Báo cáo Quản trị tiền lương ở công ty xây dựng và thương mại

Công ty Xây dựng và thương mại là một doanh nghiệp vừa thi công vừa kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu.Do hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhiều loại sản phẩm và địa bàn hoạt động rộng nên cơ cấu tổ chức và công tác quản lý khá phức tạp.

*Ban lãnh đạo công ty bao gồm: một tổng giám đốc và ba phó giám đốc.

-Tổng giám đốc lãnh đạo chung, chịu trách nhiệm về các vấn đề trọng tâm như chiến lược phát triển Công ty, phần sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ bản và xuất nhập khẩu; công tác kế toán- tài chính; đàu tư và hợp tác quốc tế.

-Một phó tổng giám đốc phụ trách công tác của công ty tại các tỉnh phía nam, trực tiếp điều hành chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh.

-Một phó tổng giám đốc phụ trách công tác sản xuất kinh doanh dịch vụ và xuất khẩu lao động, công tác pháp chế, chế độ chính sách, thi đua khen thưởng và toàn bộ công việc của xí nghiệp xây dưng kinh doanh tổng hợp.

-Một phó tổng giám đốc phụ trách kế hoạch,kỹ thuật ,vật tư, thiết bị xe máy, chất lượng công trình, công tác khoa học - kỹ thuật công nghệ, đào tạo và công tác văn phòng công ty.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quản trị tiền lương ở công ty xây dựng và thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phảm chất số lượng… của sản phẩm làm ra của người lao động và dơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định không chịu một sự hạn chế nào . Đây là hình thức được các doang nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phảI trả cho lao động trực tiếp. +Trả lương theo sản phẩm gián tiếp . Hình thức này được áp dụng để trả lương cho người lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị…Tuy lao động của họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động của lao động trực tiếp. Vì vậy có thể căn cư vào kết quả lao động trực tiếp mà lao động gián tiếp phục vụ để tính lương cho lao động gián tiếp. +Trả lương theo sản phẩm có thưởng, phạt. Theo hình thức này, ngoài lương tính theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được hưởng trong sang xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư… Nhưng trong các trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, sản phẩm không đủ chất lượng, lãng phí vật tư… thì người lao động có thể chịu tiền phạt và khấu trừ tiền lương của họ. Thu nhập tiền lương của họ bằng tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cộng với các khoản được thưởng và trừ đi các khoản bị phạt. +Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến. Theo hình thức này,ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo luỹ tiến. Tỉ lệ hoàn thành vượt định mức ngày càng cao thì suất luỹ tiến ngày càng nhiều. Lương trả theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao động, do đó được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, đảm bảo cho sản xuất cân đối, đồng bộ hoặc được áp dụng trong những trường hợp doanh nghiệp phảI thực hiện gấp một đơn đặt hàng nào đó . Sử dụng hình thức trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong quá trình sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm. Vì vậy, trong các trường hợp không cần thiết thì không nên sử dụng hình thức trả lương này. +Trả lương khoán theo khối lượng hoặc khoán từng việc. Là hình thức được áp dụng trong công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ nguyên vật liệu, sửa chữa nhà cửa…Trong các trường hợp này doanh nghiệp xác định mức tiền lương trả theo từng công việc mà người lao động phảI hoàn thành. +Hình thức khoán quỹ lương. Đây là một dạng đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm được sử dụng để trả lương cho người làm việc tạI các phòng ban trong doanh nghiệp để tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao cho từng phòng ban. Tiền lương thực tế của từng nhân viên ngoàI việc phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng, ban mình còn phụ thuộc vào số lượng nhân viên biên chế trong các phòng ban của doanh nghiệp. Tóm lại, hình thức trả lương theo sản phẩm nhìn chung có nhiều ưu điểm, nó quán triệt theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Tuy nhiên hình thức trả lương này được phát huy tác dụng trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải có định mức lao động cụ thể cho từng công việc, từng cấp ( bậc) thợ, có căn cứ kỹ thuật và phải phù hợp với đIều kiện lao động cụ thể của từng doanh nghiệp. Có như vậy hình thức trả lương theo sản phẩm mới bảo đảm được tính chính xác công bằng hợp lý. Chương 2 Thực trạng quản trị tiền lương của công ty Xây Dựng và Thương Mại 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Traenco Công ty Xây dựng và Thương mại là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc bộ giao thông vận tải, có trụ sở tại đường Võ Thị Sáu –Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. - Tiền thân của Công ty này là trung tâm dịch vụ đào tạo và sản suất GTVT, thuộc trường nghiệp vụ giao thông I, được thành lập ngày 23/2/1991 theo quyêý định số 332 QĐ/TC CB –LĐ của Bộ trưởng Bộ GTVT và Bưa điện. Trung tâm có chức năng sau: - Góp phần giải quyết việc làm cho số lao động dôi ra ngoài định biên của trung tâm . - Tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập tronh lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có tư cách phát nhân trong giao dịch. Trung tâm dịch vụ đào tạo và sản xuất GTVT có trụ sở chính tại Hà Nội, được mở tài khoản ở tại ngân hàng và có con dấu riêng. Trung tâm đồng thời phải thưc hiện hai nhiệm vụ: + Phục vụ công tác đào tạo của trung tâm. + Tổ chức sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đơn vị đươc thành lập trong điều kiện nền kinh tế xã hội đang tiến hành xoá bỏ bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá có cạnh tranh. Với nhiệm vụ và điều kiện kinh tế xã hội như vậy, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ to lớn của Bộ giao thông vận tải, của trường Kỹ thuật nghiệp vụ giao thông I, trung tâm đã vượt qua được mọi khó khăn, luôn hoàn thành nhiệm vị cấp trên giao phó. Trung tâm thường xuyên được Bộ Giao thông vận tải và Trường Kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải I đánh giá là đợn vị hoàn thành kế hoạch. Ngày 20/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 388 HĐBT về qui chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp đó đến ngày5/6/1992 Hội đồng bộ trưỏng ra Quyết định số 196/CT về việc chuyển các tổ chức kinh tế đã đăng ký và hoạt động theo loại hình phù hợp với phát luật hiện hành. Các quyết định trên của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã đặt các đơn vị vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Việc lựa chọn loại hình hoạt động mới sẽ tác động rất lớn tới mục tiêu ban đầu đặt ra cho đơn vị khi thành lập, dừng lại hay phát triển?. Thường vụ Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường đã quyết tâm bảo vệ con đường phát triển, đề nghị Bộ cho đơn vị thành lập doanh nghiệp nhà nước. Được sự ủng hộ của Bộ GTVT, Vụ Tổ chức cán bộ- Lao động, các vụ chức năng khác, Trường đã bảo vệ thành công phương án thành lập doanh nghiệp Nhà nước thuộc Trường bằng các quyết định: + Quyết định số 1992 QĐ/ TCCB-LĐ ngày 28/9/1992 của Bộ Giao thông vận tải về việc đổi tên Trung tâm dịch vụ đào tạo và sản xuất GTVT thành xí nghiệp thi công cơ giới công trình giao thông; + Quyết định số 694 QĐ/TCCB-LĐ ngày13/4/1993 của Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước : Xí nghiệp thi công cơ giới công trình giao thông. + Công văn số2726 CT/TCCB-LĐ ngày 18/8/1993 của Bộ giao thông vận tải ký giao Xí nghiệp thi công cơ giới công trình giao thông cho Trường kỹ thuật và nghiệp vụ GTVT I quản lý. Như vậy, kể từ tháng 4/1993 đến nay, đơn vị hoạt động với tư cách doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời phải kết hợp thực hiện nhiệm vụ Trường giao cho: phục vụ công tác đào tạo và sản xuất của Trường. Theo quyết định 694 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 13/4/1993 Trung tâm dịch vụ đào tạo và sản xuất GTVT được chính thức chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi Xí nghiệp thi công cơ giới công trình giao thông, với tổng số vốn ban đầu vẻn vẹn chỉ có 453.000.000 đ. Sau hơn 3 năm hoạt động kinh doanh có hiệu quả, Xí nghiệp được Bộ GTVT cho phép nâng cấp và tách khỏi trường kỹ thuật và nghiệp vụ GTVT thành Công ty Xây dựng và Dịch vụ tổng hợp trực thuộc Bộ GTVT, theo quyết định 2422 QĐ/TCCB-LĐ ngày 13/9/1996. Tháng 2/1997, Công ty được Bộ giao cho quản lý Nhà khách (trước đây thuộc Văn phòng Bộ), là một đơn vị đang gặp nhiều khó khăn. Cơ sở làm việc của Nhà khách tại 83 Phố Lý Thường Kiệt được liên doanh với Đài Loan, số cán bộ công nhân viên đang không có trụ sở làm việc, thiếu việc làm,Văn phòng Bộ phải bao cấp tiền lương bằng khoản tiền đền bù của Liên doanh. Chuyển về Công ty, Nhà khách phải chuyển sang hoạt động kinh doanh. Để giảm bớt khó khăn, Công ty giúp Nhà khách từng bước ổn định, tổ chức lại sản xuất kinh doanh tại cửa hàng 80B Trần Hưng Đạo. Sau đó theo quyết định của cấp trên, cửa hàng 80B giải toả để trả lại mặt băng cho Bộ, đưa Xí Nghiệp Nhà Khách thêm một lần nữa không có chỗ làm việc .Do CB CNV Nhà Khách chưa qua đào tạo cơ bản, phần nhiều đã lớn tuổi, có thâm niên công tác trong ngành, nên không thể sắp xếp bố trí tại các công trường xây lắp. Công ty phải hỗ trợ bằng cách bù lương (năm 1997 Công ty hỗ trợ bù lương và đầu tư trang thiết bị lại cho cơ sở làm việc và kinh doanh của Xí nghiệp dịch vụ Nhà khách gần 100 triệu đồng, khoản tiền nay trích từ hoạt động xây lắp của Công ty). Từ ngày 24/6/1998, trên cơ sở sát nhập thêm 2 Xí nghiệp thành viên mới, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 1561/1998/QĐ-TCCB-LĐ đổi tên Công ty Xây dựng và Dịch vụ tổng hợp thành Công ty Xây dựng và Thương mại (Traenco) và Bổ xung thêm một số chức năng nhiệm vụ mới là kinh doanh xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động. Hai đơn vị thành viên mới này trước đây làm ăn thua lỗ, có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên cuối năm 1998 đã cân đối được thu chi, chấm dứt tình trạng mất cân đối về tài chính. Như vậy, chỉ qua thời gian năm năm . Công ty Xây dựng và Thương mại đã có một bước chuyển biến và tăng trưởng nhanh chóng cả về qui mô, lực lượng cán bộ nhân viên và năng lực thi công các công trình. Từ chỗ vốn liếng rất nghèo nàn, chủ yếu nhận việc qua các đơn vị bạn giao lại (làm thầu phụ), đến nay Công ty đã có một lực lượng đủ mạnh để tham gia đâú thầu và trúng thầu nhiều công trình xây dựng giao thông và xây dựng dân dụng, công việc trên địa bàn cả nước. Năm 1998 Công ty đã đạt mức tổng doanh thu 72,51 tỷ đồng. 2.1.2Chức năng và nhiệm vụ những năm gần đây được xác định: Theo quyết định của Bộ GTVT (kèm theo quyết định thành lập doanh nghiệp Công ty Xây dựng và Thương mại (Traenco) có các nhiệm vụ chủ yếu sau: 1-Xây dựng các công trình có mã số 02-01-03 2-Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn mã số 01-09-04 3-Sản xuất vật liệu xây dựng mã số 01-09-01 4-Xây dựng công trình dân dụng mã số 02-01-06 5-Dịch vụ về nhà khách (bao gồm ăn ở, đi lại, vận chuyển hành khách đến sân bay, từ sân bay về nhà khách, dịch vụ hộ chiếu ,visa); 6-Xuất nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị , phương tiện vận tải, thiết bị nội thất, hàng tiêu dùng; 7-Xuất khẩu lao động; 8-Lắp ráp xe gắn máy 2 bánh, sửa chữa tân trang máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dịch vụ vận tải hàng hoá; 9-Bóc đất đá, san lấp mặt bằng, xây dựng công trình thuỷ lợi. Như vậy lĩnh vực hoạt động của Công ty Xây dựng và Thương mại rất đa dạng, địa bàn hoạt động rất rộng, có thể chia thành các nhóm công việc sau: -Xây lắp: được coi là hoạt động chủ yếu của Công ty bao gồm Xây dựng đường xá, nhà cửa, xây dựng công trình thuỷ lợi nhỏ, san ủi. Nếu như năm 2000 Công ty có 17 hợp đồng xây lắp thì năm 2001 thực hiện 30 hợp đồng xây lắp trị giá trên 42 tỷ đồng. -Sản xuất công nghiệp: Bắt đầu từ năm 2000 với sản lượng rất kiêm tốn (0,5 tỷ đồng) thì bước sang năm 2001 cùng với trang thiết bị thêm một trạm bê tông nhựa nóng (Asphalt) sản lượng công nghiệp đã đạt 6,85 tỷ đồng gấp 13,4 lần năm2000 và được nhiều bạn hàng biết đến. -Hoạt động xuất nhập khẩu: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với Công ty Xây dựng và thương mại và chỉ bắt đầu tháng 6 cuối năm 2001, cùng với sát nhập 2 đơn vị thành viên (Xí nghiệp xây dựng công trình và xuất khẩu lao động; Xí nghiệp sản xuất hàng nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp). Cùng với việc thành lập chi nhánh mới của công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên công ty đã đạt được một số kết quả ban đầu: năm 2001 doanh thu hàng xuất khẩu đạt 23,39 tỷ đồng. -Mảng dịch vụ tổng hợp: Không đựoc coi trọng là hoạt động mũi nhọn mà chủ yếu làm nhiệm vụ phục vụ cho cơ quan Bộ tại 80 Trần Hưng Đạo. Ngoài ra,láp ráp xe máy, sản xuất sản phẩm bê tông đúc sẵn, sửa chữa xe máy đang được xúc tiến triển khai. Quá trình phát triển: -Tiền thân chỉ là một đơn vị nhỏ hơn 40 công nhân viên đến nay công ty đã có hơn 400 cán bộ công nhân viên . trong đó nhiều cán bộ chuyên viên được đào tạo thành nhưng chuyên viên cao cấp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã tham gia nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ, công trình thuỷ lợi , giao thông trên phạm vị khắp đất nước và nước ngoài. -Đội ngũ công nhân của công ty không ngừng phát triển, luôn có kế hoạch bổ xung, đào tạo chuyên môn cho công nhân nhằm đưa đội ngũ công nhân của công ty thành nhữg người có kỹ thuật, có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu của thời đại. -Về trang thiết bị máy móc, nhận thấy tầm quan trọng công ty đã chú trọng đầu tư mua sắm các thiết bị như: phương tiện giao thông, máy móc xây dưng, vật tư xây dựng, nhằm đưa công ty phát triển ở tầm cao hơn, xa hơn trong mọi lĩnh vực mà công ty có thể thực hiện. -Với định hướng như vậy cho đến nay công ty đã có khối trang thiết bị với quy mô khá lớn như ôtô vận tải, máy ủi, máy xúc, máy xử lý nền với trang thiết bị trên cho phét công ty nhận thầu nhiều công trình xây dựng , thuỷ lợi lớn nhỏ, đòi hỏi công ty phải có đủ tài đủ lực để thực hiện những công việc đó. -Điển hình trong những năm qua công ty đã thực hiện thi công con đường cao tốc Láng - Hoà Lạc lý trình KM 6 –KM 8 đã đưa vào sử dụng và hoạt động đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư. Biểu 1Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 1999 cho đến năm 2001: Năm Đơn vị tính Doanh thu Lợi nhuận dòng Nộp ngân sách nhà nước Mức lương cơ bản 2000 1000đ 12.474.324 35.2760 4.118.581 900 2001 1000đ 37.000.000 268.2000 12.700.000 1234 2002 1000đ 90.000.000 10 .000.000 26.000.000 1370 Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh . Theo biểu đồ ta thấy được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng nhanh theo thời gian. 2.2. Các yếu tố nguồn lực: 2.2.1/Số lượng lao động,chất lượng lao động: Biểu 2. Tình hình biên chế của Công ty 3 năm gần đây Năm Tổng số cán bộ cán bộ công nhân viên Kể cảhợp đồng thời vụ(người) CB CNV hợp đồng dài hạn (người) Tổng số NV quản lý Tỷ lệ gián tiếp trên tổng số (%) 2000 143 88 38 43 2001 463 105 37 35 2002 607 134 78 58 Báo cáo tình hình lao động Đối chiếu với quy mô hoạt động của Công ty có thể nhận thấy lực lượng cán bộ quản lý,kỹ thuật, số lượng công nhân chuyên nghiệp quá mỏng, tỷ lệ gián tiếp Công ty quá cao.Tuy nhiên xuất phát từ quan điểm tinh gọn nhẹ, hiệu quả,Công ty chủ chương hạn chế mức tối đa biên chế chính thức và lực lượng lao động hợp đồng dài hạn. ở những khâu , những nơi cho phép, lúc cần cố gắng thuê lao động thủ công sở tại và cả thợ đơn vị bạn.Cách này giúp cho Công ty tiết kiệm khá nhiều quỹ lương hàng năm, vì công việc thường theo công trình, chiến dịch ít trải điều trong năm.Mặt khác việc sử dụng lao động như trên góp phần làm cho quan hệ giữa Công ty với địa phương và đơn vị bạn tốt hơn. Biểu 3. Báo cáo lao động năm 2002 STT LAO ĐỘNG SỐ LƯỢNG GHI CHÚ Tổng số lao động doanh nghiệp quản lý 134 Lao động trong biên chế & họp đồng dài hạn 91 Lao động có thời hạn một năm trở nên 43 I Trình độ học vấn và chuyên môn,kỹ thuật 1.1 Đại học 61 trong đó:-Kỹ sư xây dựng 14 -Cử nhân kinh tế 17 -Kỹ sư cầu đường 29 -Kỹ sư đô thị 01 1.2 Cao đẳng ,trung cấp 12 II Trình độ ngoại ngữ(trình độ C ngoại ngữ) 11 Báo cáo tình hình chất lượng lao động. Qua biểu đồ trên ta thấy trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và lao động của công ty ngày càng có được nhiều những cán bộ và lao động có trình độ chuyên môn cao tỷ lệ chiếm gần 40% tổng số cán bộ và người lao động có bằng cấp và nghiệp vụ trong công việc. 2.2.2 Vốn kinh doanh: Cơ cấu vốn kinh doanh có hai loại vốn cố định và vốn lưu động: Vốn cố định biểu hiện dưới hình thức tài sản cố định và là hình thức tài sản cố định của Công ty có một giá trị mức độ nhất định, thời gian sử dụng phải từ trên một năm.Nó bao gồm nhà cửa ,kho tàng, của hàng là tài sản có giá trị cao và là bộ mặt của doanh nghiệp nên có giá trị thế chấp cao. Tài sản cố định chiếm 1/3 ,1/4 vốn cố định của doanh nghiệp. Vốn lưu động; là hình thái luôn biến đổi từ hàng sang tiền và từ tiền sang hàng. Vốn lưu động gồm vốn dự trữ hàng hoá, vốn bằng tiền và tài sản cố định(tiền gửi ngân hàng ,tiền mặt tồn quỹ ,các khoản phải thu ,phải trả). Cơ cấu vốn , nó có vai trò quyết định mọi hoạt động hay thành lập của công ty cà phát triển của từng loại hình doanh nghiệp theo luật định. Vốn còn làm cơ sở để xác định các doanh nghiệp lớn hay nhỏ là điều kiện xếp doanh nghiệp vào loại quy mô lớn hay nhỏ, cũng là điều kiện tiềm năng tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá ,mở rộng vàphát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá phát triển kinh doanh. Công ty Xây dựng và thương mại có: Vốn kinh doanh: 714,2 tỷ đồng; trong đó: Vốn cố định: 444,5 tỷ đồng. Vốn lưu động: 269,7 tỷ đồng Trong đó vốn vay ngân sách chiếm 40% tổng số vốn kinh doanh và vốn tự bổ xung chiếm 10% tổng số vốn kinh doanh.Vốn ngân sách nhà nước cấp hàng năm chiếm 30 % tổng số vốn kinh doanh. Công ty có tài khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam số :710A-00491.tài khoản ngoại tệ số: 3621-90-378-0575. tại ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam. Công ty Xây dựng và Thương mại là một doang nghiệp có địa bàn phạm vi hoạt động rất lớn từ Bắc vào Nam . Cho nên Công ty có nguồn vốn dồi dào tiềm tăng của công ty rất lớn là doanh nghiệp nhiều lần được nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng lao động hạng hai. 2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật: Qua nhiều năm phát triển cùng với sự phát triển của ngành xây dựng.Công ty Xây dựng và thương mại đã mạnh dạn đầu tư và nâng cấp các thiết bị hiện đại công nghệ nước ngoài, máy móc 100% nhập khẩu , nhà xưởng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu cho thiết bị máy móc. Đặc biệt trong năm qua công ty đã đầu tư nhập dây chuyền sản xuất nhựa bê tông Asphalt đã đạt hiệu quả tốt khi được đưa vào sử dụng cho công trình láng- hoà lạc. Công ty trang bị đa số công nghệ Nhật Bản & Hàn Quốc.Thiết bị đều là những công cụ phục vụ xây dựng 2.2.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Công ty Xây dựng và thương mại là một doanh nghiệp vừa thi công vừa kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu.Do hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhiều loại sản phẩm và địa bàn hoạt động rộng nên cơ cấu tổ chức và công tác quản lý khá phức tạp. *Ban lãnh đạo công ty bao gồm: một tổng giám đốc và ba phó giám đốc. -Tổng giám đốc lãnh đạo chung, chịu trách nhiệm về các vấn đề trọng tâm như chiến lược phát triển Công ty, phần sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ bản và xuất nhập khẩu; công tác kế toán- tài chính; đàu tư và hợp tác quốc tế. -Một phó tổng giám đốc phụ trách công tác của công ty tại các tỉnh phía nam, trực tiếp điều hành chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. -Một phó tổng giám đốc phụ trách công tác sản xuất kinh doanh dịch vụ và xuất khẩu lao động, công tác pháp chế, chế độ chính sách, thi đua khen thưởng và toàn bộ công việc của xí nghiệp xây dưng kinh doanh tổng hợp. -Một phó tổng giám đốc phụ trách kế hoạch,kỹ thuật ,vật tư, thiết bị xe máy, chất lượng công trình, công tác khoa học - kỹ thuật công nghệ, đào tạo và công tác văn phòng công ty. *Các phòng ban: Do đặc điểm các Xí nghiệp, Đội sản xuất … thành viên của công ty hoạt động gần như theo phương thức khoán gọn . Các đơn vị trực thuộc tự động tìm việc làm, lập hồ sơ đấu thầu, chuẩn bị các hợp đồng kinh tế…nên biên chế các phòng ban tham mưu, giúp việc của công ty rất gọn nhẹ. Cho đến nay công ty chỉ có 3 phòng chức năng: a/Phòng kế hoạch kỹ thuật: b/Phòng kế toán- tài chính: c/Phòng tổ chức hành chính tổng hợp: *Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc : -Các Xí nghiệp của Công ty hoạt động dưói hình thức: có bộ máy quản lý đầy đủ, có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng. Tuy nhiên vẫn hạch toán phụ thuộc. Xí nghiệp có nhiệm vụ lập ,giải trình quyết toán các công trình, các thương vụ để công ty duyệt và có nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho Công ty. -Các Đội và Ban chỉ huy công trường về nguyên tắc hoạt động và vai trò trong Công ty cũng như mô hình Xí nghiệp, chỉ khác là không có con dấu và tài khoản riêng đăng ký tại ngân hàng. Xí nghiệp xây dựng giao thông số1: Trụ sở 17 Hoàng Văn Thái –Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng công trình giao thông. Xí nghiệp xây dựng và dịch vụ tổng hợp: Trụ sở 80 Trần Hưng Đạo ( trong cơ quan Bộ GTVT) Nhiện vụ chủ yếu: Xây dựng công trình giao thông dân dụng. Dịch vụ nhà khách Văn phòng Bộ. Xuất khẩu lao động và làm một số dịch vụ khác. 3-Xí nghiệp sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp: -Trụ sở 46 Đương Võ Thị Sáu- Hai Bà Trưng –Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu: Xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng hoá, máy móc ,thiết bị. 4-Xí nghiệp xây dựng công trình và xuất khẩu lao động: Trụ sở A18 Đường Nguyên Hồng- Đống Đa- Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu: -Xuất khẩu lao động. -Xây dựng công trình và giao thông. 5-Xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu( thuộc chi nhánh Công ty phía nam) Trụ sở 92 Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 1- Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chủ yếu xuất nhập khẩu hàng hoá thiết bị. 6-Đội công trình 1: Địa bàn hoạt động: Sơn La- Lai Châu. Chuyên thi công các công trình giao thông. 7-Đội công trình 2: Địa bàn hoạt động : Hưng Yên- Hải Phòng: Chuyên thi công các công trình giao thông. 8-Đội công trình 3: Địa bàn hoạt động: Tuyên Quang –Hà Giang Chuyên thi công các công trình giao thông, dân dụng ,thuỷ lợi. 9-Đội công trình 6: Địa bàn hoạt động :Thanh Hoá- Nghệ Tĩnh. Chuyên thi công các công trình giao thông ,thuỷ lợi, vận chuyển hàng hoá. 10-Đội cơ giới công trình: Địa bàn hoạt động:Hà Nội- Hà Tây- Hoà Bình. Chuyên thi công các công trình giao thông, xây dựng dân dụng, sửa chữa máy móc, sản suất bê tông nhựa Asphalt. Hiện nay qui mô, địa bàn hoạt động của Công ty đã và đang tăng nên rất nhanh chóng. Để phục vụ tốt cho hoạt động của toàn Công ty cùng với việc phat triển nâng cấp các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc, Công ty cũng đang có kế hoạch củng cố nâng cao năng lực các phòng chức năng tại khối văn phòng Công ty. PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CHI NHÁNH HCM PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SXKD &XKLĐ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KHOA HỌC KỸ THUẬT CN KT&KTCN PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG KẾ HOẠCH KT - KT DỰ THẦU PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH xí nghiệp xây dựng giao thông 1 thông1 xí nghiệp xây dựng & dịch vụ tổng hợp xí nghiệp sx hàng xnk & kd tổng hợp xí nghiêp xây dựng, xuất khẩu lao động xí nghiệp kinh doanh xnk (trựcthuộc chi nhánh phía nam) đội công trình 1 đội công trình 3 đội công trình 6 đội cơ giới công trình đội công trình 2 Biểu 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty xây dựng và thương mại Qua sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty theo kiểu ma trận. đây là loại cơ cấu kết hợp giữa hai loại là theo kiểu cơ cấu chức năng và cơ cấu theo kiểu trực tuyến. Cương vị cao nhất là giám đốc, có quyền quyết định cao nhất trong công ty về tất cả mọi việc. Để làm được điểu đó giám đốc có một bộ phận giúp việc.Để làm rõ trách nhiệm và chuyên môn các bộ phận này dựa trên chức năng công việc để phân ra các phòng, như phòng kế hoạch, phòng tài chính,phòng tài vụ . Mặt khác để phát huy tình hình năng động sáng tạo trong công việc công ty tiếp tục lập ra các xí nghiệp trong từng mảng hoạt động của công ty.Các xí nghiệp hoạt động độc lập với nhau về trách nhiệm nhưng vẫn có kênh thông tin liên lạc với nhau nhăm tăng sự phối hợp giữa các bộ phận với mục đích tăng cao hiệu quả công việc, tạo sự thống nhất tương đối trong Công ty. Cuối cùng là bộ phận nhỏ nhất trong cơ cấu của công ty đó là các đội thi công, công trình thuộc sự điều hành của các xí nghiệp là những người trực tiếp thực thi các công trình. 2. 3 Thực trạng quản trị tiền lương của công ty Xây dựng và Thương mại Các chế độ chính sách về tiền lương của lao động trong công ty là một vần đề hết sức phức tạp đang được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong công ty xây dựng hoàn thiện trên từng phương án giải quyết. Để nắm bắt tình hình thực tế làm căn cứ cơ sở cho công tác tiền lương lao động và tình hình hoạt động tài chính thu nhập, công ty đã có những bước triển biến khá tốt trong việc xây dựng hệ thống thang lương , bảng lương mới có tác dụng phân phối thu nhập cho người lao động và việc xếp lương mới tạo điều kiện đánh giá trình độ chất lượng lao động của công ty, tạo điều kiện công bằng trong lao động. Đội ngũ cán bộ phòng tổ chức lao động tiền lương xây dựng và quản lý tiền lương và thực hiện chinhs sách đối với người lao động, phòng tổ chức lao động tiền lương có phương án xây dựng quỹ tiền lương cơ bản tính theo: số lượng lao động thực tế, hệ số lương, cấp bậc, lương theo hợp đồng, phụ cấp lương và mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước. Được áp dụng đến tưng người lao động trong Công ty. 2.3.1 Các hình thức trả lương cho lao động: Quá trình công tác quản trị và chi trả tiền lương cho lao động trong công ty có một ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động qua đó đánh giá về chất lượng lao động của mình để có nhũng hình thức trả lương đúng đắn, hợp lý còm có tác dụng làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích lao động hăng say trong công việc và phát huy nhũng phẩm chất năng lực sáng tạo giúp ích cho công ty. Hiện nay Công ty xây dựng và thương mại áp dụng hai hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Bộ phận lao động gián tiếp gồm những cán bộ công nhân viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị tiền lương ở công ty xây dựng và TM.doc
Tài liệu liên quan