Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG 4

DANH MỤC HÌNH 6

MỞ ĐẦU 7

1. Xuất xứ của dự án 7

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 7

2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện và lập báo cáo ĐTM của dự án 7

2.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập 9

3. Tổ chức thực hiện ĐTM 10

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 11

4.1. Các phương pháp ĐTM 11

4.2. Các phương pháp khác 11

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 12

1.1. Tên dự án 12

1.2. Chủ dự án 12

1.3. Vị trí địa lý của dự án 12

1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án 12

1.3.2. Mối tương quan đối với các đối tượng tự nhiên 14

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 15

1.4.1. Mục tiêu dự án 15

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 15

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 18

1.4.4. Danh mục máy móc thiết bị dự kiến 21

1.4.5. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của dự án 22

1.4.6. Quy trình công nghệ sản xuất, vận hành 24

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 27

1.4.8. Vốn đầu tư 28

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 28

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 30

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 30

2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất 30

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 31

2.1.3. Điều kiện về thuỷ văn, hải văn 35

2.1.4. Hiện trạng môi trường không khí 35

2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học 36

2.2. Hoạt động đầu tư, phát triển và bảo vệ môi trường KCN Bắc Chu Lai 36

2.2.1. Hoạt động đầu tư và phát triển KCN 37

2.2.2. Hoạt động bảo vệ môi trường KCN 37

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 39

3.1. Đánh giá, dự báo tác động 39

3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công 39

 

doc111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác động: môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm tầng nông, môi trường đất. Quy mô tác động: tại khu vực dự án, vị trí xả thải. Mức độ tác động: trung bình. 3. Đánh giá tác động - Tác động của nước thải sinh hoạt Theo bảng 3.9 cho thấy nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng dự án có nồng độ chất ô nhiễm quá cao so với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT, cột B. Nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mương thoát nước khu vực, đặc biệt là môi trường đất và nước ngầm tầng nông tại khu vực xả thải, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh. Các hợp chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy làm giảm lượng oxy trong nguồn nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh thái của thủy vực tiếp nhận. - Tác động của nước thải thi công xây dựng Trong quá trình thi công xây dựng, lượng nước thải tạo ra từ công trường nhìn chung không nhiều. Lượng nước sử dụng khoảng 10m3/ng.đ nhưng phần lớn bị thấm vào lớp vật liệu, lượng nước phát thải khoảng 0,5 m3/ng.đ. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ mức độ ảnh hưởng của nước thải thi công tới môi trường không lớn. Nhìn chung, mức độ tác động của nước thải trong giai đoạn xây dựng đến môi trường không khí, chất lượng nước ngầm, nước mặt là trung bình và có thể giảm thiểu được. - Tác động của nước mưa chảy tràn Với lưu lượng tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn nêu trên về bản chất không gây ô nhiễm. Nhưng khi chảy tràn qua khu vực dự án đang thi công có thể cuốn theo dầu mỡ thải, đất đá, vật liệu xây dựng rơi vãi trên mặt bằng gây ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nước mặt. Nhưng tác động chủ yếu xảy ra ở thời điểm đầu cơn mưa, vào những thời điểm sau tác động là rất ít. Tuy nhiên cần phải có các biện pháp giảm thiểu những tác động của nước mưa chảy tràn đến môi trường tự nhiên để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường của toàn khu vực. Toàn bộ nước mưa chảy tràn sẽ được thu gom vào hệ thống rãnh thoát nước tại công trường, không để xảy ra hiện tượng nước tù đọng làm phát sinh mầm bệnh và nơi trú ngụ của các côn trùng, sâu bọ gây bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trên công trường và các khu vực xung quanh. 3.1.1.1.3. Tác động do phát sinh chất thải rắn 1. Nguồn phát sinh Chất thải rắn sinh ra trong quá trình thi công xây dựng kết cấu hạ tầng bao gồm chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn sinh hoạt. - Chất thải rắn xây dựng: bao gồm gạch, đá, xi măng, sắt thép được thu gom, phân loại và sử dụng vào mục đích khác, còn chất rắn không tái sử dụng được thì nhà thầu sẽ có biện pháp thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đối với các chất thải rắn từ công tác đào đất để xây dựng nền móng, bóc lớp tầng phong hóa (đất, đá thải): có khối lượng ước tính khoảng 4.000 m3. Các chất thải này đều là những chất trơ với môi trường và hầu hết đều có thể tận dụng lại nên lượng thải ra môi trường không đáng kể. - Chất thải rắn sinh hoạt: có thành phần tương đối đa dạng như chất hữu cơ dễ phân hủy, bao gói, nilon, vỏ chai nhựa, đồ hộp Tuy không nhiều, nhưng loại rác này phân tán trên diện rộng của công trường, nếu không được thu gom sẽ phát sinh mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh khu vực. Ở Việt Nam, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh dao động từ 0,35 – 0,8 kg/người/ngày (Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái - Quản lý chất thải rắn, tập 1, NXB Xây dựng Hà Nội, 2001). Tính trung bình, mỗi người thải ra môi trường 0,5 kg rác thải /ngày. Như vậy, lúc cao điểm, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên công trường là: 0,5 × 30 = 15 kg/ngày. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý đối với nguồn phát sinh rác thải này. - Chất thải nguy hại trong quá trình thi công: chất thải nguy hại, chủ yếu là dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu phát sinh từ quá trình vệ sinh, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công cơ giới và một lượng nhỏ chất thải nguy hại khác như: bóng đèn hỏng, acquy đã qua sử dụng, với khối lượng khoảng 15 kg/tháng. Đây là nguy cơ gây ô nhiễm đối với chất lượng nước mặt, nước ngầm và môi trường đất trong khu vực dự án. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý đối với nguồn phát sinh chất thải nguy hại này. 2. Đối tượng, quy mô bị tác động Đối tượng bị tác động: môi trường không khí, đất, nước ngầm, hệ thống thoát nước của KCN. Quy mô tác động: tại vị trí xả thải. Mức độ tác động: trung bình. 3. Đánh giá tác động - Tác động của chất thải rắn xây dựng Khối lượng chất thải phát sinh sẽ gây cản trở hoạt động thi công, vận chuyển. Mặt khác, khi có mưa lớn, đất cát rất dễ bị cuốn theo nước mưa chảy tràn gây bồi lắng ở vùng trũng thấp. Tuy nhiên, chất thải xây dựng chỉ ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, mang tính chất tạm thời, không thường xuyên, không kéo dài và sẽ kết thúc khi giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án hoàn thành. Bên cạnh đó, nguồn chất thải rắn xây dựng này có thể tái sử dụng (một ít sẽ được tận dụng để gia cố nền móng phần còn lại được tận dụng làm đường giao thông nội bộ và san lấp khu vực trũng thấp) hoặc bán cho các cơ sở tái chế. Do đó, khả năng ảnh hưởng của tới môi trường tại khu vực dự án chỉ ở mức thấp. Tuy nhiên, các chất thải rắn xây dựng nếu không thu gom và xử lý hợp lý sẽ tích lũy trong đất một thời gian dài do khó phân hủy, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái trong đất và gây mất mỹ quan khu vực. - Tác động của chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại thức ăn, hoa quả thừa,... có thành phần các chất hữu cơ lớn, dễ phân hủy sinh học; quá trình phân hủy sinh ra các khí NH4, H2S, CO2... nếu không có biện pháp thu gom và xử lý kịp thời sẽ làm phát sinh mùi hôi thối khó chịu, đồng thời thu hút ruồi, muỗi, côn trùng lây truyền dịch bệnh cho công nhân, đặc biệt vào mùa hè khi các loại dịch bệnh có điều kiện bùng phát mạnh. Tuy nhiên, do khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày không lớn nên mức độ tác động nhỏ. - Tác động của chất thải nguy hại Quá trình thi công xây dựng, bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy móc sẽ phát sinh các chất thải như: dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu mỡ, ắc quy thải, bóng đèn hỏng, Theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc quản lý chất thải nguy hại thì đây là các chất thải nguy hại, có tính độc và dễ cháy. Với đặc tính trên, nếu lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình xây dựng không được thu gom và xử lý thích hợp sẽ gây hại trực tiếp đến sức khỏe của các công nhân, người dân trong khu vực và nguồn tiếp nhận. Cụ thể là làm phát tán và tăng nồng độ các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng, các chất độc vào trong môi trường đất, nước, không khí qua đó gián tiếp gây hại đến các loài sinh vật sống trong đất, nước và người dân sử dụng nguồn nước. Dầu mỡ thải và những chất thải dính dầu mỡ đều là những chất độc hại nên sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nếu không được thu gom và xử lý. Dầu mỡ thải nếu thải đổ trực tiếp ra đất sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, lâu ngày sẽ ngấm vào đất gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm nông. Tuy nhiên, do lưu lượng thải không lớn và phát sinh không liên tục nên tác động chỉ diễn ra cục bộ tại điểm xả thải. 3.1.1.2. Tác động không liên quan đến chất thải Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án được phát sinh có thể kể đến: - Ô nhiễm về tiếng ồn, độ rung: từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và hoạt động của máy móc thi công xây dựng. - Tác động đến hoạt động của các nhà máy lân cận. - Ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội địa phương do hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công dự án. 3.1.1.2.1. Tiếng ồn 1. Nguồn phát sinh Trong quá trình thi công xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của dự án, tiếng ồn gây ra chủ yếu do phương tiện vận tải trên công trường, quá trình san đầm nền, xây lắp nhà văn phòng và lắp đặt thiết bị, tập kết nguyên vật liệu... Mức cường độ tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các máy móc được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.10. Mức ồn của các thiết bị dùng trong quá trình thi công TT Thiết bị Mức ồn (dB) 1 Cần cẩu 75-77 2 Máy hàn 71-82 3 Máy trộn bê tông 74-88 4 Máy bơm bê tông 81-84 5 Máy đầm bê tông 76 6 Máy nén khí 74-87 7 Máy ủi 80 8 Xe tải 83-94 Nguồn: Ủy ban bảo vệ môi trường U.S, Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và sự vận hành, máy móc xây dựng và dụng cụ gia đình, NJID, 300.1, 31-12-1971. Nguồn ồn phát sinh từ hoạt động của máy móc là nguồn điểm. Tuy nhiên, khi các máy móc hoạt động cùng một lúc, các nguồn ồn sẽ có tác dụng cộng hưởng với nhau làm tăng cường độ tiếng ồn. Mức ồn tổng số được tính theo công thức sau: L = 10.lg (dB) Trong đó: L - Mức ồn tổng số (dB); Li - Mức ồn nguồn i (dB). => Tính mức ồn tổng số tại công trường trong trường hợp máy móc tập trung cùng lúc vào thời điểm nhiều nhất là: L = 97 – 99 dB. Khi lan truyền trong không gian, cường độ tiếng ồn sẽ giảm dần theo độ tăng của khoảng cách. Độ giảm của tiếng ồn theo khoảng cách được tính toán theo công thức sau: DL = 20.lg (dB) Trong đó: DL – Mức chênh lệch độ ồn; r1 – Khoảng cách từ vị trí đo đến nguồn ồn; r2 – Khoảng cách từ nguồn đến điểm khảo sát; a – Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất (đối với mặt đất trống trải thì a = 0). (Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 1997, Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội) Bảng 3.11. Độ giảm cường độ tiếng ồn theo khoảng cách Khoảng cách đến nguồn ồn Độ ồn (dB) QCVN 26:2010/BTNMT 6 – 21h 21 – 6h 8 97 – 99 70 55 20 89 – 91 50 81 – 83 70 78 – 80 100 75 – 77 150 72 – 74 200 69 – 71 250 67 - 69 300 66 - 68 350 64 - 66 400 63 - 65 450 62 - 64 Ghi chú: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Áp dụng đối với khu vực thông thường Nhận xét: - Tiếng ồn ngay tại công trường làm việc đối với tất cả các hoạt động diễn ra trong quá trình thi công đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT. - Khi lan truyền trong không gian, cường độ tiếng ồn giảm dần và gây tác động lên các đối tượng nằm trong phạm vi bán kính dưới 250 m tính từ nguồn phát sinh. 2. Đối tượng, quy mô bị tác động Đối tượng bị tác động: công nhân trong công trường và những công nhân làm việc ở các nhà máy lân cận. Phạm vi bị tác động: phạm vi bán kính dưới 250m tính từ nguồn phát sinh tại khu vực thi công dự án. 3. Đánh giá tác động * Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại công trường Tại công trường thi công, hầu hết các hoạt động đều gây phát sinh tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Nếu công nhân làm việc liên tục trong môi trường có cường độ ồn lớn như vậy sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm thính giác giảm xuống, nếu tác động lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, thính giác không có khả năng phục hồi về trạng thái bình thường. Làm việc trong môi trường ồn càng lâu thì độ nhạy của tai càng giảm. Ngoài ra, tiếng ồn còn gây ức chế thần kinh, gây căng thẳng, mất khả năng tập trung. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động. Tuy nhiên kết quả tính toán trên được dự báo trong trường hợp tất cả các máy móc hoạt động đồng thời cùng một lúc nhưng thực tế trong quá trình thi công từng máy móc hoạt động ở những thời điểm khác nhau do đó tác động trên có thể được giảm xuống đáng kể. * Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại các nhà máy lân cận Đối với công nhân tại các nhà máy lân cận, tiếng ồn sẽ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của công nhân. Nếu máy móc hoạt động vào các giờ nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của công nhân. Các tác động của tiếng ồn trong quá trình thi công tuy lớn nhưng chỉ phát sinh tạm thời và mang tính cục bộ, do vậy nhìn chung tác động chỉ ở mức trung bình. 3.1.1.2.2. Độ rung 1. Nguồn phát sinh Rung động trong quá trình thi công chủ yếu là sự hoạt động của các loại máy móc thi công như máy xúc, máy ủi, vận chuyển nguyên vật liệu. Theo số liệu đo đạc thống kê, mức rung của các thiết bị thi công được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.12. Mức gia tốc rung của các thiết bị xây dựng công trình TT Thiết bị thi công Mức gia tốc rung, dB (mức rung theo phương thẳng đứng z) QCVN 27:2010/BTNMT Nguồn rung cách 10m Nguồn rung cách 30m 6h-21h 1 Máy đào/máy xúc 80 71 75 2 Phương tiện vận tải 74 64 Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới - WHO 1993 2. Đối tượng, quy mô bị tác động Đối tượng bị tác động: công nhân làm việc tại công trường, công nhân tại các nhà máy lân cận. Quy mô tác động: trong phạm vi bán kính dưới 30m tính từ nguồn phát sinh. Mức độ tác động: nhỏ. 3. Đánh giá tác động Qua các số liệu trong bảng cho thấy gia tốc rung của các máy móc và thiết bị thi công nằm trong khoảng từ 74 - 80dB đối với các vị trí cách xa 10m so với nguồn rung động. Đối với các vị trí cách nguồn 30m trở lên thì mức rung hầu hết đều nhỏ hơn 75dB nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 27:2010/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (Bảng 1 - Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động xây dựng). Do vậy, tác động của độ rung chủ yếu đến công nhân trực tiếp vận hành máy móc thiết bị. Rung động cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đối với hoạt động thi công thì chủ yếu tạo nên rung động cục bộ, có thể gây co rút cơ, phát sinh chuột rút, ảnh hưởng các khớp xương. Tác động bởi rung động được đánh giá là nhỏ. 3.1.1.2.3. Tác động đến hoạt động các cơ sở sản xuất xung quanh 1. Nguồn gây tác động - Trong quá trình thi công xây dựng dự án, tác động đáng kể nhất là bụi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các phân xưởng của các cơ sở xung quanh dự án. - Khi thi công xây dựng dự án, làm tăng lượng phương tiện vận chuyển lưu thông trên tuyến đường trục chính vào KCN, có thể gây ra va quẹt giữa các xe gây tai nạn làm hư hỏng hàng hóa xuất nhập vào KCN. - Các xe vận chuyển nguyên vật liệu sẽ cuốn theo bụi, khí thải và phát tán vào trong môi trường không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân cũng như hoạt động sản xuất của các cơ sở xung quanh. 2. Đánh giá tác động - Các phân xưởng của các nhà máy đa số được thiết kế trong không gian kín nhằm hạn chế bụi từ không khí bên ngoài bay vào. Ngoài ra, khi xây dựng khu vực công trình dự án được che chắn cẩn thận bằng bạt hoặc tôn với chiều cao tối thiểu là 2m nên ảnh hưởng của bụi đến nhà xưởng các Nhà máy là không nhiều. - Trên tuyến đường trục chính vào KCN với chiều rộng lòng đường là 10,5m đủ cho 2 làn xe với 2 hướng di chuyển ngược chiều nhau do đó khả năng xảy ra va quẹt giữa các xe là rất thấp. - Vấn đề môi trường có thể gây ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất lân cận Dự án chủ yếu là bụi. Tuy nhiên, các nhà máy đã trồng cây xanh dọc các tường rào và trên tuyến đường trục chính vào KCN đồng thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh nên khả năng gây ô nhiễm cho các cơ sở xung quanh là không lớn. 3.1.1.2.4. Tác động đến kinh tế - xã hội Trong thời gian thi công, có 30 công nhân tham gia lao động tại khu vực dự án. Với lượng người như thế nếu không có biện pháp quản lý trong quá trình thi công và sinh hoạt tại địa phương sẽ phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp. Vấn đề này, nhà thầu thi công và địa phương sẽ có các cam kết để hoạt động thi công được tiến hành thuận lợi theo đúng tiến độ, ưu tiên lựa chọn lao động là người địa phương để hạn chế tác động là thấp nhất. Tác động tích cực - Góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động; - Tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu của công nhân như: kinh doanh ăn uống, giải trí... và dịch vụ cung ứng vật tư, mang lại thu nhập cho người dân. - Tạo điều kiện cho một số ngành phát triển theo: vận tải, thương mại... Tác động tiêu cực Việc tập trung nhiều công nhân trong thời gian thi công xây dựng, có thể nảy sinh mâu thuẫn xã hội, ảnh hưởng đến tình hình chính trị an ninh tại khu vực dự án. Hoạt động của các phương tiện vận tải trong thời gian thi công trên đoạn đường trục chính vào KCN và tuyến đường Quốc lộ 1A gần khu vực dự án làm tăng mật độ giao thông, tăng áp lực lên kết cấu đường, gây nên các biến dạng về kết cấu làm yếu nền đường, sụt lún nứt vỡ,... làm giảm tốc độ lưu thông trên đường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Đánh giá chung: Hầu hết các tác động phát sinh trong quá trình thi công đều gây tác động xấu đến môi trường xung quanh: cả môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, cảnh quan khu vực, môi trường kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhìn chung các tác động phát sinh đều chỉ ảnh hưởng ở mức độ thấp hoặc trung bình, ngắn hạn, ảnh hưởng cục bộ trong phạm vi khu vực dự án và có thể khắc phục được bằng các biện pháp quản lý và kỹ thuật. 3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động 3.1.2.1. Tác động liên quan đến chất thải Bảng 3.13. Liệt kê những nguồn gây tác động và các tác nhân ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động TT Các hoạt động Các yếu tố tác động Tác nhân ô nhiễm 1 Hoạt động của phương tiện vận chuyển. - Làm phát sinh bụi, khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu động cơ xe, tiếng ồn. - Chất thải rắn rơi vãi. - Dầu, mỡ từ quá trình bảo trì. - Bụi và các khí thải gồm CO, NOx, SO2, VOC từ các phương tiện. - Giẻ lau dính dầu, rác thải nguy hại. 2 Lưu trữ nguyên vật liệu, sản phẩm và quá trình sàng tuyển cát. - Làm phát sinh cát bay vào những ngày nắng và gió - Hoạt động của các máy móc, thiết bị trong dây chuyền sàng tuyển cát - Nước thải sản xuất - Chất thải rắn sản xuất - Bụi - Tiếng ồn - BOD, COD, SS, Zn, Fe, Coliform,... - Tạp chất hữu cơ, hạt cát thủy tinh bị loại, quặng,... 3 Sinh hoạt của CBCNV. - Nước thải sinh hoạt. - Chất thải rắn sinh hoạt. - BOD, COD, SS, Amoniac, tổng Photpho, tổng Nitơ, dầu mỡ,... - Bao bì, giấy vụn, rau quả, thức ăn thừa,... 4 Khi có mưa. Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án cuốn theo chất thải. - COD, N, P, SS, đất, cát, rác, dầu mỡ 3.1.2.1.1. Tác động đến môi trường không khí 1. Nguồn phát sinh a. Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm Nhà máy sử dụng dây chuyền tuyển cát không dùng các động cơ đốt nhiên liệu cho nên có thể nói trong quá trình sản xuất của nhà máy không làm phát sinh khí thải. Khí thải và bụi phát sinh tại nhà máy là do quá trình vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm của các phương tiện vận tải ra vào nhà máy. Nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện này chủ yếu là xăng, dầu Diezel, các nhiên liệu này khi đốt cháy sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải chủ yếu là SOx, NOx,... Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải không tập trung và không thường xuyên do đó khó quản lý. Để ước tính sơ bộ tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện vận tải thải vào môi trường, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nhanh dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập như sau: Bảng 3.14. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe chạy dầu Diesel TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm của xe tải (trọng tải 3,5 – 16 tấn) Trong thành phố Ngoài thành phố Đường cao tốc 1000 km Tấn dầu 1000 km Tấn dầu 1000 km Tấn dầu 1 Bụi 0,9 4,3 0,9 4,3 0,9 4,3 2 SO2 4,29S 20S 4,15S 20S 4,15S 20S 3 NOx 11,8 55 14,4 70 14,4 70 4 CO 6,0 28 2,9 14 2,9 14 Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu S = 0,05% Hoạt động xuất nhập nguyên nhiên liệu và thành phẩm của nhà máy diễn ra không liên tục nên lượt xe vận chuyển ra vào nhà máy không diễn ra thường xuyên. Với công suất lưu chứa các kho như sau: kho chứa cát thô 421.000 tấn/năm, kho chứa cát thành phẩm là 390.000 tấn/năm. Dược vào khối lượng ở trên ước tính trung bình mỗi ngày có khoảng 94 lượt xe (loại 15 tấn) vận chuyển nguyên vật liệu với quãng đường trung bình khoảng 20 km và khoảng 87 lượt xe (loại 15 tấn) vận chuyển cát thành phẩm với quãng đường trung bình 0,5km, thời gian 8h/ngày, sử dụng nhiên liệu dầu Diesel với S=0,05%. Tải lượng các chất ô nhiễm từ khói thải của các phương tiện vận tải như sau: Bảng 3.15. Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khói thải của phương tiện vận chuyển TT Chất ô nhiễm Định mức tải lượng (kg/1000km.xe) Tải lượng (g/s) 1 Bụi 0,9 0,0668 2 SO2 4,19S 0,0001 3 NOx 14,4 0,9617 4 CO 2,9 0,1937 5 VOC 2,6 0,1736 Đối với nguồn thải giao thông có thể áp dụng mô hình phát thải nguồn đường để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm. Điều kiện để tính toán là nguồn đường có độ cao xấp xỉ mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường. Nồng độ chất ô nhiễm trung bình tại một điểm bất kỳ trong không khí do nguồn đường phát thải liên tục có thể xây dựng theo mô hình Sutton như sau: C = 0,8*E{exp[-(z+h)2 / 2σz2] + exp[-(z+h)2 / 2σz2]} / (σz*u) Trong đó: - C [mg/m3] : Nồng độ chất ô nhiễm không khí tại độ cao z so với mặt đất. - E [mg/m.s] : Tải lượng của nguồn thải. - z [m] : Độ cao tại điểm tính toán. - h [m] : Độ cao ngang mặt đường so với mặt đất, (chọn h = 0,5 m). - u [m] : Tốc độ gió trung bình, (chọn u = 1,8 m/s). - x [m] : Khoảng cách từ điểm tính so với nguồn thải theo chiều gió. - σz : Hệ số khuếch tán theo phương z [m], là hàm số khoảng cách x theo phương gió thổi và độ ổ định của khí quyển trong trường hợp chọn độ ổn định khí quyển đạt loại B thì σz được xác định theo công thức: σz = 0,53*x0,73 Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm theo phương x, z ở hai bên đường trong trường hợp gió thổi vuông góc với nguồn đường như sau: Bảng 3.16. Nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông TT Chất ô nhiễm Khoảng cách x(m) Nồng độ (mg/m3) QCVN 05:2013/BTNMT Z = 1 Z = 2 Z = 3 Z = 4 1 SO2 1 5,5×10-5 1,5×10-6 1,2×10-9 2,8×10-14 0,35 3 5,1×10-5 2,1×10-5 4,5×10-6 4,9×10-7 5 4,2×10-5 2,7×10-5 1,2×10-5 4,1×10-6 7 3,6×10-5 2,7×10-5 1,6×10-5 8,1×10-6 2 NOx 1 0,5315 0,0147 1,2×10-5 2,7×10-10 0,2 3 0,4923 0,2002 0,0431 0,0048 5 0,4087 0,2562 0,1173 0,0391 7 0,3441 0,2560 0,1564 0,0783 3 CO 1 0,1070 0,0029 2,4×10-6 5,5×10-11 30 3 0,0992 0,0403 0,0087 0,0009 5 0,0823 0,0516 0,0236 0,0079 7 0,0693 0,0516 0,0315 0,0158 4 Bụi 1 0,0369 0,0010 8,3×10-7 1,9×10-11 0,3 3 0,0342 0,0139 0,0029 0,0003 5 0,0284 0,0178 0,0081 0,0027 7 0,0239 0,0178 0,0109 0,0054 5 VOC 1 0,0959 0,0027 2,1×10-6 4,9×10-11 - 3 0,0889 0,0361 0,0079 0,0009 5 0,0738 0,0462 0,0212 0,0071 7 0,0621 0,0462 0,0282 0,0141 Ghi chú: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Nhận xét: Từ kết quả tính toán trên thì trong quá trình hoạt động dự án cho thấy, ảnh hưởng của bụi và các chất khí độc hại từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ dự án nhỏ nên gây tác động không lớn đến các khu vực xung quanh. Hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu NOx tại độ cao từ 1-2m với khoảng cách từ 1-7m vượt giới hạn cho phép từ 1-2 lần. b. Ô nhiễm do cát bay Trong giai đoạn hoạt động, vào những ngày nắng và gió mạnh có thể xảy ra ô nhiễm bụi do hiện tượng cát bay trong những quá trình sau: - Hoạt động lưu trữ nguyên liệu tại kho chứa cát nguyên khai. - Quá trình sản xuất tại dây chuyền sàng tuyển rửa cát. 2. Đối tượng, quy mô bị tác động - Đối tượng bị tác động: môi trường không khí, công nhân làm việc trong nhà máy, các nhà máy xung quanh. - Phạm vi tác động: tại khu vực dự án. - Mức độ tác động: trung bình. 3. Đánh giá tác động - Đối với bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận tải: Hoạt động giao thông góp phần làm tăng nồng độ bụi và các chất ô nhiễm vào môi trường không khí. Theo kết quả tính toán ở bảng 3.17, chỉ có nồng độ NOx vượt mức giới hạn cho phép, nồng độ bụi và các khí thải còn lại phát sinh từ giao thông đều nằm ở mức giới hạn cho phép. NOx là họ các oxyde nitơ trong đó NO chiếm đại bộ phận. NO không quá nguy hiểm nhưng nó là cơ sở để tạo NO2 – một chất khó hòa tan, do đó có thể đi theo đường hô hấp đi sâu vào phổi gây viêm và làm hủy hoại các tế bào của cơ quan hô hấp, gây ra tình trạng ho, khó thở. Tuy phương tiện vận tải phát sinh các chất thải với một lượng rất nhỏ nhưng nếu vào những ngày cao điểm, lượt xe lưu thông tăng cao thì bụi và các chất ô nhiễm phát thải cùng một thời điểm sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải không tập trung và không thường xuyên, do đó khó quản lý. - Đối với cát bay Vào những ngày gió mạnh, gió sẽ cuốn bụi, đất cát từ kho chứa cát nguyên khai sang những khu vực xung quanh. Bụi từ kho chứa và bụi trong dây chuyền tuyển rửa cát thường là bụi có kích thước lớn nên dễ sa lắng và phạm vi phát tán hẹp. Vào mùa khô những ngày nắng nóng, độ ẩm vật liệu thấp thì lượng bụi sẽ phát tán nhiều hơn. Tình trạng cát bay nếu không có biện pháp giảm thiểu sẽ gây thất thoát nguồn nguyên vật liệu, gây ra tìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_danh_gia_tac_dong_moi_truong_du_an_nha_may_sang_tuye.doc
Tài liệu liên quan