Báo cáo Thực tập: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

Phần I: Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và phòng Đầu tư nước ngoài. 5

I. Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 5

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 5

1.1 Giai đoạn bước đầu xây dựng Thủ đô XHCN và đấu tranh thống nhất đất nước ( 1955 – 1975 ) 5

1.2 Giai đoạn 10 năm xây dựng Thủ đô XHCN trong hòa bình và thống nhất đất nước ( 1976 – 1985 ). 6

1.3 Giai đoạn 25 năm đổi mới ( 1986- 2010 ): xóa bỏ cơ chế bao cấp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 6

2. Chức năng và nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội 11

2.1 Vị trí, chức năng 11

2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội: 11

3. Bộ máy tổ chức quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội 16

3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở 16

3.2 Các đơn vị, phòng ban thuộc Sở 18

II. Giới thiệu về phòng Đầu tư nước ngoài. 18

1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng đầu tư nước ngoài. 18

2. Cơ cấu tổ chức. 20

Phần II: Tình hình hoạt động của Sở giai đoạn 2007-2009 và định hướng hoạt động cho năm 2010 21

1. Kết quả đạt được. 21

1.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư. 21

1.1.1 Công tác quy hoạch 21

1.1.2 Công tác điều hành kế hoạch KTXH, kế hoạch đầu tư. 22

1.1.3 Công tác thẩm định dự án đầu tư, giám sát đánh giá đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư trong nước và công tác đấu thầu. 24

1.2 Công tác kinh tế đối ngoại. 25

1.2.1 Công tác đầu tư nước ngoài. 25

1.2.2 Công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO). 25

1.2.3 Công tác xúc tiến đầu tư. 26

1.3 Công tác đăng ký kinh doanh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 27

1.3.1 Công tác đăng ký kinh doanh. 27

1.3.2 Công tác hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 27

1.4 Công tác thanh tra kế hoạch và đầu tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo 28

1.5 Công tác tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách các chương trình kế hoạch của thành phố. 29

1.5.1 Xây dựng cơ chế, chính sách 29

1.5.2 Công tác tham mưu tổng hợp. 30

1.6 Công tác cải cách hành chính. 32

2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân. 33

2.1 Những tồn tại, hạn chế. 33

2.2 Nguyên nhân. 34

3. Phương hướng, nhiệm vụ giải quyết chủ yếu của năm 2010. 35

3.1 Công tác quy hoạch. 35

3.2 Công tác quy hoạch – đầu tư. 35

3.3. Công tác đầu tư nước ngoài- Dự án ODA. 36

3.4 Đối với công tác đăng ký kinh doanh- Hỗ trợ doanh nghiệp 36

3.5 Công tác xây dựng cơ chế, chính sách. 36

3.6 Hoạt động xúc tiến đầu tư. 37

3.7 Công tác thanh tra, kiểm tra. 37

3.8 Công tác cải cách hành chính. 37

IV. Chuyên đề: Hoàn thiệc cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thủ đô Hà Nội. 37

KẾT LUẬN 41

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định; s) Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện chương trình cải cách hành chính đối với các lĩnh vực hoạt động của Sở theo mục tiêu và nội dung cải cách hành chính của Trung ương và thành phố t) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư thành phố; u) Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố; v) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; x) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND thành phố giao. 3. Bộ máy tổ chức quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Sở như sau: Thanh tra sở Văn phòng sở Phòng KH tổng hợp GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng thẩm định DA Phòng NN và PT nông thôn sởSở Phòng hợp tác và tài trợ quốc tế sở Phòng đầu tư nước ngoài sở Phòng ĐKKD số 1, 2, 3 Phòng QH phát triển KTXH sở Phòng KH và ĐT quận huyên sở Trung tâm xúc tiến ĐT Hà Nội Phòng KH CN TM DV sở Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ sở Phòng KHPT hạ tầng đô thị 3.2 Các đơn vị, phòng ban thuộc Sở Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội với chức năng chính là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Để đảm bảo hoạt động được diễn ra một cách nhịp nhàng thông suốt cần có các đơn vị phòng ban phụ trách từng mảng công việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội có 17 đơn vị phụ trách từng bộ phận công việc với chức năng và vai trò khác nhau. Các đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội: Văn phòng Sở Phòng Kế hoạch Tổng hợp; Phòng Thẩm định dự án; Phòng Hợp tác và Tài trợ quốc tế; Thanh tra Sở; Phòng Kế hoạch Văn hóa- Xã hội; Phòng Kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị; Phòng Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội; Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội; Phòng đầu tư nước ngoài; Phòng đăng ký kinh doanh số 1; Phòng đăng ký kinh doanh số 2; Phòng đăng ký kinh doanh số 3; Phòng kế hoạch Công nghiệp- Thương mại- Dịch vụ; Phòng Kế hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phòng Kế hoạch và đầu tư Quận, Huyện; Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội. II. Giới thiệu về phòng Đầu tư nước ngoài. Phòng 302, Tòa nhà 16 Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04 38260257. Email: fdi@hapi.gov.vn Phòng đầu tư nước ngoài là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Sở, phòng đầu tư nước ngoài là phòng chuyên môn, có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Sở thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố. Sự ra đời của phòng đầu tư nước ngoài gắn liền với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Hà Nội. 1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng đầu tư nước ngoài. a) Phối hợp với các đơn vị soạn thảo quy hoạch, kế hoạch, danh mục đầu tư các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của thành phố và cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định, kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. b) Tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổng hợp kiến nghị xử lý các vấn đề có liên quan đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; theo dõi tổng hợp đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố và đầu tư trực tiếp của các đơn vị thuộc thành phố ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả đầu tư chung; cung cấp về thông tin đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định. c) Chủ trì, xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài. d) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác đăng ký – thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài cụ thể: - Phối hợp cùng các đơn vị trong Sở thực hiện hướng dẫn các thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố. - Tham gia thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để Sở trình UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư ( bao gồm cả cấp mới, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư ) theo quy định. Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc không được chấp thuận. - Theo dõi, quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện mở tại Hà Nội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại các tỉnh, thành phố khác trong nước. đ) Đầu mối phối hợp quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội và theo dõi, tham gia ý kiến đối với dự án đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ra nước ngoài theo thẩm quyền quy định. Làm đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện dự án, tổ chưc lại doanh nghiệp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh và theo dõi hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài, làm đầu mối hòa giải tranh chấp liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài khi có yêu cầu, thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền. Tham gia với Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất thành phố trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên đối với các dự án đầu tư nước ngoài hoạt động theo quy định pháp luật nằm trong khu- cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. e) Là đầu mối phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất thành phố tỏng hợp báo cáo thống kê về tình hình tiếp nhận, cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, hoạt động của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố. Là đầu mối tổ chức, kiểm tra, theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật f) Phối hợp vơi Văn phòng Sở và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền. g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao. 2. Cơ cấu tổ chức. Phòng đầu tư nước ngoài gồm 12 đồng chí trong đó có 1 trưởng phòng và 3 phó trưởng phòng còn lại là các chuyên viên chính và chuyên viên. Trưởng phòng là đồng chí: Nguyễn Anh Lê Phó trưởng phòng đầu tư nước ngoài bao gồm: Đồng chí: Nguyễn Vũ Thu Cúc Đồng chí: Lê Hoàng Nam Thắng Đồng chí: Phùng Viết Cường Các chức danh khác thuộc Phòng đầu tư nước ngoài: - Chuyên viên chính; - Chuyên viên Phần II: Tình hình hoạt động của Sở giai đoạn 2007-2009 và định hướng hoạt động cho năm 2010 1. Kết quả đạt được. Giai đoạn 2007-2009 là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô nói chung và của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội nói riêng để tiến tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Đây cũng là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự sát nhập địa giới hành chính của Hà Nội và tỉnh Hà Tây và một số xã của Hòa Bình vào ngày 01 tháng 8 năm 2008. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội theo đó cũng có sự biến động đáng kể. Nhưng với nỗ lực của mình Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cũng đã phấn đấu để đạt những kết quả đáng khích lệ. Năm 2009 được coi là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, Quy hoạch phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010, là năm Hà Nội tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Cùng với các Sở, Ban, Ngành và các đơn vị của thành phố dù vẫn còn những hạn chế nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã nỗ lực khắc phục những khó khăn để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm 2009. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ được giao với những thuận lợi cơ bản đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố , sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự phối kết hợp của các cơ quan có liên quan, sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ cơ quan, đội ngũ cán bộ từng bước được bổ sung cả về số lượng và chất lượng với tinh thần và trình độ chuyên môn cao góp phần đáp ứng yêu cầu của các công việc Các kết quả đạt được được thể hiện đầy đủ trên mọi mặt 1.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư. 1.1.1 Công tác quy hoạch Sau khi hợp nhất về địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh có liên quan vào ngày 01 tháng 8 năm 2008, để có căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, thực hiện sự chỉ đạo của UBND Thành phố ban hành danh mục các dự án quy hoạch trên địa bàn Thành phố năm 2009. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đến nay 2 dự án đã hoàn thành dự thảo và đã tổ chức lấy ý kiến các ngành xong lần thứ 4, dự kiến trong tháng 01/2010 sẽ trình thường trực Thành ủy xem xét để hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong năm 2009 Sở đã tham mưu cho Thành phố quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội cho 19 huyện, thị xã và 25 dự án quy hoạch ngành, lĩnh vực. Với vai trò thường trực tổ rà soát theo TB 240/CP của UBND Thành phố, Sở đã chủ trì cùng các ngành làm tốt công tác rà soát các đề án quy hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố sau khi hợp nhất. Kết quả giai đoạn 1 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thông qua 241 đồ án và dự án tiếp tục triển khai. Giai đoạn 2 cũng đã được Sở tích cực chủ trì cùng liên ngành triển khai rà soát, kết quả rà soát hiện được liên ngành thống nhất và trình báo cáo UBND thành phố. 1.1.2 Công tác điều hành kế hoạch KTXH, kế hoạch đầu tư. Ngay sau khi Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội được ban hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND thành phố ban hành chỉ thị số 08/CT-UBND và kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 09/03/2009 triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP trên toàn thành phố. Ngày 17/03/2009 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 113/QĐ-KH&ĐT để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng thuộc Sở nhằm triển khai có hiệu quả kế hoạch 25/KH-UBND của UBND thành phố. Đã phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan tổng hợp như Sỏ Tài chính, Kho bạc Nhà nước Thành phố, Văn phòng UBND thành phố, Văn phòng thành ủy, Văn phòng HĐND thành phố trong việc triển khai kế hoạch năm 2009. Tích cực chuẩn bị xây dựng và giao kế hoạch kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách năm 2009 đảm bảo chất lượng, tiến độ đúng quy định. Triển khai các công tác chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 5 năm 2011-2015 tới các đơn vị thuộc thành phố. Tham mưu cho thành phố trong việc triển khai các gói kích cầu đầu tư; tham mưu tổng hợp để UBND phân bổ kế hoạch gói kích cầu đầu tư đảm bảo an sinh xã hội đợt 1; phê duyệt nguồn vốn và phân bổ các nguồn vốn thưởng vượt thu ngân sách năm 2008; ngân sách Trung ương ứng trước vốn dự toán ngân sách năm 2010, 2011, tăng thu ngân sách thành phố năm 2009; trái phiếu chính phủ bổ sung năm 2009 để thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo an sinh xã hội và các nhiệm vụ chi quan trọng khác của thành phố năm 2009 ( đợt 2 ). Phối hợp tổng hợp nhu cầu bổ sung vốn Ngân sách Trung ương và xin hỗ trợ các mục tiêu từ Ngân sách trung ương cho các công trình trọng điểm phục vụ Đại lế 1000 năm Thăng Long, Hà Nội; tham gia xây dựng, hoàn thiện danh mục các dự án vay vốn của ngân hàng thế giới qua quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội. Sở đã tổng hợp báo cáo tình hình triển khai chương trình, các dự án chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; tham gia chuẩn bị hậu cần cơ sở vật chất phục vụ lế khai mạc, bế mạc Đại hội thể thao Châu Á trong nhà lần thứ 3 diễn ra thành công tốt đẹp. Thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố Sở đã chủ trì tổng hợp nhu cầu vốn và tham mưu thành phố ban hành Kế hoạch triển khai công tác đầu tư xóa phòng học tạm, phòng học bán kiên cố xuống cấp giai đoạn 2009-2010 và chương trình phát triển kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi năm 2009-2010. Tham mưu, tổng hợp để UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND về triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 28/05/2009 của Chính phủ về một số nhiệm vụ,giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Sở cũng đã ban hành kế hoạch số 3582/KH-UBND ngày 30/09/2009 để triển khai Kế hoạch 102/KH-UBND ngày 29/07/2009 của UBND thành phố. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, báo cáo năm có chất lượng kịp thời phục vụ các cuộc họp giao ban của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố và Thành ủy, các kỳ họp HĐND thành phố cũng như các cuộc họp xúc tiến cử tri. Chủ trì tính toán đề xuất với UBND Thành phố và HĐND thành phố về điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch kinh tế- xã hội của năm 2009 cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Chuẩn bị các báo cáo của UBND thành phố với Chính phủ. Chuẩn bị báo cáo của UBND thành phố tại Hội nghị giao ban của lãnh đạo thành phố với lãnh đạo các xã, phường. Tham mưu và chuẩn bị nội dung các cuộc họp thành phố giao ban đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án xây dựng cơ bản năm 2009. Tổ chức các cuộc tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn kế hoạch đầu tư cho các cán bộ quận, huyện, sở, ngành của thành phố. Tham mưu cho UBND thành phố ban hành quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 20/03/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010. Đồng thời thực hiện quyết định này của UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành quyết định số 172/QĐ-KH&ĐT ngày 07/04/2009 phân công nhiệm vụ cho các phòng, trung tâm thuộc Sở thực hiện. Trong năm 2009 Sở đã chủ trì chuẩn bị nội dung cho 2 Hội nghị lãnh đạo UBND thành phố đối thoại với doanh nghiệp. Tổng hợp tình hình triển khai tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án sử dụng đất trên địa bàn, báo cáo UBND thành phố để chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị được giao là bên mời thầu triển khai thực hiện. Từ tháng 6/2009 với vai trò thường trực Ban chỉ đạo công tác xã hội hóa thành phố, Sở đang tích cực xây dựng kế hoạch xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế…giai đoạn 2010-2015 dự kiến trình UBND thành phố phê duyệt trong năm 2010. Công tác hợp tác vùng, hợp tác với các tỉnh thành phố chuẩn bị báo cáo Hội nghị giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; tích cực chuẩn bị nội dung Hội nghị hợp tác 5 tỉnh, thành phố phía Bắc Việt Nam và Vân Nam – Trung Quốc trong khuôn khổ” Hai hành lang, một vành đai kinh tế ‘ diễn ra vào tháng 11/2009 tại Hà Nội. Thường trực triển khai chương trình 10 năm của Thành ủy về đẩy mạnh hội nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế, chuẩn bị nội dung tổng kết chương trình phục vụ báo cáo Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội năm 2010. 1.1.3 Công tác thẩm định dự án đầu tư, giám sát đánh giá đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư trong nước và công tác đấu thầu. Năm 2008 Sở đã tiếp nhận 86 dự án để thẩm định đã phê duyệt 33 dự án; 53 dự án đã ra thông báo thẩm định. Hồ sơ đã trả kết quả đúng hạn là 92%. Công tác thẩm tra Giấy chứng nhận đầu tư: tổng số đã nhận 134 dự án, với tổng số vốn đăng ký 45.820 tỷ đồng và quy mô đất đăng ký sử dụng là 926 ha. Đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 95 dự án., với tổng số vốn đầu tư 11.336 tỷ đồng và quy mô đất 78 ha. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn là 84%. Tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, năm 2009 Sở đã tiếp nhận hồ sơ và thực hiện thẩm định cho 146 dự án và báo cáo KTKT trong đó phê duyệt 88 hồ sơ, trình UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư khoảng 450 dự án, quyết định đầu tư 65 dự án sử dụng vốn Ngân sách; cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 110 dự án với tổng số vốn đạt 21,995 tỷ với quy mô đất 150,2 ha. Đối với công tác giám sát đánh giá đầu tư, Sở đã tham mưu trình thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn thành phố năm 2009. Về công tác đấu thầu Sở đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện theo quy định của luật Đấu thầu, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ đặc biệt triển khai cơ chế chỉ định thầu dự án có mức vốn dưới 5 tỷ đồng theo văn bản số 229/TTg_KTN của Thủ tướng Chính phủ triển khai Nghị quyết 30/2008 của Chính phủ; tổng hợp báo cáo công tác đấu thầu kịp thời, đúng thời hạn đảm bảo chất lượng. Đã trình thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu 191 dự án, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho 281 gói thầu. 1.2 Công tác kinh tế đối ngoại. 1.2.1 Công tác đầu tư nước ngoài. Năm 2007 Hà Nội thu hút khoảng 334 dự án với tổng số vốn đăng ký 2535,2 USD tăng 19% về số dự án và tăng gấp 2,3 lần so với năm 2006 về tổng vốn đầu tư đăng ký. Năm 2008 Hà Nội thu hút được 300 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 5 tỷ USD tăng khoảng 2 lần so với năm 2007 trong đó cấp mới là 270 dự án và 30 dự án tăng vốn. Tính chung trên địa bàn thành phố năm 2009 Hà Nội ước thu hút được 340 dự án cả cấp mới vầ tăng vốn với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 500 triệu USD. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên địa bàn Hà Nội năm 2009 ước đạt 650 triệu USD. So với năm 2008 số dự án ĐTNN cả cấp mới và vốn ước tính tăng 6% trong khi đó tổng vốn đầu tư đăng ký giảm nhiều, ước chỉ bằng 10%. Vốn đầu tư thực hiện ước chỉ bằng 45%. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn ĐTNN vào Việt Nam. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, phân tích và tổng hợp trình UBND thành phố nhiều báo cáo về tính hình hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ để nắm bắt thông tin và có chỉ đạo kịp thời. Thành lập đoàn kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp và tiến hành rà soát, phân loại các dự án đầu tư nước ngoài triển khai chậm và không triển khai đề xuất kiến nghị với UBND thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư các giải pháp xử lý. Thực hiện tốt việc rà soát, tổng hợp và trình UBND thành phố khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có đóng góp tích cực với sự phát triển của Thủ đô. 1.2.2 Công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO). Ước tính đến 31/12/2008, tỉ lệ giải ngân các dự án ODA theo kế hoạch năm 2008 đạt 206% kế hoạch giao, trong đó vốn trong nước đạt 96%, vốn ODA đạt 518%. Khối lượng giải ngân lớn của vốn ODA theo tiến độ thực hiện các hạng mục dự án, không phụ thuộc kế hoạch và tập trung chủ yếu vào các dự án lớn như Thoát nước Hà Nội - dự án 2, Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, Phát triển cơ sở hạ tầng GTĐT Hà Nội giai đoạn 1, Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TPHN đoạn Nhổn – Ga Hà Nội. Trong năm 2009, Sở đã tham mưu cho UBND thành phố phê duyệt 3 dự án ODA trong đó có 2 dự án đầu tư xây dựng công trình, 1 dự án hỗ trợ kỹ thuật với tổng vốn đầu tư là 18,485 tỷ đồng trong đó ODA là 6,621 tỷ đồng. Trong năm 2009, ước tính tỷ lệ giải ngân các dự án ODA đạt 135% kế hoach được giao, chủ yếu cho công tác thanh toán cho tư vấn nước ngoài triển khai thi công gói thầu Trạm bơm Yên Sở, dự án 2 thuộc dự án Thoát nước nhằm cả thiện môi trường thành phố Hà Nội, và thanh toán cho các nhà thầu đang triển khai thi công các dự án: nút giao thông Kim Liên- Ô Chợ Dừa, phát triển hạ tầng đô thị bắc Thăng Long- Vân Trì… Công tác quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài: trong năm 2009 đã phê duyệt tiếp nhận viện trợ của các tổ chức phi chính phủ là 45 dự án, và 15 khoản viện trợ phi dự án với tổng giá trị viện trợ 5,5 triệu USD. Sở đã duy trì hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo ODA thành phố phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các bộ ngành liên quan để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm; đôn đốc các dự án thuộc công trình 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công 2 hạng mục: Xây dựng hạ tầng khu Đềpo và hạng mục cầu cạn của dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn- ga Hà Nội. Đồng thời đàm phán với các nhà tài trợ Pháp,ADB,EIB để bổ sung nguồn vốn ODA còn thiếu cho dự án cho dự án này. Tích cực phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai dự án : “ phát triển đô thị gắn kết với vận tải đô thị khối lượng lớn, tốc độ cao (UMRT) thành phố Hà Nội “, đồng thời đôn đốc các cơ quan liên quan tăng cường hơn nữa trách nhiệm thực hiện, tham gia góp ý kiến cho các nội dung của dự án. 1.2.3 Công tác xúc tiến đầu tư. Rà soát, thu thập số liệu báo cáo của các đơn vị liên quan thuộc thành phố để xây dựng kế hoạch rà soát, sửa đổi bổ sung Chương trình xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2010, định hướng đến 2015 phù hợp với tình hình mới. Tích cực triển khai các hoạt động phối hợp xuac tiến đầu tư với các cơ quan, đơn vị liên quan như Sở Ngoại Vụ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội…trong tiếp các đoàn nước ngoài, giải đáp các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế trong gặp gỡ, đón tiếp một số đoàn các đoàn doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu và cung cấp thông tin về môi trường đầu tư của thành phố; tiến hành nghiên cứu, rà soát lại các ấn phẩm phục vụ công tác xúc tiến đầu tư. Đã hoàn thiện dự thảo Đề cương ấn phẩm xúc tiến đầu tư năm 2009, ngoài ra còn cung cấp, cập nhật thông tin đều đặn lên Website của Sở, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc tìm hiểu môi trường đầu tư, thực hiện các thủ tục đầu tư vào Hà Nội. 1.3 Công tác đăng ký kinh doanh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.3.1 Công tác đăng ký kinh doanh. Sở đã tích cực phối hợp cùng cơ quan liên quan, đặc biệt là Cục thuế thành phố và Công an thành phố thực hiện Thông tư 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA của liên Bộ KH&ĐT- Tài chính- Công an, đã trình UBND thành phố ban hành các quyết định : số 100/2009/QĐ-UBND ngày 11/09/2009 về ban hành quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội và quyết định số 112/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vướng mắc trong công tác đăng ký kinh doanh, tổ chức hội thảo, tập huấn các quy định mới về Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh. Năm 2009 Sở đã thực hiện đăng ký kinh doanh cho 17.400 doanh nghiệp mới thành lập tăng 24,8% so với năm 2008 với số vốn đăng ký khoảng 120.000 tỷ đồng, đăng ký thay đổi cho 22.174 lượt doanh nghiệp. Ngoài ra còn có 1.161 chi nhánh, văn phòng đại diện mới đăng ký hoạt động. 1.3.2 Công tác hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong năm 2008, được sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo Sở, Trung tâm đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Kết quả công tác năm 2008 như sau: - Tư vấn miễn phí : khoảng 10.000 lượt doanh nghiệp - Tư vấn dịch vụ : 764 lượt doanh nghiệp - Thu dịch vụ đạt : 347,3 triệu đồng (đạt 116% kế hoạch đặt ra) Ngoài ra, Phòng tư vấn của Trung tâm còn phối hợp với Văn phòng Sở, Phòng ĐKKD test thử nghiệm phần mềm đăng ký kinh doanh qua mạng. Tổng hợp lại hệ thống các điều kiện kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh. *Chương trình đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực: - Số lớp đã tổ chức : 60 lớp - Số học viên tham gia : 2403 học viên - Đạt : 100 % Kế hoạch *Đào tạo cho các doanh nghiệp thực phẩm Hà Nội. - Số lớp đã tổ chức : 05 lớp - Số học viên tham gia : 120 học viên - Kinh phí : Vốn đối ứng dự án Năm 2009 thực hiện tư vấn miễn phí cho khoảng 20.000 lượt doanh nghiệp; tư vấn cho 780 lượt doanh nghiệp, thu dịch vụ đạt 485 triệu đồng ( hoàn thành 139% kế hoạch năm 2009), vượt chỉ tiêu đề ra. Chương trình đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã tổ chức được 60 lớp đào tạo khởi nghiệp sự nghiệp kinh doanh và quản trị doanh nghiệp với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31498.doc
Tài liệu liên quan