Báo cáo Rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học

Việt Nam được biết đến như một trung tâm ĐDSH của thế giới, với các hệ sinh thái tự nhiên, loài và nguồn gen phong phú, đa dạng. Tuy nhiên ĐDSH ở nước ta hiện đang suy thoái nhanh, với sự thu hẹp về diện tích của khu có ĐDSH cao, sự suy giảm và thất thoát số loài, số lượng cá thể và nguồn gen hoang dã. Bảo tồn ĐDSH đã được Việt Nam xác định là một trong 3 nội dung quan trọng nhất của công tác bảo vệ môi trường bên cạnh phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của tính ĐDSH, Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực để bảo vệ và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên của mình. Một số kế hoạch chiến lược đã được Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan xây dựng và đã, đang dần dần được triển khai thực hiện như: chiến lược bảo tồn Quốc gia (1985); kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững (1991); kế hoạch hành động lâm nghiệp nhiệt đới (1991); kế hoạch hành động ĐDSH Việt Nam (1995).

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý hiếm. Điều này cũng có nghĩa là còn cần phải xử lý mối quan hệ giữa các quy định của Luật ĐDSH 2008 với các quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004. Ngoài ra, theo Luật ĐDSH 2008, còn có thêm hai Danh mục nữa cần được ban hành, bao gồm: i) Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên; và ii) Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên[7]. Điều này cũng có nghĩa là số lượng Danh mục các loài cần bảo vệ lại tăng lên, nguy cơ trùng lặp, chồng chéo trong các quy định nêu trên là điều cần phải được dự liệu. Mặc dù có nhiều loại Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ như đã nêu trên, song pháp luật lại thiếu các quy định về căn cứ, trình tự, thủ tục để đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm. Điều này đã ít nhiều gây tranh cãi giữa các nhà khoa học, các nhà chuyên môn trong suốt thời gian qua. Đối với các cơ sở bảo tồn ĐDSH, mặc dù hiện tại đã có một số quy định về điều kiện được cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở nuôi, nhốt; các trung tâm cứu hộ động thực vật rừng quý hiếm, song các quy định về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn ĐDSH cũng được dự báo là sẽ gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là quy định chuyển tiếp đối với các loại giấy phép, giấy chứng nhận đã cấp cho các cơ sở bảo tồn ĐDSH, cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm trước khi Luật này có hiệu lực nếu phù hợp với quy định của Luật này thì vẫn có giá trị thi hành. Mối quan tâm của các đối tượng có liên quan đến việc nuôi, cứu hộ các loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm là nếu các giấy phép đó không phù hợp với các quy định của Luật ĐDSH 2008 thì hậu quả pháp lý xảy ra là gì? Các cơ sở mới thành lập sẽ do cơ quan nào cấp phép? Ngoài ra, các quy định về cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ được xem là có thủ tục quá rắc rối trong khi vấn đề cứu hộ lại đòi hỏi phải tiến hành nhanh chóng: “Tổ chức, cá nhân phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh có trách nhiệm báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất. Khi nhận được thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc báo cơ sở cứu hộ nơi gần nhất” (khoản 2 Điều 47). Về những nội dung liên quan đến bảo tồn và phát biển bền vững tài nguyên di truyền Một trong những mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học là sự chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích có được từ việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền (nguồn gen) thông qua việc tiếp cận các nguồn gen, chuyển giao hợp lý các công nghệ liên quan đến nguồn gen, công nhận các quyền sở hữu các nguồn gen, công nghệ gen và các tài trợ thích đáng[8]. Các quy định về gen được đề cập chủ yếu trong các văn bản pháp luật về giống cây trồng, giống vật nuôi. Đối chiếu với Luật ĐDSH 2008 cho thấy, có sự khác biệt về khái niệm nguồn gen so với Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004. Các quy định của Luật ĐDSH 2008 cho thấy, Luật này điều chỉnh toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là điều cần phải được thống nhất về nhận thức và phải được giải thích rõ ràng hơn để tránh gây mơ hồ về sự thống nhất của các yếu tố hợp thành ĐDSH. Bởi lẽ, đối với hệ sinh thái, Luật chỉ đề cập đến các KBT và các hệ sinh thái tự nhiên; đối với loài sinh vật, Luật chỉ đề cập các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm, trong khi đó đối với nguồn gen thì Luật lại không giới hạn phạm vi điều chỉnh đối với nguồn gen nào? Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Danh mục nguồn gen cây trồng quý, hiếm cần bảo tồn (kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005). Đây là một trong những căn cứ có thể được tham khảo để ban hành quy định hướng dẫn về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền. Quản lý, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen là những nội dung hoàn toàn mới và ít nguy cơ mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định khác nên việc hướng dẫn thi hành Luật cần tập trung vào các khía cạnh trình tự, thủ tục, điều kiện pháp lý của việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen... So với các quy định về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được quy định tại Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ, các quy định về quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH được quy định tại Mục 3 Chương 5 Luật ĐDSH 2008 có nội dung hẹp hơn, đó là chỉ đề cập đến những rủi ro mà sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của chúng gây ra đối với môi trường và ĐDSH mà không xem xét ảnh hưởng của chúng gây ra đối với sức khoẻ của con người. Điều này góp phần hạn chế sự phức tạp trong việc phân công trách nhiệm quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen giữa các bộ ngành, đặc biệt là giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế. Như vậy, các quy định hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH 2008 cũng chỉ tập trung vào những nội dung liên quan đến ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH. 4. Luật Đa dạng sinh học đã nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến Đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên (đặc biệt là Công ước quốc tế về Đa dạng sinh học năm 1994) Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến ĐDSH như: Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (UNCBD), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật bị đe dọa tuyệt chủng (CITES), Nghị định thư về an toàn sinh học (CARTAGENA),… Hiện nay, nhiều cam kết quốc tế đã được nội luật hóa trong Luật ĐDSH năm 2008. Có thể thấy rằng những nội dung nội luật hóa quan trọng nhất là các nội dung trong Công ước của Liên hợp quốc về ĐDSH, cụ thể như sau[9]: Thứ nhất, Quy định rõ và đầy đủ về nội dung và trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp cả nước và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mục tiêu và tiêu chí chủ yếu để phân cấp và thành lập khu bảo tồn; trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án và quyết định thành lập khu bảo tồn; chế độ quản lý và bảo vệ, các chính sách đầu tư đối với các phân khu chức năng và vùng đệm; trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sinh sống trong và xung quanh các khu bảo tồn. Khu bảo tồn được phân thành 4 loại, bao gồm vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; và khu bảo vệ cảnh quan. Căn cứ vào mức độ ĐDSH, giá trị ĐDSH, quy mô diện tích, khu bảo tồn được phân thành khu bảo tồn cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp. Ngoài ra, Luật quy định về điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững đối với các hệ sinh thái tự nhiên trên biển, các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống tự nhiên. Thứ hai, Quy định rõ và đầy đủ về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bao gồm bảo vệ loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và phát triển bền vững các loài sinh vật. Căn cứ vào tiêu chí, các loài hoang dã có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng hoặc nguy cấp ở mức cao được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và có chế độ quản lý, bảo vệ. Khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn. Quản lý và cơ chế, chính sách, thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nhằm mục đích nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; và lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị. Ngoài ra, Luật còn quy định cụ thể về việc khai thác các loài hoang dã; nuôi, trồng; trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển; cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo vệ cây trồng và vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng; bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị. Thứ ba, Quy định về trách nhiệm quản lý nguồn gen và quản lý các hoạt động liên quan đến nguồn gen, việc lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền của các nguồn gen có giá trị, phát triển các ngân hàng gen, quản lý thống nhất thông tin và cơ sở dữ liệu về nguồn gen. Quy định rõ về trình tự, thủ tục hợp đồng, cấp phép tiếp cận nguồn gen. Đặc biệt là quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, đăng ký sở hữu đối với nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen. Thứ tư, Quy định về trách nhiệm quản lý rủi ro; lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro, cấp giấy chứng nhận an toàn; công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH; và quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến ĐDSH. Thứ năm, Quy định rõ về trách nhiệm tổ chức điều tra, lập, thẩm định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Kiểm soát việc nhập khẩu, lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại và việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại và công khai thông tin về loài ngoại lai xâm hại. Việc xác định vị trí địa lý, giới hạn và biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ hành lang ĐDSH; và dịch vụ môi trường liên quan đến ĐDSH là biện pháp, công cụ hiệu quả mới nhằm bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH, được quy định trong Luật là những đóng góp quan trọng của Luật ĐDSH, vì đây là hai vấn đề hoàn toàn mới không những đối với Việt Nam mà cả các nước trong khu vực và thế giới. Luật ĐDSH đã quy định thống nhất các vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bất cập trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH. Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan đến ĐDSH. Ngoài ra, Luật ĐDSH còn nội luật hóa các nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đây là những nét mới và là những đóng góp lớn của Luật ĐDSH. Vì vậy, có thể nói các nội dung chủ yếu của Công ước ĐDSH đã được nội luật hoá đầy đủ, toàn diện trong Luật ĐDSH của Việt Nam. 5. Pháp luật về Đa dạng sinh học hiện nay còn một số thiếu sót, chưa hoàn thiện 5.1. Thiếu các quy định về thuế sử dụng các thành phần môi trường[10] Thuế là khoản đóng góp của các thể nhân và pháp nhân theo luật định nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu của Nhà nước. Như vậy trường hợp này thuế sử dụng các thành phần môi trường sẽ có xu hướng tăng thêm thu nhập cho Ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, thuế sử dụng các thành phần môi trường còn có mục đích giảm tốc độ khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo. Thuế sử dụng các thành phần môi trường bao gồm: thuế sử dụng đất, thuế rừng, thuế thu năng lượng... đó là các loại thuế dùng để điều tiết thu nhập của những hoạt động khai thác tài nguyên, các thành phần môi trường. Từ trước đến nay, tình trạng khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên rất phổ biến dẫn đến các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên tài nguyên và suy thoái môi trường. Trước thực tế trên, việc phát triển và cải tiến các loại thuế sử dụng các thành phần môi trường sẽ đóng góp vai trò cốt yếu như một công cụ kinh tế hạn chế những nhu cầu không quan trọng và xác định mức tối đa khi sử dụng và khai thác các tài nguyên thiên nhiên, từ đó có cơ chế quản lý, điều chỉnh các hoạt động kỹ thuật tài nguyên thiên nhiên trong khả năng tái tạo, đảm bảo và khuyến khích những hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.  Qua phân tích ở trên, có thể thấy được yêu cần thiết của việc ban hành một đạo luật quy định về thuế sử dụng các thành phần môi trường trong mối tương quan với vấn đề bảo tồn ĐDSH. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính soạn thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường, dự kiến sẽ trình Quốc hội khóa XII thông qua vào kỳ họp thứ 8. 5.2. Thiếu quy định về chế tài đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Chẳng hạn, pháp luật đất đai hiện nay tuy đã có một số quy định về việc sử dụng đất nông nghiệp liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên, những quy định đó mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ và làm tăng độ màu của đất, còn các quy định mang tính chế tài đối với việc sử dụng hóa chất bừa bãi gây ô nhiễm đất, nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và các sinh cảnh thì chưa được quy định. Pháp luật hiện hành mới chỉ quy định việc xử phạt hành chính đối với hành vi làm giảm khả năng sản xuất của đất nông nghiệp, mà chưa có các quy định về sử phạt hành chính đối với hành vi gây suy thoái, ô nhiễm... khi sử dụng các loại đất khác. 5.3. Một số hạn chế khác của Luật Đa dạng sinh học năm 2008 Ngoài các hạn chế về mặt nội dung quy định trong tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành như đã phân tích ở các phần trên, Luật ĐDSH năm 2008 còn tồn tại một số hạn chế về mặt kỹ thuật xây dựng luật như sau: Thứ nhất, một số quy định còn trong Luật ĐDSH năm 2008 còn chưa rõ ràng, chưa cụ thể (ví dụ như mục 3 chương II – phần kiểm soát các loài ngoại lại xâm hại). Bên cạnh đó, các điều khoản giao Chính phủ quy định còn khá nhiều (ví dụ như khoản 2 điều 27, khoản 2 điều 30,…) sẽ làm cho Luật còn chung chung, khó áp dụng trong thực tế. Thứ hai, các quy định về dịch vụ môi trường liên quan đến ĐDSH, bồi thường thiệt hại về ĐDSH còn sơ sài, chung chung, chưa rõ ràng. Các điều luật đưa ra mới chỉ gợi mở vấn đề chứ chưa đi vào nội dung chính của vấn đề, còn phụ thuộc vào “sự hướng dẫn chi tiết” của Chính phủ. Thứ ba, hiện nay chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH. Đây có thể xem là một trong những yếu tố làm cho luật ĐDSH sẽ phải mất một thời gian nữa mới thực sự đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, những văn bản hướng dẫn này cũng đang ở trong quá trình xây dựng. Thực hiện Quyết định số 95/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 1 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường được giao nhiệm vụ soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ĐDSH. Triển khai nhiệm vụ được giao, Viện phối hợp với Vụ Pháp chế của Bộ thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập, bao gồm các đại diện của các bộ, cơ quan có liên quan và một số nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực đa dạng sinh học; tổ chức hội thảo, tham vấn ý kiến các bên liên quan và nhận được ý kiến đóng góp bằng văn bản của 18 Bộ, cơ quan ngang bộ và 35 tỉnh, thành phố; ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Tiếp thu các ý kiến đóng góp, dự thảo Nghị định đã được chỉnh sửa và hoàn thiện nhiều lần. Ngày 30 tháng 6 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký trình Chính phủ dự thảo Nghị định để Chính phủ xem xét và phê duyệt[11]. Thứ tư, Về các quy định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Access to genetic resources and Benefit Sharing) từ việc tiếp cận nguồn gen. Vấn đề này được quy định tại mục 1, chương 5 của Luật ĐDSH (từ điều 55 đến điều 61) và một số điều khoản tại mục 2 cùng chương 5 đã thể hiện tương đối đấy đủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế[12]: nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia tối cao, vĩnh viễn đối với nguồn gen và trách nhiệm quốc gia giữ gìn và bảo tồn nguồn gen trên lãnh thổ nước mình và sử dụng bền vững; nguyên tắc đồng ý thông báo trước và cùng thỏa thuận; nguyên tắc chia sẻ công bằng và hợp lý nguồn gen. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu căn cứ vào điều 55, 56, và 61 của Luật ĐDSH thì khó có căn cứ để chia sẻ lợi ích cho cộng đồng ở các vùng đệm của các khu bảo tồn, trong khi cộng đồng là đối tượng cần được ưu tiên chia sẻ lợi ích để khuyến khích họ tham gia bảo tồn theo cách tiếp cận bảo tồn dựa trên cộng đồng[13]. Ngoài ra luật cũng chưa đề cập đến các vấn đề căn bản như: hình thức chia sẻ, tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên, thẩm định và xác định giá trị của nguồn gen làm căn cứ phân chia lợi ích, các quy định về thỏa thuận chuyển giao công nghệ bản quyền và sáng chế,… Bên cạnh đó, luật cũng chưa định rõ cơ quan nào được phép tiếp nhận và cấp phép tiếp cận nguồn gen,… Thứ năm, so với các Luật Thuỷ sản năm 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Luật BVMT 2005, trong Luật ĐDSH 2008 không có các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về ĐDSH[14] (cho dù đó là các quy định dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật khác). Điều này sẽ làm cho luật khó thực thi và thiếu đi tính răn đe. 5.4. Thiếu các văn bản pháp luật liên ngành điều tiết hoạt động bảo tồn Đa dạng sinh học Hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát triển ĐDSH đã được thống nhất trong một hành lang pháp lý chung là Luật ĐDSH năm 2008. Bên cạnh đó, vẫn có các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh vấn đề này, ví dụ như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Thủy sản 2003,… và trong mối tương quan với các văn bản này, Luật ĐDSH được xem là luật chung. Tuy nhiên, một điều có thể nhận thấy là hiện nay Việt Nam vẫn còn thiếu các văn bản pháp luật liên ngành (giữa các Bộ, ngành) để điều chỉnh cơ chế phối hợp trong hoạt động bảo tồn ĐDSH. Đây là một thiếu sót khá lớn bởi Luật ĐDSH chi là luật chung, còn việc điều chỉnh cụ thể lại là các văn bản chuyên ngành, do đó, việc thiếu sót những văn bản liên ngành sẽ gây ra khó khăn trong sự kết hợp giữa các ngành trong hoạt động này. Điều này sẽ dẫn đến một hậu quả là hiệu quả của hoạt động bảo tồn ĐDSH không đạt được như ý muốn, tách riêng, nhỏ lẻ giữa các ngành, thiếu tính gắn kết và đồng bộ,… Hơn nữa, ĐDSH là một đối tượng đặc biệt, cần có sự phối hợp giữa các ngành, các thành phần của xã hội thì mới mong có được kết quả bảo tồn và phát triển như mong muốn. 5.5. Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản luật về tài nguyên có chung đối tượng điều chỉnh là các quan hệ có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên trong đó có nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái nên không tránh khỏi sự trùng lặp Lấy ví dụ Luật Bảo vệ môi trường và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng[15] Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có chung đối tượng điều chỉnh là các quan hệ có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ tài nguyên rừng (bao gồm các loài động vật rừng, thực vật rừng), tuy nhiên hai đạo luật này lại có 2 cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể: - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng chủ yếu đề cập đến các quyền và lợi ích về tài sản của chủ rừng, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh, phòng ngừa hành vi gây hại rừng. - Luật Bảo vệ môi trường đề cập sâu hơn đến khía cạnh bảo vệ tính ĐDSH của nguồn tài nguyên, quan tâm nhiều hơn đến việc bảo tồn các nguồn gen, giống, loài, đặc biệt là thực vật rừng, động vật rừng hoang dã, quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù. Chính vì vậy, có khá nhiều quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Luật Bảo vệ môi trường có nội dung trùng lặp với nhau. Chẳng hạn, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định trách nhiệm phòng chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng, như nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật; phòng cháy, chữa cháy rừng... Luật Bảo vệ môi trường cũng có các quy định về nghiêm cấm đốt phá rừng; nghiêm cấm khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm. Tuy nhiên, vì cách tiếp cận khác nhau nên cùng là quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm thuộc danh mục quý hiếm, song mức xử phạt lại khác nhau. Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản còn có các quy định chưa thống nhất, thậm chí còn khác nhau, ngay cả việc sử dụng các thuật ngữ cơ bản cũng khác nhau,...  6. Về tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật Đa dạng sinh học tại Việt Nam hiện nay Nhìn chung, các chính sách, các quy hoạch cũng như chiến lược về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH của Nhà nước ta đã được công khai, minh thị qua các phương tiện truyền thông cũng như công báo. Bên cạnh đó, về mặt nội dung của các quy phạm pháp luật, một số vấn đề như quy hoạch hệ sinh thái tự nhiên, quy hoạch bảo tồn thiên nhiên,… đã được quy định khá rõ ràng, xác định được các nội dung quan trọng nên có khả năng thực thi một cách minh bạch. Tuy nhiên, về mặt thực hiện, triển khai, một số vấn đề khác lại có nguy cơ tiềm ẩn nhiều bất cập. Ví dụ như: các quy định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích như đã phân tích ở các phần trên còn thiếu những quy định quan trọng (ví dụ như hình thức chia sẻ lợi ích), chưa xác định được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho phép tiếp cận nguồn gen, quyền lợi của cộng đồng dân cư ở vùng đệm giữa các khu bảo tồn... dẫn đến luật thiếu tính minh bạch trong việc tiếp cận của người dân tại nơi có nguồn gen. Hơn nữa Chính phủ cũng chưa ban hành các văn bản hướng dẫn vấn đề này một cách chi tiết và cụ thể. Điều này đã làm cho luật bị “treo”, chưa đi vào cuộc sống và trong một chừng mực nào đó thiếu tính minh bạch.  IV. CHÍNH SÁCH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Việt Nam được biết đến như một trung tâm ĐDSH của thế giới, với các hệ sinh thái tự nhiên, loài và nguồn gen phong phú, đa dạng. Tuy nhiên ĐDSH ở nước ta hiện đang suy thoái nhanh, với sự thu hẹp về diện tích của khu có ĐDSH cao, sự suy giảm và thất thoát số loài, số lượng cá thể và nguồn gen hoang dã. Bảo tồn ĐDSH đã được Việt Nam xác định là một trong 3 nội dung quan trọng nhất của công tác bảo vệ môi trường bên cạnh phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của tính ĐDSH, Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực để bảo vệ và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên của mình. Một số kế hoạch chiến lược đã được Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan xây dựng và đã, đang dần dần được triển khai thực hiện như: chiến lược bảo tồn Quốc gia (1985); kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững (1991); kế hoạch hành động lâm nghiệp nhiệt đới (1991); kế hoạch hành động ĐDSH Việt Nam (1995). Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ môi trường (bên cạnh các nhiệm vụ phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường) được đề cập đến trong Văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo tồn ĐDSH đã được xây dựng và đang từng bước được hoàn thiện. Chính phủ Việt Nam đã sớm đề ra các chính sách bảo tồn ĐDSH. Đã có trên 60 văn bản pháp luật được ban hành kể từ 1958 đến nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tham gia và ký kết các điều ước quốc tế về ĐDSH và tiến hành nội luật hóa các quy định của các điều ước này vào pháp luật quốc gia. Bộ Tài nguyên & Môi trường đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước ĐDSH và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học tại Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007. Mục tiêu lâu dài của Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam là bảo vệ sự đa dạng, độ phong phú và đặc sắc của sinh giới Việt Nam trong khuôn khổ của sự phát triển bền vững, bao gồm: - Bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe doạ thu hẹp hay bị huỷ hoại do các hoạt động phát triển kinh tế của con người gây ra.  - Bảo vệ các thành phần của đa dạng sinh học đang bị đe doạ do khai thác quá mức hay bị bỏ lãng quên.  - Phát huy và phát hiện giá trị sử dụng của các thành phần đa dạng sinh học trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phát triển bền vững các giá trị tài nguyên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo rà soát, đánh giá VBQPPL trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.doc
Tài liệu liên quan