiên cứu của viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long sau 4 tháng lưu trữ có 4 loại côn trùng cánh cứng, 11 loại nấm, chuột làm hao hụt và giảm chất lượng gạo. Độ ẩm cho phép của hạt gạo là 14%, bị vượt quá ngưỡng cho phép lúa sẽ nảy mầm hoặc có biến đổi về chất lượng, nhưng phần lớn kho dự trữ của ta rất khó để hạt lúa duy trì độ ẩm đó. Mặt khác, 80% lượng thóc của Việt Nam lại được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ và các hộ nông dân không được trang bị đồng bộ về phơi sấy và kho chứa. Bởi hệ thống nhà máy xay xát đánh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây tuy có được trang bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố trí ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho. Trong khi đó những vùng và địa phương có nhiều hàng hoá phục vụ xuất khẩu khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đồng Bằng Sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ… lại không có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo hiện đại. Chính vì những lý do trên nên tỷ lệ tấm, rạn vỡ hạt, tỷ lệ tạp chất, độ đục còn cao so với gạo Thái Lan và Mỹ. Điều này là trở ngại rất lớn đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Trong gần hai thập kỉ, sở dĩ Việt Nam không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do vấn đề chậm trễ trong xây dựng thương hiệu. Không phải gạo Việt Nam hoàn toàn yếu kém về chất lượng, chúng ta cũng có nhiều sản phẩm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái Lan mới có, vì chúng ta chưa sớm xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này.
Ngoài các giống lúa đặc sản địa phương như: nàng Then, thơm chợ Đào, Jasmine, có thương lái chuyên thu mua rồi bán riêng biệt cho các đầu mối chuyên kinh doanh mặt hàng này. Đối với lúa chất lượng cao, hàng sáo đi thu mua rồi bán qua nhiều trung gian, khi đến tay doanh nghiệp xuất khẩu lúa đã lẫn với rất nhiều giống khác nhau. Vì thế, khi xuất khẩu, gạo Việt Nam được gọi một cái tên chung “gạo trắng Việt Nam”.
2.1.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
2.1.5.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo khu vực
Trong gần 2 thập kỷ qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Năm 1991, gạo Việt Nam mới xuất khẩu sang trên 20 nước, bước sang năm 1993- 1994 tăng lên trên 50 nước, và hiện nay đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường và có mặt ở cả 5 châu lục. Trong đó, Châu Á và Châu Phi là 2 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Trong những năm đầu tham gia thị trường gạo thế giới, gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là loại chất lượng trung bình và thấp, tỷ lệ tấm cao nên sức cạnh tranh kém, giá thấp, chỉ thích hợp với thị trường các nước nghèo, thiếu lương thực như châu Phi, và một số nước Trung Đông. Phương châm xuất khẩu lúc đó là "có gì xuất nấy", do sản xuất chưa gắn với nhu cầu thị trường, chưa có quy hoạch vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Những năm sau, chất lượng gạo được cải thiện cùng với nhu cầu về gạo trên thế giới tăng nên cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có sự thay đổi theo khu vực. Châu Á trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn một nửa lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Giai đoạn 1989 – 2006, trung bình Châu Á chiếm hơn 47% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Sở dĩ Châu Á luôn là đối tác nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam các năm qua bởi trước hết, các thị trường nhập khẩu gạo với số lượng lớn của Việt Nam như Indonexia, Philipine, Malaysia…là những thị trường dễ tính, chủ yếu nhập khẩu các loại gạo có chất lượng khá và trung bình – đây lại là những loại gạo mà Việt Nam có thế mạnh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, Chấu Á là khu vực đông dân nhất thế giới, gạo lại được coi là loại lương thực chính của phần lớn các quốc gia ở khu vực này nên nhu cầu nhập khẩu gạo cao. Bên cạnh đó, do tốc độ phát triển kinh tế diễn ra manh mẽ, nhiều chính phủ các nước châu Á đã ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ và xây dựng, nguồn tài chính cho phát triển nông nghiệp không còn dồi dào nên đầu tư cho nông nghiệp giảm. Quá trình đô thị hóa nhanh của châu Á đã làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Chính bởi những lý do đó nên khu vực này luôn nhập khẩu hàng năm một số lượng gạo rất lớn.
Hình 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 - 2006
Nguồn : Bộ thương mại, 2008
Đứng ở vị trí thứ hai là Châu Phi, trung bình chiếm hơn 25% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Châu Phi là thị trường đầy tiềm năng, tiêu thụ chủ yếu các loại gạo cấp thấp vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, do hệ thống thanh toán của các quốc gia này còn yếu, hơn nữa cước phí vận chuyển đường biển khá cao, lại không an toàn… nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi chủ yếu là qua trung gian. Chính bởi thông qua hình thức trung gian nên mặc dù nhập khẩu loại gạo cấp thấp nhưng người dân Châu Phi lại phải trả giá rất cao khi tiêu thụ gạo Việt Nam. Điều này không những làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng Châu Phi mà còn làm giảm lợi ích của cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Do đó mặc dù nhu cầu về gạo của khu vực này còn rất lớn cũng như khả năng đáp ứng cầu về gạo của Việt Nam cho thị trường này còn dồi dào, nhưng lượng gạo xuất khẩu vào Châu Phi cũng chỉ xếp thứ hai trong số các thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam.
Thị trường Châu Mỹ cũng nhập khẩu một số lượng lớn gạo, chiếm 9,68% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do khu vực này cũng là nơi sản xuất gạo với số lượng lớn để xuất khẩu, thêm nữa gạo không phải là lương thưc chính ở đây nên lượng gạo nhập khẩu không nhiều.
Châu Âu vốn là một thị trường tiêu dùng khó tính, với nhiều tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Bên cạnh đó khu vực này chủ yếu nhập khẩu những loại gạo phẩm cấp cao vì thế gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (5,32%).
Châu Úc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam thấp nhất. Một phần là do chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng, màu sắc, kích cỡ gạo. Phần còn lại là do nhu cầu gạo của thị trường này không cao, lượng gạo nhập khẩu chủ yếu chỉ để phục vụ cho bộ phân cư dân gốc Châu Á. Vì thế việc thâm nhập vào thị trường này còn khó khăn.
Hình 2.3. Tỷ trọng xuất khẩu gạoViệt Nam theo các thị trường khu vực 2007-2008
Nguồn : Tổng cục hải quan, 2008
Trong 2 năm gần đây 2007 và 2008, tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo khu vực mặc dù có sự thay đổi nhưng thứ hạng xắp xếp theo khối lượng thì không đôi. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam, tiếp đến là Châu Phi. Tuy nhiên, năm 2008 xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008). Nguyên nhân chủ yếu là do Indonexia – một bạn hàng lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam), đã giảm mạnh mức nhập khẩu từ hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007 xuống còn 76,4 nghìn tấn gạo, tức là chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2008, tỷ trọng nhập khẩu gạo Việt Nam của các khu vực khác như Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu đều tăng so với năm 2007. Điều này cũng là do lo ngại về cuộc khủng hoảng lương thực diễn ra trên thế giới cùng với cơn sốt giá gạo vào tháng 4 – 5 /2008 khiến nhu cầu dữ trữ tăng mạnh. Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc