Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các thị trường chủ yếu

xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các thị trường chủ yếu

 

 

TRẦN THỊ HIỀN THANH A12- K36 E

Nhóm sản phẩm tôm đạt giá trị cao nhất (641,3 triệu USD), chiếm 47,1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước, và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (tăng 168 triệu USD) so với cùng kỳ năm 1999), với sự tham gia của 160 doanh nghiệp chế biến kinh doanh tôm trong cả nước. Hai thị trường dẫn đầu về nhập khẩu sản phẩm này từ Việt Nam là Nhật và Mỹ. Thị trường Nhật đứng đầu về kim ngạch, đạt 271,1 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái, còn Mỹ tuy ở vị trí thứ hai, đạt 201 triệu USD, nhưng lại có mức tăng trưởng bất ngờ, bằng 220% so với cùng kỳ năm trước, báo hiệu sự tăng tốc trong năm 2001 về sản phẩm tôm.

Nhóm sản phẩm cá tuy chỉ chiếm tỷ trọng 14,9% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, với kim ngạch 193,878 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, nhưng có mức tăng 49,9% so với cùng kỳ năm trước. Cá là sản phẩm thu hút nhiều nhất số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong cả nước tham gia: 300/600 doanh nghiệp. Năm 2000 là năm chúng ta mở được nhiều thị trường tiêu thụ nhất, huy động được nhiều nhất nguồn nguyên liễu cá các loại đưa vào chế biến xuất khẩu hoặc xuất các sản phẩm tươi, ướp đá. Mỹ là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ cá của Việt Nam , đạt 56,1 triệu USD, chiếm xấp xỉ 30% tổng giá trị xuất khẩu cá các loại của cả nước. Đây là mức kỷ lục, bằng 260% so với cùng kỳ năm 1999, khiến cho Nhật Bản phải nhường vị trí dẫn đầu trong việc nhập khẩu nhóm hàng này cho Mỹ, vì mới đạt 20,2% trong tổng giá trị xuất khẩu cá.

 

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các thị trường chủ yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang cỏc thị trường chủ yếu.DOC
Tài liệu liên quan