Ý tưởng kinh doanh từ đôi chân trần của trẻ nghèo

Mycoskie từng thành lập 4 công ty trước khi tới Argentina. Khi

còn là chàng sinh viên 19 tuổi ở Đại học Southern Methodist,

thành phố Dallas, Mỹ anh lập dịch vụ giặt là. Sau đó anh mở công

ty quảng cáo ngoài trời rồi bán nó để lập một kênh truyền hình

thực tế, nhưng thất bại. Công ty thứ tư chuyên cung cấp dịch vụ

đào tạo lái xe qua mạng và công việc kinh doanh có vẻ thành

công. Cuối cùng Mycoskie bán cổ phần trong công ty này với giá

chưa tới 500.000 USD để thành lập công ty sản xuất giày TOMS.

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý tưởng kinh doanh từ đôi chân trần của trẻ nghèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý tưởng kinh doanh từ đôi chân trần của trẻ nghèo Khi Blake Mycoskie thấy những đứa trẻ nghèo tại Argentina chân đất đi trên những con đường đầy rác và mảnh thủy tinh vỡ vào năm 2002, anh nảy ra ý định định lập công ty để giúp chúng có cơ hội xỏ giày. 4 năm sau, công ty của Mycoskie – mang tên TOMS Shoes và đặt trụ sở tại thành phố Santa Monica, Mỹ - đã tặng hơn 400.000 đôi giày cho trẻ em nghèo. Cùng với công việc từ thiện đó, anh đã đặt nền móng cho một hình thức kinh doanh mới ở Arlington, bang Texas, Mỹ. Người ta gọi hình thức ấy là “chủ nghĩa tư bản lương tri”. TOMS – chữ viết tắt của “Tomorrow's Shoes” – có ý tưởng kinh doanh rất đơn giản: Với mỗi đôi giày bán được, công ty sẽ tặng một đôi cho trẻ em nghèo. Mycoskie hình thành mô hình kinh doanh “một bán một cho” trong một chuyến đi tới Argentina để làm tình nguyện viên. Tại đây anh hiểu một đôi giày đơn giản có thể thay đổi cuộc đời của những đứa trẻ lang thang như thế nào. Cứ bán được một đôi giày, Mycoskie tặng một đôi cho trẻ em nghèo “Tôi nhìn thấy chân của nhiều đứa trẻ bị cứa và nhiễm trùng vì những mảnh thủy tinh. Thật chẳng có từ nào lột tả hết cảm giác của tôi khi nhìn những bàn chân đó. Lúc ấy tôi nghĩ rằng, thay vì thực hiện những hành động từ thiện, tại sao người ta không nhìn những đứa trẻ đường phố bằng con mắt của một doanh nhân và lập nên một công ty để giúp bọn trẻ có giày”, anh kể. Mycoskie từng thành lập 4 công ty trước khi tới Argentina. Khi còn là chàng sinh viên 19 tuổi ở Đại học Southern Methodist, thành phố Dallas, Mỹ anh lập dịch vụ giặt là. Sau đó anh mở công ty quảng cáo ngoài trời rồi bán nó để lập một kênh truyền hình thực tế, nhưng thất bại. Công ty thứ tư chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo lái xe qua mạng và công việc kinh doanh có vẻ thành công. Cuối cùng Mycoskie bán cổ phần trong công ty này với giá chưa tới 500.000 USD để thành lập công ty sản xuất giày TOMS. Trong năm đầu tiên, Mycoskie bán được 10.000 đôi giày làm bằng vải bạt với giá 45 USD một đôi. Cùng thời gian đó anh đem tặng 10.000 đôi giày cho trẻ em Argentina. Chàng doanh nhân từ chối đưa ra những con số cụ thể về doanh thu và lợi nhuận, nhưng nói người ta có thể dùng phương pháp suy luận để tính doanh thu tối thiểu kể từ khi anh mở công ty vào năm 2006. Với 400.000 đôi giày đã bán ở mức giá 45 USD, đương nhiên anh thu về 18 triệu USD. “Khi tôi khai trương TOMS tôi không thực sự coi nó là một công ty kinh doanh, mà chỉ đơn thuần là dự án nhân đạo”, doanh nhân 33 tuổi tâm sự. Ý tưởng của Mycoskie nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng như tài tử Brad Pitt, nữ minh tinh Liv Tyler, người đẹp Scarlet Johansson, siêu sao nhạc rock Bono, công chúa nhạc pop Britney Spears. “Tôi không biết tại sao họ ủng hộ tôi, bởi vì chúng tôi không tặng giày cho họ. Những ngôi sao nổi tiếng xuất hiện trên các tạp chí với những đôi giày của tôi trên chân. Sau đó các hãng bán lẻ bắt đầu quan tâm tới sản phẩm của tôi”, anh kể. Một trong những hãng bán lẻ đầu tiên nhận giày TOMS là Nordstrom. Sau đó các hãng Foods, Bergdorf's, Bloomingdale's, Macy's và Neiman Marcus tiếp bước. Ngày nay những đôi giày TOMS được bày bán ở hơn 20 quốc gia. Mycoskie nói mục tiêu của anh là hạ giá bán lẻ xuống dưới mức 45 USD để có thể giao giày có các hãng bán lẻ với giá 22,5 USD một đôi. Ngoài mẫu giày cơ bản, Mycoskie còn sản xuất giày ống cho phụ nữ với giá 98 USD một đôi và giày có dây buộc dành cho cả hai giới với giá 79 USD một đôi. “Tôi nhận thấy tỷ lệ nữ trong tổng số khách hàng lớn hơn so với tỷ lệ nam. Tính ra khách hàng nữ chiếm tới 70%”. Mycoskie nói. Mycoskie nói anh tìm cách áp dụng mô hinh tiếp thị của tập đoàn Apple để thu hút sự chú ý của mọi người. “Apple hấp dẫn đối với ông nội tôi, chị tôi và bản thân tôi, mặc dù chúng tôi thuộc ba thế hệ khác nhau”, ông chủ trẻ nói. Thiếu niên, cầu thủ bóng đá nữ, sinh viên và cả những người yêu nhạc jazz đang đeo giày của TOMS. Chúng được tạo nên từ vải bạt và có kiểu dáng đơn giản. Người ta có thể đeo chúng tới mọi nơi. Nhưng theo Mycoskie, khách hàng tỏ ra thích thú khi biết việc họ mua một đôi giày đồng nghĩa với việc một đứa trẻ lang thang nào đó sẽ có một đôi giày tương tự. Tính tới thời điểm hiện tại, hoạt động của TOMS vẫn phụ thuộc vào nỗ lực của cá nhân Mycoskie. “Chúng tôi nhận đơn đặt hàng từ Nordstrom và sản xuất theo mẫu mã, số lượng mà họ yêu cầu. Tiếp theo chúng tôi giao hàng và nhận tiền trong khoảng 30 tới 60 ngày sau đó”, Mycoskie mô tả quá trình sản xuất. Blake Mycoskie và một chiếc giày do công ty của anh sản xuất Ông chủ 33 tuổi nói anh hưởng lợi từ mối quan hệ lâu dài với một ngân hàng nhỏ tại bang Texas, nơi người ta chẳng bao giờ phàn nàn mỗi khi anh trả nợ chậm. Điều đó khiến Mycoskie không phải thu hút vốn của các nhà đầu tư khác. Anh sợ rằng nếu có thêm cổ đông, công ty sẽ phải tập trung vào mục tiêu lợi nhuận thay vì hoạt động nhân đạo. “Tôi từng nảy ra ý định kêu gọi đầu tư từ bên ngoài vài lần, nhưng cuối cùng tôi quyết định từ bỏ ý định ấy vì sợ rằng sự góp vốn của người khác sẽ phá hỏng văn hóa riêng của công ty”, anh nói. Mycoskie nói anh dự định tăng gấp đôi sản phẩm trong năm nay, tức là sản xuất thêm 400.000 đôi giày nữa. Để hoàn thành mục tiêu đó, anh sẽ phải thuê thêm nhân công (hiện tại công ty có 70 người). Hoạt động sản xuất cũng phải được đẩy mạnh hơn ở các nhà máy tại Argentina, Trung Quốc và Ethiopia. Sự mở rộng quy mô sản xuất sẽ khiến Mycoskie gặp nhiều khó khăn hơn trong việc quán xuyến mọi hoạt động kinh doanh. “Tôi sẽ tuyển thêm người để họ thực hiện những công việc cơ bản mà tôi đang làm. Tôi muốn có thêm thời gian để diễn thuyết trước công chúng về nỗi thống khổ của những người phải đặt đôi bàn chân trần trên những mảnh đất có độ axit cao trong cuộc sống hàng ngày. Khoảng 1 triệu người dân Ethiopia mắc các bệnh về chân và thực trạng đó có thể được ngăn chặn bằng cách đeo giày”, anh bày tỏ. Với tư cách là doanh nhân, Mycoskie luôn nghĩ con đường phía trước của anh là làm việc chăm chỉ để tạo ra một gia sản lớn. Sau đó, trong những năm còn lại của cuộc đời anh sẽ lập nên những chương trình từ thiện để giúp đỡ người không may mắn. “Tôi luôn nói với mọi người rằng di sản mà tôi để lại không phải là cái mà tôi tạo ra, mà chắc chăn là những thứ tôi đã cho người khác”, anh phát biểu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20100830_y_tuong_kinh_doanh_tu_doi_chan_tran_cua_tre_ngheo_9738.pdf