27 đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của ý trả lời đúng nhất:

a/ Trong thụ tinh sự kiện quan trọng nhất là:

A. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái.

B. Các giao tử kết hợp với nhau theo tỷ lệ 1:1

C. Kết hợp chất TB của 2 giao tử.

D. Sự kết hợp chất nhân của 2 giao tử.

b/ ở người bệnh teo cơ do gien lặn d nằm trên NST giới tính X quy định, gien D quy định tính trạng bình thường. Nếu cho nữ có kiểu gien dị hợp kết hôn với Nam bình thường thì con sinh ra như thế nào?

A. Con gái bị bệnh. B. Con trai bị bệnh

C. Cả trai và gái đều bị bệnh. D. Cả trai và gái không bị bệnh.

c/ ở người có bộ NST 2n = 46. Một tế bào đang ở kỳ sau của giảm phân II> Hỏi tế bào đó có bao nhiêu NST?

A. 46 B. 92 C. 23 D. 184

d/ Một gien có chiều dài 0,255 m, trong đó số nuclêotit loại xitôxin là 150. Hãy cho biết trên gien đó có bao nhiêu liên kết hiđro?

A. 1500 B. 750 C. 1650 D. 2100

 

doc45 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 62096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 27 đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
400 : 50 = 8 tế bào ( 0,25 đ) 2 - Nhóm hai : Đang ở kì giữa I hoặc giữa II ( 0,5 đ) Nếu giữa I có : 16 tế bào ( 0,25 đ) Nếu giữa II : 32 tế bào ( 0,25 đ) + Nếu hoàn tất giảm phân là kì cuối II : 64 tế bào (0,5 đ) Câu 6 : ( 2 điểm ) a) Tổng số nuclêôtit của gen là : N = ( L . 3,4 ) : 2 = 2400 nu ( 0,25đ) b) Số Nu từng loại trên mỗi mạch đơn : + Số Nu một mạch đơn = ( N : 2) = 2400 : 2 = 1200 nu ( 0,25đ) + Tỷ lệ Nu trên mạch đơn thứ I là : : = = = 120 Nu (0,5 đ) a) Vậy số Nu từng mạch đơn : Mạch 1 Mạch 2 A1 = T2 = 1 . 120 = 120 Nu T1 = A2 = 2 . 120 = 240 G1 = X2 = 3 . 120 = 360 (0,5 đ) X1 = G2 = 4 . 120 = 480 b) Số Nu từng loại của gen : Ta có : A = T = A1 + T1 = 120 + 240 = 360 nu (0,25đ) G = X = G1 + X1 = 360 + 480 = 840 nu (0,25đ ………………………………………………………………… ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 - CẤP THCS NĂM HỌC 2009 – 2010 (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,5 điểm) Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh? Câu 2: (1,5 điểm) Giải thích tại sao tảo không đựơc xem là cây xanh thực sự ? Lợi ích của tảo trong tự nhiên. Câu 3: (1 điểm) Vì sao sự thích nghi của thú với điều kiện sống lại rất đa dạng và phong phú. Câu 4: (2 điểm) Giải thích bộ máy tiêu hoá và bộ máy hô hấp của của chim thích nghi với sự bay ? Câu 5: (1,5 điểm) Hãy giải thích những đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút và vận động. Câu 6: (1,5 điểm) Thân nhiệt là gì ? Giải thích vì sao lúc trời lạnh cơ thể có hiện tượng dựng lông ở da, trời quá lạnh cơ thể có hiện tượng run. Câu 7: (3 điểm) Ức chế của phản xạ có điều kiện xảy ra như thế nào ? Mối quan hệ giữa sự ức chế phản xạ có điều kiện cũ và sự thành lập phản xạ có điều kiện mới ? Ý nghĩa đối với đời sống ? Câu 8: (2 điểm) Phát biểu nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập. Qua đó so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai quy luật này ? Câu 9: (2điểm) Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội (2n – 1)(2n –1) Câu 10: (2 điểm) Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN là gì ? Câu 11: (2 điểm) Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài đều nguyên phân 2 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 120 nhiễm sắc thể. Xác định: Số tế bào con tạo ra. Tên loài. ĐÁP ÁN NĂM HỌC 2009 – 2010 Câu 1: (1,5 điểm) - Thụ phấn : Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ (0,5 điểm) - Thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành một tế bào mới là hợp tử. Hiện tượng thụ tinh sảy ra tại noãn.(0,5 điểm) - Hiện tượng thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh vì: (0,5đ điểm) + Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nảy mầm (hình thành các ống phấn mang tế bào sinh dục đực xuyên qua vòi nhụy đến bầu nhụy gặp noãn) thì hiện tượng thụ tinh mới thực hiện được. + Có một số trường hợp ( phấn của các cây không cùng loại) tuy có hiện tượng thụ phấn nhưng không thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được. Câu 2: (1,5 điểm) Tảo không được xem là cây xanh thực sự vì: * Cấu tạo cơ thể đơn giản, chưa phân hoá dạng rễ, thân, lá. Các tế bào chưa phân hoá thành các mô khác nhau (đặc biệt là chưa có mô dẫn) do đó tảo sống chủ yếu ở môi trường nước và dạng cơ thể của tảo gọi là tản. (0,75 điểm) * Lợi ích của tảo trong tự nhiên: (0,75 điểm) - Cung cấp oxi (nhả ra khi quang hợp) và là nguồn thức ăn cho các động vật ở nước. - Là thức ăn cho gia súc và cho con người. - Các công dụng khác (phân bón, nguyên liệu, làm giấy, hồ gián, thuốc nhuộm...) Câu 3: (1 điểm) Thú thích nghi với điều kiện sống vì:Thú là động vật đẳng nhiệt, có hệ thần kinh, giác quan và các hệ cơ quan phát triển ở mức độ cao nên có thể sinh sống và thích nghi dễ dàng dối với môi trường có những điều kiện sống khác nhau thậm chí rất khắc nghiệt (xa mạc, núi cao....) Câu 4: (2 điểm) Hệ cơ quan Địa điểm Sự thích nghi Tiêu hoá 1.Hàm thiếu răng. 2.Ruột ngắn. 3.Thiếu ruột thẳng - Cơ thể nhẹ - Thải phân nhanh - Thiếu nơi trữ phân. Hô hấp Có 9 túi khí đi vào giữa các nội quan, đi vào các xoang rỗng của xương. Cơ thể nhẹ, cách nhiệt, giảm ma sát giữa các nội quan. tận dụng được nguồn oxi trong không khí, tăng nhịp hô hấp mà vẫn không bị thiếu không khí khi chim bay. Câu 5: (1,5điểm) Những đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút. - Tế bào cơ có cấu tạo dạng sợi. Trong sợi cơ có rất nhiều tơ cơ. Hai loại (tơ cơ dày và tơ cơ mảnh) có khả năng lồng vào nhau khi cơ co làm cho các sợi cơ co rút lại và tạo ra lực kéo. (0,5 điểm) - Nhiều tế bào cơ hợp thành bó cơ có màng liên kết bao bọc; nhiều bó cơ hợp thành bắp cơ. Các bắp cơ nối vào xương. Do đó khi sợi cơ co dẫn đến các bắp cơ co rút lại và kéo xương chuyển dịch và vận động. (0,5 điểm) - Số lượng cơ của cơ thể rất nhiều (khoảng 600 cơ) đủ để liên kết với toàn bộ xương để tạo ra bộ máy vận động cho cơ thể. (0,5 điểm) Câu 6: (1,5điểm) * Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể ( cơ thể luôn có nhiệt độ ổn định khoảng 370c) * Lúc trời lạnh: Cơ thể chống lạnh bằng cách tăng dị hoá sinh nhiệt và giảm sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường. ( hiện tượng dựng lông ở da gíup cơ thể giảm bớt độ lạnh của môi trường xâm nhập, đồng thời hạn chế sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường ngoài) * Khi trời quá lạnh: Cơ thể có hịên tượng run. ( run là một dạng co rút nhanh của cơ nhằm tăng cường quá trình dị hoá sinh nhiệt để cơ thể chống lạnh) Câu 7: (3 điểm) * Ứ c chế sảy ra: - Nếu phản xạ có đều kiện đã được thành lập không đựơc củng cố thường xuyên. - Một kích thích quá mạnh xuất hiện sẽ dập tắt . * Mối quan hệ giữa sự ức chế phản xạ có điều kiện cũ và sự thành lập phản xạ có điều kiện mới. Có mối liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể thích nghi kịp thời trước những thay đổi xảy ra thường xuyên trong môi trường xung quanh. * Ý nghĩa: Ức chế dập tắt có ý nghĩa bảo vệ hệ thần kinh, chống lại các tác động gây tổn hại hệ thần kinh. Câu 8: (2 điểm) * Quy luật phân ly: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội 1 lặn (0,25 điểm) * Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử (0,25 điểm) * Điểm giống nhau:(0,5điểm) + Bố mẹ mang lai phải thuần chủng. + Tính trội phải là trội hoàn toàn. + Số lượng con lai phải đủ lớn. - Ỏ F1 đều phân ly tính trạng + Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa 2 cơ chế (phân ly của các cặp gen trong giảm phân tạo ra giao tử và tổ hợp của các cặp gen trong quá trình thụ tinh, tạo giao tử.) * Điểm khác nhau:(1điểm) Quy luật phân ly Quy luật phân ly độc lập. - Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng. - F1 dị hợp về một cặp gen (Aa) tạo 2 loại giao tử. - F2 có tỉ lệ kiểu hình với tỉ lệ 3:1 - F2 xuất hiện 4 tổ hợp với 3 kiểu gen. - F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp. - Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng - F1 dị hợp về hai cặp gen (AaBb) tạo 4 loại giao tử. - F2 xuất hiện 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. - F2 xuất hiện 16 tổ hợp với 9 kiểu gen. - F2 xuất hiện biến dị tổ hợp. Câu 9: (2 điểm) * Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: Những biến đổi sảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể nào đó hoặc ở tất cả bộ nhiễm sắc thể. (0,5 điểm) * Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội (2n + 1) và (2n-1) (1,5 điểm) + Do sự phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó. + Kết quả: Một giao tử có cả 2 nhiễm sắc thể của một cặp còn một giao tử không mang nhiễm sắc thể nào của cặp đó. + Trong thụ tinh: Giao tử mang cả 2 nhiễm sắc thể (n+2) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n+1) + Giao tử không mang nhiễm sắc thể nào (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n-1) Câu 10: ( 2điểm) Điểm khác nhau căn bản giữa cư chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN (mỗi ý đúng 0,25 điểm) Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN -Xảy ra trên toàn bộ trên 2 mạch đơn của phân tử ADN - Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X. - Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc bổ sung: A –T; G – X là nguyên tắc giữa lại một nửa. - Kết quả: từ ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ, trong mỗi ADN con có một mạch đơn mới được tổng hợp nên. - Xảy ra trên một mạch đơn gen. - Nguyên liệu tổng hợp lên 4 loại A, U, G, X. - Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc bổ sung: A – U; G – X. - Kết quả :mỗi lần tổng hợp tạo ra 1 ARN có số lượng, thành phần và trật tự các đơn phân giống mạch bổ sung của gen (chỉ khác T được thay bằng U) Câu11: (2 điểm) a) Số tế bào con được tạo ra: + Áp dụng công thức tính số tế bào con: a. 2x = 5. 22 = 20 (tế bào) (0,75điểm) b) Tên của loài: Số nhiễm sắc thể trong môi trường cung cấp. ( 2x - 1) .a .2n = 120 (0,25điểm) 120 120 Þ 2n = = = 8 ( 0,5 điểm) (2x – 1).a ( 2x -1) . 5 Þ 2n = 8 ==> loài rồi giấm. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2006 - 2007 Thời gian làm bài 150 phút. I. Phần trắc nghiệm: Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của ý trả lời đúng nhất: a/ Trong thụ tinh sự kiện quan trọng nhất là: A. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái. B. Các giao tử kết hợp với nhau theo tỷ lệ 1:1 C. Kết hợp chất TB của 2 giao tử. D. Sự kết hợp chất nhân của 2 giao tử. b/ ở người bệnh teo cơ do gien lặn d nằm trên NST giới tính X quy định, gien D quy định tính trạng bình thường. Nếu cho nữ có kiểu gien dị hợp kết hôn với Nam bình thường thì con sinh ra như thế nào? A. Con gái bị bệnh. B. Con trai bị bệnh C. Cả trai và gái đều bị bệnh. D. Cả trai và gái không bị bệnh. c/ ở người có bộ NST 2n = 46. Một tế bào đang ở kỳ sau của giảm phân II> Hỏi tế bào đó có bao nhiêu NST? A. 46 B. 92 C. 23 D. 184 d/ Một gien có chiều dài 0,255 Fm, trong đó số nuclêotit loại xitôxin là 150. Hãy cho biết trên gien đó có bao nhiêu liên kết hiđro? A. 1500 B. 750 C. 1650 D. 2100 Câu 2: Hãy hoàn thành bảng sau để thấy được điểm khác nhau giữa bệnh Đao và bệnh tơcnơ: Bệnh Đao Bệnh tơcnơ - Xảy ra cả ở nam và nữ - Là thể dị bội ở cặp NST giới tính ( cặp NST số 23) - Là thể 3 nhiễm, TB sinh dưỡng có bộ NST: 2n + 1 = 47 (thừa 1 NST) II. Phần tự luận: Câu 3: Hãy phân biệt hiện tượng ưu thế lai và thoái hoá giống qua các dấu hiệu biểu hiện, cơ chế, nguyên nhân và ứng dụng. Câu 4: Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn không có tua cuốn và hạt nhăn có tua cuốn. Giao phấn với nhau được F1 toàn là hạt trơn có tua cuốn. Ch F1 tự thụ phấn và giao phấn với nhau thu được kết quả F2 là: 24,9% hạt trơn không có tua; 49,5% hạt trơn có tua; 25,4 % hạt nhăn có tua. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. Câu 5: 1 gien khi tự nhân đôitạo thành 2 gien con, đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 525 timin tự do. Tổng số nucleotit của 2 gien con là 3000. a/ Tìm số nuclêotit tự do cần dùng cho mỗi loại còn lại. b/ Nếu gien nói trên tự nhân đôi qua 3 đợt thì đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nucleotit tự do của từng loại ? trong số gien con tạo thành có bao nhiêu gien con này đều có 2 mạch cấu thànhhoàn toàn từ nucleotit mới của môi trường nội bào. Câu 6: a/ Hãy giải thích cấu trúc không gian của Protein. b/ Phân biệt protein và ADN về cấu trúc không gian ? Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Lớp 9 THCS năm học 2007-2008 Môn: Sinh học Thời gian làm bài 150 phút ( không kể giao đề) Ngày thi: 29/3/2008 Câu I. ( 1,0 điểm): Trong mỗi câu sau, hãy chọn một khả năng trả lời đúng nhất: 1. Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh về mặt di truyền là: a. kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái. b. kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội. c. tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái. d. tạo thành hợp tử. 2. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen là AaBbDd, giảm phân bình thường tối đa tạo được số loại tinh trùng là: a. 1 b. 2 c. 4 d. 8 3. Trường hợp cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, di truyền học gọi là a. thể khuyết nhiễm b. thể không nhiễm c. thể một nhiễm kép d. thể đơn nhiễm 4. Một gen bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit. Số liên kết hyđrô của gen giảm đi là a. 9 hoặc 6 b. 8 c. 7 d. cả a, b và c. Câu II ( 2,5 điểm): Cho một quần xã sinh vật gồm các quần thể sau: Cào cào, ếch, thỏ, rắn, thực vật, chuột, đại bàng, vi sinh vật: a. Hãy thành lập lưới thức ăn giữa các quần thể Nêu điều kiện để quần thể đó tạo thành một quần xã sinh vật. c. Phân tích mối quan hệ giữa hai loài sinh vật trong quần xã đó để chứng minh rằng: + Có thể bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia. + Bảo vệ loài này đồng thời lại gây tác hại cho loài kia. Nếu loại trừ quần thể thực vật hoặc đại bàng ra khỏi lưới thức ăn thì trạng thái cân bằng của quần xã sẽ biến động như thế nào? Câu III ( 1.0 điểm): Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường. Hãy giải thích vai trò của các nhân tố nước, phân, cần, giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Để có năng suất cao cần chú ý tới nhân tố nào? tại sao? Câu IV: ( 1.0 điểm) : So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với ARN. Câu V ( 1 điểm): Nói bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới. Quan niệm như vậy có hoàn toàn đúng không? cho ví dụ chứng minh? Câu VI ( 1,5 điểm): ở một loài thực vật tính trạng thân cao, hạt tròn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt dài. Không dùng phép lai phân tích làm thế nào để xác định được kiểu gen của cây dị hợp tử về hai cặp tính trạng nói trên.Viết kiểu gen của cây dị hợp tử đó. Câu VII ( 2 điểm): Một gen quy định cấu trúc của một chuỗi pôlypeptit gồm 498 axit amin. Có T/X = 2/3. Một đột biến xẩy ra làm cho tỷ lệ T/X = 66,48%. Cho biết đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit của gen. Đột biến này thuộc dạng nào của đột biến? Nguyên nhân phát sinh đột biến đó. Hướng dẫn chấm Câu I ( 1,0 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm x 4ý = 1 điểm 1. c ; 2. b ; 3. b ; 4. d Câu II ( 2,5 điểm): 1. Thành lập lưới thức ăn: 0,5 điểm Cào cào ếch Thực vật Chuột Rắn Vi sinh vật Thỏ Đại bàng 2. Điều kiện để các quần thể tạo thành một quần xã sinh vật 0,5 điểm - Cùng sống trong một sinh cảnh cùng thời gian - Các quần thể có các mối quan hệ, trong đó quan trọng là quan hệ dinh dưỡng. 3. Phân tích mối quan hệ giữa hai cặp loài sinh vật để thấy: 3.1 Bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia: 0,5 điểm - Giữa các loài trong quần xã có mối quan hệ sinh thái mà quan trọng là quan hệ dinh dưỡng; ví dụ quan hệ giữa thỏ với thực vật; thỏ ăn thực vật, nên muốn bảo vệ thỏ thì cần bảo vệ thực vật vì thực vật là nguồn thức ăn , chỗ ở cho thỏ phát triển. 3.2 Bảo vệ loài này gây hại cho loài kia: 0,5 điểm - Nguyên tắc gây hại là phá vỡ quy luật khống chế sinh học; Ví dụ bảo vệ thỏ làm số lượng thỏ trong quần thể tăng dẫn tới tàn phá thực vật và làm ảnh hưởng đến tất cả cácđộng vật ăn thực vật khác. 4. Nếu loại trừ thực vật hoặc đại bàng ra khỏi quần thể thì: 0,5 điểm - Loại trừ thực vật: Mất nguồn thức ăn, nơi ở. Các loài sinh vật sẽ di chuyển đi nơi khác, phá vỡ sự cân bằng sinh thái. - Nếu loại trừ đại bàng thì lúc đầu các loài như ếch, rắn, thỏ do không bị khống chế nên số lượng tăng nhanh về sau thì ổn định do hình thành một trạng thái cân bằng mới. Câu III ( 1,0 điểm): - Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường xác định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định. 0,5 điểm - Các nhân tố nước, phân, cần là nói đến các nhân tố của môi trường ( điều kiện và kỹ thuật sản xuất). Giống là nói đến kiểu gen, còn năng suất là nói đến kiểu hình vì vậy giống sẽ quy định giới hạn của năng suất. Nước phân, cần sẽ quy định năng suất cụ thể nằm trong giới hạn do giống quy định. 0,25 điểm - Để có năng suất cao ta cần chú ý tới giống vì giống sẽ tạo ra giới hạn năng suất cao hay thấp còn nước, phân, cần không thể đưa năng suất vượt qua giới hạn do giống quy định. 0,25 điểm Câu IV: ( 1.0 điểm) So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với ARN: * Giống nhau: 0,25 điểm - Nguyên tắc khuôn mẫu: Đều dùng mạch ADN làm mạch khuôn để tổng hợp. - Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric. * Khác nhau: 0,75 điểm Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN - Cả hai mạch đơn của ADN dùng làm khuôn tổng hợp hai phân tử ADN mới. - Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn liên kết với T môi trường. - Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch ADN mẹ còn mạch mới được tổng hợp. - Chỉ một mạch trong hai mạch của ADN (một đoạn ADN) làm khuôn tổng hợp ARN. - A mạch khuôn liên kết với U môi trường. - Không có nguyên tắc bán bảo toàn. Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn toàn. Câu V ( 1,0 điểm): Quan niệm như vậy không hoàn toàn đúng vì bệnh có cả ở nam lẫn nữ. 0,5 điểm - Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định không có gen tương ứng trên NST Y vì vậy người bị bệnh khi có kiểu gen là XaY( nam), XaXa ( nữ) 0,25 điểm - Học sinh viết được sơ đồ lai làm xuất hiện bệnh ở nam và nữ. 0,25 điểm Câu VI ( 1,5 điểm): Để xác định kiểu gen của cơ thể dị hợp người ta cho cơ thể đó tự thụ phấn 0,25 điểm + Quy ước: A quy định thân cao, a thân thấp; B hạt tròn, b hạt dài. 0,25 điểm + Nếu Thế hệ lai cho tỷ lệ kiểu hình: 9 : 3 : 3 : 1 thì các gen phân ly độc lập và chơ thể có kiểu gen là: AaBb 0,5 điểm + Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ 3 : 1 thì các cặp gen di truyền liên kết và có kiểu gen là AB/ab, 0,25 điểm + Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ 1 : 2 : 1 các cặp gen di truyền liên kết và có kiểu gen là Ab/aB. 0,25 điểm ( Chú ý nếu học sinh viết đúng được sơ đồ lai vẫn cho điểm tối đa) Câu VII ( 2 điểm): 1. Tìm số lượng Nu từng loại: Tổng số nuclêôtit của gen là: (498 +2). 3. 2 = 3000 Nu 0,5 điểm Vì T/ X = 2/3 suy ra X = 1,5 T A = T = 600 Nu và X = G = 900 Nu 0,25 điểm - Tỷ lệ T/X = 2/3 = 66,67% . khi đột biến làm giảm tỷ lệ T/X còn 66,48%, vì số nuclêôtit không thay đổi vậy số nuclêôtit T giảm cũng chính bằng X tăng 0,25 điểm - Gọi a là số nuclêôtit là T giảm do đột biến nên ta có phương trình 66,48% = 0,6648 600 - a = 598,32 + 0,6648 a suy ra 1,68 = 1,6648a vậy a = 1 0,25 điểm Kết luận đột biến làm T thay bằng X hay là cặp A - T thay bằng cặp G - X Đây là dạng đột biến thay cặp Nu bằng cặp Nu khác. 0,25 điểm Nguyên nhân: do ảnh hưởng của các tác nhân lý, hoá ngoài môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất trong tế bào. 0,5 điểm ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – VÒNG 2 MÔN: SINH HỌC năm học 2010-2011 Thời gian làm bài:150 phút Câu 1 .So sánh định luật phân li với định luật phân li độc lập về 2 cặp tính trạng. Câu 2. Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen, tại sao đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật? Câu 3 .Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ : Gen (một đoạn ADN) m ARN P rôtêin tính trạng. Câu 4 Một gen có A= 450 Nuclêôtít, G= 1050 Nuclêôtít Nếu sau khi đột biến, gen đột biến có A= 451 Nuclêôtít ; G= 1050 Nuclêôtít. Nếu sau khi đột biến, gen đột biến có A= 449 Nuclêôtít ; G = 1050 Nuclêôtít. Nếu sau khi đột biến, gen đột biến có A= 449 Nuclêôtít ; G = 1051 Nuclêôtít Nếu sau khi đột biến mà số lượng, thành phần các Nuclêôtít không đổi, chỉ thay đổi trình tự phân bố các Nuclêôtít. éõy là cỏc dạng đột biến gì ? Biết rằng đột biến chỉ tác động đến 1 cặp Nuclêôtít Câu 5 Có một tế bào sinh dưỡng của gà( 2n= 78) nguyên phân một số lần liên tiếp. Trong tất cả các tế bào con được tạo ra khi kết thúc nguyên phân người ta đếm được có tất cả 2496 NST. Hãy xác định số NST cùng trạng thái và số Crômatít có trong các tế bào vào lần nguyên phân cuối cùng ở mỗi kỳ sau đây: a. Kỳ trung gian b. Kỳ trước c. Kỳ giữa d. Kỳ sau Câu 6 Có 3 hợp tử A, B, C cùng loài nguyên phân với số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 28 tế bào con.. a) Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra của mỗi hợp tử. Biết rằng theo thứ tự 3 hợp tử A, B, C có số lần nguyên phân giảm dần. b) Trong quá trình nguyên phân của 3 hợp tử, môi trường đã cung cấp tổng số 1150 NST. Xác định: Tên của loài. Số NST có trong toàn bộ các tế bào con được tạo ra. Câu 7 Một gen có số liên kết hyđrô là 2805. Hiệu số giữa A và G bằng 30% tổng số Nuclêôtít của gen. a. Tính số Nuclêôtít mỗi loại của gen b. Tính chiều dài của gen c. Tính số liên kết hyđrô trong các gen con được tạo ra khi gen ban đầu tự nhân đôi 2 lần HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (1 điểm) So sánh định luật phân li với định luật phân li độc lập. *Những điểm giống nhau: (0,5 điểm) - Đều cần có các điều kiện nghiệm đúng (Bố mẹ thuần chủng.trội lặn hoàn toàn, số lượng con lai thu được lớn) (0,2 điểm) - ở F2 đều có sự phân li tính trạng (0,1 điểm) - Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự Phân li của các cặp Gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp cuẩ các gen trong thụ tinh tạo hợp tử (0,2 điểm) *Những điểm khác nhau:0,5điểm (Mỗi ý đúng 0,1 đ) Quy luật phân li Quy luật phân li độc lập Phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính trạng Phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng F1 dị hợp tử 1 cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử F1dị hợp 2 cặp gen ( AaBb) tạo ra 4 loại giao tử F2có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1 F2có 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1 F2có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp F2 xuất hiện biến dị tổ hợp Câu 2: (1 điểm) : _ Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtít. (0,2 điểm) Các dạng đột biến gen điển hình : (0,6 điểm) + Mất một hay một hay một số cặp nuclêotít + Thêm một hay một hay một số cặp nuclêotít + Thay thế một hay một hay một số cặp nuclêotít + Hoán đổi vị trí cặp nuclêotít - Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vât vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong qua trình tổng hợp prôtêin. (0,2 điểm) Câu 3: (1 điểm) *Mối liên hệ theo sơ đồ:0,5đ - ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN - mARN là khuôn mẫu để tổng hợp Prôtêin - Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào biểu hiện thành tính trạng * Bản chất của mối liên hệ:0,5đ - Trình tự các Nuclêôtít trong ADN quy định trình tự các Nuclêôtít trong ARN qua đó qui định trình tự các Axít Amin của phân tử Prôtêin. Prôtêin tham gia vào hoạt động của tế bào biểu hiện thành tính trạng. Câu 4 : (1 điểm) a: Thêm 1 cặp A- T (0,25đ) b: Mất 1 cặp A- T (0,25đ) c: Thay thế cặp A- T= G- X ( 0,25đ) d: Đ?i vị trí c?p Nuclêôtít ( 0, 25đ) Câu 5: (2 điểm) Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào, suy ra số NST trong tế bào con là:2x x 2n = 2496 Suy ra 2x=2496:2n= 2496: 78= 32 =25. Vậy x=5 (0,5 điểm) Lần nguyên phân cuối cùng là lần thứ 5, vào từ kỳ trung gian cho đến kỳ sau của lần này, số tế bào ở mỗi kỳ chỉ là 24= 16 (Vì trong lần nguyên phân 5, chứ chưa xong 5 lần phân bào (0,5 điểm) Do đó: a.ở kỳ trung gian: -Số NST cùng trạng thái trong các tế bào: 2n kép x 16= 78 x16 =1248 NST kép -Số Crômatít = 4n x 16 =78 x2 x16= 2496 ( 0,25đ) b. ở kỳ trước:Các tế bào có - Số NST cùng trạng thái của nó 2n kép x 16 =78 x16 = 1248 NST kép -Số Crômatít = 4n x 16 =78 x2 x16= 2496 ( 0,25đ) c. ở kỳ giữa: trong các tế bào có : - Số NST cùng trạng thái của nó 2n kép x 16 =78 x16 = 1248 NST kép -Số Crômatít = 4n x 16 =78 x2 x16= 2496 ( 0,25đ) d. ở kỳ sau:trong các tế bào có: - Số NST cùng trạng thái của nó:4n đơn x 16 =78 x2 x 16 = 2496 NST đơn -Số Crômatít = 0 (0,25đ) Câu 6 (2 điểm) a) Số lần nguyên phân và số tế bào con của mỗi hợp tử: Gọi x là số nguyên phân của tế bào thì số tế bào con được áp dụng theo công thức 2x, có thể là: 21 = 2, 22 = 4 , 23 = 8 , 24 = 16 , 25 = 32... Ba hợp tử có tổng tế bào con bằng 28, ta có: 28 = 16 + 8 + 4 = 24 + 23 + 22 ` (0,5 điểm) Ba hợp tử có số lần nguyên phân lần lượt bằng 4, 3, 2. Do đó theo thứ tự 3 hợp tử A, B , C số lần nguyên phân giảm dần. Vậy : - Hợp tử A nguyên phân 4 lần, tạo ra 24 = 16 tế bào con. - Hợp tử B nguyên phân 3 lần, tạo ra 23 = 8 tế bào con - Hợp tử B nguyên phân 2 lần, tạo ra 22 = 4 tế bào con. (0,5 điểm) b) *Tên loài :Số NST môi trường cung cấp cho các hợp tử nguyên phân: (24 -1 ). 2n + (23 - 1). 2n + (22 - 1) . 2n = 1150 25 . 2n = 1150 Suy ra 2n 2n = 46 là bộ NST của loài người (0,5 điểm) * Số NST có trong toàn bộ các tế bào con: 28 . 2n = 28 . 46 = 1288 (NST) (0,5 điểm) Câu 7: (2 điểm) a. Số Nuclêôtít mỗi loại của gen ta có: A-G= 30 % Nuclêôtít; A+ G= 50% Nuclêôtít suy ra 2A = 80 % Nuclêôtít A = T= 80% :2= 40 % Nuclêôtít G= X =50% - 40 %= 10% Nuclêôtít (0,5 điểm) Mặt khác số liên kết Hyđrô của gen là 2805, ta có: 2A+ 3G= 2805 Hay: 2 . 40% N+ 3 . 10% N= 2805 suy ra: 110 N= 280500 N= 2550 *Vậy số Nuclêôtít mỗi loại là: A= T= 40% . 2550 = 1020 Nu G= X= 10% .2550 = 255 Nu (0,5 điểm) b. Chiều dài của gen ta có: Lgen = N:2 . 3,4 A0 = 2550: 2. 3,4 A0= 4335 A0 (0,5 điểm) c. Số liên kết hyđrô trong các gen con: - Số gen con được tạo ra là: 2x = 22=4 - Tổng số liên kết hyđrô trong các gen con được tạo ra là: H= 2805 .4= 11220 (0,5 điểm) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010-2011 Môn: SINH HỌC Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27 đề thi HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 9 năm học 2011- 2012 CÓ ĐÁP ÁN.doc