Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1

2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật 2

2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 3

2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 4

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 4

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 5

CHƯƠNG 1 7

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 7

1.1. TÊN DỰ ÁN 7

1.2. CHỦ DỰ ÁN 7

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 7

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 8

1.4.1. Tổng vốn đầu tư 8

1.4.2. Mục tiêu đầu tư, xây dựng dự án 9

1.4.3. Bố cục quy hoạch khu cải táng mồ mả 9

1.4.4. Cơ cấu tổ chức quy hoạch 10

1.4.5. Các hạng mục công trình đầu tư xây dựng 12

1.4.6. Phân kỳ đầu tư, thời gian dự kiến thực hiện dự án 21

CHƯƠNG 2 22

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 22

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 22

2.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình, địa chất 22

2.1.2 Điều kiện khí tượng - thuỷ văn. 30

2.1.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trong khu vực thực hiện dự án 31

2.1.4. Hiện trạng môi trường tự nhiên 34

2.1.5. Hệ sinh thái 38

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 39

2.2.1. Điều kiện kinh tế 39

2.2.2. Điều kiện xã hội 40

CHƯƠNG 3 42

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 42

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 42

3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng 42

3.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng 45

3.1.3. Giai đoạn sử dụng công trình 55

3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 65

CHƯƠNG 4 67

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, 67

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67

4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 67

4.1.1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng 68

4.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng công trình 68

4.1.3. Giai đoạn sử dụng công trình 70

4.2. LIÊN HỆ VÙNG CỦA DỰ ÁN 73

4.3. ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 74

CHƯƠNG 5 75

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 75

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 75

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 76

5.2.1. Điểm giám sát, tần suất giám sát 76

5.2.2. Dự trù kinh phí giám sát môi trường 78

CHƯƠNG 6 79

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 79

6.1. TỔNG HỢP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 79

6.2. Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMTTQVN XÃ TAM THĂNG 79

6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ 79

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 79

1. KẾT LUẬN 79

2. KIẾN NGHỊ 79

3. CAM KẾT 79

3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 79

3.2. Cam kết tuân thủ các điều luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường 79

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6654 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i khu vực dự án hiện nay chưa có dấu hiện bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh và kim loại nặng. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn của quy chuẩn cho phép, riêng chỉ tiêu dầu mỡ vượt tiêu chuẩn 1,24-2,81 lần. 2.1.4.3. Môi trường nước ngầm Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại các giếng gần khu vực dự án được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm TT Chỉ tiêu Phương pháp thử Đơn vị tính Kết quả thử nghiệm QCVN 09:2008/BTNMT N1 N2 N3 N4 1 pH TCVN 6492-2000 - 5,8 5,6 6,0 5,6 5,5-8,5 2 Độ cứng TCVN 6224-1996 mg/L(CaCO3) 11,25 10,10 10,20 17,50 500 3 Độ màu TCVN 6185-1996 Pt-Co 11,32 7,45 10,63 45,10 - 4 Florua TCVN 6494-2000 mg/L 0,078 0,057 0,046 0,049 1 5 Cl- TCVN 6494-2000 mg/L 10,638 12,056 9,574 23,404 250 6 NO3- TCVN 6494-2000 mg/L 0,236 0,221 0,111 0,384 15 7 SO42- TCVN 6494-2000 mg/L 4,638 1,183 2,126 37,133 400 8 TS TCVN 4560-1988 mg/L 68,4 38,2 50,4 106,0 1.500 9 Mn TCVN 6193-1996 mg/L 0,0076 0,0065 0,0082 0,5 10 As TCVN 6626-2000 mg/L 0,00261 0,00187 0,00213 0,00305 0,05 11 Fe tổng TCVN 6177-1996 mg/L 2,250 0,413 0,441 1,394 5 12 Coliform TCVN 6187-2-1996 MPN/100ml 4 7 11 9 3 Ghi chú: - N1: Giếng khoan giữa khu vực dự án. - N2: Giếng ông Phan Quang Đáng, thôn 2, Thăng Tân, Tam Thăng. - N3: Giếng ông Nguyễn Thị Mai, tổ 2, thôn Thăng Tân, Tam Thăng. - N4: Giếng ông Trần Mai, tổ 5, thôn Tân Thái, Tam Thăng. - Thời gian lấy mẫu: ngày 11/02/2009. - QCVN 09:2008/BTNMT: QC kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Nhận xét: Từ kết quả phân tích ở trên so với QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy: - Các giếng khảo sát lấy mẫu có độ pH thấp nhưng vẫn nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn cho phép. - Các giếng có dấu hiệu nhiễm vi sinh (vượt quy chuẩn cho phép từ 1,33-3 lần). - Hàm lượng kim loại nặng, kim loại độc hại thấp hoặc không phát hiện. - Các chỉ tiêu còn lại thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định. Thảm thực vật tại khu vực mang tính chất của khu hệ vùng cát ven biển, phần lớn diện tích là đất hoang hóa, độ che phủ 2.1.5. Hệ sinh thái rất thấp. Thực vật chủ đạo là điều, keo lá tràm, phi lao,... ngoài ra còn một số cây như dừa, xoài, đu đủ,... trồng trong nhà dân với số lượng không nhiều. Điều được trồng với mật độ khoảng 5-8m2/1 cây; cây cao trung bình khoảng 1m; keo lá tràm được trồng thành rừng với diện tích khoảng 3ha (trồng theo chương trình Pam). Trong những năm trở lại đây, người dân có xu hướng trồng Keo lá tràm thay cho một số loại cây (điều, phi lao,...) ít có giá trị về kinh tế. Về động vật: các loài động vật nuôi được quan sát gồm: lợn, trâu, bò, gà, vịt,... Động vật hoang dã đã phát hiện được các loài: Kỳ nhông, chim sẻ, chích chòe, chào mào, cu gáy,... Động vật còn bao gồm một số loài bò sát, ếch nhái, côn trùng,... phân bố tại các mương nước dọc tuyến ĐT 615 với số lượng không nhiều. Tại khu vực dự án không phát hiện các loại thú quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam. Nhìn chung khu vực dự án rất nghèo về tài nguyên sinh học. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Dự án đầu tư xây dựng khu cải tang mồ mả xã Tam Thăng nằm trên địa bàn xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở thu thập số liệu kinh tế xã hội và sức khỏe cộng đồng tại địa phương, chúng tôi tổng hợp các số liệu liên quan như sau: 2.2.1. Điều kiện kinh tế Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tam Thăng khoảng 20,56km2 trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp: 13,44 km2; - Diện tích đất phi nông nghiệp: 5,95 km2; - Diện tích đất chưa sử dụng: 1,16 km2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp tại xã Tam Thăng tương đối phổ biến, đây cũng là ngành nghề chính của người dân địa phương. Tổng sản lượng lương thực khoảng 3.028 tấn/năm. Lương thực bình quân đầu người khoảng 437kg/người. Diện tích trồng lúa trong năm 2007 khoảng 735ha với năng suất đạt khoảng 41,2 tạ/ha; sản lượng lúa khoảng 3.028 tấn. Diện tích trồng khoai lang trong năm 2007 khoảng 65ha với năng suất 41,1 tạ/ha; sản lượng khoai lang là 267 tấn. Diện tích trồng sắn trong năm 2007 khoảng 90ha với năng suất 75,5 tạ/ha; sản lượng sắn là 680 tấn. Diện tích trồng lạc trong năm 2007 khoảng 120ha với năng suất 14,3 tạ/ha; sản lượng lạc là 172 tấn. Tổng đàn gia súc, gia cầm khoảng 22.585 con, trong đó: - Tổng đàn trâu: 1.082 con. - Tổng đàn bò: 1.872 con. - Tổng đàn lợn: 4.155 con. - Tổng đàn gia cầm: 15.476 con. Các hoạt động thương mại, dịch vụ của xã chưa được đầu tư phát triển, người dân buôn bán nhỏ lẻ ở quy mô hộ gia đình. Hiện tại, xã có khoảng 160 cơ sở kinh doanh thương mại, buôn bán nhỏ lẻ, nhà hàng với khoảng 168 lao động. Hoạt động sản xuất công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương; hiện xã có khoảng 193 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực cá thể với khoảng 301 lao động. Cùng với việc quy hoạch phát triển của khu kinh tế mở Chu Lai, hoạt động công nghiệp tại khu vực xã Tam Thăng trong thời gian tới sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện tại, các nhà đầu tư đang hoàn thành các thủ tục về dự án, thỏa thuận địa điểm để đưa dự án đi vào hoạt động. 2.2.2. Điều kiện xã hội 2.2.2.1. Dân số, lao động Xã Tam Thăng gồm 7 thôn với tổng số dân là 6.931 người, trong đó nữ: 3.553 người, nam: 3.378 người; mật độ dân số khoảng 337 người/km2. Tổng số hộ 1.915 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 3,75%. Tổng số người trong độ tuổi lao động khoảng: 4.362 người; trong đó: Nam: 2.144 người, nữ: 2.218 người. 2.2.2.2. Điều kiện y tế, giáo dục a/ Về y tế Hiện nay tại trung tâm xã có 1 trạm y tế được xây dựng kiên cố và có khoảng 10 giường bệnh, có cán bộ y tế thường xuyên khám và chăm lo sức khoẻ cho nhân dân (3 y sỹ, 2 nữ hộ sinh). Trong trường hợp có bệnh nặng thì trung tâm chuyển lên tuyến trên để điều trị. b/Về giáo dục Xã Tam Thăng có 1 trường mẫu giáo; 3 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Đa số các trường đều được xây dựng kiên cố, số con em trong địa phương đến tuổi đi học đều được đến trường. Hiện nay xã được công nhận là đã xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. 2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng a/ Giao thông Hệ thống đường giao thông của xã chưa được đầu tư phát triển; hoạt động giao thông chủ yếu dựa vào tuyến đường ĐT 615 và tuyến đường Thanh Niên ven biển. Trong thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của nhà nước và chính quyền địa phương một số tuyến đường liên thôn, liên tổ được bê tông hóa hoặc nhựa hóa. b/ Nguồn điện, nước 100% dân số trong phường đã sử dụng điện, nguồn điện sử dụng được cung cấp từ hệ thống điện lưới Quốc gia, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dùng điện sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân được khai thác từ các giếng khoan, giếng đào tại chỗ, một số vùng chất lượng nước chưa đảm bảo, nước chứa nhiều phèn sắt, cặn lơ lửng và bị nhiễm mặn,... Hiện tại, xã chưa đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước, nước sinh hoạt của người dân thải trực tiếp ra môi trường và phân hủy bằng phương pháp tự thấm. c/ Thông tin liên lạc Khu vực phường đã được phủ sóng vô tuyến và hữu tuyến nên thông tin liên lạc tương đối thuận lợi. Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ năm 2007. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG Các giai đoạn phát triển của dự án làm phát sinh những tác động khác nhau đến điều kiện môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội khu vực. Các tác động này được đánh giá qua 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, giai đoạn thi công xây dựng công trình và giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào sử dụng. Những nguồn gây ô nhiễm môi trường của dự án xây dựng Khu cải táng mồ mã xã Tam Thăng được thể hiện một cách khái quát trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường qua từng giai đoạn phát triển của dự án xây dựng khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng TT Các hoạt động của dự án Các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái môi trường 1 Chuẩn bị mặt bằng - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đền bù, tái định cư,... - Suy giảm đa dạng sinh học. - Bụi, tiếng ồn, chất thải rắn,... từ quá trình tháo dỡ nhà cửa, chặt đón cây cối. 2 Thi công xây dựng - Bụi, khí độc ( CO, SO2, NOx, CnHm, hơi chì,…), tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện thi công, vận chuyển. - Chất thải rắn sinh hoạt + xây dựng. - Chất thải sinh hoạt của công nhân. - Nước mưa chảy tràn cuốn theo dầu mỡ, cặn lơ lửng, cản trở dòng chảy nước mặt. - Nước thải xây dựng. 3 Đưa công trình vào hoạt động - Ô nhiễm môi trường không khí do quá trình phân huỷ xác và đốt các đồ vật cải táng. - Ô nhiễm môi trường đất do tiêu huỷ các đồ vật cải táng và quá trình phân huỷ hữu cơ. - Ô nhiễm nguồn nước mặt do nước mưa chảy tràn. - Ô nhiễm nguồn nước ngầm do quá trình thẩm thấu các chất ô nhiễm (sinh ra từ quá trình phân huỷ hữu cơ) vào hệ thống mạch nước ngầm. 3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng các tác động chính bao gồm: - Hoạt động giải tỏa, đền bù, tái định cư gây xáo trộn đời sống của người dân địa phương. - Phát sinh bụi, tiếng ồn từ hoạt động tháo dỡ nhà cửa, chặt đón cây cối. - Làm mất thảm thực vật, mất nơi sinh sống của các động vật. 3.1.1.1. Tác động đến tình hình kinh tế - xã hội a/ Tác động do công tác giải tỏa, đền bù Theo quy hoạch chi tiết, hoạt động xây dựng khu cải táng sẽ giải tỏa 10 hộ gia đình nằm ở phía Tây Nam và Đông Nam khu dự án, thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất khoảng 20,5ha; ảnh hưởng đến diện tích đất ở, cây cối hoa màu, đất trồng cây lâu năm, các công trình kiến trúc của 22 hộ gia đình, tổ chức, cá nhân nằm trong diện giải tỏa. Hoạt động giải tỏa, di dời làm phát sinh một số tác động sau: - Sinh ra sự xáo trộn, bất ổn trong đời sống sinh hoạt của người dân. - Mất đất sản xuất, mất một khối lượng cây lương thực, hoa màu, mất diện tích đất trồng cây lâu năm,... - Mất thời gian để định cư đến nơi ở mới, ổn định cuộc sống, công việc. - Đối với chính quyền địa phương gây mất thời gian, công sức để giải quyết thỏa đáng vấn đề giải tỏa đền bù, tái định cư cho người dân. Tuy nhiên với đặc trưng khu vực dân cư thưa thớt, số hộ bị ảnh hưởng không nhiều (10 hộ bị ảnh hưởng; các công trình kiến trúc xây dựng trên đó chủ yếu là nhà xây cấp 4 và nhà tạm); diện tích đất quy hoạch xây dựng dự án phần lớn là đất hoang hóa (chiếm 65,23%), diện tích đất thổ cư, đất trồng hoa màu không nhiều (đất thổ cư chiếm 9,42%, đất hoa màu 15,99%); không có công trình kiến trúc văn hoá - lịch sử nào nên việc triển khai giải phóng mặt bằng không có những xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế- xã hội khu vực. Ban giải tỏa đền bù thành phố Tam Kỳ sẽ lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những hộ bị ảnh hưởng. (Số lượng chi tiết các công trình kiến trúc, cây cối hoa màu cần thu hồi, hỗ trợ; số hộ bị ảnh hưởng,... được đính kèm trong phần phụ lục). b/ Tác động đến môi trường khu vực Các hoạt động tháo dỡ nhà cửa, chặt đốn, vận chuyển cây cối, công trình kiến trúc,... làm phát sinh bụi đất, tiếng ồn, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân, người dân tham gia giải phóng mặt bằng và chất lượng môi trường xung quanh khu dự án. Tuy nhiên, do vị trí quy hoạch xây dựng khu cải táng phần lớn là đất hoang hóa (chiếm 65,23%), số lượng nhà cửa, công trình kiến trúc, cây cối hoa màu cần tháo dỡ, chặt đốn không đáng kể (10 căn nhà cấp 4) nên công tác chuẩn bị mặt bằng chỉ thực hiện trong thời gian ngắn. Các tác động phát sinh trong thời gian chuẩn bị mặt bằng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu vực được đánh giá là rất thấp. c/ Tác động tới tâm linh, đời sống văn hóa, sức khoẻ cộng đồng Hoạt động xây dựng khu cải táng mồ mả với quy mô lớn tạo tâm lý hoang mang, lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường (chất lượng nước uống, nước sinh hoạt, môi trường không khí), ảnh hưởng đến tâm linh, đời sống văn hóa tinh thần (tâm lý lo sợ về thần linh, thế giới có thần,...), có thể phát sinh các hoạt động cúng tế, mê tín dị đoan đối với các hộ dân sống gần khu cải táng. Đây chính là điểm đáng lưu ý trong khi lựa chọn địa điểm xây dựng dự án. Chúng tôi sẽ công khai các hình thức hoạt động của dự án để người dân được biết, đồng thời tiến hành truyền thông môi trường, giám sát lấy mẫu định kỳ (xác định mức độ ô nhiễm) nhằm hạn chế các tác động đến tâm lý người dân. 3.1.1.2. Tác động đến tài nguyên sinh vật Các hoạt động chặt đốn cây cối trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng làm mất tầng phủ, phá vỡ thảm thực vật hiện hữu, từ đó ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật trên cạn (Kỳ Nhông, chim, các loài bò sát,...). Ngoài ra, hoạt động chặt đốn cây làm tăng khả năng xói mòn rửa trôi, trôi trượt đất ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Tuy nhiên, với đặc trưng hệ sinh thái cạn cũng như hệ sinh thái nước tương đối nghèo nàn, không có loài động vật hoang dã đặc hữu, tầng phủ của thảm thực vật thưa thớt; khu vực không gần sông suối, ao hồ cũng như các lưu vực khác nên các tác động tiêu cực của quá trình triển khai thực hiện dự án tới tài nguyên sinh vật là rất thấp và mức độ tác động được đánh giá tóm tắc như sau: Bảng 3.2 Đánh giá mức độ tác động giai đoạn GPMB TT Hoạt động đánh giá Tác động đến Kinh tế xã hội và môi trường Tác động đến tài nguyên sinh vật KT-XH Đất Nước Không khí (a) * * * * Ghi chú: a : Ảnh hưởng * : Tác động có hại ở mức độ nhẹ; **: Tác động có hại ở mức độ trung bình; ***: Tác động có hại ở mức mạnh 3.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng 3.1.2.1. Ô nhiễm không khí a/ Nguồn phát sinh chất ô nhiễm Trong giai đoạn thi công có 2 nguồn chính gây ô nhiễm MT không khí gồm: - Nguồn gây ô nhiễm di động: Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu (đất đá, xi măng, sắt thép, cát sỏi, vôi…). - Nguồn gây ô nhiễm tương đối cố định: Các thiết bị thi công (máy nén, máy đào, đắp, san lấp, đóng cọc, máy lu, máy trộn bê tông tươi, máy trộn bê tông atphan,…). b/ Thành phần và nồng độ chất ô nhiễm Để công trình được xây dựng đúng tiến độ, trong quá trình xây dựng chủ dự án sẽ huy động khoảng 3 xe ủi, 2 xe múc, 5 xe tải vận chuyển đất san đắp nền, 3 xe vận chuyển ximăng, cát, sét thép, nguyên vật liệu xây dựng khác. Thành phần Thành phần ô nhiễm phát sinh gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn thi công gồm: bụi, khí thải của các phương tiện, máy móc thiết bị thi công (bụi, Pb, SO2, NOx, H2S, CO, muội,...). Nồng độ * Nồng độ bụi đất Nồng độ bụi đất phát sinh phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, chất lượng đường sá,… Thành phần hóa lý của bụi loại này là các hạt đất, cát có kích thước lớn hơn 10 micron, thuộc loại bụi nặng, dễ sa lắng. Số liệu đo đạc thực tế cho thấy: - Bụi phát sinh tại các công trình xây dựng có nồng độ rất lớn, dao động từ 2-4mg/m3 (phụ thuộc vào vận tốc gió). - Bụi đất do xe cuốn lên dọc theo trục đường vận chuyển từ 0,35-0,53mg/m3. Nồng độ bụi đất phát sinh nêu trên lớn hơn nhiều so với quy định của TCVN 5937-2005 (nồng độ bụi quy định là 0,3mg/m3). * Nồng độ khí độc Hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công và các phương tiện vận tải làm phát sinh khí thải chứa các chất ô nhiễm không khí bao gồm: bụi, NOx, SO2, CO, hydrocacbon,... Tuy nhiên, số lượng phương tiện tham gia thi công không nhiều, hoạt động không cùng lúc, khu vực thực hiện dự án tương đối thông thoáng,... nên nồng độ khí thải thường rất thấp. Số liệu đo đạc thực tế nồng độ bụi, khí thải đo thực tế tại các công trình đang thi công xây dựng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.3. Nồng độ khí thải phát sinh tại một số công trình xây dựng TT Thông số Phương pháp phân tích ĐVT Kết quả TCVN 5937-2005 K1 K2 K3 1 SO2 TCVN 5971-1995 mg/m3 0,078 0,034 KPH 0,35 2 NO2 TCVN 6137-1996 mg/m3 0,135 0,049 0,006 0,2 3 CO 52-TCN 352-1989 mg/m3 4,72 2,61 0,350 30 K1: Vị trí đo được tại nhà máy sản xuất ôtô Chu Lai Trường Hải. K2: Vị trí tại khu thi công xây dựng nhà máy kính Phước Toàn. K3: Vị trí tại khu thi công xây dựng khu du lịch sinh thái Phi Trường. * Tính toán mức độ lan truyền bụi và khí độc. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong KK gồm: - Các yếu tố về khí tượng như: Tính ổn định của khí quyển; Hướng gió và tốc độ gió; Nhiệt độ; Độ ẩm và mưa. - Yếu tố về địa hình và các công trình xây dựng trong khu vực. Đối với các nguồn gây ô nhiễm di động tính toán mức độ lan truyền ô nhiễm theo công thức thực nghiệm Sutton đối với nguồn đường phát thải liên tục. Xét nguồn đường ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường. (Trích dẫn trong giáo trình Môi trường không khí của Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Ngọc Đăng do nhà xuất bản KHKT năm 2003). Sơ đồ tính nguồn đường. Gió thổi vuông góc với nguồn đường u (m/s) Nguồn đường E (g/m.s) x Điểm tiếp nhận Công thức tính toán như sau: C(x) = 2E/ (2P) 1/2 sz.u Trong đó: E: lượng thải tính trên dơn vị dài của nguồn đường trong đơn vị thời gian (mg/m.s) sz: hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của x theo phương gió thổi. u : Tốc độ gió trung bình (m/s) Giả sử tính toán nồng độ CO tại khoảng cách 200m so với nguồn phát thải. Khi đó: E = 145,5 kg /4000m.24h = 0,421mg/m.s Quảng đường dài 4 km theo dự kiến xây dựng. Ứng với ngày có mây che phủ, tương ứng cấp ổn định khí quyển là F (là điều kiện khí quyển hạn chế sự lan truyền chất ô nhiễm nhất) ứng với khoảng cách là 200m ta có sz = 4 m. u : Tốc độ gió trung bình giả sử là 1m/s. C(200 m) = 2. 0,421/(2P) 1/2. 1.4 = 0,2105 mg/m3 Theo TCCP nồng độ khí CO trung bình trong 8 h là 10 mg/m3, vậy nồng độ CO thấp hơn TCCP rất nhiều. Với các chất ô nhiễm khác cũng tính toán tương tự. Đối với các nguồn gây ô nhiễm cố định tính toán mức độ lan truyền ô nhiễm theo mô hình nguồn mặt hoặc nguồn điểm. Tuy nhiên, quy mô xây dựng công trình không lớn trong điều kiện khí hậu nhiệt độ không khí cao, tốc độ gió tương đối lớn nên quá trình pha loãng các chất khí ô nhiễm diễn ra nhanh chóng. Từ tính toán ở trên cho thấy các tác nhân gây ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của quá trình thi công là không đáng kể. c/ Đối tượng bị tác động - Công nhân làm việc tại công trường. - Người dân sống ở khu vực phía Tây Nam, Đông Nam khu dự án. - Người dân sống ven tuyến ĐT 615. d/ Tác động của bụi đất, khí thải đến môi trường khu vực Kết quả tính toán cho thấy bụi đất phát sinh tại khu vực công trường xây dựng và dọc theo tuyến đường vận chuyển vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần: - Tại công trường xây dựng vượt: 10-13,33 lần. - Tại các tuyến đường vận chuyển vượt: 1,16-1,76 lần. Nồng độ bụi sẽ tác động trực tiếp đến 100 công nhân làm việc tại công trường; việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nồng độ bụi lớn có thể xảy ra các bệnh về mắt, bệnh ngoài da và bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra bụi còn ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân phía Đông Nam, Tây Nam khu dự án, hoạt động lưu thông của người dân, các phương tiện vận tải trên tuyến ĐT 615 (chủ yếu ở phần giao nhau giữa đường vào khu dự án và tuyến ĐT 615). Bụi đất phát sinh do các phương tiện giao thông vận tải qua lại khu vực ngã giao nhau có phạm vi ảnh hưởng từ 300-400m. Các tác động do bụi đất phát sinh trong giai đoạn xây dựng công trình được đánh giá là rất đáng lớn. Tuy nhiên, tác động này chỉ xảy ra trong thời gian xây dựng công trình và chấm dứt khi công trình đưa vào hoạt động. Đối với các khí độc hại, do nồng độ khí thải phát sinh rất thấp nên tác động được đánh giá là không đáng kể. 3.1.2.2. Ô nhiễm tiếng ồn a/ Nguồn phát sinh tiếng ồn Trong quá trình xây dựng công trình, tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các nguồn: - Máy móc, thiết bị san ủi, đầm nén. Máy trộn bê tông. - Phương tiện vận chuyển vật liệu đất đá, vật liệu xây dựng. b/ Cường độ Độ ồn phát sinh từ các máy móc thiết bị được liệt kê ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Tiếng ồn phát sinh bởi một số loại máy móc Thiết bị Mức ồn (dB) (cách nguồn ồn 15m) TCVN 3985-1999 Ô tô tải (đo cách 8m) 90 85 Máy ủi 93 Máy xúc 72-84 Máy trộn bê tông 75-88 Máy đầm 72-84 Máy nén 75-87 Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 1997, Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội. Ghi chú: TCVN 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc, áp dụng khi thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá 8h. Theo TCVN 3985 - 1999, mức ồn phát sinh từ các loại máy móc thi công đều vượt tiêu chuẩn quy định. c/ Đối tượng bị tác động - Công nhân trực tiếp làm việc tại công trường. - Người dân địa phương phía Đông Nam, Tây Nam khu vực dự án. d/ Phạm vi ảnh hưởng, các tác động do tiếng ồn phát sinh Khi lan truyền trong không gian, cường độ tiếng ồn sẽ giảm dần theo độ tăng của khoảng cách. Độ giảm của tiếng ồn theo khoảng cách được tính toán theo công thức sau: DL = 20.lg (dB) Trong đó:DL: mức chênh lệch độ ồn; r1: khoảng cách từ vị trí đo đến nguồn ồn; r2: khoảng cách từ nguồn đến điểm khảo sát; a: hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất (đối với mặt đất có cây xanh, địa hình không bằng phẳng thì a = 0,1). Bảng 3.5. Độ giảm của tiếng ồn theo khoảng cách Loại máy Độ ồn theo khoảng cách (dB) TCVN 5949-1998 100 200 300 400 500 600 800 1000 1500 Từ 6h-18h Từ 18h-22h Ô tô tải 65,9 59,3 55,4 52,6 50,5 48,8 46 43,9 40 60 55 Máy ủi 74,9 68,3 64,4 61,6 59,5 57,8 55 52,9 49 Máy xúc 65,9 59,3 55,4 52,6 50,5 48,8 46 43,9 40 Máy trộn bê tông 69,9 63,3 59,4 56,6 54,5 52,8 50 47,9 44 Máy khoan 68,9 62,3 58,4 55,6 53,5 51,8 49 46,9 43 Máy đầm nén 65,9 59,3 55,4 52,6 50,5 48,8 46 43,9 40 Máy nén 68,9 62,3 58,4 55,6 53,5 51,8 49 46,9 43 Ghi chú: TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép. Đối với công nhân xây dựng So sánh số liệu tiếng ồn do các máy móc gây ra với TCVN 3985-1999 (tại bảng 3.5) cho thấy: tiếng ồn phát sinh có cường độ hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Nếu các máy móc này hoạt động liên tục 8h/ngày sẽ gây tác động rất lớn đến công nhân, cụ thể sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi, mất khả năng tập trung và có thể dẫn đến tai nạn lao động. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, các máy móc, thiết bị thường hoạt động gián đoạn và không cùng một lúc, đồng thời nhà thầu sẽ trang bị các dụng cụ bảo hộ cho công nhân nên trên thực tế tiếng ồn tác động không đáng kể. Đối với người dân trong vùng So sánh số liệu tính toán về độ giảm tiếng ồn theo khoảng cách (tại bảng 3.5) với tiêu chuẩn môi trường tiếng ồn quy định ở khu dân cư cho thấy: phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn trong bán kính khoảng 200 m. Như vậy, nguồn ồn phát sinh chỉ ảnh hưởng đến người dân sống ở khu vực phía Đông Nam, Tây Nam khu dự án với mức tác động không lớn. Đối với khu dân cư cách công trường ở phạm vi hơn 300m tác động của tiếng ồn là rất thấp. Nhìn chung, tiếng ồn phát sinh chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trực tiếp xây dựng công trình; đối với người dân địa phương mức độ tác động của tiếng ồn là không đáng kể. 3.1.2.3. Ô nhiễm nước a/ Nguồn phát sinh Nguồn phát sinh nước thải gây ô nhiễm môi trường nước trong thời gian xây dựng công trình gồm: - Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án. - Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng công trình. - Nước rửa vật liệu xây dựng. b/ Tổng lượng nước thải, thành phần, nồng độ các chất ô nhiễm Nước thải sinh hoạt Để đảm bảo thời gian xây dựng công trình đơn vị thi công huy động khoảng 100 công nhân làm việc trên công trường, như vậy lượng nước sinh hoạt thải ra môi trường khoảng 4,5 m3/ngày (theo 20 TCN 33 – 2008, tiêu chuẩn dùng nước trung bình của mỗi người khoảng 45 lít). Thành phần của nước thải sinh hoạt bao gồm: chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và các vi sinh vật gây bệnh. Theo tính toán thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người đưa vào môi trường hàng ngày nếu không tiến hành xử lý như sau: Bảng 3.6. Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường Tác nhân ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày) BOD5 45 – 54 COD 72 - 102,6 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 Dầu mỡ 10 – 30 Tổng Nitơ 6 -12 Amoniac 2,4 - 4,8 Tổng Photpho (Theo P) 0,8 - 4,0 Tổng Coliforms 106 - 109 (MNP/100ml) Bảng 3.7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Tác nhân ô nhiễm Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT BOD 500 – 600 60 COD 800 – 1.140 - Chất rắn lơ lửng 778 -1.611 120 Dầu mỡ 111 – 333 24 Tổng Nitơ 66,7 – 133,3 - Amoni tự do 26,67 – 53,33 - Tổng Phospho 8,9 – 44,4 12 Nhận xét: Kết quả tính toán tại bảng 3.7. cho thấy: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt lớn hơn QCVN 14:2008/BTNMT nhiều lần, cụ thể: - BOD5 vượt: 8,3 -10 lần. - SS vượt: 6,48 -13,425 lần. - Dầu mỡ vượt: 4,625 -13,875 lần. Nước thải xây dựng Nước thải xây dựng phát sinh do việc tưới, rửa vật liệu xây dựng (tưới gạch, trộn vữa, bê tông,...). Lượng nước sử dụng khoảng 25m3/ngày, phần lớn lượng nước này thấm vào vật liệu ít thải ra môi trường. Thành phần nước thải chủ yếu chứa cặn lơ lửng, độ đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng.doc
Tài liệu liên quan