Báo cáo Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các qui định trong hiệp định khu vực và đa phương

MỤC LỤC

 

Giới thiệu 4

CHƯƠNG 1 - CÁC QUI ĐỊNH TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI KHU VỰC VÀ ĐA PHƯƠNG VỀ NÔNG NGHIỆP 6

I. ATFA 6

II. WTO 7

1. AoA 8

2. Hiệp định SPS và Hiệp định TBT 13

3. Doanh nghiệp thương mại Nhà nước (STEs) 16

4. Sở hữu trí tuệ trong Thương mại Nông nghệp 17

CHƯƠNG 2 - CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG MÂU THUẪN TIỀM ẨN VỚI CÁC NGHĨA VỤ THỰC HIỆN 20

I. Tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam 20

II. Thuế quan trong nông nghiệp 21

III. Các biện pháp phi thuế quan 25

IV. Hỗ trợ trong nước 28

V. Hỗ trợ xuất khẩu 30

4. Doanh nghiệp thương mại nhà nước 32

VI. Những qui định về kiểm dịch 34

VII. Các qui định về sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp 37

CHƯƠNG 3 – KHÓ KHĂN MÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG GIA NHẬP GẶP PHẢI 38

CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 50

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các qui định trong hiệp định khu vực và đa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hạn nhằm tăng cường năng lực sản xuất, đặc biệt cho những ngành công nghiệp chế biến nguyên liệu thô để sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, bảo lãnh tín dụng thương mại cũng được mở rộng với việc tập trung vào các dự án đầu tư công nghệ mới cho hàng xuất khẩu, và vào những hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả cao; tín dụng cũng sẽ dần được cấp cho các đối tượng thường xuyên nhập một khối lượng lớn hàng hoá của Việt Nam cho thị trường khu vực. Theo Quyết định 266, số các mặt hàng được hưởng ưu đãi xuất khẩu sẽ bị giảm, cũng theo đó các khoản thưởng sẽ tập trung vào những hàng hoá chủ chốt có tính cạnh tranh cao và những mặt hàng sử dụng nguyên liệu thô địa phương có mức cung lớn. Hỗ trợ tài chính trực tiếp cũng bị hạn chế và thay vào đó là hỗ trợ cho các nhà cung cấp nguyên liệu thô, những giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ để cải thiện tình hình sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy thế, mức trợ cấp xuất khẩu vẫn là rất thấp. Tuy nhiên, khối lượng và phạm vi trợ cấp xuất khẩu có xu hướng tăng lên trong những năm qua. Đối tượng hưởng lợi từ hoạt động này chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Trong một thông báo rất gần đây về trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp của mình, Chính phủ Việt Nam tuyên bố mức trợ cấp xuất khẩu cho những sản phẩm đặc trưng trung bình là 1.103 tỷ đồng (hay khoảng 73,5 triệu USD) mỗi năm trong giai đoạn từ 1999-2001. Có bốn nhóm sản phẩm chính được hưởng khoản trợ cấp này, gồm gạo, cà phê, thịt lợn và rau quả. Nhưng quá nửa tổng lượng trợ cấp xuất khẩu đã được thông báo (khoảng 58%) dành để hỗ trợ xuất khẩu gạo. Đỏi hỏi cao nhất của các nước thành viên của WTO là Việt Nam không được áp dụng trợ cấp xuất khẩu trong tương lai, trên thực tế trong các vòng đàm phán vừa qua nhiều đối tác đều yêu cầu Việt Nam phải cam kết như vậy. Theo thông báo của các quốc gia lên WTO, 25 nước thành viên WTO có thể trợ cấp xuất khẩu, nhưng chỉ cho những sản phẩm họ có cam kết giảm trợ cấp. Theo những qui định hiện hành của WTO, những nước không có cam kết thì hoàn toàn không thể trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp. Trong số 25 nước thì một số nước đã quyết định cắt giảm mạnh mức trợ cấp của mình hoặc loại bỏ hoàn toàn. Bên cạnh đó, hầu hết những nước mới gia nhập WTO sau năm 1995 ngoại trừ Bungari và Panama phải cam kết hoàn toàn không hỗ trợ xuất khẩu. Hiện có một cam kết chung về giảm mạnh trợ cấp xuất khẩu cho Vòng Doha. 4. Doanh nghiệp thương mại nhà nước Trước đây, giấy phép thương mại được sử dụng ở Việt Nam để chứng nhận rằng doanh nghiệp có đủ khả năng tiến hành các hoạt động thương mại, và để xác định ra những hàng hoá nào được phép nhập hoặc xuất khẩu. Hệ thống giấy phép này đã phân biệt giữa doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp chuyên về hoạt động thương mại hay cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp sản xuất được cấp giấy phép nhập hoặc xuất khẩu hàng hoá liên quan đến các hoạt động sản xuất được qui định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương, tỉnh hoặc thành phố ban hành tại thời điểm đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương mại (loại doanh nghiệp này được yêu cầu phải đáp ứng thêm những điều kiện về vốn hoạt động và nhân sự), trong giấy phép xác định chủng loại sản phẩm cụ thể được phép kinh doanh. Theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 01/9/1998, các doanh nghiệp Việt Nam không phải xin giấy phép từ Bộ Thương mại để tiến hành các hoạt động xuất, nhập khẩu. Nghĩa vụ lúc này là đăng ký với Cục Hải quan tỉnh hoặc thành phố, và nhận mã số đăng ký thích hợp. Tuy nhiên, dãy hàng hoá được xác định trong giấy phép đăng ký kinh doanh là những hàng hoá được phép thương mại vẫn cho thấy những hạn chế bởi phạm vi của các hoạt động. Mặc dù vậy, với dãy hàng hoá này không có bất kỳ sản phẩm nông nghiệp nào. Ngoài ra, liên quan đến xuất khẩu gạo, Bộ Thương mại vẫn chỉ định các doanh nghiệp và kiểm soát các điều kiện giao dịch (bao gồm tham gia đấu thầu) theo sự thoả thuận của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước khác. Khối lượng gạo xuất khẩu theo các hợp đồng Chính phủ với Chính phủ sẽ được phân giao cho các tỉnh sản xuất gạo chủ yếu trên cơ sở sản lượng lúa hàng hoá của địa phương. Sau đó Chủ tịch UBND các tỉnh sẽ trực tiếp giao cho các doanh nghiệp thuộc tỉnh thực hiện, có tính đến quyền lợi của doanh nghiệp đại diện ký kết hợp đồng. Luật Thương mại qui định: "Nhà nước độc quyền thực hiện các hoạt động thương mại ở những lĩnh vực và khu vực nhất định đối với những loại hàng hoá và dịch vụ nhất định được qui định trong danh mục do Chính phủ ban hành”. Nhà nước sẽ đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và con người để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào những mặt hàng thiết yếu nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong các hoạt động thương mại như là một trong những cơ chế được Nhà nước sử dụng để điều tiết cung, cầu và để ổn định giá cả, và như vậy góp phần thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội đất nước. Ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng một vai trò tích cực trong các hoạt động thương mại. Với thương mại quốc tế, các doanh nghiệp này thống trị hầu hết hoạt động tiếp thị giữa nông dân và các thị trường chính nhưng các hoạt động xuất, nhập khẩu hầu hết vẫn do các DNNN quản lý. Thông qua các DNNN của mình, Nhà nước cũng duy trì độc quyền đối với xuất và nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu như dầu mỏ. Để đảm bảo sự cân bằng nền kinh tế, một số loại hàng xuất, nhập khẩu là đối tượng của hạn ngạch, những hàng hoá này được cấp cho các doanh nghiệp có uy tín (phần lớn trong số này là DNNN). Ngoài việc được hưởng đối xử ưu đãi như tiếp cận vốn, các doanh nghiệp nhà nước không được hưởng ưu đãi đối xử về các khoản trợ cấp cũng như tỷ lệ thuế. Mặc dù khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam, các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể. Các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang bùng nổ và tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước đang giảm dần. Trước năm 1988, với nền kinh tế kế hoạch tập trung, các hoạt động ngoại thương đã được thực hiện bởi một số ít các DNNN. Sau đó, do thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường, các doanh nghiệp tư nhân đã từng bước được phép xuất, nhập khẩu. DNNN vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, không có DNNN nào được phép quản lý hoặc can thiệp đến các hoạt động thương mại nông sản và tầm quan trọng của chúng trong thương mại nông nghiệp đã giảm đáng kể. Cho đến năm 1999, không có doanh nghiệp tư nhân nào thực sự tiến hành bất kỳ hoạt động xuất khẩu gạo nào. Hai Tổng công ty nhà nước trực thuộc trung ương (VINAFOOD 1, và VINAFOOD 2) với các công ty trực thuộc của mình chiếm trên 80% tổng lượng gạo xuất khẩu. Năm 1999, lần đầu tiên, các doanh nghiệp tư nhân đã chính thức tham gia xuất khẩu gạo. Chính phủ đã tăng số lượng các nhà xuất khẩu gạo lên 47 bao gồm cả một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, như doanh nghiệp LADFECO, Công ty TNHH Vĩnh Phát và Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Thốt Nốt. Hiện nay, hoạt động ngoại thương các nông sản hàng hoá khác hoàn toàn tự do. Doanh nghiệp từ các khu vực khác nhau được thành lập theo luật được phép xuất và nhập khẩu hàng hoá như được quy định trong giấy phép của mình. Các DNNN trực thuộc trung ương hiện nay xuất khẩu 60% chè, trên 65% cao su và trên 20% cà phê. Trong lĩnh vực nông nghiệp, DNNN (đặc biệt là các doanh nghiệp do trung ương quản lý) vẫn chiếm ưu thế trong thương mại quốc tế nhưng vai trò đang ngày càng giảm mạnh. Trong những năm qua, vao trò của các DNNN đã giảm đáng kể trong khi doanh nghiệp dân doanh đã thể hiện tính nhanh nhạy và hiệu quả của họ. Điều này không nhất thiết có nghĩa là khối lượng hàng xuất khẩu trước đây do các DNNN đã giảm; đúng hơn là các doanh nghiệp tư nhân đã có vai trò đáng kể trong sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại nông nghiệp. Những qui định về kiểm dịch Việt Nam hiện đang xây dựng một hệ thống SPS dựa trên những khuyến nghị, hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống hiện hành của đất nước dựa theo tiêu chuẩn của OIE, IPPC và CODEX (FAO/WHO), tiêu chuẩn vùng hay của các nước phát triển, hoặc tiêu chuẩn quốc gia. Biện pháp kiểm dịch - vệ sinh động vật Việt Nam ban hành Pháp lệnh Thú y ngày 15/02/1993 là văn bản luật cao nhất về biện pháp vệ sinh động vật. Để thực hiện Pháp lệnh này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 93/CP ngày 27/11/1993 về các qui định vệ sinh thú y của Việt Nam. Quyết định 389/NN-TY/QĐ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 15/4/1994 ban hành những hướng dẫn chi tiết để thực hiện nghị định này. Tất cả những biện pháp vệ sinh động vật được căn cứ theo Nghị định 93/CP. Nghị định này bao gồm các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học và giống vi sinh vật dùng trong thú y. Động vật và các sản phẩm từ động vật sẽ chỉ được vận chuyển trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh qua Việt Nam sau khi đã được kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch bởi cơ quan thu ý có thẩm quyền nếu đáp ứng được các điều kiện vệ sinh thú y. Trong một số trường hợp, việc miễn kiểm tra vệ sinh thú y tạm thời đối với công tác kiểm dịch để bán tự do trong nước sẽ do Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD) qui định. Nghị định 93/CP cũng đưa ra hướng dẫn về các thủ tục ngoại thương. Trong trường hợp nhập khẩu hoặc quá cảnh qua Việt Nam, chủ sở hữu động và các sản phẩm từ động vật hoặc người được uỷ thác sẽ xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan Kiểm dịch Quốc gia của nước xuất xứ ban hành trước khi cơ quan thú y Việt Nam bắt đầu công việc kiểm dịch. Gần đây, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh mới về Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 (gọi là Pháp lệnh Thú y năm 2004) phù hợp hơn với các qui định và tiêu chuẩn quốc tế. Một Nghị định mới để thực hiện Pháp lệnh này dự kiến sẽ được ban hành vào đầu năm 2005. Xem xét tất cả những văn bản pháp luật hiện hành về Thú y cho thấy không có sự mâu thuẫn rõ ràng giữa các qui định trong nước với điều khoản của hiệp định SPS về kiểm dịch động vật. Biện pháp kiểm dịch thực vật Hệ thống tổ chức kiểm dịch thực vật của Việt Nam đã được củng cố và thống nhất trong cả nước với 2 cấp trung ương và địa phương. Cho đến nay trên phạm vi toàn quốc đã có 9 Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, 1 Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật, 2 Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu cùng 58 trạm kiểm dịch thực vật đóng tại các cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Các hoạt động kiểm dịch thực vật bao gồm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng thực vật và sản phẩm thực phẩm xuất nhập khẩu, giám sát hoạt động khử trùng, thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa và sau nhập khẩu, tiến hành các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật. Việt Nam là một thành viên chính thức của Uỷ ban Bảo vệ Thực vật Châu Á Thái bình dương (APPPC) và đang làm thủ tục trình Chính phủ gia nhập Công ướng quốc tế bảo vệ thực vật (IPPC). Việt Nam đã được một số nước thừa nhận giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo luật pháp quốc gia và quốc tế. Việt Nam cũng công nhận giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của các nước ASEAN dựa theo luật quốc tế và luật pháp của mỗi quốc gia đó. Để hài hoà những qui định kiểm dịch thực vật của mình với các tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam đã đang tiến hành rà soát lại hệ thống luật pháp hiện hành về bảo vệ thực vật nhằm phù hợp với những qui định của WTO, Hiệp định SPS và Công ước Quốc tế. Để bổ sung cho những tiêu chuẩn quốc gia hiện hành, Cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng và thực hiện một số tiêu chuẩn quốc tế như thuật ngữ và định nghĩa về kiểm dịch thực vật, các nguyên tắc kiểm dịch thực vật liên quan đến thương mại quốc tế và hướng dẫn phân tích nguy cơ dịch hại. Trong năm 2001, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi số 36/2001/PL-UBTVQH10 về kiểm dịch và bảo vệ thực vật. Nội dung của Pháp lệnh sửa đổi hoàn toàn tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định SPS, Công ước IPPC và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế Hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Pháp lệnh mới được qui định trong Nghị định 58/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/6/2002, trong đó ban hành Điều lệ về kiểm dịch thực vật. Căn cứ và Pháp lệnh và Điều lệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT dự kiến sẽ ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư và tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật trong thời gian tới để cụ thể hóa một số Điều trong Pháp lệnh và Điều lệ. An toàn Thực phẩm Những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm được qui định trong Pháp lệnh về Vệ sinh và An toàn thực phẩm, được Quốc hội thông qua ngày 26/7/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/11/2003. Mục tiêu của Pháp lệnh là đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và kinh doanh, và ngăn chặn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và sự lây truyền thông qua thực phẩm. Tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh qui định trong Pháp lệnh về sản xuất và bán thực phẩm tươi sống, chế biến thực phẩm, bảo quản và vận chuyển thực phẩm, nhập và xuất khẩu thực phẩm ở Việt Nam. Với những loại thực phẩm “rủi ro cao”, cần phải có giấy chứng nhận nhà nước về đáp ứng các điều kiện kinh doanh. Pháp lệnh cũng qui định những công bố về tiêu chuẩn, quảng cáo và dãn nhãn thực phẩm. Cho đến nay, Việt Nam đã tuân thủ khoảng 60% tiêu chuẩn CODEX liên quan đến lương thực và thực phẩm và đang lên kế hoạch thực hiện hết những tiêu chuẩn CODEX còn lại. Điểm hỏi đáp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) hiện nay như là một điểm hỏi đáp chung cho các thông tin về những yêu cầu kiểm dịch động thực vật. Tuy nhiên, trách nhiệm về kiểm soát vệ sinh động thực vật, kiểm dịch động, thực vật, kiểm dịch y tế và thanh tra nghề cá sau này sẽ phải được bàn giao thêm cho các Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ khác. Để thực thi những nghĩa vụ đối với WTO về thiết lập một điểm hỏi đáp riêng biệt, hiện nay Việt Nam đang tập trung nâng cao năng lực chuẩn bị cho ra đời một điểm hỏi đáp hoạt động độc lập, hoàn thiện vào cuối năm 2004. Điểm hỏi đáp này sẽ được thành lập nằm trong MARD và sẽ chịu trách nhiệm thông báo và giải thích các thủ tục như đã được yêu cầu tại Phụ lục B của Hiệp định về các Biện pháp Kiểm dịch động thực vật. Các tiêu chuẩn và Hàng rào kỹ thuật đối với Thương mại Theo Quyết định số 346/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam đang thực hiện các bước để đảm bảo tất cả những thủ tục đánh giá mức độ tuân thủ, các tiêu chuẩn và qui định kỹ thuật mới là hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Các Bộ chủ yếu liên quan đến những yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn hoá các sản phẩm nông nghiệp là Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tổng Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thông thường có trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng, nhiệm vụ của cơ quan này là: soạn thảo luật và các qui định; theo dõi và kiểm tra việc thực hiện luật và qui định; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; ban hành chứng nhận hệ thống chất lượng, ban hành giấy chứng nhận, các cơ quan kiểm tra chất lượng và cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng; thực hiện giám sát nhà nước đối với những yêu cầu chất lượng liên quan đến hàng hoá; tổ chức và hướng dẫn các hoạt động về kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo; tham gia hợp tác quốc tế. Ngày 25/3/2003, Điểm Hỏi đáp TBT của Việt Nam đã chính thức được thành theo Quyết định số 356/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ nằm trong trụ sở của STAMEQ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Điểm Hỏi đáp TBT là cơ quan nhà nước có chức năng tiếp nhận những câu hỏi và thông báo những qui định, tiêu chuẩn kỹ thuật, những thủ tục đánh giá mức độ phù hợp về TBT dựa theo hướng dẫn trong Hiệp định của WTO về TBT. Tuy nhiên, Điểm Hỏi đáp này được dự đoán là đến cuối năm 2005 mới có thể đi vào hoạt động một cách hoàn thiện được. Các qui định về sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp Việt Nam đã ký các hiệp định song phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với EU, Thuỵ Sỹ và Mỹ. Hiện nay, Chính phủ đang chuẩn bị tham gia Công ước Quốc tế về Bảo hộ Giống cây trồng (UPOV). Toàn bộ các qui định và luật của Việt Nam liên quan đến sở hữu trí tuệ được trình bày tại Phần VI Bộ luật Dân sự và các Nghị định thực hiện đi kèm, như: Nghị định 76/CP ban hành ngày 24/10/1996 về quyền tác giả; Nghị định 63/CP ban hành ngày 24/10/1996 về sở hữu công nghiệp, Nghị định 12/1999/NĐ-CP ban hành ngày 06/3/1999 về xử lý các trường hợp vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp; Nghị định 54/2000/NĐ-CP ban hành ngày 13/10/2000 về bí mật thương mại, các chỉ dẫn địa lý, rượu và rượu mạnh; và Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 24/3/2004 về giống cây trồng. Ngoài ra, Bộ luật Hình sự của Việt Nam cũng điều chỉnh những hành vi vi phạm hình sự về quyền sở hữu trí tuệ. Trong số các văn bản nêu trên, có hai Nghị định số 54/2000/NĐ-CP và số 13/2001/NĐ-CP qui định những vấn đề về sở hữu trí tuệ trong thương mại nông sản, bao gồm chỉ dẫn địa lý, rượu và rượu mạnh và giống cây trồng. Nghị định số 54 qui định việc tự động xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý mà không cần đăng ký nếu tất cả những điều kiện đã qui định được đáp ứng một cách đầy đủ. Theo Nghị định này, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự như chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ, bao gồm cả tên gọi xuất xứ, là bị cấm. Theo Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11, một giống cây trồng phải có tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất và tính mới về mặt thương mại thì mới được bảo hộ, và chỉ có người phát minh ra giống cây trồng mới được phép đăng ký với cơ quan được gọi là Văn phòng Bảo hộ Giống cây trồng mới về quyền tác giả. Các tác giả được bảo hộ bởi hệ thống Văn bằng bảo hộ Giống cây trồng, có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày đệ đơn. Ngoài ra, tác giả giống cây trồng đã được bảo hộ còn được nhận một khoản tiền về bản quyền do người sử dụng trả. Về nguyên tắc thì dường như giữa các qui định về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam và Hiệp định TRIPS không có điểm mâu thuẫn rõ ràng nào. CHƯƠNG 3 – KHÓ KHĂN MÀ NHỮNG NƯỚC đang GIA NHẬP GẶP PHẢI 1. Một quá trình phức tạp với nhiều đòi hỏi Vào cuối vòng đàm phán Uruguay, các bên ký kết đã thông qua lần cuối Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiệp định WTO qui định các thủ tục gia nhập qua đó một quốc gia mới có thể trở thành thành viên của tổ chức. Điều XII của Hiệp định đơn giản hóa quá trình gia nhập WTO thành một thủ tục duy nhất. Việc gia nhập của một quốc gia sẽ được quyết định bởi “các điều khoản được thống nhất giữa quốc gia này và WTO”, và sự thống nhất về các điều khoản gia nhập phải được 2/3 số thành viên WTO tán thành. Một nước muốn gia nhập WTO thông thường phải gửi đơn xin gia nhập lên Tổng Giám đốc WTO trình bày mong muốn gia nhập của mình. Sau đó, Tổng giám đốc sẽ chuyển đơn xin gia nhập đến Đại hội đồng thành viên là đại diện từ tất cả các nước thành viên. Tiếp đó, Đại hội đồng sẽ thành lập nhóm công tác và chuyển vấn đề này cho nhóm công tác với một sự uỷ thác chung là kiểm tra việc xin gia nhập và trình các khuyến nghị trong đó có thể bao gồm một dự thảo Nghị định thư Gia nhập. Bất kỳ thành viên quan tâm nào đều có thể tham gia vào nhóm công tác, và không có sự hạn chế về số lượng thành viên tham gia của nhóm công tác này. Tuy nhiên, sự tham gia này đòi hỏi có thời gian và nguồn lực đáng kể, vì vậy trong thực tế chỉ có những thành viên quốc gia công nghiệp hoá lớn và những thành viên có mối quan tâm đáng kể về các hoạt động thương mại của nước đệ đơn mới tham gia vào nhóm công tác. Nhóm công tác có trách nhiệm soạn thảo một báo cáo cho Tổng giám đốc về việc xin gia nhập và một nghị định thư cuối cùng nêu ra những nội dung chi tiết việc gia nhập của của nước đệ đơn. Như vậy nhóm công tác chịu trách nhiệm chính về đàm phán chung hay đàm phán đa phương của quá trình đám phán gia nhập. Nước xin gia nhập phải gửi cho Nhóm công tác một Bị vong lục về Chế độ Ngoại thương. Mục đích của bản bị vong lục là mô tả chế độ ngoại thương của nước đệ đơn, mục đích bao quát này đòi hỏi thông tin về nhiều vấn đề ảnh hưởng ngẫu nhiên đến các hoạt động thương mại của nước xin gia nhập. Thông tin mà WTO yêu cầu, vì vậy có thể là không hạn chế cho đàm phán với Nhóm công tác, bao gồm nhưng không giới hạn các lĩnh vực như: (i) chính sách kinh tế và nền kinh tế của đất nước; (ii) bộ máy chính phủ của nước đó, gồm miêu tả bất kỳ sự phân chia quyền lực trong các cơ quan khác nhau hoặc các cấp chính quyền khác nhau; (iii) các chính sách quốc gia ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá và dịch vụ; (iv) cơ chế sở hữu trí tuệ; (v) căn cứ thể chế ngoại thương, chẳng hạn như các hiệp định song phương hiện hành hay thành viên của các tổ chức đa phương: và (vi) tất cả những số liệu và ấn phẩm liên quan đến kinh tế và thương mại. Sau đó Nhóm công tác tiến hành xem xét kỹ lưỡng và kiểm tra yêu cầu về gia nhập. Bản Bị vong lục được chuyển đến tất cả các thành viên được mời đưa ra câu hỏi và ý kiến đóng góp cho nước xin gia nhập. Những câu hỏi này có thể gắn liền với thông tin có trong bản bị vong lục hoặc liên quan đến bất kỳ vấn đề nào khác mà các thành viên quan tâm, và có thể được gửi nặc danh cho nước đệ đơn. Mục đích của quá trình xem xét này là để đảm bảo cho nước gia nhập WTO có thể chế ngoại thương phù hợp với những yêu cầu của Hiệp định Thương mại Đa phương, và quốc gia đó sẽ có thể tuân theo những yêu cầu này trong tương lai. Mặc dù tất cả các nước xin gia nhập phải tán thành Hiệp định WTO và các Hiệp định Thương mại Đa phương, các điều khoản gia nhập có thể là khác biệt cho từng cá nhân mỗi nước xin gia nhập. Sự xem xét từ nhiều bên và tiến hành đàm phán, cùng với xác minh tính minh bạch và phù hợp, có thể dẫn đến những ngoại lệ trong các điều khoản của Hiệp định WTO hoặc trong cam kết và những sự bảo đảm vượt quá mức qui định trong Hiệp định. Tiến hành đồng thời với phiên đàm phán đa phương về các điều kiện chung của nước xin gia nhập là một quá trình đàm phán song phương về những nhân nhượng của nước xin gia nhập liên quan đến mở cửa thị trường hàng hoá và những cam kết cụ thể về dịch vụ. Quá trình đám phán về sự nhân nhượng này được thực hiện trên cơ sở hai bên với đối tác thương mại chính của nước xin gia nhập và cũng là thành viên WTO. Những nhân nhượng này chủ yếu dưới hình thức cắt giảm và ràng buộc thích hợp thuế nhập khẩu hàng hoá, và những cam kết cụ thể về tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Quá trình đàm phán song phương tạo ra Bảng Nhân nhượng và Cam kết đối với hàng hoá và dịch vụ. Những Bảng này sau đó được nhóm công tác xem xét lại trên cơ sở đa phương, và làm thành phụ lục như là những phần gắn liền của dự thảo nghị định thư gia nhập. Nhận thấy cùng với thời gian sẽ có nhiều nước mong muốn gia nhập hệ thống pháp lý này (các thành viên ban đầu của GATT gồm 26 nước, ngày nay WTO có 148 thành viên) Hiệp định đã có qui định cho các nước khác gia nhập với những điều khoản do các thành viên WTO đưa ra. Một thông lệ không chính thức là để đổi lấy việc được hưởng những lợi ích mà những thành viên hiện hành của GATT/WTO đã dành cho nhau về mở cửa thị trường, những nước mới đàm phán gia nhập phải cam kết cắt giảm các rào cản thương mại nhằm đóng góp vào tự do hoá, đó cũng là cái giá phải trả để có được lợi ích mang lại. Các thành viên mới đã không “hưởng lợi tự do” và dành được những lợi ích từ việc cắt giảm những rào cản thương mại các thành viên đã làm trước đây mà không có sự đóng góp nào. Vì vậy, quá trình gia nhập có thể được coi như là một cuộc đàm phán về giá cả được trả cho việc thu nhận lợi ích từ hệ thống này. Ngay khi đã hoàn thành việc điều tra thể chế thương mại của nước xin gia nhập và các vòng đám phán mở cửa thị trường, Nhóm công tác thông qua một báo cáo, một dự thảo quyết định và một nghị định thư gia nhập (với các lịch trình về cam kết được gắn liền và đi kèm). Những tài liệu này được gửi đến Tổng giám đốc hoặc Hội nghị Bộ trưởng. Việc WTO thông qua các tài liệu này và lần thông qua cuối cùng cho sự gia nhập đòi hỏi phải được 2/3 thành viên WTO tán thành. Nghị định thư gia nhập có hiệu lực trong 30 ngày sau khi có sự công nhận bởi nước đệ đơn, hoặc bằng chữ ký hoặc, nếu sự chấp thuận của cơ quan lập pháp là cần thiết, thì phải được thông qua Nghị quyết. Trong khi WTO đang hướng tới tổ chức toàn cầu, cách tiếp cận của tổ chức này đối với vấn đề gia nhập khác so với một số tổ chức quốc tế khác. Những tổ chức này thường hoạt động theo một nguyên tắc mà ở đó, nếu không có các vấn đề chính trị hay những vấn đề về ngoại giao đặc biệt phức tạp, tất cả các quốc gia chủ quyền có quyền chính đáng trở thành thành viên. Đây có thể là những hiệp định để ký, phí phải trả, và các nghĩa vụ khác để đáp ứng, nhưng quá trình gia nhập là không phiền toái cũng như dài dòng. Nó thường liên quan rất ít hoặc không có sự xem xét kỹ lưỡng về các chính sách và luật pháp hiện hành của quốc gia và thậm chí có rất ít đòi hỏi về thay đổi các chính sách và luật pháp này (ít nhất như là điều kiện ban đầu). Nhữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp việt nam với các qui định trong hiệp định khu vực và đa phương.doc
Tài liệu liên quan