Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần May Thăng Long

MỤC LỤC

 

 

 

Phần I: Tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất may công nghiệp

1. Tìm hiểu công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu

1.1 Phương pháp, thủ tục giao nhận vật tư

1.2 Kiểm tra, phân loại, cất giữ vật tư

1.3 Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liều

1.4 Thiết bị, phương tiện áp dụng

2. Tìm hiểu quá trình cắt

2.1 Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải, công đoạn cắt

2.2 Các thiết bị, phương tiện sử dụng để trải vải và cắt

2.3 Tổ chức tác nghiệp công đoạn trải vải và cắt

2.4 Yêu cầu và phương pháp đánh số, kiểm tra đồng bộ bán sản phẩm sau khi cắt

3. Tìm hiểu quá trình may

3.1 Quá trình tổ chức sản xuất trên dây chuyền may

3.2 Công tác quản lý chất lượng may

3.3 Thiết bị may sử dụng trong công ty

3.4 Quá trình và thiết bị hoàn tất ( yêu cầu hoàn tất sản phẩm và các chế độ công nghệ xử lý hoàn tất)

Phần II: Tìm hiểu và thực hành nghiệp vụ kỹ thuật ở xí nghiệp

Phần III: Tìm hiểu chung công tác quản lý và kinh doanh của công ty

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần May Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên phụ liệu: 2 Đổi bán : 2 Tổ trưởng chỉ đạo tổ chức quản lý nguyên liệu nhận từ kho. Điều hành công việc trong tổ để các bước công việc nối tiếp nhau một cách nhịp nhàng, tận dụng hết công suất của thiết bị, không để bàn vải trống, không để máy cắt ngừng làm việc. Quản lý và giao nhận bán thành phẩm cắt cho bộ phận ép Kiểm tra và ra BTP, ra các tổ may, tổ chức thực hiện việc xuất nhập NL tồn của xí nghiệp. Việc hạch toán bàn cắt và các báo cáo phù hợp với yêu cầu của xí nhghiệp. Bố trí lao động trong tổ phù hợp với nhu cầu sản xuất trong từng thời điểm, đảm bảo cung cấp kịp thời bán thành phẩm phục vụ cho công đoạn may. Tìm hiểu quá trình may Quá trình may được thực hiện trọng phân xưởng may, trên dây chuyền may. Nhiệm vụ phân xưởng may: may lắp ráp các chi tiết từ khi nhận bán thành phẩm cắt tới khi hoàn thành một sản phẩm. Quá trình tổ chức sản xuất trên dây chuyền may Cơ cấu tổ chức sản xuất ( xí nghiệp II) Trong một phân xưởng: có 4 dây chuyền. Sử dụng kiểu dây chuyền treo. Mỗi dây chuyền bao gồm: Tổ trưởng: 1 người Tổ phó kỹ thuật: 1 người Thu hoá: 2 người Công nhân trong dây chuyền: 36- 45 người Quy trình sản xuất Chuẩn bị mã hàng Nhận bảng màu, bảng thiết kế dây chuyền may, tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng mới. Nghiên cứu quy cách kỹ thuật của mã hàng Giới thiệu mẫu chuẩn: hình dáng bên ngoài, cấu tạo sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất, phổ biến cho công nhân nắm được tiêu chuẩn của mã hàng. Nghiên cứ bảng thiết kế dây chuyền, cân đối lại lực lượng lao động, thiết bị để có kế hoạch phân công hoặc bổ sung lao động hợp lý. Kiểm tra việc sử dụng vật tư, nguyên phụ liệu, bảng màu có khớp không. Nếu có nhầm lẫn, sai khác phải báo ngay cho kỹ thuật xí nghiệp để xử lý. Giao nhận và kiểm tra bán thành phẩm Tổ trưởng nhận kế hoạch sản xuất, bám sát kế hoạch ngày vào chuyền, ngày ra chuyền để đôn đốc công nhân hoàn thành mã hàng cũ. Liên hệ với tổ cắt để kịp thời có bán thành phẩm đưa vào chuyền. Nhận bán thành phẩm từ tổ cắt phải ghi vào số theo dõi rõ ràng: số lượng mẫu mã và các chi tiết can, pha nếu có. Kiểm tra kích thước bán thành phẩm theo phiếu công nghệ. Phát hiện kịp thời các lỗi ngoại quan như: loang màu, thủng, rách, ố vàng, bẩn, dính dầu…để báo cáo lại và khắc phục lỗi sai. Các lỗi bẩn phải đuợc tẩy bằng hoá chất hoặc giặt bằng nuớc sạch trước khi đưa vào dây chuyền.Ghi rõ các trường hợp cắt hàng thiếu hoặc thừa, nhầm lẫn của công nhân kỹ thuật cắt. Rải chuyền Rải chuyền khi đã được kỹ thuật xí nghiệp nghiên cứu rải một cách tỉ mỉ, và thống nhất trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Trưởng chuyền có trách nhiệm quản lý nhân sự trong chuyền của mình, giải quyết ách tắc trên chuyền, chịu trách nhiệm về năng suất, chất lượng. Tổ trưởng đôn đốc công nhân hoàn thành mã hàng cũ đúng kế hoạch, kịp thời vào chuyền mã hàng mới. Trong thực tế sản xuất của xí nghiệp, để dây chuyền may được trôi chảy liên tục thì tổ trưởng phải linh hoạt rải chuyền gối đầu hai mã hàng. Phổ biến tiêu chuẩn kỹ thuật đến từng công nhân. Hướng dẫn công việc cho từng công đoạn. Kiểm tra giám sát việc thực hiện của công nhân và yêu cầu công nhân tự kiểm tra sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Thường xuyên uốn nắn từng thao tác của công nhân, giải đáp kịp thời các câu hỏi. Kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng kim, chỉ, mật độ mũi may. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vật tư nguyên phụ liệu, bảng màu kịp thời phát hiện những sai khác, nhầm lẫn. Nghiên cứu những nhận xét của sản phẩm đầu chuyền so với sản phẩm mẫu để khắc phục những sai hỏng kịp thời, giảm tối đa sản phẩm tái chế. Nếu xảy ra tình trạng ứ đọng trên chuyền tại một bước công việc, tổ trưởng phải trực tiếp làm hoặc phân công công nhân hỗ trợ cho những bước công việc đó. Nếu có trục trặc về thiết bị thì tổ trưởng có trách nhiệm liên hệ với đội kỹ thuật thiết bị của công ty để sửa chữa kịp thời đảm bảo tiến độ sản xuất. Thu hoá có trách nhiệm kiểm tra 100% các sản phẩm cuối chuyền theo tiêu chuẩn. Viết phiếu xuất hàng, nhập hàng, phân loại thống kê số lượng hàng hỏng trong ngày, giao và nhận hàng sửa chữa đối với các tổ may, giao và nhận sản phẩm với phân xưởng giặt. Ghi đầy đủ chính xác sản lượng làm được trong ngày. Công tác quản lý chất lượng may Thu hoá trực tiếp trên chuyền: Đối chiếu chất lượng sản phẩm vừa sản xuất với những tiêu chuẩn trong quy cách kỹ thuật. + kiểm tra, đánh dấu và yêu cầu tái chế những sản phẩm không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật: dựa trên những tiêu chuẩn ngoại quan, kích thước, kỹ thuật may ráp. + kiểm tra phụ liệu đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng. + kiểm tra ánh màu chỉ so với công đoạn trước + kiểm tra sự đồng đều màu của các chi tiết. Trên chuyền các công nhân tham gia phát hiện sai hỏng (lỗi bề mặt, sai lệch về dấu, kích thước…) tiến hành kẹp giấy lỗi và kịp thời báo với trưởng chuyền thông qua bộ phận cắt để đổi bán. Với những lỗi hỏng mang tính hệ thống (khoan dấu sai vị trí…) yêu cầu báo với bộ phận kỹ thuật để kịp thời xử lý nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và kịp thời tiến độ sản xuất. Thiết bị may sử dụng trong công ty Bảng thống kê chủng loại máymay sử dụng trong công ty Stt Thiết bị Thông số kỹ thuật Mô tả 1 JuKi MOG-3716 Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ Tốc độ máy: Max. 6,000 spm Dài mũi may: Max. 5mm Needle Gauge: 4.8mm 2 JuKi LH-3128 (LH-3128-7 LH-3188 LH-3178 LH-3168 LH-3168 ) Máy 2 kim đồng trục mũi xích Max. Tốc độ máy : 3,000rpm Max. Dài mũi may : 5mm Độ nâng chân vịt : Bằng tay: 5.5mm, Bằng gối: 12mm Thông số kim :DP5(#9)#9 ,#14 Bed size : 517mm x 178mm Trọng lượng đầu máy : 38kg 3 JuKi DDL-5550N (DDL-5550N -7 DDL-9000SS DDL-5600N) Máy 1 kim mũi thoi Kích thước mặt máy: 517mm x 178mm Tốc độ max.: 5500 rpm/spm Dài mũi may max: 5mm Thông số kim: DB x 1(#14)#9~#18 Độ nâng chân vịt bằng tay : 5.5 mm Độ nâng chân vịt bằng gối: 13 mm Trọng lượng máy: 75 LBS. JuKi DDL-5550N JuKi DDL-5550N - 7 4 JuKi AMS-210D Máy chuyên dụng (máy may hành trình ) Tốc độ tối đa. 2,500 spm Diện tích may.  60 mm (l) x 130 mm (w) Dài mũi may  max. 12.7 mm Feeding Frame Lift  max. 25 mm Số mũi  max. 20,000 mũi/chương trình con Số chương trình con  max. 691 patterns  5 KANSAI DFB 1404 PMD 4500 spm ≠ 11~18 34 mm 7~17 titch/inch 1;1’/8 ;1’/4; 1’/2 Máy chuyên dụng 4kim 8chỉ mũi xích 6 JuKi MS-1261 Máy chuyên dụng (may ống) Tốc độ máy max. 3600 R.P.M. Needle bar stroke : 33.2mm Thông số kim : #16,#22 7 JuKi LK-1900HS (LK- 1850 LK- 1900 Máy chuyên dụng (máy thùa) Tốc độ máy  max. 2,700 spm Dài mũi may  max. 10 mm KHổ hành trình  20 mm (l) x 40 mm (w) Độ nâng móc  max. 17 mm Số mũi  max. 10,000 Mũi/Chương trình Số chương trình  max. 64 Chương trình LK-1900HS LK- 1850 8 Juki union special 35800 pz (35800DN9; 35800DZ36) Máy chuyên dụng (máy ống) 3kim 6chỉ mũi xích Tố độ max. 4500 RPM Dài mũi: 2.1~3.6mm, set at 3.2mm Kiểu Mũi/Đường: 401LSc-3 ;LSc-2 Kim: 130GS 9 Juki union special 51800 Máy chuyên dụng (sử dụng may cạp) 4kim 8chỉ mũi xích Tốc độ may  max. 4,800 spm Dài mũi  2.1 - 2.8 mm Kiểu mũi/đường  401SSa-4 10 Yamato VC2603 -140M 11 Juki LH-1152-4 12 Jamato AZ8003H-04DF Máy vắt sổ Bảng thống kê thiết bị Stt Model Hãng Chức năng sử dụng MOG-3716 JUKI LH 3128 JUKI LH 3128 -7 JUKI LH 3168 JUKI LH 3178 JUKI LH- 1152- 4 JUKI LH 3188 JUKI DDL 5550N JUKI AMS-210D JUKI LK -1900 JUKI Thùa khuyết LK- 1850 JUKI Thùa khuyết LK-1900HS JUKI MS -1261 JUKI DDL- 9000SS JUKI DDL- 5600 N JUKI DDL-5550N-7 JUKI 51800 JUKI Union Special 35800DN9 35800 DZ36 JUKI Union Special Huntey llions USA 514- E52- 133 Kansai EF4- B531 DFB 1404 PMD Kansai Ngai shing Đính cúc D- 33703 DURKOPP ADLER VC 2603- 140M YAMOTO AZ8003H-04DF YAMOTO Vắt sổ SPS/A- B1201M SUNSTAR Thùa khuyết ES-94A Silver star là DIVA135 Philip là Quá trình và thiết bị hoàn tất Cơ cấu tổ chức : 11 người Tổ trưởng : 1 Làm list : 1 KCS : 3 Đóng gói : 4 Đóng hòm : 2 Công đoạn kiểm tra: Tất cả các sản phẩm thoát chuyền, thu hoá phải kiểm tra 100% dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng. Những sản phẩm chưa đạt yêu cầu kỹ thuật thì ghi lỗi, đánh dấu bằng băng dính và trả lại dây chuyền may để sửa.Với mặt hàng nào thì kiểm tra theo phiếu công nghệ của mặt hàng đó, phát hiện kịp thời các sai sót tránh tình trạng hàng xuất đi phải trả về tái chế. Các sản phẩm mắc lỗi bẩn thì tẩy bằng hoá chất (cồn), và fải được nhặt chỉ sạch. Khi hàng được kiểm tra đạt chất lượng phải để riêng từng mã. Công đoạn Gấp, bao túi: Gấp là khâu định hình cho đóng gói. Quy cách gấp đối với từng mã phụ thuộc vào từng loại sản phẩm, tính chất của nguyên liệu chính nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn, thuận tiện cho việc triìn bày kiểu mẫu. Bao túi liên kết các sản phẩm với nhau trước khi đóng kiện. Số lượng trong túi nilông phụ thuộc vào mỗi mã hàng. Công đoạn hòm hộp: Được đóng theo lệnh có sẵn. Kích thước hòm hộp theo quy định của khách hàng được lót giấy chống ẩm xung quanh. VD: hòm có kích thước 80x60x30 Số lượng 13 cái/hòm Phần II: TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT Ở XÍ NGHIỆP Nội dung tài liệu thiết kế kỹ thuật cho một mẫu hàng nói chung và cho một mẫu cụ thể nói riêng Do đặc thù công ty may gia công là là may gia công lên phần lớn tài liệu thiết kế kỹ thuật không thực hiện trực tiếp tại công ty. Bộ phận kỹ thuật tại công ty và xí nghiệp chỉ nhận và xử lý tài liệu kỹ thuật công nghệ do khách hàng chuyển đến. Nội dung tài liệu thiết kế kỹ thuật bao gồm: Hình ảnh mẫu : mô tả hình ảnh trước và sau của sản phẩm, thể hiện cụ thể cấu trúc từng chi tiết trên sản phẩm (cổ áo, túi áo, măng séc, đai, khoá…), mặt cắt… Bảng nguyên phụ liệu và phối màu: định mức nguyên phụ liệu cho mã hàng (vải chính, vải lót, cúc, khoá,…) chi tiết về kích thước, số lượng, áp dụng cho cỡ nào, phối màu ra sao. Hình vẽ hướng dẫn cách đo thành phẩm và bảng thông số thành phẩm. Nội dung tài liệu kỹ thuật – công nghệ cho một mẫu hàng nói chung và một mẫu cụ thể nói riêng Bộ phận kỹ thuật căn cứ vào tài liệu do khách hàng gửi đến cùng với các yêu cầu thực tế tại xí nghiệp, tiến hành xây dựng tài liệu kỹ thuật- công nghệ bao gồm: Tài liệu tiêu chuẩn thành phẩm : mô tả chi tiết đặc điểm của thành phẩm, các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu lắp ráp. Định mức phụ liệu Bảng tiêu chuẩn đặt phụ liệu Quy trình công nghệ may bộ phận Bảng phối màu nguyên phụ liệu Bản quy trình cắt Bản tiêu chuẩn cắt Kiểm tra định mức nguyên liệu, giác lại sơ đồ (nếu cần), nhảy mẫu và tiến hành in sơ đồ cắt (phòng kỹ thuật của công ty). Tiến hành kiểm tra và bổ sung những thiếu sót trên sơ đồ cắt ( vị trí chấm dấu, vị trí kiểm tra…) Bản tiêu chuẩn đặt thùng carton Tiêu chuẩn đặt túi PE Tiêu chuẩn là gấp, bao gói Nội dung tài liệu tổ chức - điều hành sản xuất cho một mẫu hàng nói chung Lệnh sản xuất theo quý, theo ngày do phòng kế hoạch thị trường lập Bảng theo dõi tiến độ sản xuất tại phòng giám đốc xí nghiệp Tìm hiểu công tác sáng tác thiết kế mẫu công ty Đối với những đơn hàng phải thiết kế mẫu Thiết kế một cỡ chuẩn để may mẫu theo yêu cầu của khách hàng Khi đã có nhận xét của khách hàng phải nghiên cứu và điều chỉnh mẫu cỡ gốc hoàn chỉnh Nhận bản thử độ co từ tiêu chuẩn để điều chỉnh mẫu, nhảy mẫu các cỡ, định vị bảo đảm thông số của khách hàng. Kết hợp với tiêu chuẩn kiểm tra thông số sản phẩm mẫu điều chỉnh mẫu thiết kế khi khách hàng góp ý, khi duyệt mẫu hoặc thay đổi. Nhảy mẫu, định vị các vị trí mẫu may, thêu in cơ bản trên mẫu thiết kế của các cỡ theo hàng. Công tác thiết kế mẫu được các nhân viên kỹ thuật trong phòng kỹ thuật của công ty đảm trách. Sử dụng phần mềm: Gerber, Lectra để thiết kế dưới dạng môđun (thiết kế kỹ thuật). THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT 1. Ra mẫu, phương pháp nhảy mẫu, giác sơ đồ * Ra mẫu: Đặc điểm chi tiết cấu trúc hình dáng của mẫu cùng công nghệ kế thừa từ tài liệu của khách hàng gửi về. Xem xét và kiểm tra lại chi tiết, kĩ càng, dịch ra tiếng Việt cho sản xuất. Phối màu : Dựa trên bảng phối màu từ tài liệu thiết kế của khách hàng, xây dựng một bảng hướng dẫn và làm tiêu chuẩn cho mẫu sản xuất. Bảng phối màu thể hiện tất cả các thông tin phối màu của sản phẩm, mã, vị trí phối, màu chỉ ,nhãn, mác sản phẩm. 2. Xây dựng quy trình công nghệ Qui trình công nghệ của sản phẩm là kết hợp với bảng tính định mức thời gian của sản phẩm. Phương pháp và cách làm: Dựa trên kinh nghiệm của nhân viên: qua việc phân tích kết cấu, cấu trúc các chi tiết, các lớp, toàn bộ các phần trên sản phẩmà đưa ra qui trình may cho từng cụm chi tiết. 3. Tính định mức về nguyên phụ liệu, thời gian gia công sản phẩm * Thời gian gia công sản phẩm Dựa vào việc : + bấm giờ + kế thừa thống kê kết quả của nhiều lần thực hiện tính thời gian. + nghiên cứu và phân tích kết cấu sản phẩm của khách hàng + dựa vào kinh nghiệm. * Định mức phụ liệu : do tài liệu của khách hàng đưa, phòng kỹ thuật kiểm tra. Rồi sau khi may mẫu, định mức phụ liệu được chính xác lại. Định mức chỉ : đo trực tiếp trên sản phẩm, từ việc tính toán đường may của một màu chỉ, cộng với qui định độ dài lại chỉ 2 đầu đường may và nhân với hệ số đường mayà tính toán được định mức chỉ. * Định mức nguyên liệu: dựa vào tài liệu của khách hàng Sau khi may mẫu, định mức nguyên liệu cũng được tính lại và chính xác với sản xuất. Sau đó đưa lại cho khách hàng để thống nhất. Phần III: TÌM HIỂU CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY Giới thiệu chung về nhà máy Giới thiệu về Công ty: Tên Công ty: Công ty Cổ phần May Thăng Long Tên tiếng Anh: Thăng Long Garment Joint Stock Company Tên viết tắt: THALOGA,JSC Biểu tượng của Công ty: Vốn điều lệ: 23.306.700.000 đồng (Hai mươi ba tỷ ba trăm linh sáu triệu bảy trăm nghìn đồng). Trụ sở chính: Số 250 phố Minh khai, phường Minh Khai, quận Hai bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 8623372- 8623054 Fax: (84-4) 8623374 Website: Giấy phép thành lập: Quyết định số 165/TCLĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty May Thăng Long trực thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam thành Công ty Cổ phần may Thăng Long Giấy CNĐKKD: Số : 0103003573 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 01 năm 2004. Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành Dệt May; + Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghệ tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ; + Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe máy, mỹ phẩm, rượu; Kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng; + Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY Công ty Cổ phần May Thăng Long được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội cổ đông thành lập nhất trí thông qua ngày 18/12/2003. Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện tại gồm: Các phòng ban và các xí nghiệp trực thuộc. Các Phòng ban: Gồm Văn phòng Công ty, Phòng Kế toán tài vụ, Phòng Kỹ thuật chất lượng; Phòng kế hoạch vật tư; Phòng cơ điện; Phòng Xuất nhập khẩu; Phòng Kinh doanh tổng hợp; Các xí nghiệp : Có 03 xí nghiệp may tại trụ sở chính và 01 xí nghiệp may tại Nam định. Cơ sở 1 : Số 250 Minh khai, phường Minh khai, quận Hai bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 8623372- 8623054 ( hiện mặt công ty đang cho thuê bên phải cho trung thương mại thuê thời gian 3 đến 5 năm từ 15/4/2006 đến 15/4/2011 và NH đầu tư và phát triển thuê thời gian 5 năm từ 12/7/2005 đến 12/7/2010, bên trái cho Viettel thuê thời gian 3 năm từ 5/2006 đến 5/2009) Cơ sở 2 : Xã Thanh Châu, thị xã Phủ lý – Hà Nam (Nhà xưởng hiện cho thuê- Thời gian cho thuê: 15 năm. Bắt đầu từ 23/11/2004 đến 23/11/2019) Cơ sở 3 : 189 Nguyễn Văn Trỗi, phường Năng tĩnh- Nam định Điện thoại : (84-350) 843597 Cơ sở 4 : 226 Lê Lai- Ngô Quyền- Hồng Bàng- Hải phòng ( Nhà xưởng hiện cho thuê-Thời gian thuê: 10 năm. Bắt đầu từ 01/11/2002 đến 30/10/2012) Cơ sở 5 : Xưởng may tại xã Thạch Hoà - Huyện Thạch Thất - Hà Tây thuộc trường Dạy nghề Công đoàn Việt Nam ( Liên kết đào tạo thực hành. Thời gian cho thuê 3 năm từ 1/7/2006 đến 1/7/2009) Hệ thống các cửa hàng: Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm - Cửa hàng kinh doanh tại Số : 250 Minh khai Hai bà Trưng Hà Nội. - 39 Ngô Quyền – Hoàn kiếm – Hà Nội Hệ thống bán đại lý: - Công ty Kinh doanh hàng thời trang Việt Nam - 25 Bà Triệu - Hà Nội. - Các cửa hàng đại lý tại các thành phố : Hà Nội, Hải phòng... DIỆN TÍCH SỬ DỤNG NHÀ XƯỞNG, ĐẤT ĐAI Diện tích nhà xưởng, kho tàng đang sử dụng : 35.424 m2 + Khu vực Hà Nội: 19.874 m2 + Khu vực Hải Phòng: 4.650 m2 + Khu vực Hà Nam: 6.200 m2 + Khu vực Nam Định: 4.700 m2 Diện tích đất đai đang sử dụng trong kinh doanh và quản lý: 82.000 m2 + Khu vực Hà Nội: 15.000 m2 + Khu vực Hải Phòng: 16.000 m2 + Khu vực Hà Nam: 35.000 m2 + Khu vực Nam Định: 16.000 m2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty May Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Dệt may Việt Nam. Với hơn 40 năm xây dựng, được sự hỗ trợ tích cực của các cấp chủ quản cùng sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên luôn luôn vươn tới những chỉ tiêu cao về kinh tế đời sống cũng như an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hiện nay Công ty đang phát triển mạnh và đi vào ổn định. Công ty May Thăng Long được thành lập ngày 8/5/1958 do Bộ ngoại thương ra quyết định với cái tên Công ty may mặc xuất khẩu tạp phẩm. Ngay sau khi thành lập, công ty đã nhận 20 công nhân có tay nghề cao được chọn lọc từ các cơ sở may, trong đó có 8 cán bộ quân đội chuyên ngành. Tổng số cán bộ, công nhân là 28 người. Tháng 9/1958, công ty tuyển thêm các công nhân có tay nghề cao trong các công đoạn sản xuất, vì thế tổng số cán bộ công nhân viên tăng lên con số là 550 người. Ngay từ những tháng đầu, Công ty đã tổ chức các phong trào thi đua, nhờ vậy đến ngày 15/12/1958 công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm, so với chỉ tiêu đề ra đạt 112,8%. Đến năm 1959, kế hoạch công ty tăng gấp 3 lần so với năm 1958. Tổng sản lượng là 1.038.000 sản phẩm, trong đó có 4 mặt hàng mới là pajama, áo mưa và măng tô nam-nữ. Được trang bị thêm 400 máy để công ty chuyển hướng từ gia công sang tự tổ chức sản xuất, đảm nhiệm lấy 50% kế hoạch sản xuất và có đủ điều kiện để nghiên cứu dây chuyền công nghệ hợp lý hoá nâng cao năng suất. Năm 1960, kế hoạch được giao tăng 45% so với năm 1959. Tổng sản lượng là 1.529.419 sản phẩm đạt 116,16%. Năm 1961, số khách hàng nước ngoài đã tăng hơn năm 1960 (Đức và Liên Xô): Mông Cổ và Tiệp Khắc. Công ty chuyển địa điểm về 250 Minh Khai. Năm 1965, công ty được trang bị mới 178 máy may công nghiệp tốc độ 3000 vòng/phút của CHDC Đức, kết quả là chất lượng ngày một cao, đáp ứng yêu cầu của mặt hàng xuất khẩu. Năm 1969 đến năm 1971, công ty gia công mặt hàng cho Pháp, hoàn thành vượt kế hoạch đuợc giao. Năm 1972, Bộ Công nghiệp nhẹ và công ty May Việt Nam tăng cườn đầu tư thêm thiết bị cho 3 phân xưởng may và phân xưởng cắt. Công đoạn may được trang bị 391 máy may tốc độ 5000vòng/phút, công đoạn cắt với tổng số 16 máy. Vì thế tình hình sản xuất trong những năm từ 1973 đến 1975 có những tiến bộ rõ rệt. Năm 1973: giá trị tổng sản lượng đạt được là 5.696.000 đồng với tỷ lệ vượt là 100,77% Năm 1974: là 6.596.036 đồng và 102,28% Năm 1975: là 7.725.958 đồng và 102,27% Năm 1976- 1980, trang bị thêm 84 máy may bằng và 36 máy may 2 kim 5 chỉ, thay 60 máy cũ, 1 máy ép mex có công suấtlớn, nghiên cứu chế tạo 500 chi tiết gá lắp làm cữ, nghiên cu 17 mặt hàng mới, đưa vào sản xuất 10 loại. Bên cạnh đó; khuyến khích công nhân phát huy sáng kiến ý tưởng và sáng tạo công nghệ, cơ điện, nghiệp vụ. Năm 1979: được Bộ quyết định đổi tên thành “Xí nghiệp May Thăng Long”. Năm 1981, bắt đầu gia công áo sơ mi, với 40.000 sản phẩm. Đến năm 1985 tăng 1.300.000 sản phẩm. Tiếp đến là các hợp đồng của Pháp và Thuỵ Điển. Năm 1983, xí nghiệp May Thăng Long được trao tặng “huân chưoơg lao động hạng nhì”. Năm 1986, liên kết với UNIMEX, Dệt 8/3 và các đơn vị khác, nhanh chóng chuyển sang gia công mặt hàng nội địa. Được trao tặng “huân chương lao động hạng nhất”. Từ năm 1990- 1992,cơ chế bao cấp được xoá bỏ, các doanh nghiệp tiến hành mạnh mẽ công cuộc đổi mới, công ty từng bước sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lao động theo quy định 176- 217 của Hội đồng bộ trưởng. Trước đây, việc bố trí sản xuất vẫn tách rời từng công đoạn (cắt, may, là, đóng gói, đóng hòm) theo tổng đơn vị sản xuất khác nhau, khiến cho năng suất thấp, lãng phí lao động. Nay Công ty đã tổ chức lại sản xuất theo dây chuyền khép kín, các công đoạn sản xuất được thực hiện trọn vẹn trong một đơn vị từ A đến Z. Qua việc tổ chức lại sản xuất, năng lực sản xuất của Công ty được nâng cao, năng suất lao động tăng 20%, tiết kiệm được 300 lao động so với mô hình cũ. Cũng trong năm này, Công ty dầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ của Đức bằng thiết bị mới của CHLB Đức (FAAP), Nhật Bản (JUKI), hệ thống mài giặt quần áo bò, cải tạo nhà xưởng, văn phòng. Năm 1990, công ty chú trọng tìm kiếm mở rộng thị trường và đã tiếp cận được nhiều thị trường mới ở Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, đó là những thị trường khó tính. Năm 1993: kí được hợp đồng với 2 công ty của Đức, mua hàng nghìn tấn sợi, hàng triệu mét vải thu lãi 2,5 tỷ đồng. Thành lập trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội. Công đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng để xây xựng một chi nhánh ở Hải Phòng. Năm 1995, có quan hệ hợp tác với nhiều công ty nước ngoài có tên tuổi như : công ty KOWA, Marubeny (Nhật Bản), Ravstab (Pháp), Vabaytech (Đài Loan), đám phán ký hợp đồng trả nợ Nga, Libi tổng giá trị hơn 600.000 USD. Thực hiện mức kinh doanh “mua đứt bán đoạn” năm 1995 đạt 21.200 tỷ đồng chiếm 28% doanh thu của công ty. Cũng năm này, công ty xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EC, so với năm 1994 thì năm 1995 sản lượng tăng 12%, doanh thu tăng 18%, nộp ngân sách tăng 25,2%, thu nhập bình quân tăng 14,4%. Năm 1996, công ty đầu tư 6 tỷ đồng để thành lập công ty May Nam Hải. Năm 1998, công ty đầu tư thiết lập dây chuyền bán tự động sản xuất áo sơ mi ở Xí nghiệp 1. Bước vào năm 1998, cùng với phong trào thi đua lao động sản xuất, công ty mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại (máy bổ túi tự động, máy thêu điện tử, hệ thống giặt mài, hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi tính), cải tạo mặt bằng, tu sửa các xí nghiệp khang trang, thoáng sạch đẹp. Công ty sản xuất được nhiều mặt hàng và ký được nhiều đơn đặt hàng của nhiều nước. Năm 1999, do thị trường Thế giới và trong nước luôn biến động, sức mua giảm, cạnh tranh gay gắt về giá cả, do vậy số lượng các hợp đồng cua công y có phần giảm so với trước. Hệ thống quản lý chất lượng của công ty được BVQI (Vương Quốc Anh) công nhận và cấp chứng chỉ ISO 9001: 9002. Năm 2001, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Hà Nam với tổng số vốn đầu tư trên 30 tỷ. Từ tháng 1/2003, nhà máy đã chính thức đi vào sản xuất và xuất khẩu 45.000 sản phẩm vào các thị trường EU, Mỹ, Irac. Năm 2001, lần đầu tiên công ty xuất sang thị trường Mỹ gần 20.000 sản phẩm Vest nữ được khách hàng ưa chuộng. Đối với thị trường nội địa, do có nhiều mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dung, sản phẩm của Công ty được giải thưởng Cúp Sen Vàng tại hội chợ xuất khẩu và tiêu dùng mùa thu năm 2001 và là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu. Năm 2002 là năm công ty có nhiều thuận lợi và biến chuyển tốt, ổn định, phát triển rộng thị trường, tăng nhanh năng lực sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất và các khâu phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho năm 2003. Riêng năm 2002 đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ đảm bảo đủ việc làm cho gần 4000 cán bộ công nhân viên. Cử 50 cán bộ nghiệp vụ đi học các lớp quản lý ngắn hạn, mở lớp đào tạo thực hành cho 40 công nhân, cử 15 công nhân tham dự các lớp học tại chức. Từ tháng 10/2003, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành cổ phần hoá doanh nghiệp hoạt động theo công ty cổ phần. Tháng 2/2007 tiếp tục chuyển từ công ty cổ phần trực thuộc 51.4% của nhà nước sang hoạt động doanh nghiệp 100% vốn của các cổ đông. Để đạt được những thành tích trên, công ty luôn có ý thức đề cao nhân tố con người, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bồi dưỡng tay nghề kỹ thuật cho công nhân. Vinh dự là một đơn vị đầu tiên làm mặt hàng may xuất khẩu đã tạo niềm tin, nghị lực cho tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty May Thăng Long. Xứng đáng là niềm tin tưởng mà Đảng và Nhà nước giao phó. Mô hình tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của nhà máy Công ty May Thăng Long áp dụng hình thức quản lý vừa tham mưu vừa trực tuyến. Hình thức này có ưu điểm nổi bật là đáp ứng kịp thời các thông tin số liệu cho cấp lãnh đạo và các lệnh từ lãnh đạo sẽ nhanh chóng tới những người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tốt nghiệp công ty CP May Thăng Long.doc
Tài liệu liên quan