Bài giảng ô nhiễm môi trường

- Băng ở 2 cực trái đất tan, nước biển dãn nở làm chìm ngập các vùng thấp và các hải đảo. Ngoài ra, hạn hán, lũ lụt sẽ thường xuyên hơn; mưa bão dữ dội hơn.

- Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất.

- Năm 2050, khi nhiệt độ tăng do phát tán cacbon dioxit mà con người tạo ra, cũng như các khí nhà kính khác có thể sẽ đẩy hơn 1 triệu loài động, thực vật đang cư trú trên trái đất tới bờ vực tuyệt chủng.

 

ppt409 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng ô nhiễm môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tảo, cuối cùng có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trừơng nước. Hiện tượng phú dưỡng là hiện tượng đáng quan tâm nhất là đối với ao hồ, trong môi trường nước, làm cho rong tảo phát triển mạnh tạo nên ô nhiễm nguồn nước. * b. Nguyên nhân: Các chất oxít Nitơ (NO, N2O, NO5… viết tắt là NOx) phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao. Trong khí quyển các oxit nitơ sẽ chuyển hóa thành nitrat rồi theo nước mưa xuống đất. Các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt là nguồn cung cấp phospho chính cho nước thải. Hai chất nitơ và phospho cũng là nguyên nhân chính trong việc gây ra hiện tượng phú dưỡng làm bùng nổ sự phát triển thực vật. 6.4 PHÚ DƯỠNG NGUỒN NƯỚC VÀ ĐẤT (tt) * Nước giàu chất dinh dưỡng là do thực vật quang hợp và phát triển mạnh, sinh ra 1 lượng sinh khối lớn. Khi chúng chết đi thì tích tụ lại ở đáy hồ, phân hủy từng phần tiếp tục giải phóng các chất dinh dưỡng như CO2, phospho, nitơ, calci. Nếu hồ không sâu, loài thực vật có rễ ở đáy bắt đầu phát triển làm tăng quá trình tích tụ các chất rắn, sau cùng đầm lầy được hình thành và phát triển thành rừng. 6.4 PHÚ DƯỠNG NGUỒN NƯỚC VÀ ĐẤT (tt) * CHƯƠNG 7: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ NGUỒN DI ĐỘNG NỘI DUNG 7.1 Phân loại nguồn di động 7.2 Kiểm soát ô nhiễm không khí từ ôtô 7.3 Kiểm soát ô nhiễm không khí từ các phương tiện khác 7.4 Bài tập MỤC TIÊU Xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí dạng di động và sự hình thành các chất ô nhiễm Đánh giá đến tác động môi trường do nguồn gây ô nhiễm không khí dạng di động Những biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG a. Khái niệm Kiểm soát ô nhiễm không khí nguồn di động nghĩa là kiểm soát ô nhiễm sinh ra từ các hoạt động giao thông vận tải. Hoạt động giao thông vận tải bao gồm: Giao thông đường bộ; Giao thông đường thủy; Giao thông đường không; Giao thông đường sắt; Trong 4 loại hình hoạt động giao thông kể trên thì giao thông đường bộ là phổ biến nhất và cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí nhiều nhất hiện nay. * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG (tt) b. Sự hình thành các chất gây ô nhiễm Nhiên liệu của động cơ Xăng dầu: là nhiên liệu động cơ chính hiện nay, bao gồm một hỗn hợp các hydrôcacbon khác nhau cùng với những chất phụ gia nhất định. Chất lượng của xăng dầu phụ thuộc vào các yếu tố như chỉ số Octane, chỉ số Cetane, độ nhớt, áp suất hơi … LPG: bao gồm hai thành phần khí chính là butan và propan. Biodiesel dầu sinh học, khí tự nhiên nén ở áp suất cao CNG, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), năng lượng mặt trời đang là nguồn nhiên liệu tiềm năng, nhiên liệu sạch nhằm thay thế các nguồn nhiên liệu hiện nay. * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG (tt) b. Sự hình thành các chất gây ô nhiễm (tt) 2. Sự đốt nhiên liệu trong động cơ và sự phát thải ô nhiễm Khí thải của động cơ có chứa những sản phẩm của sự cháy không hòan tòan như CO, các HC và các phụ gia chưa cháy hết hoặc không bị cháy tạo ra bụi, mồ hóng … Nitơ trong không khí cũng được đưa vào buồng đốt, dưới điều kiện nhiệt độ, áp suất cao chúng bị oxy hóa tạo thành các khí NOx. Hàm lượng của lưu hùynh trong nhiên liệu làm phát thải SOx trong quá trình cháy. * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG (tt) b. Sự hình thành các chất gây ô nhiễm (tt) 3. Thiết kế động cơ và phát thải ô nhiễm Chất gây ô nhiễm của động cơ bị ảnh hưởng bởi nhiều chi tiết thiết kế. Các tính chất khác của động cơ cần được xem xét như: sự tiêu thụ nhiên liệu, sự nổ và chạy êm,… Tìm hiểu về động cơ là cần thiết cho việc kiểm soát chất lượng động cơ nhằm ngăn chặn sự phát thải ô nhiễm từ nguồn. * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG (tt) b. Sự hình thành các chất gây ô nhiễm (tt) 4. Điều kiện vận hành và sự phát thải ô nhiễm Vận tốc động cơ: Ở vận tốc cao động cơ sẽ tiêu thụ nhiên liệu và phát thải ô nhiễm nhiều hơn. Vận hành động lực: động cơ vận hành ở trạng thái động lực có mức phát thải ô nhiễm cao hơn so với vận hành ở trạng thái ổn định. Tải trọng động cơ: tải trọng tăng làm tăng nhiệt độ trong buồng đốt, nhiệt độ khí thải cao, nhu cầu oxy cung cấp cao nên dẫn đến tình trạng đốt không hết nhiên liệu, tăng hàm lượng các chất ô nhiễm. * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG (tt) b. Sự hình thành các chất gây ô nhiễm (tt) 5. Hệ số phát thải của các phương tiện giao thông cơ giới * Khí HC * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG (tt) b. Sự hình thành các chất gây ô nhiễm (tt) 5. Hệ số phát thải của các phương tiện giao thông cơ giới (tt): * Khí CO * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG (tt) b. Sự hình thành các chất gây ô nhiễm (tt) 5. Hệ số phát thải của các phương tiện giao thông cơ giới: * Khí NOx: * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG (tt) b. Sự hình thành các chất gây ô nhiễm (tt) 5. Hệ số phát thải của các phương tiện giao thông cơ giới (tt): * Phụ thuộc vào chế độ vận hành: * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG (tt) b. Sự hình thành các chất gây ô nhiễm (tt) 5. Hệ số phát thải của các phương tiện giao thông cơ giới: (tt) Tỷ lệ phát thải ô nhiễm của xe cơ giới khi sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau (% so với xăng không có chì): * 7.1 PHÂN LOẠI NGUỒN DI ĐỘNG (tt) b. Sự hình thành các chất gây ô nhiễm (tt) 6. Cơ chế phát tán chất ô nhiễm từ nguồn di động Chất ô nhiễm phát tán trong suốt chiều dài di chuyển của các phương tiện giao thông vận tải. Do tính chất đặc thù là xung quanh hai bên đường giao thông thường có cây xanh và nhà cửa che chắn nên cơ chế phát tán các chất ô nhiễm từ nguồn di động là phát tán rối. * 7.2 KIỂM SÓAT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ ÔTÔ a/ Thiết bị kiểm sóat độ bốc hơi ở bộ truyền động: Sự bốc hơi ở bộ truyền động hoặc rò rỉ (sự rò rỉ xảy ra vào khỏang giữa các piston và xilanh) xảy ra ở mọi loại xe trừ các xe hơi sản xuất từ năm 1962. Thiết bị “thông gió bộ truyền động – PCV”: ngăn chặn sự rò rỉ dầu từ bộ truyền động vào trong xilanh, có tác dụng làm thóat hơi dầu ra khí quyển. b/ Thiết bị khống chế hơi bốc lên Sự bay hơi của nhiên liệu được giảm bớt khi lắp đặt thùng đựng nhiên liệu trong một hộp chứa, đảm bảo không bị nứt vỡ. Hệ thống này cho phép một phương tiện thải 2,2g HC và 23g CO khi chạy được một dặm đường. * 7.2 KIỂM SÓAT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ ÔTÔ (tt) c/ Thiết bị kiểm soát cho các nguồn thải bốc ra Dựa trên nguyên tắc làm giảm lượng HC và CO bốc ra: thêm khí tươi vào nguồn khí thải nóng, nhằm cung cấp lượng oxi cần thiết cho quá trình đốt cháy được thực hiện hòan tòan. Cách khác là khống chế hệ thống đốt cháy: bộ phận được thiết kế dùng trong động cơ, bao gồm 01 thiết bị khống chế hỗn hợp khí – nhiên liệu, và 01 ống dẫn nhiệt thải ra ngòai nhằm làm giảm mức thải HC và CO ra ngòai. * 7.2 KIỂM SÓAT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ ÔTÔ (tt) d/ Nâng cao mức yêu cầu hạn chế chất thải Hệ thống kiểm soát độ phát thải General Motor (1975): sử dụng tới tia lửa, một bơm nén khí và thay đổi chất xúc tác nhằm làm giảm NOx thóat ra đạt tới tiêu chuẩn năm 1975. Hệ thống này phụ thuộc việc sử dụng nhiên liệu có chứa chì tự do, bởi sự thay đổi chất xúc tác có thể khử được mồ hôi của chì. Công ty MOTO FORD đã nghiên cứu hình thành một phương án giúp cho xe cộ ít thải khí độc hại: kết hợp hai chất xúc tác đối nghịch nhau để làm biến đổi HC, CO cũng như NOx và có mục đích sử dụng loại xăng không chì.  Đây là một bước tiến dài có ý nghĩa lớn để lập ra một tiêu chuẩn thải khói. * 7.2 KIỂM SÓAT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ ÔTÔ (tt) e/ Lựa chọn động cơ sử dụng Có nhiều động cơ để lựa chọn: Động cơ hơi nước; động cơ tuốc bin khí; động cơ phun nhiên liệu theo lớp; Động cơ diesel dùng piston tự do (có nhiều mùi, khói và NOx, SOx nhưng ít HC và CO); Động cơ Wankel (buồng đốt trong); động cơ stirlling (động cơ nhiệt động lực dùng nhiên liệu khí để đốt cháy). Các nhiên liệu được cải tiến khác như: các nhiên liệu diesel; khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); khí tự nhiên nén ở áp suất cao (CNG); năng lượng mặt trời; năng lượng hạt nhân, khí hydrô hóa lỏng,…. * 7.3 KIỂM SÓAT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC Sử dụng năng lượng sạch Giải pháp về mặt khí thải là sử dụng các dạng năng lượng sạch như điện, khí hydrô và năng lượng mặt trời; Các loại hình nhiên liệu thay thế xăng dầu như LPG, khí mêtan, cồn (methanol) … tuy còn phát thải NOx và CO2 nhưng cũng có thể được xem là sạch. Trong đó LPG là được sử dụng rộng rãi. Cải thiện chất lượng nhiên liệu (xăng, dầu) Các yếu tố cần quan tâm như: tăng chỉ số octane, giảm tỷ trọng, giảm nhiệt độ chưng cất, giảm hàm lượng S đối với dầu diesel và giảm áp suất bay hơi của xăng. * 7.3 KIỂM SÓAT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC (tt) 3. Cải thiện phát thải xe: Thay đổi thiết kế động cơ cho phù hợp với qui định kiểm sóat phát thải xe mới; Lắp thêm các thiết bị xúc tác chuyển hóa khí thải xe thành các dạng ít độc hại; Lắp thêm bộ kiểm soát mạch vòng Lambda; Tuần hòan khí thải; Sử dụng phụ gia xăng dầu hoặc các thiết bị giúp tiết kiệm nhiên liệu. Và một số giải pháp kỹ thuật khác. * 7.3 KIỂM SÓAT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC (tt) 4. Kiểm tra phát thải xe: * Kiểm tra xe mới: Để chính xác, xe được kiểm tra dưới những điều kiện vận hành thử nghiệm. Trong tòan bộ thời gian thử nghiệm, khí thải được thu liên tục sau đó đem phân tích xác định khối lượng chất ô nhiễm sinh ra. Các tiêu chuẩn về khí thải của xe gắn máy đã được ban hành. Quyết định 249/2005/QĐ-TTg về lộ trình kiểm soát khí thải được áp dụng cho phương tiện cơ giới nói chung. * Kiểm tra xe đang lưu hành: được thực hiện theo các tiêu chuẩn đã được Bộ KHCN & MT ban hành năm 1995. * 7.3 KIỂM SÓAT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC (tt) 5. Các giải pháp khác: Huấn luyện kỹ thuật làm việc trong các gara; Đánh thuế và khuyến khích sử dụng những xe đời mới và loại nhiên liệu sạch hơn; Kiểm tra tính năng kỹ thuật của các động cơ; Chương trình kiểm tra và bảo trì cho các xe bus công cộng… Cải thiện chất lượng đường xá; Tăng cường chương trình giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh; Nên có lộ trình áp dụng tiêu chuẩn môi trường như tiêu chuẩn Châu Âu, tiêu chuẩn Mỹ và Nhật Bản; * CHƯƠNG 8: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 8.1 Khái niệm về chất lượng không khí 8.2 Luật lệ và tiêu chuẩn về chất lượng không khí 8.3 Cơ cấu quản lý chất lượng không khí. * 8.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 1. Định nghĩa: Chỉ số chất lượng môi trường là một công cụ dùng để giám sát và lập báo cáo về hiện trạng và xu hướng biến đổi của môi trường dựa trên những tiêu chuẩn quy định. Chỉ số chất lượng môi trường là một phân số mà trong đó: Tử số : số đo thực tế của chỉ tiêu đang theo dõi Mẫu số : là tiêu chuẩn * 8.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (tt) * 8.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (tt) 2. Chỉ số chất lượng môi trường không khí : Chỉ số MITRE: Xét cho 5 chất chính: CO, SO2, NO2, chất quang hóa, bụi lơ lửng CSCLKK 1 : Môi trường bị ô nhiễm Trong đó: Ii: chỉ số ô nhiễm phụ của 5 chất chính I1 : chỉ số CO, với C8 : nồng độ CO tối đa quan sát trong 8 giờ. S8 : trị số tiêu chuẩn thứ cấp trong 8 giờ. C1 : nồng độ CO tối đa quan sát trong 1 giờ. S1 : trị số tiêu chuẩn thứ cấp trong 1 giờ . D = 1: C1 > S1 ; D = 0 : C1  S1. * I2: chỉ số NO2 Ca : nồng độ trung bình hàng năm của NO2. Sa : trị số tiêu chuẩn thứ cấp hàng năm. I3: chỉ số chất oxyt quang hóa C1 : nồng độ chất oxyt quang hóa tối đa quan sát trong 1 giờ S1 : trị số tiêu chuẩn thứ cấp trong một giờ (= 0.05 ppm) 8.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (tt) * I4 : chỉ số tổng bụi lơ lửng Ca : nồng độ trung bình hàng năm của bụi lơ lửng quan sát được. Sa : trị số tiêu chuẩn thứ cấp trung bình hằng năm. C24 : nồng độ của bụi lơ lửng tối đa trong 24 giờ quan sát được. S24 : trị số tiêu chuẩn thứ cấp trong 24 giờ. 8.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (tt) * I5 : chỉ số SO2: Ca : nồng độ trung bình hàng năm của SO2 quan sát được. Sa : trị số tiêu chuẩn thứ cấp hằng năm của SO2 (= 0.03 ppm). C24 : nồng độ của SO2 tối đa trong 24 giờ quan sát được. S24 : trị số tiêu chuẩn thứ cấp trong 24 giờ của SO2 (= 0.14 ppm). C3 : nồng độ của SO2 tối đa trong 3 giờ quan sát được. S3 : trị số tiêu chuẩn thứ cấp trong 3 giờ của SO2 (= 0.5 ppm). D1 = 1 nếu C24 > S24 ; D1 = 0 nếu ngược lại; D2 = 1 nếu C3 > S3 ; D2 = 0 nếu ngược lại; 8.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (tt) * 1. Cơ sở khoa học để biên soạn các tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh: Mức trung bình: mức này yêu cầu phải được kiểm soát hay khống chế ngay để đưa ra mức ô nhiễm môi trường xung quanh xuống thấp hơn mức này. Mức có thể chấp nhận được: mức ô nhiễm này yêu cầu phải được kiểm soát một cách nhanh chóng (ngắn hạn) để đưa mức ô nhiễm môi trường xung quanh xuống thấp hơn mức này. Mức mong muốn: mức này được duy trì để bảo vệ an toàn sức khỏe. Đây là mức được xem là mục tiêu dài hạn đối với hoạt động giảm thiểu ô nhiễm. 8.2 LUẬT LỆ VÀ TIÊU CHUẨN VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ * 8.2 LUẬT LỆ VÀ TIÊU CHUẨN VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (tt) * 2. Giới thiệu các tiêu chuẩn chất lượng không khí được ban hành 8.2 LUẬT LỆ VÀ TIÊU CHUẨN VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (tt) * 8.3 CƠ CẤU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 1. Biện pháp quản lý hành chánh – nhà nước Pháp lý và giáo dục Kinh tế Quyết định & tiêu chuẩn MT. Giấy phép MT. Kiểm soát MT. Kiểm soát nguồn thải. Thanh tra MT. Đánh giá tác động MT (ĐTM). Lệ phí ô nhiễm. Phí không tuân thủ. Phí sản phẩm. Phí hành chính. * a. Các tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường xung quanh, thải nước, thải khí, rác thải, và các TC về quy trình công nghệ,... Tiêu chuẩn do Chính phủ xây dựng và ban hành. b. Các loại giấy phép về môi trường: như Giấy thẩm định môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy phép thải chất ô nhiểm, giấy phép xuất nhập khẩu phế thải v.v… Ưu điểm: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các chương trình môi trường. Có thể rút hoặc tạm treo các giấy phép, và yêu cầu phải trả lệ phí để trang trải các chi phí cho chương trình kiểm soát ô nhiễm. Hạn chế: Phải giám sát và yêu cầu phải báo cáo về các hoạt động có liên quan đến giấy phép thường xuyên. Pháp lý và giáo dục * Kiểm soát môi trường Là một biện pháp quan trọng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý và chính là kiểm soát ô nhiễm. Đối với quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, công tác kiểm soát môi trường cần tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu sau: Kiểm soát nguồn thải từ sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải; Kiểm soát sử dụng đất trong quá trình phát triển đô thị và khu công nghiệp; Kiểm soát sử dụng nguồn nước. Pháp lý và giáo dục (tt) * d. Kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường Kiểm soát nguồn thải chính là kiểm soát “cuối đường ống”của quá trình hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Phân loại: Nguồn thải khí (điển hình là khí thải từ ống khói); Nguồn thải nước (điển hình là các miệng ống xả nước thải); Nguồn thải chất rắn (chất thải nguy hại); Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn. Trên cơ sở đó, CQQLMT xác định các khu vực có thể xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, các nguồn thải có thể vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép để tập trung và quan tâm kiểm soát chúng. Pháp lý và giáo dục (tt) * e. Thanh tra môi trường Là biện pháp cưỡng chế sự tuân thủ pháp luật, các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đối với mọi tổ chức, cơ quan, tập thể và các cá nhân trong xã hội, đảm bảo quyền tự do, dân chủ cho mọi người khiếu nại, khiếu tố về mặt môi trường. Tổ chức thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường: Có hai cấp: Cấp trung ương: thanh tra môi trường của Bộ KHCN&MT và của Cục Môi trường; Cấp địa phương tỉnh, thành: thanh tra môi trường của Sở KHCN&MT. Hình thức và phương pháp thanh tra môi trường Được tiến hành theo định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…) Nội dung thanh tra: thanh tra toàn diện mọi vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường, hoặc thanh tra theo từng vấn đề, thanh tra chuyên đề. Pháp lý và giáo dục (tt) * f. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Là một công cụ quan trọng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý, nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nội dung của báo cáo ĐTM theo thông tư 08/2006 bao gồm: Khái quát mục tiêu, qui mô, đặc điểm của dự án, tên dự án. Tổng quan các điều kiện kinh tế xã hội môi trường có liên quan đến dự án. Dự báo các tác động xấu đến môi trường có thể xảy ra. Nguồn cung cấp dữ liệu. Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể để giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Kết luận và kiến nghị. Pháp lý và giáo dục (tt) * Mục tiêu của phương pháp: Nhằm đem lại sự mềm dẻo, hiệu quả cho các các biện pháp kiểm soát ô nhiễm; Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm; Cung cấp cho Chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm; Hạn chế Đòi hỏi phải kèm theo các thể chế phức tạp, quy định, luật lệ, cưỡng chế thi hành. Trong một số trường hợp, nếu mức thu phí không thỏa đáng, một số người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô nhiễm. Kinh tế * Các dạng của công cụ kinh tế Các lệ phí ô nhiễm: bao gồm Lệ phí thải nước và thải khí: Là loại lệ phí do một cơ quan chính phủ thu, dựa trên số lượng và/hoặc chất lượng chất ô nhiễm do một cơ sở công nghiệp thải vào môi trường. Phí không tuân thủ: Phí này được đánh vào những người gây ô nhiễm khi họ xả thải ô nhiễm vượt quá mức quy định. Lệ phí sản phẩm: Là phí được cộng thêm vào giá các sản phẩm hoặc đầu vào của sản phẩm gây ra ô nhiễm. Lệ phí hành chánh: Là các lệ phí phải trả cho cơ quan nhà nước vì những dịch vụ như đăng ký hóa chất hoặc việc thực hiện và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường. Kinh tế (tt) * b. Tăng giảm thuế Khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn về môi trường. Công cụ này kết hợp hai loại phụ thu : Phụ thu dương: thu thêm đối với các sản phẩm gây ô nhiễm; Phụ thu âm: đối với các sản phẩm thay thế sạch hơn. c. Các khoản trợ cấp Bao gồm: Các khoản tiền trợ cấp; Khoản vay với lãi suất thấp; Khuyến khích về thuế; Mục đích: Khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi, hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm; Trợ cấp để kiểm soát ô nhiễm, tái chế để sử dụng lại. Hạn chế: Không thể duy trì liên tục đối với các doanh nghiệp có hoạt động gây ô nhiễm cao và không thể thay đổi quá trình sản xuất hoặc nguyên vật liệu đầu vào gây ô nhiễm.. Kinh tế (tt) * d. Ký quỹ hoàn trả Sau khi sử dụng người tiêu dùng trả các phế thải đó cho một Trung tâm được phép tái chế hoặc thải bỏ thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại. Bất lợi: Chi phí để quản lý các chương trình ký quỹ - hoàn trả (bao gồm các chi phí hành chánh, các phương tiện thu gom, tái chế và thải bỏ) rơi vào khu vực tư nhân. Cách đền bù duy nhất là nâng cao giá. Việc phải trả lại tiền cho các chất ô nhiễm được trả lại, rất có khả năng tạo ra sự khuyến khích đối với việc làm hàng giả. Kinh tế (tt) * e. Các khuyến khích cưỡng chế thực thi Là công cụ kinh tế nhằm khuyến khích những người xả thải làm đúng các tiêu chuẩn và quy định về môi trường. Các khuyến khích thực thi bao gồm: phí hoặc tiền phạt do làm không đúng, cam kết thực hiện tốt, quy trách nhiệm pháp lý, từ chối các trợ cấp công cộng, tài trợ và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ các hoạt động của nhà máy. f. Đền bù thiệt hại Mục đích: Đảm bảo cho các nạn nhân tổn thất môi trường được đền bù. Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa ô nhiễm Điều 7 - Luật BVMT quy định :“...Tổ chức, cá nhân gây tổn hại đến môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Kinh tế (tt) * g. Tạo ra thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm Người tham gia có thể mua “quyền” được gây ô nhiễm thực tế hay tiềm tàng; hoặc họ có thể bán các quyền này cho những người tham gia khác. Hình thức thực hiện: Các giấy phép có thể bán được: Mỗi giấy phép cho phép chủ cơ sở sản xuất được xả thải một lượng ô nhiễm quy định. Bảo hiểm trách nhiệm: Là một cơ chế thị trường trong đó những nguy cơ phải chịu phạt vì tổn thất môi trường được chuyển từ các công ty riêng lẻ hoặc các cơ quan công cộng sang cho các công ty bảo hiểm. Phí bảo hiểm phản ánh quy mô tổn thất có thể xảy ra và xác suất xảy ra Kinh tế (tt) * 8.3 CƠ CẤU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 2. Biện pháp quy hoạch Bố trí KCN & Quản lý nguồn thải tĩnh Quản lý nguồn thải di động 3. Biện pháp kỹ thuật Giải pháp công nghệ Giải pháp làm sạch khí thải Giải pháp quản lý vận hành Giải pháp sinh học * a. Bố trí KCN – Quản lý nguồn thải tĩnh: Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, GTVT, mối liên hệ giữa các vùng, các bộ phận, dự án cần lưu ý đến các vấn đề môi trường như: Phân cụm nhà máy: bố trí, phân chia các nhà máy thành các cụm có mức độ ô nhiễm nặng, trung bình, nhẹ hoặc ít ô nhiễm. Khoảng cách bố trí: Khoảng cách hợp lý sẽ loại trừ hay hạn chế sự lan truyền ô nhiễm giữa các nhà máy, tạo điều kiện cách ly, chống lây lan hỏa hoạn. Vị trí bố trí: có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng ô nhiễm không khí trong khu công nghiệp. Vùng cách ly vệ sinh công nghiệp: nhằm đảm bảo để nồng độ chất độc hại ở khu vực dân cư không vượt quá nồng độ cho phép. 2. Biện pháp quy hoạch * 2. Biện pháp quy hoạch (tt) b. Quản lý nguồn thải di động: Chủ yếu là các phương tiện giao thông vận tải: Quy hoạch giao thông hợp lý; Tổ chức các trạm kiểm soát môi trường với các loại xe đang lưu hành trên đường phố; Quản lý chất lượng nhiên liệu dùng cho phương tiện giao thông; Quy định các khu vực hạn chế hoặc cấm các xe ôtô hoạt động (phố cổ, văn hóa lịch sử…); Sử dụng hệ thống thông tin hiện đại để kiểm soát các luồng giao thông tốt hơn; Khuyến khích sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng. * 3. Biện pháp kỹ thuật a. Giải pháp công nghệ Là giải pháp cơ bản, nó cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm không khí có hiệu quả cao. Bao gồm việc thay thế nguyên liệu, nhiên liệu có chứa chất độc hại bằng chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn. b. Giải pháp kỹ thuật làm sạch khí thải Hiệu quả làm sạch cao hay thấp; Cấu tạo đơn giản hay phức tạp; Giá thành chế tạo và lắp đặt nhiều hay ít; Chi phí vận hành sử dụng lớn hay bé. * 3. Biện pháp kỹ thuật (tt) c. Giải pháp quản lý và vận hành Nghiêm túc thực hiện chế độ bảo trì, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất thải giảm xuống và có điều kiện quản lý chặt chẽ nguồn và lượng thải d. Giải pháp sinh thái học Việc sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm là cần thiết vì cây xanh có tác dụng che nắng, thu giữ bụi, lọc không khí, che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí … Tỷ lệ diện tích cây xanh trên diện tích khu công nghiệp từ 15- 20 %. * CHƯƠNG 9: XỬ LÝ CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DẠNG HẠT 9.1 Khái niệm cơ bản 9.2 Các thiết bị thu bụi trọng lực và quán tính 9.3 Các thiết bị thu bụi theo phương pháp ẩm 9.4 Các thiết bị lọc bụi 9.5 Các thiết bị thu bụi tĩnh điện * 9.1 Khái niệm cơ bản: Độ phân tán của bụi (vận tốc treo): Vận tốc treo là vận tốc dòng khí thẳng đứng để hạt ở dạng lơ lửng. Theo độ phân tán, người ta phân chia bụi thành các nhóm cơ bản sau: * b. Tính kết dính của bụi: Các hạt bụi có xu hướng kết dính vào nhau, với độ kết dính cao thì bụi có thể dẫn đến tình trạng nghẹt một phần hay tòan bộ thiết bị tách bụi. Hạt bụi càng mịn thì chúng càng dễ bám vào mặt thiết bị. Với những bụi có 60 – 70% số hạt bé hơn 10 m thì rất dễ dẫn đến dính bết, còn bụi có nhiều hạt trên 10 m thì dễ trở nên tơi xốp. Độ mài mòn của bụi: Được đặc trưng bằng cường độ mài mòn kim loại khi cùng vận tốc dòng khí và cùng nồng độ bụi. Nó phụ thuộc vào độ cứng, hình dáng, kích thước, khối lượng hạt bụi. 9.1 Khái niệm cơ bản (tt): * 9.1 Khái niệm cơ bản (tt): Độ thấm ướt của bụi: Theo tính chất thấm ướt của các vật thể rắn được chia làm 3 nhóm như sau: Vật liệu háo nước: dễ thấm ướt như canxi, thạch anh, đa số các silicat, các khóang oxyt hóa, halogen các kim loại kiềm,…. Vật liệu kỵ nước: khó thấm ướt như graphit, than, lưu hùynh,… Vật liệu hòan tòan không thấm ướt: paraffin, tephlon, bitum,… Độ hút ẩm của bụi: Phụ thuộc thành phần hóa học, kích thước, hình dạng, độ nhám bề mặt của các hạt bụi. * Độ dẫn điện của lớp bụi: g. Sự tích điện của lớp bụi: Ảnh hưởng đến hiệu quả tách chúng trong các thiết bị lọc khí (bộ tách bụi ướt, lọc,…), đến tính nổ và tính bết dính của các hạt. 9.1 Khái niệm cơ bản (tt): * 9.1 Khái niệm cơ bản (tt): Khả năng tự bốc cháy và tạo hỗn hợp dễ nổ với không khí: Cường độ nổ phụ thuộc vào: tính chất hóa học, tính chất nhiệt, kích thước, hình dáng các hạt, nồng độ, độ ẩm và thành phần các khí, nhiệt độ nguồn lửa và hàm lượng tương đối của các loại bụi trơ (không cháy). Các loại bụi có khả năng bắt lửa như bụi các chất hữu cơ (sơn, plastic, sợi) và cả một số bụi vô cơ như mangiê, nhôm, kẽm. Hiệu quả thu hồi bụi: Hiệu quả làm sạch  được tính theo công thức sau: Trong đó: Gv, Gr: khối lượng bụi chứa trong dòng khí tương ứng ở trước và sau thiết bị thu gom bụi hay bộ lọc, (mg/m3); * Các phương pháp xử lý bụi Dựa theo các ứng dụng của nguyên lý, cơ chế vật lí, hóa học và chức năng của thiết bị khử bụi người ta chia thành 4 phương pháp xử lý bụi chính: Xử lý bụi theo phương pháp trọng lực và quán tính; Xử lý bụi theo phương pháp ẩm; Xử lý bụi bằng phương pháp lọc; Xử lý bụi bằng phương pháp tĩnh điện. * Phương pháp trọng lực: Dưới tác dụng của trọng lực các hạt có khuynh hướng chuyển động từ trên xuống (lắng). Đối với các hạt có kích thước nhỏ, ngòai ảnh hưởng của trọng lực còn có lực chuyển động của dòng khí, lực ma sát của không khí. Do đó phương pháp này chỉ áp dụng cho bụi thô có kíc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBai Giang_2.ppt
Tài liệu liên quan