Báo cáo Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động ở công ty 20 - Tổng Cục Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng

MỤC LỤC

 A.MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG: 2

(I). LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYỂN DỤNG VÀ BỐ TRÍ SỬ DỤNG NHÂN LỰC. 2

1. Các khái niệm cơ bản. 2

1.1. Tuyển dụng: 2

1.2. Tuyển mộ. 2

1.3. Tuyển chọn. 2

1.4. Bố trí nhân lực. 2

2. Tiến trình, cách thức tuyển mộ nhân viên. 2

2.1. Tiến trình tuyển mộ nhân viên. 2

2.2. Cách thức tuyển mộ 5

2.2.1. Nguồn nội bộ 5

2.2.2. Nguồn bên ngoài. 6

2.2.2.a. Nguồn tuyển mộ 6

2.2.2.b. Phương pháp tuyển mộ 9

3. Tiến trình chọn nhân viên. 12

3.1. Tiến trình tuyển chọn nhân sự. 13

3.2. Các bước trong tiến trình tuyển chọn. 15

3.2.1. Xem xét hồ sơ xin việc. 15

3.2.2. Trắc nghiệm. 16

3.2.3 Phỏng vấn sơ bộ 19

3.2.4 Phỏng vấn sâu. 19

3.2.5 Kiểm tra, xem xét lại lý lịch 24

3.2.6 Khám sức khoẻ và quyết định tuyển dụng: 24

4. Quá trình bố trí sử dụng lao động 24

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ BỐ TRÍ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY 20 - TỔNG CỤC HẬU CẦN - BỘ QUỐC PHÒNG. 31

1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của công ty 32

1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 34

1.2.3 Ảnh hưởng của bộ máy tổ chức, nhiệm vụ của công ty tới quá trình tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động 35

1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và quy trình sản xuất sản phẩm của công ty 20 36

1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 20 37

1.3.3. Ảnh hưởng của quy trình công nghệ sản phẩm đến quá trình tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động 40

1.4. Cơ cấu, đặc điểm đội ngũ lao động của Công ty 20 41

1.4.1. Quy mô lao động Công ty 20 41

1.4.2. Cơ cấu đặc điểm đội ngũ lao động Công ty 20 năm 2003 42

1.5. Tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty 20 trong những năm gần đây 44

2. Phân tích công tác tuyển dụng bố trí sử dụng lao động tại Công ty 20 46

2.1. Mục tiêu của tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân lực 46

2.2.1. Quy trình tuyển dụng của Công ty 47

2.2.2. Quá trình tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động của Công ty 20 trong những năm qua 51

2.3. Những mặt tích cực, hạn chế trong công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động của Công ty 20 54

2.3.1. Những mặt tích cực 56

2.3.2. Những mặt còn hạn chế 57

III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ BỐ TRÍ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 20 57

1. Với doanh nghiệp (nơi sử dụng lao động) 57

2. Với người - bộ phận trực tiếp tuyển dụng 59

 KẾT LUẬN 60

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động ở công ty 20 - Tổng Cục Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể rút trả được những điểm chính yếu cần phải biết, cần phải chiêm dịch, cần phải phối hợp và chứng minh, cũng như tránh được những lầm lẫn, để đi đến nhận xét khách quan về một ứng viên. c. Vai trò của phỏng vấn viên c1. Chuẩn bị cuộc phỏng vấn Để cho cuộc phỏng vấn đạt được kết quả tốt thì phỏng vấn viên cũng như ứng cử viên đều phải chuẩn bị chu đáo. Với ứng viên thì những giấy tờ, tài liệu liên hệ đến kinh nghiệm làm việc trong quá khứ, tác phẩm, khai sanh, hôn thú và tất cả những giấy tờ cần thiết khác để chứng minh các dữ kiện đã ghi trong hồ sơ. Với phỏng vấn viên thì những vấn đề thắc mắc về hồ sơ cần được làm sáng tỏ, các tài liệu và vận dụng để trình bày cho ứng viên xem như: khế ước, hình ảnh, phiếu điều kiện làm việc… và đọc kỹ hồ sơ để có khái niệm tổng quát về một ứng viên trước khi phỏng vấn. c2. Không khí buổi phỏng vấn Để một buổi phỏng vấn được diễn ra tốt đẹp và thoải mái thì tất cả người phỏng vấn và ứng viên đều hiểu rằng phỏng vấn không phải đi nhận xét và bị nhận xét, mà ngược lại ứng viến đến để thăm dò cũng như tìm hiểu về công ty và những điều kiện làm việc của công ty nên phỏng vấn viên và ứng viên không nên làm việc trong một tình trạng căng thẳng. Chính vì vậy, nên để cho cuộc phỏng vấn thành công, thì không nên đặt cuộc phỏng vấn trong tinh thần thi tuyển. c3. Những hướng dẫn trong vấn đề đặt câu hỏi Để cho cuộc phỏng vấn đạt được những kết quả chính xác, phỏng vấn viên cần phải nắm vững những điểm sau đây: - Biết rõ mục tiêu của cuộc phỏng vấn. - Hiểu rõ lĩnh vực muốn tìm hiểu. - Đặt những câu hỏi chính xác và ngắn gọn. - Giúp ứng viên có cơ hội diễn tả những gì mà họ muốn trình bày. - Nêu điều hướng và khởi dẫn các câu hỏi hợp lý để các ứng viên trả lời và buộc phải trả lời như: * Những yếu tố liên quan đến quá trình nghề nghiệp của ứng viên. * Những yếu tố liên quan đến những cơ sở và công việc mà ứng viên đã làm việc và đang xin tuyển vào. * Những yếu tố liên quan đến trình độ học vấn của ứng viên. * Những yếu tố liên quan đến nhân sinh quan của ứng viên. d. Thời gian phỏng vấn. Phỏng vấn viên cần thuyên chuyển thời gian cần thiết cho thích hợp. Có thể loại bỏ ứng viên kém sau 15 đến 20 phút, nhưng đối với những ứng viên xuất sắc thì khoảng thời gian có thể dài tới đến 45 - 50 phút, để có thể đánh giá chính xác cũng như một ý niệm chắc chắn về ứng viên này, nhưng cũng không nên kéo dài thời gian quá vì dễ gây nhàm chán cho cả hai phía. e. Phân loại phỏng vấn Có nhiều loại phỏng vấn khác nhau. Nhưng cơ bản chỉ có hai loại phỏng vấn thường được áp dụng phổ biến trong việc tuyển chọn nhân viên đó là: phỏng vấn theo mẫu và phỏng vấn không hướng dẫn trước. e1. Phỏng vấn theo mẫu. Bảng phỏng vấn dựa vào những câu hỏi đã được soạn thảo và áp dụng cho mọi ứng viên. Phương pháp này rất hữu hiệu khi ta muốn tuyển nhiều ứng viên vào cùng một công việc, và nhất là khi công ty không có đủ thời gian để phỏng vấn sâu. e2. Phỏng vấn không theo mẫu. Trong trường hợp phỏng vấn viên muốn tìm hiểu sâu về vấn đề nào đó hoặc đối với vài chi tiết mà nếu phỏng vấn viên hỏi trực tiếp, thì ứng viên có thể không trả lời, hay trả lời miễn cưỡng, không thật… Trong trường hợp này thì phỏng vấn viên dùng phương pháp hỏi gián tiếp. Tức là phỏng vấn viên điều chỉnh, hướng câu chuyện xung quanh những gì ông ta muốn biết. f. Phương pháp phỏng vấn Có các loại phương pháp phỏng vấn sau đây. - Phỏng vấn hội đồng. - Phỏng vấn căng thẳng - Phỏng vấn mô tả hành vi. - Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm Tuỳ thuộc vào các vị trí cần người trong công ty mà sử dụng các phương pháp phỏng vấn khác nhau, sao cho thích hợp nhất. g. Những đề nghị thực tiễn. Bảng 1: Những việc cần làm và không nên làm trong phỏng vấn. Những việc cần làm Những việc không được làm 1. Đọc bản mô tả công việc trước khi phỏng vấn. 2. Cấu tạo cuộc phỏng vấn dựa trên bản phân tích công việc. Các câu hỏi phải gắn liền với công việc và phải chuẩn bị trước. 3. So sánh những việc đặc điểm cá nhân của người được phỏng vấn với những yêu cầu của công việc. 4. Chú thích và ghi lại những gì mà ứng viên đã nói. Cho ứng viên xem những nội dung đã được ghi. 5. Cần dành một khoảng thời gian trống giữa các cuộc phỏng vấn để xem lại các ghi chép và đưa ra một quyết định về ứng viên đã dược phỏng vấn. 1. Ngắt ngang lời ứng viên, chế nhạo hay cắt bỏ ý kiến, hay có bất cứ hành động khiếm nhã nào. 2. Có những định kiến trong suốt cuộc phỏng vấn. Để dành phán quyết cho tới khi kết thúc cuộc phỏng vấn. 3. Nói quá nhiều, ngăn cản ứng viên nói. Cố gắng hướng dẫn mà không lãnh đạo về nội dung trao đổi. 4. Quá nhấn mạnh vào những thông tin tiêu cực của ứng viên. 5. Không so sánh ứng viên với những người đã được phỏng vấn trước. 3.2.5 Kiểm tra, xem xét lại lý lịch Sau khi đã qua trắc nghiệm và phỏng vấn, nhà quản trị kiểm tra lại tất cả những điều mà ứng viên đã trình bày có đúng sự thật không, và nhà quản trị cũng tìm hiểu thêm về ứng viên qua một người nào đó. Phương pháp này tương đối hữu dụng vì những người được hỏi thường khách quan, thẳng thắn. ở Việt Nam, thì phương pháp này rất khó, bởi tính đố kỵ, duy tình cảm, dẫn đến chi phối câu trả lời. 3.2.6 Khám sức khoẻ và quyết định tuyển dụng: Có những công ty tuyển dụng song mới cho ứng viên được tuyển đi khám sức khoẻ, nhưng có những công ty cho khám sức khoẻ song mới có quyết định vì sợ nhân viên không đủ điều kiện về sức khoẻ để làm việc. Tiến trình khám sức khoẻ song mới tuyển dụng có vẻ hợp lý hơn vì họ sẽ được tìm người có đầy đủ điều kiện về chuyên môn cũng như sức lực, đảm bảo công việc. 4. Quá trình bố trí sử dụng lao động 4.1 Những cơ sở căn cứ cho quá trình bố trí người sử dụng lao động. Bố trí sử dụng lao động có hai loại là: bố trí mới và bố trí lại để quá trình bố trí được tốt nhất thì những căn cứ để bố trí là cần thiết như: bản mô tả công việc, yêu cầu công việc là phần then chốt của một chương trình bố trí và quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. Đây là những tài liệu quan trọng cho những nhà quản trị hiểu rõ hơn tại sao lại bố trí lao động như thế này và người đảm nhiệm công việc này cần có những tiêu chuẩn, yếu tố như thế nào để thực hiện công việc. Những tài liệu này là nền tảng đảm bảo cho sự nhất quán trong quá trình bố trí sử dụng lao động và phương thức quản lý người lao động. Với bản mô tả công việc thì những nhiệm vụ, bổn phận và trách nhiệm của một công việc với bản mô tả công việc ta xác đinh ra được cần phải làm gì, làm việc đó ở đâu, ứng viên nào có thể đáp ứng công việc đó tốt nhất. Với bản yêu cầu chuyên môn giúp cho nhà quản trị liệt kê được những kiến thức, kỹ năng và năng lực mà các cá nhân cần có thể để hoàn thành được công việc, nếu như họ được giao nhận. Những yếu tố đòi hỏi bao gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm, yêu cầu vè kỹ năng của công việc, các điều kiện làm việc và những mối nguy hiểm của công việc cho phép xác định được khả năng đáp ứng của những ứng viên là như thế nào. Nhìn từ một góc độ tổng quát, ta có thể thấy được, quá trình bố trí sử dụng lao động dường như đơn giản hơn đối với các nhà quản trị nói chung, quản trị nhân sự nói riêng. Quá trình bố trí sử dụng lao động sẽ được tiến hành khi công việc tuyển dụng, tuyển chọn lao động sẽ được tiến hành khi công việc tuyển dụng, tuyển chọn nhân viên đã thành công. Khi mà người lao động đã được trải qua rất nhiều các bước của tiến trình tuyển chọn. Tuyển dụng nắm bắt rất kỹ lưỡng. Kết quả tuyển dụng tốt sẽ mang lại cho doanh nghiệp những con người có phẩm chất tốt về chuyên môn cũng như kỹ thuật, từ đó công việc phân công, sắp xếp bố trí lao động sẽ diễn ra đơn giản và khoa học hơn rất nhiều. 4.2 Ra quyết định chính thức về bố trí và sử dụng lao động Sau khi nhận xét và đánh giá thông tin về những người được chọn qua các bước tuyển chọn, và thông qua sự so sánh kỹ lưỡng giữa các ứng viên trên căn cứ mô tả, yêu cầu của công việc. Nhà quản trị sẽ ra quyết định cuối cùng về phân công và bố trí sử dụng lao động đối với mỗi ứng viên khác nhau, nhà quản trị sẽ chịu trách nhiệm về thành tích của người nhân viên này. Chính vì vậy nên ra quyết định bổ nhiệm cuối cùng là một khâu mà lụôn được các nhà quản trị tính toán thật kỹ lưỡng. 5. Tầm quan trọng của công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động 5.1 Lợi ích 5.1.1 Tuyển dụng có vai trò quyết định sự thành công của công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Một doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có những cá nhân đủ năng lực, đảm nhiệm những công việc cụ thể tại những vị trí cần thiết vào những thời điểm thích hợp để hoàn thành những mục tiêu của nó. Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đảm bảo ổn định về số lượng chất lượng công việc thì tuyển chọn sẽ chọn những người thích hợp nhất cho những vị trí chức vụ cần người trong công việc thì tuyển chọn sẽ chọn những người thích hợp nhất cho những vị trí chức vụ cần người trong công ty. Thực hiện thành công công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoàn thành sức mạnh của tổ chức. 5.4.2 Tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động là khởi nguồn phát sinh ra sự rằng buộc quan hệ lao động trong quản trị nhân lực - biên chế nhân lực. Đảm bảo cho công việc biên chế nhân lực thì tuyển dụng và bố trí người sử dụng lao động là một công việc quan trọng khi phải xác định một cách chính xác các thông tin cụ thể về ứng viên như trình độ, tuổi tác, kinh nghiệm, thâm niên… để biên chế được chính xác. - Quản lý hồ sơ nhân sự sẽ dễ dàng hơn khi công việc tuyển dụng diễn ra tốt đẹp, không có nhiều sai lầm về các thông tin của ứng viên từ đó sẽ có những chính sách thích đáng và phù hợp hơn. 5.4.3 Lựa chọn đúng người đúng việc giúp người quản trị nhân lực đánh giá thực hiện công việc sau này sẽ khoa học và có độ chính xác cao hơn. Đúng vậy. Với một kết quả đánh giá thành tích hợp lý sẽ cho các nhà quản trị ra các quyết định khen thưởng (tăng lương, thưởng, phúc lợi… ) điều động nhân sự hay điều chỉnh cơ cấu tổ chức, thông tin cho nhân viên biết được thành tích của họ trong những giai đoạn nhất định có được đảm bảo hay không. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ tốt tức khâu tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động tốt thì công việc đánh giá này sẽ dễ dàng chính xác hơn. Từ mức độ chính xác trong đánh giá thực hiện công việc dẫn đến sự công bằng đối đãi thích đáng đối với các nhân viên trong tổ chức. 5.1.4 Tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động tốt sẽ cho ta tiến hành hoạt động phân tích công việc một cách có hệ thống và sâu hơn. Phân tích công việc - quá trình đánh giá xác định các công việc và các hành vi cần thiết để thực hiện công việc. Để có những thông tin thật chuẩn xác, thì yêu cầu cung cấp thông tin ở mỗi nhân viên, công nhân có độ chính xác cao về các vị trí công việc khác nhau, điều đó có nghĩa là công việc phân tích sẽ được dễ dàng hơn đối với độ chính xác về các vị trí công việc không còn trống và còn trống để từ đó những nhà quản trị nói chung, quản trị nhân sự nói riêng sẽ có những biện pháp phân công, sắp xếp công việc một cách khoa học nhất, có những điều kiện sát thực tế với công việc nhất khi tuyển dụng nhân viên. 5.1.5 Sử dụng đúng người, đúng việc giúp chúng ta giảm được nhiều loại chi phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thực tế công việc cho thấy, nếu như lao động chưa đáp ứng hay đáp ứng công việc một cách xuất sắc nhất thì việc đào tạo và nâng cao tay tay nghề cho lao động là rất cần thiết điều đó lại ảnh hưởng tới tài chính tình hình hoạt động chung của công ty nên quá trình tuyển dụng nhân sự diễn ra tốt, và với kết quả cao sẽ mang lại cho doanh nghiệp những con người có phẩm chất tốt nhất về chuyên môn cũng như kỹ thuật, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường nói chung và yêu cầu của doanh nghiệp nói riêng. Qua đó các công việc cần thiết đặt ra về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ được đơn giản đi và giảm được rất nhiều các chi phí cho việc đào tạo và phát triển. Tạo ra một sự tự tin trong công việc của các lao động, thôi thúc sự hăng say làm việc, phấn đấu, sáng tạo cho nhân viên của công ty mình. 5.1.6 Tuyển dụng tốt sẽ thay thế được các phương pháp khác trước khi doanh nghiệp cần thiết như thuê lao động, làm thêm giờ … tạo ra một sự vững chắc nguồn nhân lực cho một công ty. Đúng vậy khi một doanh nghiệp cần lao động song chưa có những quyết định cụ thể về tuyển dụng thì các phương pháp được thay thế là: giờ phụ trội, ký kết các hợp đồng thuê gia công, thuê lao động thời vụ và hợp động thuê lao động của công ty khác sẽ được thay thế, song mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng về lợi ích cũng như hạn chế. Nhưng để đảm bảo ổn định về lực lượng lao động, sẵn sàng cho những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của công ty thì tuyển dụng sẽ là phương pháp ổn định nhất và có tầm chiến lược lâu dài nhất. Chính vì vậy việc quyết định tuyển dụng và tuyển dụng tốt sẽ đem lại cho công ty một sự vững chắc về nguồn nhân lực. 5.1.7 Tuyển dụng và bố trí sử dụng tốt nguồn nhân lực là một tác động gián tiếp đối với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Khi mà nền kinh tế thị trường đã và đang xuất hiện một cách hết sức rõ rệt ở nước ta. Qua đó các công việc cần thiết đặt ra về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ được đơn giản đi, và giảm được rất nhiều các chi phí cho đào tạo và phát triển. Tạo ra một sự tự tin trong công việc của các lao động, thôi thúc sự hăng say làm việc, phấn đấu, sáng tạo cho nhân viên của công ty mình. 5 .1 .6 Tuyển dụng tốt sẽ thay thế được các phương pháp khác khi doanh nghiệp cần thiết như thuê lao động, làm thêm giờ,.. tạo ra một sự vững chắc nguồn nhân lực cho một công ty. Đúng vậy khi một doanh nghiệp cần lao động song chưa có những quyết định cụ thể về tuyển dụng thì các phương pháp được thay thế là: giờ phụ trội, ký kết các hợp đồng thuê gia công, thuê lao động thời vụ và hợp đồng thuê lao động của công ty khác: sẽ được thay thế, song mối phương pháp đều có những đặc điểm riêng về lợi ích cũng như hạn chế, để đảm bảo ổn định về lực lượng lao động, sẵn sàng cho những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của công ty thì tuyển dụng sẽ là phương pháp ổn định nhất và có tầm chiến lược lâu dài nhất. Chính vì vậy việc quyết định tuyển dụng và tuyển dụng tốt nó sẽ đem lại cho công ty một sự vững chắc về nguồn nhân lực. 5.1.7 Tuyển dụng và bố trí sử dụng tốt nguồn nhân lực là một tác động gián tiếp đến với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Khi mà nền kinh tế thị trường đã và đang xuất hiện một cách hết sức rõ rệt ở nước ta, vấn đề cạnh tranh xảy ra giữa các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Một doanh nghiệp có đội ngũ lao động tốt, tạo ra những sản phẩm tốt sẽ tác động mạnh mẽ đến khách hàng, tạo ra sự tin tưởng, sự trung thành của khách hàng, mang lại cho công ty sự danh tiếng, giúp công ty có một vị trí vững chắc trong thị trường hiện tại cũng như tương lai. 5.2 Những thách thức trong công việc tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động - Kinh phí cho tuyển dụng là một loại chi phí cao, doanh nghiệp có thể đáp ứng hay không, điều đó nó còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính hiện có của doanh nghiệp. - Lựa chọn những phương pháp tuyển dụng hợp lý sẽ cho kết quả tốt song nếu như phương pháp tuyển dụng không được lựa chọn kỹ lưỡng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả tai hại về tài chính cũng như về chất lượng của các ứng viên không có đủ yêu cầu, tiêu chuẩn thực tế để đáp ứng công việc. - Để có được nhân viên, ứng viên giỏi thì một điều không thể tránh khỏi là sự cạnh tranh với các tổ chức, doanh nghiệp khác khi mà nền kinh tế thị trường xuất hiện ở nước ta, với nhiều thành phần kinh tế đa dạng, những con người tài giỏi, luôn được săn tìm, trọng dụng, được đón nhận vào các chức vụ, vị trí khác nhau trong mỗi doanh nghiệp. - Công việc đối với các nhà tuyển dụng là rất khó khi mà xác định các kiến thức kỹ năng của ứng viên, có thể đáp ứng nhu cầu trước mắt song về tương lai sự biến động thì họ sẽ đáp ứng ra sao. - Vấn đề ra quyết định tuyển dụng đúng lúc, kịp thời là một khâu rất quan trọng, cần phải cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra quyết định, nếu sai sẽ ảnh hưởng và tác động không tốt đến doanh nghiệp. - Bố trí sử dụng lao động là công việc cần phải được xem xét và phân tích thật kỹ bởi nếu như quá trình bố trí sử dụng lao động không được hợp lý, nó sẽ tạo cho người lao động sự nhàm chán trong công việc, sự lay động tinh thần về vị trí của mình trong công ty và tạo ra tâm lý không ổn định, có thể dời bỏ công ty đến đến công ty khác nếu như họ cảm thấy được, họ sẽ có được công việc tốt hơn, phù hợp với họ hơn ở công ty đó. * Tóm lại: Tuyển dụng và bố trí sử dụng nguồn nhân lực tốt doanh nghiệp sẽ có được đội ngũ lao động giỏi. Đó là chìa khoá cho sự ổn định vững mạnh và thành công của doanh nghiệp. Lựa chọn đúng người đúng việc là một điều kiện rất tốt để xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, yêu nghề, gắn bó với tổ chức, trung thành với công ty. Tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động hợp lý sẽ luôn đảm bảo ổn định cho doanh nghiệp về số lượng và chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu công việc đúng lúc, đúng nơi. Doanh nghiệp có người, có lao động tốt, còn người lao động có công ăn việc làm ổn định, đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày và góp phần làm giảm bớt đi lực lượng lao động còn dư thừa trên thị trường. II. Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động ở công ty 20 - Tổng Cục Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng. 1. Những đặc điểm cơ bản về công ty có ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20 Công ty 20 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng. Trụ sở chính tại: Phường Phương Liệt - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội Điện thoại: 8.643.381 Fax: 844.846.1028 Công ty được thành lập theo Quyết định số 642/QĐ - CP ngày 04/08/1993 của Bộ Quốc phòng và quyết định số 1119/ĐM - DN ngày 13/3/1996 của Văn Phòng Chính phủ. Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất các sản phẩm quốc phòng, chủ yếu là hàng dệt may theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của Tổng Cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng. Trải qua 47 năm nỗ lực phấn đấu công ty 20 đã đạt đến vị trí đứng đầu trong ngành may quân đội. Kết hợp giữa nhiệm vụ quốc phòng và nhiệm vụ kinh tế đã đóng góp xứng đáng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong quá trình hình thành và phát triển quân đội nhân dân Việt Nam. * Các giai đoạn phát triển của công ty trong 47 năm qua. + Thành lập X20, phục vụ quân đội thực hiện chính quy hoá trong những năm Miền Bắc có hoà (1957 - 1964). + Xí nghiệp may 20 trong những năm đánh Mỹ trên cả hai miền Nam - Bắc hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam (1965 - 1975) + Xí nghiệp may 20 những năm đầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1987) + Từ xí nghiệp may 20 đến Công ty may 20, những bước đi vững chắc (1987 - 1992) + Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, từng bước hoàn thiện, phát triển tổ chức và mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đưa công ty bước vào giai đoạn phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá (1993 - nay). Trong mỗi giai đoạn này công ty cũng đã gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại song bằng tinh thần, với truyền thống bền vững của công ty. Công ty cũng đã hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ sản xuất quân trang cho quận đội - góp phần làm giàu cho đất nước xứng đáng với danh hiệu đơn vị anh hùng mà Nhà nước, Đảng đã trao tặng. 1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của công ty Để hoàn chỉnh cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức liên kết của công ty và các đơn vị thành viên, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, phục vụ quốc phòng và làm kinh tế - xuất khẩu do cấp trên giao cho theo kế hoạch hàng năm. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy mô của công ty cũng như từng đơn vị, phòng ban, xí nghiệp trực thuộc, công ty 20 xây dựng mô hình tổ chức - biên chế lao động của toàn công ty năm 2003. Giám đốc công ty PGĐ kinh doanh PGĐ sản xuất - kỹ thuật PGĐ chính trị Phòng kế hoạch tổ chức - sản xuất Phòng xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng Tài chính ké toán Ban kiểm toán nội bộ Phòng Chính trị Văn phòng Trung tâm đào tạo nghề Dệt - may Trường mầm non Xí nghiệp may 1 Xí nghiệp may 2 Xí nghiệp may 3 Xí nghiệp may 4 Xí nghiệp may 5 Xí nghiệp may 6 Xí nghiệp may 7 Xí nghiệp may 8 Xí nghiệp may 9 Xí nghiệp thương mại Trung tâm N/cứu mốt thời trang Chi nhánh phía Nam 1.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy công ty 1.2.2 Nhiệm vụ của công ty - Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất các sản phẩm dịch vụ quốc phòng, chủ yếu là hàng dệt, may mặc theo kế hoạch hàng năm và dài hạn do Tổng Cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng giao. - Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt - nhuộm - may phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ ngành dệt - nhuộm - may. - Được trực tiếp ký các hợp đồng kinh tế, làm dịch vụ theo ngành nghề, được cấp giấy phép với các tổ chức, đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, được phép thực hiện các loại hình liên kết, hợp tác, liên doanh sản xuất với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo pháp luật của Nhà nước và quy dịnh của Bộ Quốc phòng. - Nghiên cứu và xây dựng quy hoạch đầu tư và chiến lược phát triển công ty về ngành nghề, sản phẩm, thị trường và thiết bị công nghệ, sản xuất, con người. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp, các kế hoạch tổ chức kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, động viên quốc phòng, kế hoạch bảo vệ đơn vị, an toàn về mọi mặt… Phù hợp với định hướng quy hoạch của Tổng Cục hậu cần - Bộ Quốc phòng và pháp luật của Nhà nước, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. - Trực tiếp quản lý thực hiện công tác giáo dục chính trị tuyên truyền và hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên nắm bắt vững các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chỉ đạo và tổ chức hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong công ty, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn thể của các thành viên trong công ty nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. - Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài sản mà Nhà nước - Bộ Quốc phòng - Tổng Cục Hậu Cần giao cho công ty. Bảo toàn và phát triển vốn được giao theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng. - Đảm bảo chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên về vật chất và tinh thần theo đúng pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước, quy định của quân đội. - Thực hiện đầy đủ các khoản thuế, và các nghĩa vụ đóng góp khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. - Bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh trật tự và xã hội tại nơi công ty đóng quân. - Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất mà Tổng Cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng giao cho. 1.2.3 ảnh hưởng của bộ máy tổ chức, nhiệm vụ của công ty tới quá trình tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động Nhìn chung, công ty 20 xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh, có uy tín trên thị trường, bảo đảm đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hiện nay. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng chức năng đã đáp ứng nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Có thể nói mô hình tổ chức của công ty 20 là hoàn thiện về mọi mặt và chính điều đó nó đã tác động tích cực đến quá trình hoàn thành nhiệm vụ của công ty nói chung cũng như công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động nói riêng. Một công ty mạnh là một công ty có đội ngũ lao động giỏi, được sắp xếp và bố trí vào những vị trí công việc hợp lý nhất, từ đó sẽ tạo ra một sự trung thành với doanh nghiệp, gắn bó với tổ chức và chính những điều đó mà công ty đã luôn xác định một điều rằng; chìa khoá cho sự thành công của doanh nghiệp là có được đội ngũ lao động giỏi thông qua tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động thật tốt. Vì vậy hàng năm và nhất là trong những năm gần đây, công ty rất chú ý và đầu tư cho công tác tuyển dụng lao động. 1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và quy trình sản xuất sản phẩm của công ty 20 1.3.1 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất sản phẩm a. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm của công ty bao gồm sản phẩm may và dệt. - Sản phẩm may: gồm các sản phẩm may phục vụ cho quân đội, đó là quân phục đông, hè cho các quân binh chủng theo đúng tiêu chuẩn, quy cách của quân đội, may hàng trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng hàng quân trang trong mấy năm gần đây chiếm khoảng 40% và hàng may xuất khẩu chiếm 50%, 10% là hàng may phục vụ tiêu dùng trong nước. - Sản phẩm dệt: gồm các loại bít tất, khăn mặt phục vụ Quân trang và phục vụ trong nước, tiêu dùng của Công ty b. Về máy móc thiết bị Máy may 1380 cái Máy cắt 57 cái Máy dệt vải 125 cái Máy dệt thoi 752 cái Máy hoàn tất sản phẩm 98 cái Các loại máy móc thiết bị chủ yếu của nhật sản xuất ngoài ra còn có máy của Hàn Quốc, Đức, Mỹ. 1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 20 a. Quy trình công nghệ may Gồm 2 quy trình: may đơn chiếc và may hàng loạt * Quy trình may đơn chiếc: áp dụng cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28388.doc