I. Những vấn đề chung về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại các doanh nghiệp thương mại.
1. Đặc điểm kinh doanh thương mại.
1.1 Khái niệm
1.2 Đặc điểm của hoạt động thương mại
2. Khái niệm tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
3. Vị trí, vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kinh doanh thương mại
II. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá.
1.Yêu cầu quản lý:
2. Nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
III. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá:
1. Các phương pháp tính gía hàng xuất bán.
1.1 Phương pháp tính giá theo giá đơn vị bình quân.
1.2 Phương pháp nhập trước xuất trước
1.3 Phương pháp nhập sau xuất trước
1.4 Phương pháp tính giá thực tế đích danh
1.5 Phương pháp giá hạch toán
2. Kế toán chi tiết hàng hoá
3. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại
3.1 Bán buôn
3.2 Bán lẻ
3.3 Bán hàng qua đại lý ký gửi
3.4 Bán hàng trả góp
3.5 Phương thức tiêu thụ nội bộ
4. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo các phương thức bán hàng.
4.1 Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên
a. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên ở doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
a. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên ở doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
4.2 Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ
5. Hạch toán giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và chiết khấu thương mại
IV. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
1. Hạch toán phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ
2. Hạch toán chi phí bán hàng
3. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
V. Các sổ kế toán áp dụng trong hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
1. Nhật ký chung
2. Nhật ký - sổ Cái
3. Chứng từ - Ghi sổ
4. Nhật ký chứng từ
VI. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ theo chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước trên thế giới.
1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu tiêu thụ hàng hoá
2. Phương pháp hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá theo hệ thống kế toán Pháp
3. Phương pháp hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá theo hệ thống kế toán Mỹ
49 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá. Như vậy, hạch toán chi tiết hàng hoá bao gồm hai công việc là nhập hàng và xuất hàng- liên quan đến nghiệp vụ mua và bán hàng hoá. Công việc hạch toán chi tiết hàng hoá được thực hiện ở cả hai nơi : kho và phòng kế toán.
Về phương pháp kế toán chi tiết, có thể thực hiện theo 3 phương pháp sau: phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ số dư và phương pháp đối chiếu luân chuyển.
2. Phương thức tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại.
Phương thức tiêu thụ hàng hoá là cách mà các doanh nghiệp áp dụng để bán được số hàng hoá của mình. Vì vậy, phương thức tiêu thụ hàng hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1. Bán buôn.
Bán buôn hàng hoá là việc bán hàng hoá cho mạng lưới bán lẻ, cho sản xuất, cho xuất khẩu. Đặc điểm của bán buôn là bán hàng hoá với khối lượng lớn , hàng hoá thường phong phú đa dạng như trong bán lẻ. Hàng hoá sau khi bán vẫn nằm trong lưu thông và chưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
*Bán buôn qua kho: Hàng hoá được tập trung tại kho của doanh nghiệp trước khi tiêu thụ. Bán buôn hàng hoá qua kho được thực hiện bằng hai hình thức:
Bán buôn theo hình thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng: khách hàng đến tận kho công ty để nhận hàng.
Bán buôn theo hình thức chuyển gửi hàng: công ty sẽ chuyển hàng đến cho khách hàng theo yêu cầu.
*Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyển thẳng cho bên mua. Bán buôn vận chuyển thẳng có thể thực hiện dưới hai hình thức:
- Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: doanh nghiệp thực hiện đồng thời hai quá trình chuyển giao quyền sở hữu cho hàng hoá và nghĩa vụ thanh toán với cả hai đối tượng: khách hàng và nhà cung cấp.
Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán:
Trong trường hợp này, doanh nghiệp đóng vai trò là trung gian trong mối quan hệ giữa bên cung cấp và bên mua. Thực sự doanh nghiệp không phát sinh các nghiệp vụ mua, bán hàng mà chỉ là trung gian môi giới và được hưởng hoa hồng do một hoặc cả hai bên trả .
2.2. Bán lẻ:
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá. Hàng hoá được bán trực tiếp cho người tiêu dùng do đó giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện.
Hàng hoá bán lẻ thường có khối lượng nhỏ, khách hàng thường thanh toán ngay bằng tiền mặt nên không nhất thiết phải lập chứng từ cho từng lần bán.
+ Bán hàng thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này nhân viên bán hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về số lượng hàng đã nhận để bán ở quầy hàng. Nhân viên này trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho cho khách hàng. Nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá thường không lập chứng từ riêng biệt. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý hàng hoá, hàng bán lẻ ở quầy có thể được kiểm kê định kỳ hoặc hàng ngày, lập báo cáo bán hàng theo từng mặt hàng....Tiền bán hàng sẽ được nhân viên bán hàng nộp theo quy định cho thủ quỹ của công ty.
+ Bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này, việc thu tiền của người mua và việc giao hàng cho khách hàng được tách rời nhau. Nhân viên thu tiền có nhiệm vụ thu tiền , viết hoá đơn cho khách hàng còn nhân viên bán hàng có nhiệm vụ giao hàng. Định kỳ, thực hiện kiểm kê hàng hoá và lập báo cáo bán hàng, nhân viên thu tiền nộp tiền cho thủ quỹ công ty.
+ Bán hàng tự chọn: Theo hình thức này, khách hàng tự chọn hàng hoá ở các quầy hàng và thanh toán tại quầy thu tiền. Nhân viên thu tiền sẽ có nhiệm vụ tập hợp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ.
3.3. Bán hàng qua đại lý ký gửi:
- Đối với bên giao đaị lý: Hàng giao cho đơn vị đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và chưa xác nhận là hàng đã bán.
Chỉ khi bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì bên giao đại lý mới được ghi nhận doanh thu.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) trên tổng giá trị hàng gửi bán đã tiêu thụ mà không được trừ đi phần hoa hồng đã trả cho bên nhận đại lý. Khoản hoa hồng doanh nghiệp đã trả được coi là chi phí bán hàng và hạch toán vào chi phí bán hàng trong kỳ.
- Đối với bên nhận đại lý: Số hàng nhận đại lý không thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, bán hộ và được hưởng hoa hồng bán hàng hộ của doanh nghiệp.
3.4. Phương thức bán hàng trả góp:
Đây là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Khách hàng sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần số tiền mua hàng, số tiền còn lại khách hàng sẽ chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường, số tiền hàng phải trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc (tính theo giá trị một lần) và phần lãi trả chậm tính vào doanh thu của hoạt động tài chính. Vì vậy, giá bán theo phương thức trả góp bao giờ cũng cao hơn giá bán thông thường. Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao về mặt hạch toán đã được coi là tiêu thụ nhưng về thực chất chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp doanh nghiệp mơí mất quyền sở hữu.
3.5. Phương thức tiêu thụ nội bộ:
Tiêu thụ nội bộ là phương thức tiêu thụ mà việc mua bán hàng hoá, dịch vụ diễn ra giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một doanh nghiệp thương mại. Tiêu thụ nội bộ còn bao gồm các khoản hàng hoá, dịch vụ biếu tặng, xuất trả lương, thưởng, xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với các phương thức tiêu thụ hàng hoá, các doanh nghiệp còn phải quan tâm đến các hình thức thanh toán để đạt được những kết quả mong muốn. Các hình thức thanh toán được sử dụng trong các giao dịch tiêu thụ hàng hoá là:
- Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt:
Là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán. Khi nhận được hàng hoá thì bên mua xuất tiền mặt ở quỹ trả trực tiếp cho bên bán. Thanh toán trực tiếp giữa người bán và người mua có thể tín hành bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý.
- Thanh toán không dùng tiền mặt:
Là hình thức thanh toán thực hiện bằng hình thức chuyển tiền từ tài khoản của doanh nghiệp hoặc bù trừ giữa các doanh nghiệp thông qua cơ quan trung gian là ngân hàng. Doanh nghiệp có thể chọn một trong các hình thức sau để thanh toán:
. Thanh toán bằng séc
. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
. Thanh toán bù trừ
. Thanh toán bằng thư tín dụng và tài khoản đặc biệt.
- Thanh toán bằng nghiệp vụ ứng trước tiền hàng: khách hàng chuyển tiền cho nhà cung cấp trước khi thanh toán tiền hàng. Trường hợp này xảy ra khi nhà cung cấp có gặp khó khăn về tài chính hoặc hàng hoá này thực sự khan hiếm và có vị trí trên thị trường.
Ngoài ra, nếu đơn vị sử dụng phương pháp hàng đổi hàng thì số hàng đơn vị đem ra trao đổi cũng chính là một phương tiện thanh toán cho số hàng đổi về. Đây là hình thức thanh toán bằng hàng hoá có thể tạo ra doanh thu (khi trao đổi không ngang giá) hoặc không tạo ra doanh thu khi trao đổi ngang giá. Tuy nhiên hình thức này ít được sử dụng.
4. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo các phương thức bán hàng:
Trong hạch toán tiêu thụ hàng hoá kế toán có thể tiến hành theo hai phương pháp là: Phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Nội dung và trình tự hạch toán đựoc trình bày như sau:
4.1. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá trên sổ kế toán.
Để phục vụ cho hạch toán quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp thương mại sử dụng các chứng từ sau:
-Các chứng từ bán hàng: Các chứng từ bán hàng là cơ sở ghi sổ doanh thu và các sổ kế toán có liên quan đến đơn vị bán. Gồm:
+ Hoá đơn bán hàng.
+ Hoá đơn thuế GTGT.
+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
+ Bảng thanh toán tiền hàng đại lý ( Ký gửi ).
+ Thẻ quầy hàng.
- Chứng từ về hàng tồn kho :
Chứng từ hàng tồn kho thường sử dụng ttrong quá trình tiêu thụ là: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, thẻ kho, Bảng kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá.
- Chứng từ kế toán tiền mặt: Theo dõi tình hình thu chi, tồn quỹ của các loại tiền mặt, các khoản tạm ứng nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho kế toán và quản lý các đơn vị trong lĩnh vực tiền tệ. Gồm: Phiếu thu, Phiếu chi, Biên lai thu tiền, Bảng kiểm kê quỹ.
Các tài khoản được sử dụng trong phương pháp này gồm :
ỹTài khoản 156 – Hàng hoá: Phản ánh giá trị thực tế hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá của doanh nghiệp, bao gồm hàng hoá tại các kho quầy, chi tiết theo từng kho, quầy, từng loại, nhóm hàng hoá.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
+ Trị giá mua, nhập kho của hàng hoá nhập kho trong kỳ
+ Trị giá hàng thuê gia công chế biến, nhập kho
+ Chi phí thu mua hàng hoá
Bên Có:
+ Trị giá xuất kho của hàng hoá gồm: Xuất bán, xuất giao đại lý, xuất thuê chế biến, xuất góp liên doanh, xuất sử dụng.
+ Trị giá hàng hoá xuất trả lại người bán.
+ Giảm giá hàng mua được hưởng.
+ Trị giá hàng hoá thiếu hụt coi như xuất.
Dư Nợ:
+ Trị giá thực tế mua vào của hàng tồn kho.
+ Chi phí thu mua hàng tồn kho.
Tài khoản 156 chi tiết thành :
TK 1561- Giá mua hàng hoá.
TK 1562- Chi phí thu mua hàng hoá
ỹTài khoản 157 – Hàng gửi bán: dùng để phản ánh trị giá mua của hàng hoá gửi bán, ký gửi, đại lý chưa được chấp nhận thanh toán. Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
+ rị giá hàng hoá đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi.
+ Trị giá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Bên Có:
+ Trị giá hàng hoá đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
+ Trị giá hàng hoá đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc đã được thanh toán.
Dư Nợ: Trị giá hàng hoá đã gửi đi nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.
ỹTài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế của doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
+ Số thuế phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biết, thuế xuất khẩu) tính trên doanh số bán trong kỳ.
+ Trị giá hàng bán bị trả lại.
+ Khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ.
+Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ.
+ Trợ cấp, Trợ giá Nhà nước cấp.
TK511 không có số dư và được chi tiết thành:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm.
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
ỹTK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ: Phản ánh doanh thu của hàng hoá tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị ttrực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty. Kết cấu và nội dung của TK 512 tương tự như TK 511, cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 3 tiểu khoản:
TK 5121- Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5122- Doanh thu bán thành phẩm.
TK 5123- Doanh thu cung cấp dịch vụ.
ỹTK 531- Hàng bán bị trả lại: Phản ánh số doanh thu của hàng hoá đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp các khoản doanh thu của số hàng tiêu thụ bị trả lại. Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu trong kỳ.
TK531 không có số dư cuối kỳ.
ỹTK 532 – Giảm giá hàng bán: Phản ánh các khoản giảm giá hàng bán cho khách theo giá bán đã thoả thuận.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu.
TK532 không có số dư cuối kỳ.
ỹTK632 – Giá vốn hàng bán: Dùng để theo dõi trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán trong kỳ ( gồm trị giá mua hàng đã tiêu thụ và chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ).
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ: -Trị giá vốn thực tế của hàng hoá(Trị giá mua và phí thu mua) xác định là tiêu thụ trong kỳ.
Khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
Khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng đã lập năm trước.
. . . . . . . . .
Bên Có:
Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng đã lập năm trước).
- Trị giá mua của hàng đã tiêu thụ bị trả lại trong kỳ.
TK632 không có số dư cuối kỳ.
ỹTK 3387: doanh thu chưa thực hiện
Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang TK doanh thu bán hàng hoặc doanh thu hoạt động tài chính.
Bên Có: Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện trong kỳ.
Số dư bên Có: Doanh thu thực hiện ở thời điểm cuối kỳ.
ỹTK 521: chiết khấu thương mại
Bên Nợ:Số chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.
Bên Có: Kết chuyển chiết khấu thương mại sang TK doanh thu bán hàng
TK 521 cuối kỳ không có số dư.
ỹTK 635: Chi phí hoạt động tài chính.
a.Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
*Hạch toán nghiệp vụ bán buôn
Bán buôn qua kho:
- Đối với hình thức bán trực tiếp, khi người mua nhận đủ hàng theo hợp đồng, ký nhận vào các giấy tờ có liên quan khi đó hàng hoá không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nữa, hàng hoá xác định là tiêu thụ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu chưa thuế đồng thời phản ánh phần thuế GTGT đầu ra phải nộp tính trên doanh số ghi nhận.
- Đối với hình thức bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng, khi giao hàng cho khách, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng đó mới được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi nhận doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT.
Đối với phần chiết khấu thanh toán cho khách hàng khi thanh toán trước thời hạn hoặc vì một lý do ưu đãi khác kế toán hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sang TK911, kết chuyển giá vốn hàng bán trừ vào kết quả.
Trình tự hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ: Hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho
(3)
TK 3331
(6)
(4)
(5)
(2b)
(2a)
(1)
TK 157
TK 635
TK 111, 112, 131
TK 511
TK 911
TK 632
TK 156
(7)
(1) : Trị giá hàng xuất tại kho.
(2a) : Hàng xuất kho gửi bán, khách hàng chưa chấp nhận thanh toán.
(2b) : Kết chuyển giá vốn hàng gửi bán
: Doanh thu bán hàng.
: Thuế GTGT đầu ra.
: Kết chuyển giá vốn hàng bán.
: Chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
: Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng.
Bán buôn vận chuyển thẳng
+ Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp không nhập kho hàng mua mà bán thẳng cho khách hàng do đó kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của số hàng mua chuyển thẳng qua TK 157(nếu chuyển gửi bán), hàng hoá vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Việc ghi nhận doanh thu được thực hiện khi bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, trị giá mua của hàng tiêu thụ được kết chuyển sang giá vốn hàng bán.
Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ và kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ để xác định kết quả.
Trình tự hạch toán được khái quát như sau:
Sơ đồ : Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán.
(5)
(2b)
(3)
(2a)
(1)
TK 133
TK 157
TK 3331
TK 111, 112, 131
TK 511
TK 911
TK 632
TK 111, 112, 331
(6)
(4)
(7)
(1): Giá vốn hàng bán (Trường hợp giao nhận trực tiếp tay ba với nhà cung cấp và khách hàng).
(2a): Hàng gửi bán (trường hợp doanh nghiệp phải chuyển hàng đến cho khách hàng ).
(2b): Giá vốn hàng gửi bán đã xác định tiêu thụ.
(3): Thuế GTGT đầu vào.
(4): Doanh thu bán hàng.
(5): Thuế GTGT đầu ra của hàng bán.
(6): Kết chuyển giá vốn hàng bán.
(7): Kết chuyển doanh thu bán hàng.
+Hạch toán bán buôn theo phương thức vận chuyển thẳng, không tham gia thanh toán.
Về thực chất, doanh nghiệp thương mại đứng ra làm trung gian, môi giới giữa bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng (do bên bán hoặc bên mua trả). Vì vậy theo hình thức này doanh nghiệp không ghi nhận nghiệp vụ mua cũng như nghiệp vụ bán. Doanh thu ghi nhận trong trường hợp này là phần hoa hồng được hưởng từ việc môi giới. Đối với các chi phí liên quan đến hoạt động môi giới được hạch toán vào chi phí bán hàng.
Trình tự hạch toán được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ: Hạch toán nghiệp vụ bán buôn chuyển thẳng không tham gia thanh toán.
(3)
TK 111, 112
TK 3331
TK 511
TK 911
TK 111, 112
TK 641
(4)
(5)
(1)
(2)
(1): Hoa hồng được hưởng trực tiếp từ nghiệp vụ môi giới.
(2): Thuế GTGT của nghiệp vụ môi giới.
(3): Chi phí liên quan đến nghiệp vụ môi giới.
(4): Kết chuyển chi phí môi giới bán hàng.
(5): Kết chuyển hoa hồng được hưởng.
* Hạch toán bán lẻ hàng hoá (Bán lẻ thu tiền tập trung, thu tiền trực tiếp, tự chọn)
Trong hạch toán bán lẻ hàng hoá khi xuất kho giao hàng cho cửa hàng, cho quầy, kế toán chi tiết TK kho hàng theo địa điểm luân chuyển nội bộ, doanh thu được ghi nhận khi kế toán bán hàng nhận được báo cáo bán hàng từ các quầy hàng. Kế toán đối chiếu số tiền ghi trên báo cáo với số tiền thủ quỹ thu của nhân viên bán hàng, nếu có chênh lệch thừa so với số đã nộp hạch toán vào TK 3381 (Tài sản thừa chờ xử lý ), nếu tiền thiếu so với số đã nộp, kế toán hạch toán vào TK 1388 ( Tài sản thiếu chờ xử lý ).
Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ vào TK 911, kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trừ vào kết quả tiêu thụ .
Trình tự hạch toán được khái quát như sau:
Sơ đồ: Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá:
(7)
(1)
TK 1388
TK 3381
TK 911
TK 511
TK 632
TK 156 Quầy
TK 156 Kho
TK 111, 112
TK 3331
(2)
(4)
(5)
(6)
(8)
(3)
(1): Xuất hàng từ kho cho quầy
(2): Trị giá hàng xuất bán.
(3): Kết chuyển giá vốn
(4): Doanh thu bán hàng
(5): Thuế GTGT đầu ra
(6): Tiền bán hàng thừa chưa xử lý
(7): Tiền bán hàng thiếu chưa xử lý
(8): Kết chuyển doanh thu bán hàng.
* Hạch toán phương thức bán hàng qua đại lý, ký gửi:
+ Tại đơn vị giao đại lý:
-Số hàng chuyển giao cho đại lý, vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng cho số hàng đã bán được doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng đó.
Khi nhận bảng kê hàng hoá bán ra của số hàng đã được các đại lý gửi về, kế toán ghi nhận giá vốn , doanh thu bán hàng. Hoa hồng trừ cho bên đại lý được tính vào chi phí bán hàng trong kỳ.
Sơ đồ : Hạch toán trường hợp có hàng giao đại lý
TK 156
TK 157
TK 632
TK 911
TK 511
TK 111,112,131
(1)
(2)
(6)
(7)
(3)
TK 641
TK 156
(4)
(5)
(1): Trị giá hàng gửi bán
(2): Giá vốn hàng bán
(3): Doanh thu của hàng gửi bán đại lý
(4): Thuế GTGT đầu ra của hàng tiêu thụ
(5): Tiền hoa hồng của đại lý ký gửi.
(6): Kết chuyển giá vốn hàng bán.
(7): Kết chuyển doanh thu bán hàng.
+ Hạch toán tại đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi:
Hàng nhận đại lý không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp do đó không được tính vào tài sản của doanh nghiệp.
Khi nhận hàng đại lý, kế toán bán hàng chỉ ghi đơn bên nợ TK 003 (Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi), khi bán được hàng kế toán ghi có TK 003.
Doanh thu ghi nhận trong trường hợp này chính là phần hoa hồng đại lý nhận được.
Trình tự hạch toán được khái quát như sau:
Sơ đồ : Hạch toán trường hợp doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý.
TK 003
TK 911
TK 511
TK 111,112,131
TK 331
(5)
(3a)
(3b)
(4)
-Nhận -Bán
-Trả lại
(1): Ghi nhận hàng gửi bán đại lý.
(2): Số hàng nhận gửi đã bán được.
(3a): Hoa hồng bán hàng được hưởng.
(3b): Số tiền phải trả cho bên giao đại lý.
(4): Thanh toán tiền hàng cho bên giao đại lý
* Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương thức bán hàng trả góp
Khi hàng hoá giao cho người mua, lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. Về thực chất chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu . Doanh thu ghi nhận là doanh thu tính theo giá bán trả một lần, đối với phần lợi tức nhận được do bán trả góp kế toán hạch toán vào tài khoản thu nhập hoạt động tài chính.
Trình tự hạch toán được khái quát như sau:
Sơ đồ : Hạch toán bán hàng theo phương thức trả góp.
TK 156
TK 632
TK 911
TK 511
TK 111,112,131
(1)
(5)
(6)
(2)
TK 515
TK 3331
(3)
(4)
(7)
TK 3387
(8)
(9)
(1): Trị giá hàng tiêu thụ
(2): Doanh thu bán hàng trả góp
(3): Thuế GTGT của hàng bán ra.
(4): Lãi tính trên khoản phải trả về hàng bán trả góp do chậm trả.
(5): Kết chuyển giá vốn hàng bán.
(6): Kết chuyển doanh thu bán hàng.
(7): Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính.
(8): Kết chuyển chênh lệch giữa tổng giá bán trả chậm trả góp với giá bán trả tiền ngay.
(9): Kết chuyển doanh thu tiền lãi theo cam kết trả chậm
* Hạch toán tiêu thụ nội bộ
Về cơ bản hạch toán tiêu thụ nội bộ tương tự như hạch toán tiêu thụ bên ngoài, doanh nghiệp tiêu thụ nội bộ được ghi nhận ở TK 512 bao gồm cả thuế GTGT TK 9111, kết chuyển giá vốn trừ vào kết quả tiêu thụ.
Trình tự hạch toán tiêu thụ nội bộ
Sơ đồ: Hạch toán tiêu thụ nội bộ
TK 156
TK 632
TK 911
TK 512
641,642
(1)
(5)
(6)
(2a)
TK 3331
(2b)
(3)
(4)
TK 133
TK 111,112,136,334,431
(1): Trị giá hàng xuất kho.
(2): Doanh thu tiêu thụ nội bộ trường hợp biếu, tặng, quảng cáo....
(2b): Thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng biếu, tặng, quảng cáo...
(3): Doanh thu tiêu thụ nội bộ trong trường hợp bán hàng thu tiền, trả lương, thưởng cho nhân viên bằng hàng hoá.
(4): Thuế GTGT đầu ra của hàng tiêu thụ.
b. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với mặt hàng chịu thuế TTĐB.
Tại các doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp việc hạch toán doanh thu cũng tương tự như tại doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác là doanh thu bán hàng được ghi nhận ở TK 511 bao gồm cả thuế GTGT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế GTGT cuối kỳ phải nọp được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp còn thuế TTĐB trừ vào doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần. Các khoản giảm giá, bớt giá cuối kỳ kết chuyển ghi giảm doanh thu.
Trình tự hạch toán được khái quát như sau:
Sơ đồ : hạch toán tiêu thụ hàng hoá ở doanh nghiệp tính thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp hoặc đối với mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):
(2)
(4)
(6)
(5)
(3)
(1)
TK 3333
TK 642
TK 3331
TK 111,112,131
TK 511
TK 911
TK 632
TK 156,157
(1): Trị giá hàng xuất bán (gồm cả thuế GTGT và TTĐB)
(2): Doanh thu bán hàng (gồm cả thuế GTGT và TTĐB).
(3): Cuối kỳ xác định thuế GTGT phải nộp.
(4): Thuế TTĐB phải nộp.
(5): Kết chuyển giá vốn hàng bán.
(6): Kết chuyển doanh thu bán hàng.
4.2. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, giá trị hàng hoá không được theo dõi một cách thường xuyên trên sổ kế toán mà chi theo dõi vào đầu kỳ và cuối kỳ. Do đó phương pháp này không cho biết tình hình hiện có, tăng giảm hàng hoá tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ mà muốn xác định giá trị vật liệu hàng hoá xuất bán phải dựa vào kết quả kiểm kê.
Tài khoản sử dụng:
Các tài khoản sử dụng để hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ là: 156, 157, 151, 632, 511, 512, 531, 532, 6112...
TK 611 (6112) – Mua hàng hoá
TK này phản ánh trị giá hàng hoá mua vào theo giá thực tế và được mở chi tiết theo từng thứ loại, từng kho, từng quầy hàng.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Trị giá thực tế hàng hoá chưa tiêu thụ đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ.
Bên Có:
+ Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại
+ Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ.
TK 6112 không có số dư cuối kỳ.
TK 156 – Hàng hoá: Phản ánh trị giá hàng tồn kho, tồn quầy, chi tiết theo từng loại, từng nơi.
Bên Nợ: Trị giá hàng tồn khoa tồn quầy cuối kỳ.
Bên Có: Kết chuyển trị giá hàng tồn kho, tồn quầy đầy kỳ.
Dư Nợ: trị giá hàng tồn kho, tồn quầy.
Về cơ bản trình tự hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại các doanh nghiệp áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ giống những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Công tác kiểm kê hàng hoá được tiến hành cuối kỳ hạch toán để xác định giá trị hàng hoá tồn kho thực tế, trên cơ sở đó, kế toán phản ánh vào tài khoản hàng tồn kho. Giá vốn hàng bán ra được coi là tiêu thụ cuối kỳ được xác định theo công thức:
Trị giá hàng hoá xuất kho
=
Tổng trị giá hàng hoá mua vào trong kỳ
+
Trị giá vật hàng hoá tồn đầu kỳ
-
Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ
Trình tự hạch toán được khái quát như sau:
Sơ đồ: Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá theo phương thức kiểm kê định kỳ
TK151, 156,157
TK 611
TK 632
TK 911
TK 511
TK111,112,131
(1)
(5)
(6)
(7)
(2)
(4)
TK 3333
(3)
(1): Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng mua của hàng hoá tồn đầu kỳ
(2): Doanh thu bán hàng
(3): Thuế GTGT đầu ra
(4): Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, xác định giá trị mua của hàng đang đi đường, hàng tồn kho, hàng đã gửi bán nhưng chưa xá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0534.doc