Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần phát triển Tân Viêt An

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂN VIỆT AN 2

1. Sơ lược về Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An 2

2. Ngành nghề kinh doanh và triết lý kinh doanh 2

3. Cơ cấu tổ chức 4

4. Nguồn nhân lực 6

5. Hướng phát triển của công ty 7

II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂN VIỆT AN 8

1. Phân tích thị trường mục tiêu 8

2. Phân tích đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An 10

3. Phân tích cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An 12

III. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂN VIỆT AN 14

1. Báo cáo tổng hợp của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An 14

2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An trong thời gian qua 14

3. Đánh giá hoạt động marketing của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An 22

KẾT LUẬN 25

 

 

docx26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần phát triển Tân Viêt An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ phận của công ty phải thực hiện và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật và công ty. Các phòng đều có khả năng và được đào tạo. Cả giám đốc và 2 phó giám đốc đều có 2 bằng Đại học và đều còn rất trẻ, ham học, năng động và luôn nỗ lực hết mình cho sự phát triển của công ty. Khả năng tài chính Công ty đăng ký kinh doanh với mức vốn điều lệ là 1.800.000.000 (đ) (1 tỷ 800 trđ) số vốn kinh doanh tương đối nhỏ. Do không phải là công ty sản xuất nên số vốn cố định là rất ít và chủ yếu chính là vốn lưu động. Số vốn này đảm bảo cho công ty hoạt động. Hiện nay, do số vốn nhỏ, công ty không có các cơ sở để thực hiện sản xuất các sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Công ty chỉ có thể giao cho các cơ sở có kinh nghiệm làm và bàn giao sản phẩm cho khách hàng. Đó là hạn chế của công ty. Với số vốn nhỏ này, các hoạt động marketing của công ty không có được nhiều thuận lợi về tài chính. Công ty xác định tận dụng triệt để số vốn hiện có, Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An xác định vòng quay vốn là 5 năm, số lợi nhuận hàng năm sẽ tăng cường vào số vốn ban đầu 1 phần để mở rộng khả năng tài chính của công ty. Từ đó việc kinh doanh sẽ thuận tiện hơn phục vụ mục tiêu lâu dài của công ty. 4. Nguồn nhân lực Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An có nguồn nhân lực còn hạn chế nhưng còn chưa nhiều. Tuy nhiên Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An lại có lợi thế là tất cả các nhân viên còn rất trẻ, rất năng động, có trình độ. Toàn bộ nhân viên của công ty đều có trình độ đại học. Trong đó có 2 phó giám đốc và giám đốc đều có 2 bằng đại học. Đó là nền tảng để cho công ty có thể phát triển. Do có trình độ chung khá cao, tuổi trẻ, nhiệt tình nên các thành viên đều rất nỗ lực hoàn thiện mình, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ khả năng tiếp cận khách hàng cũng có nhiều thuận lợi hơn do tác phong gây được thiện cảm cho khách hàng. Số lượng nhân viên còn ít kinh nghiệm thực tế chưa nhiều là một trở ngại cho Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An. Với một số lượng nhân viên còn hạn chế, các thành viên của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An khó có thể chuyên tâm vào một lĩnh vực cụ thể mà thường phải thực hiện nhiều chức năng hơn. Do đó sự chuyên môn hoá vì thế mà giảm hẳn dẫn đến hiệu quả làm việc chưa đạt mức tốt nhất. Nhân lực còn hạn chế nên việc quản lý còn khá đơn giản, dễ dàng. Công ty có sự liên hệ rất thân thiết, cởi mở tạo không khílàm việc rất tốt. 5. Hướng phát triển của công ty Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An nhận định rõ khả năng của mình nên đã có được định hướng phát triển rất rõ ràng. công ty đã đề ra các giai đoạn phát triển và đang cố gắng hoàn thành kế hoạch đã đề ra. + Trong 5 năm đầu: phát triển nguồn vốn của công ty lên 3 tỷ 500trđ. Phấn đấu tạo đựơc ấn tượng tốt cho khách hàng mục tiêu. Công ty cũng xác định, trong 5 năm đầu sẽ thực hiện các hợp đồng chủ yếu về lĩnh vực in ấn và các dịch vụ liên quan đến in. Thực hiện tốt tất cả các hợp đồng quảng cáo liên quan đến tầm lớn, cataluge tạo tiền đề về uy tín của công ty cho khách hàng. + Các năm tiếp theo: Mở rộng các ngành nghề kinh doanh tuy nhiên vẫn tập trung vào việc nhận các hợp đồng làm biển quảng cáo tấm lớn, tổ chức hội chợ triển lãm, đưact lên ngang hàng với các công ty khác, dần dần tiến vào việc thiết kế logo, quảng cáo một cách chuyên nghiệp hơn. Như vậy, Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An đã xác định rõ mục tiêu cho từng giai đoạn, các mục tiêu này khá hợp lý vì như đã biết, công ty mới được thành lập, những hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào mối quan hệ có trước. Đó là thuận lợi đầu tiên được công ty khai thác triệt để nhằm xâm nhập thị trường, nhằm cho khách hàng biết đến công ty của mình. Khi đã hoàn thành tốt các yêu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một số lượng khách hàng trung thành cố định. Và hơn nữa, do đã có những sản phẩm cụ thể bàn giao cho những khách hàng này mà công ty có được dẫn chứng rõ ràng nhất nhằm gây được thiện cảm, sự tin tưởng của những khách hàng mục tiêu sau này mà công ty hướng tới. Do đó có thể mở rộng được khách hàng mục tiêu. Tận dụng tốt các cơ hội để phát triển công ty của mình. II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂN VIỆT AN 1. Phân tích thị trường mục tiêu Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An xác định rõ thị trường mục tiêu của mình như sau: + Đối với biển quảng cáo tấm lớn: từ Đà Nẵng trở ra + Các sản phẩm khác: cả nước Như vậy, thị trường mà công ty hướng tới là rất lớn. Đó có thể là cơ hội cho công ty phát triển, công ty hướng tới tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức có nhu cầu trong việc in ấn, quảng cáo. Tuy vậy, cũng có thể thấy rõ thị trường mục tiêu chính mà công ty hướng tới là các doanh nghiệp, tổ chức vừa và nhỏ, những cơ sở không có điều kiện tài chính để thuê các công ty quảng cáo lớn, chuyên nghiệp hơn. Trong những năm đầu, thị trường mục tiêu của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An là những cơ sở có quan hệ với các thành viên. Do đã có quan hệ với những doanh nghiệp, những tổ chức này nên việc nhận được các hợp đồng là điều dễ thực hiện, chỉ cần làm tốt những hợp đồng này sẽ tạo tiêu đề cho công ty phát triển sau này. Những hợp đồng này sẽ góp phần tạo thêm lòng trung thành của các công ty quen và tạo sự tin tưởng ch các công ty khác, như vậy sẽ tạo điều kiện cho công ty phát triển. Hiện nay, công ty đã có một số khách hàng quen thuộc, những khách hàng này thường xuyên có những hợp đồng với công ty. Ta có thể kể đến một vài khách hàng thường xuyên của công ty như: Bảng 1: Khách hàng thường xuyên của Công ty Tên khách hàng Sản phẩm - Công ty cổ phần bông Miền Bắc Thiết kế và in lịch 2007, bưu thiếp - Đài phát thanh truyền hình Thiết kế Maquete quảng cáo, biển chỉ dẫn 2 mặt - Dự án hợp đồng Tổng Cục thống kê và Bộ kế hoạch Sách lưu hành nội bộ - Công ty TNHH Phước Lộc Thọ Sổ cẩm nang - Công ty TNHH Công nghệ và truyền thông biển xanh Sổ câm nang - Trung tâm điện máy Việt Long Khung, bạt Hiflex, công căng treo - Công ty sản xuất dịch vụ và thương mại Đức Phương Tờ rơi, phong bì - Công ty sản xuất dịch vụ truyền thông Nguyễn Trần Gian hàng - Công ty cổ phần cơ điện Hà Giang Bạt Hiflex ngoài trời - Công ty Nam kỹ thuật rúc sản (vissan) chi nhánh Hà Nội Kệ trưng bày, đèn Halogen, logo trang trí - Trung tâm quảng cáo và dịch vụ Tờ bìa, vỏ hộp, đĩa DVD, đề can, sang băng - Công ty JapFacomFeed Việt Nam Biển quảng cáo, trang trí nội thất, lịch, tờ rơi, băng rôn, bạt Hiflex Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An Có thể thấy, khách hàng xa nhất hiện nay của công ty là Công ty TNHH Phúc Lộc Thọ (Quảng Ngãi). Như vậy thị trường vẫn chưa được khai thác hết. Có thể là do uy tín của công ty chưa cao nên không tạo được sự tin tưởng của khách hàng vi thế nên đây cũng chỉ có những hợp đồng nhỏ giá trị không lớn lắm. Đó là một thiệt thòi của công ty do đó công ty phải nỗ lực rất nhiều để có thể tận dụng hết thị trường rộng lớn này. 2. Phân tích đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An Mới được thành lập hơn 1 năm, là công ty còn rất non trẻ, Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An phải chịu sự cạnh tranh của rất nhiều công ty khác cùng ngành nghề kinh doanh. Các công ty này có số vốn khá lớn và có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Có thể kể đến vài công ty cạnh tranh chính của công ty như: - Công ty Du lịch - Thương mại - Quảng cáo HàViệt - Công ty quảng cáo trẻ Hà Nội - Công ty quảng cáo thủ đô - Công ty TNHH quảng cáo thương mại Hà Nội - Công ty Gold sun Trong các công ty trên, công ty Gold sun là công ty cơ khí và đồ gia dụng, bao gồm cả nhà máy bao bì Nhật Quang nhưng gần đây cũng đã đầu tư vào lĩnh vực quảng cáo, như thế Gold sun cũng trở thành đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An. Nhìn qua có thể thấy, đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An lợi thế hơn công ty rất nhiều. Họ xâm nhập thị trường trước, có nguồn vốn lớn hơn, có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Họ có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên thị trường của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An là rất lớn, các công ty của đối thủ cạnh tranh không thể bao phủ hết được. Mặt khác, họ cũng đã tạo được uy tín hơn công ty Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An. Có thể thấy ví dụ về công ty quảng cáo trẻ Hà Nội hay công ty quảng cáo thương mại Hà Nội. Dọc các đường quốc lộ có thể thấy rõ những sản phẩm của họ, chất lượng cao, giá thành không quá cao. Tất cả bảng, biển quảng cáo, tấm lớn của họ nếu chưa được sử dụng thì sẽ được tận dụng để quảng cáo cho công ty, có lời mời quảng cáo, tên công ty ở phía dưới, phía bên phải của biển. Đối thủ cạnh tranh Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An cũng có cách làm việc chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn do khả năng vốn của họ có thể đảm bảo chi phí cho các hoạt động marketing của họ. Tuy vậy, các công ty đõ vẫn có hạn chế. Đó có thể là những vụ tai tiếng của họ trước pháp luật. Như trường hợp của công ty Mắt Vàng vi phạm điều luật quảng cáo của Hà Nội trên đường ra Nội Bài, trường hợp của công ty quảng cáo trẻ Hà Nội, gây tai nạn giao thông rồi chạy trốn…. tất cả đã gây nên tai tiếng, mất đi sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty. Đó cũng là bài học cho Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An. Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An cần hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của mình để có được những quyết định phù hợp, tránh những sai lầm không đáng có để giảm uy tín của công ty trước khách hàng. 3. Phân tích cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An a. Cơ hội Nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, do đó yêu cầu quảng cáo ngày một cao. Các doanh nghiệp không có đủ chi phí để quảng cáo trên phương tiện truyền thông cũng có một cách quảng cáo rất hiệu quả mà chi phí không quá lớn đó là quảng cáo bằng Pano, áp phích đó là cơ hội của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An. Các doanh nghiệp ngày nay đều sử dụng mọi phương tiện để quảng cáo cho công ty mình, như vậy nhu cầu in ấn cũng tăng nhanh. Các dịp lễ tết là cơ hội cho Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An có thể có được những hợp đồng in ấn với số lượng lớn. Nhu cầu in lịch tết để tặng cán bộ công nhân viên và tặng đối tác đã trở thành thông lệ không chỉ ở các doanh nghiệp mà còn ở các tc kinh tế - xã hội khác. Tuy giá trị không lớn nhưng với số lượng lớn sẽ tạo ra một doanh thu khá lớn. b. Thách thức Nước ta vừa gia nhập WTO, sẽ có rất nhiều công ty được thành lập cơ hội cho Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An là không nhỏ nhưng chắc chắn thách thức cũng không hề đơn giản. Những thách thức này đến từ cả bên trong và bên ngoài công ty. Có thể thấy rõ, Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An là công ty mới thành lập, cả vốn và kinh nghiệm đều rất hạn chế. Đó là khó khăn không dễ vượt qua. Vốn ít sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động của công ty, kinh nghiệm ít sẽ giảm sự tin tưởng của khách hàng vào công ty. Nói chung công ty phải nhận thức rõ khó khăn thách thức này để đối mặt với nó một cách chủ động để dần vượt qua và phát triển hơn. Thách thức nữa đối với Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An từ các đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An trên thị trường, nhưng công ty cũng đều có nguồn vốn và kinh nghiệm hơn hẳn. Đó là thách thức sự chính xác của các hoạt động của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An. Nó bắt buộc Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An phải có được một sự nổi trội nào đó thì mới có thể theo kịp hoặc vượt qua các công ty này trong tương lai. Sự nổi trội của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An hiện nay khó có thể từ yếu tố giá cả do vốn ít nên khả năng bù đắp lại chi phí là không cao. Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An cần xác định những vấn đề có thể vượt lên, đó là sự quan tâm, mối quan hệ tốt với khách hàng. Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các mối quan hệ với khách hàng ngay cả khi họ chưa có nhu cầu, như vậy khi Công ty của khách hàng có nhu cầu, họ sẽ nghĩ ngay đến Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An và như thế Công ty đã có thêm được những khách hàng trung thành riêng. Khi đã phát triển hơn, đảm bảo được khả năng tài chính, Công ty sẽ tiến hành các hoạt động khác như giảm giá, hưởng hoa hồng cho người quyết định để kéo khách hàng về với Công ty và tăng lượng khách hàng trung thành của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An. Khi đó mới có thể đạt được những sự ổn định chắc chắn cho sự phát triển của Công ty. Thách thức của việc gia nhập WTO cũng không nhỏ. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều này có nghĩa là trong tương lai sẽ có rất nhiều công ty nước ngoài sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam. Trong đó sẽ có các công ty quảng cáo chuyên nghiệp của nước ngoài. Đó là thách thức khó có thể vượt qua. Những tập đoàn đa quốc gia vào thị trường Việt Nam cũng dẫn tới nguy cơ một lợt doanh nghiệp nhỏ trong nước (những khách hàng khu vực tài chính của công ty bị phá sản). Các tập đoàn này chắc chắn có những công ty quảng cáo chuyên nghiệp phụ trách việc quảng cáo cho họ. Nghĩa là sẽ mất khá nhiều khách hàng của công ty. III. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂN VIỆT AN 1. Báo cáo tổng hợp của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An Do mới thành lập hơn 1 năm nên thành quả lao động của công ty chưa nhiều. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 Chỉ tiêu Quý 4 năm 2005 (tr đ) Quý I năm 2006 (tr đ) Quý II năm 2006 Quý 3 năm 2006 Doanh thu Lợi nhuận 620 62 682 102,8 605 72,6 754 79,17 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An 2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An trong thời gian qua a. Đánh giá từ báo cáo kết quả kinh doanh Trong 4 quý đầu tiên, doanh thu đạt được so với nguồn vốn ban đầu là khá cao. Tuy nhiên ta cũng dễ dàng nhận thấy được sự biến động của doanh thu và lợi nhuận của công ty trong thời gian rất ngắn như thế. Trong quý 4 năm 2005 mặc dù thời gian chưa đủ 3 tháng nhưng doanh thu vẫn đạt được 620 tr đ. Đó là do thời gian đầu này công ty nhận được một số lượng khá lớn những hợp đồng làm lịch,thiết kế và in lịch trong đó có 2 khách hàng lớn đó là công ty cổ phần bông miền Bắc, Đại học FPT với khá nhiều hợp đồng biển quảng cáo tấm lớn… Tuy nhiên, đến quý 2 của năm 2006 doanh thu lại giảm, nó thậm chí còn ít hơn cả quý 4 năm 2005 do thời gian này công ty không nhận được hợp đồng nào có giá trị lớn cả. Lợi nhuận của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An cũng rất nhiều biến động. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì công ty có được hợp đồng do đấu thầu, do khả năng thương lượng của nhân viên vì chỉ có ngưỡng giá có thể làm được. Tuy trường hợp mà việc thoả thuận được giá cả chấp nhận được đối với cả 2 bên. Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An cần phải cố gắng rất nhiều nhằm ổn định doanh thu và lợi nhuận, từ đó mới có thể đưa công ty phát triển bền vững được. Công ty không thể để tính mùa vụ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu nữa. Như tình hình công ty hiện nay tính thời vụ có ảnh hưởng rất lớn đến công ty. Đó là tình trạng khá chung đối với những công ty mới tham gia vào thị trường. Nói cách khác, tính mùa vụ sẽ vẫn tồn tại với Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An nhưng không thể lệ thuộc vào vấn đề này. Công ty cần tìm hiểu những khách hàng mới vào thời gian khác nhằm ổn định doanh thu, tập trung chuyên môn hơn để tránh trường hợp biến động lớn về doanh thu và lợi nhuận gây tâm lý không tốt đối với các thành viên của công ty. b. Tình hình xây dựng chiến lược kinh doanh và xây dựng chiến lược marketing của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An mới ra đời, lại chưa có kinh nghiệm nên việc xây dựng chiến lược kinh doanh còn khá đơn giản. Đó chỉ là phương hướng hoạt động trong thời gian ngắn, còn chiến lược ổn định, bài bản thực sự thì chưa có. Các thành viên của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An mặc dù đều có trình độ nhưng vì nhiều yếu tố mà vẫn còn khá thờ ơ với chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của công ty. Họ chỉ nêu ra chiến lược chiến lược sau khi hội thảo một vài lần, định hướng phát triển cho công ty chứ không hề xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing một cách bài bản. Trong thực tế với số vốn nhỏ như vậy, với uy tín chưa đủ như thế, chiến lược mà Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An đưa ra là chiến lược thâm nhập thị trường. Mặc dù có định hướng như vậy, nhưng công ty vẫn chưa có một hoạt động marketing bài bản nào để thực hiện chúng. Tất cả đều rất tự phát, xuất phát từ quá trình tìm hiểu thông tin thực tế Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An không đưa ra được những chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn tiếp theo đó. Đó là hạn chế xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, từ nội tại công ty. Đólà do họ thiếu những người có khả năng xây dựng được chiến lược hợp lý. Thiếu kinh phí để thực hiện các chiến lược này. Chiến lược marketing công ty đưa ra là rất phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Nó phù hợp vói thị trường đối thủ cạnh tranh… nhưng nó chỉ được nêu ra rồi để đó. Công ty không có chiến lược "kéo" cho chuyên nghiệp. Đó chỉ là nỗ lực của công ty nhằm thoả mãn khách hàng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về giá,có một số các hoạt động phụ trợ nhưng chưa nhiều. Tuy nhiên công ty cổ phần phát triển Tân Viêt An rất chú trọng đến quan hệ với khách hàng nhằm giữ chân khách hàng với công ty. Nhằm "kéo" các khách hàng tiềm năng về với công ty. Tóm lại, chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An đã được xây dựng một cách bán chuyên nghiệp, nó chỉ dừng lại ở mức nêu trên và chưa có đủ những biện pháp để thực hiện chúng. công ty cần cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện tốt các chiến lược mà các thành viên trong công ty nêu ra. 4. Những hoạt động marketing cụ thể của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An a. Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mục tiêu Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An chưa có bộ phận nào chuyên trách phần này và cũng chưa đi tìm hiểu thị trường một cách bài bản. Đó là do điều kiện thực tế không cho phép. Kinh phí không nhiều,nhân lực hạn chế. Thời gian này công ty cổ phần phát triển Tân Việt An chưa có đủ điều kiện để nghiên cứu thị trường một cách bài bản và chuyên nghiệp. Nghiên cứu thị trường nhằm phát hiện ra khách hàng mục tiêu là điều mà bất kỳ công ty nào đều phải thực hiện nếu muốn thành công. Nhưng đối với Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An. Nghiên cứu thị trường chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu các thông tin qua nhiều nguồn. Cách làm thông dụng nhất hiện nay của Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An là dựa trên mối quan hệ. Đó là một cách làm có hiệu quả coa nhưng nó có hạn chế là khó phát hiện ra các khách hàng tiềm năng khác. Ngoài ra, Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An còn rất tích cực tìm hiểu về ccs hoạt động của các công ty khác để xin gặp mặt, tạo mối quan hệ tốt để khi có những nhu cầu có thể đáp ứng được, thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty thì sẽ liên hệ nhằm ký được các hợp đồng. Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An thường xuyên cử các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với các công ty để phát hiện ra cơ hội hoặc ít nhất cũng tạo được ấn tượng trong các công ty đã tiếp xúc nhằm có được sự biết đến công ty. Điều này tuy khá vòng vo, hiệu quả thực tế thể hiện bằng các hợp đồng chưa cao nhưng bù lại: khách hàng biết đến công ty nhiều hơn. Cơ hội để có những khách hàng mới trong tương lai sẽ cao hơn vì các khách hàng đã có thể tiếp xúc trực tiếp và đánh giá sơ bộ về Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An. Các mối quan hệ này nên được giữ vững nhằm có thêm được các mối quan hệ tốt đẹp. Khi đó nếu khách hàng có nhu cầu về sản phẩm mà Công ty có thể đáp ứng được, họ sẽ tạo điều kiện cho Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An có thể nhận được hợp đồng. Một lĩnh vực khác mà công ty rất quan tâm đó là tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh. Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An xác định đối thủ cạnh tranh chính là các công ty quảng cáo đang hoạt động khá tốt tại thị trường như công ty du lịch - thương mại - quảng cáo Hà Việt, quảng cáo trẻ Hà Nội, quảng cáo thủ đô… Công ty đã tìm hiểu về cách làm việc, phong cách tác phong của mỗi công ty để có thêm hiểu biết về đối thủ của mình. Xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có những quýêt định phù hợp nhất. các công ty trên đều có những lợi thế và hạn chế nhất định. Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An tìm hiểu rõ và so sánh với công ty của mình để thấy được tình hình, phân tích rõ được những thách thức do đối thủ đem lại. Để có được những điều chỉnh sao cho công ty mình vượt trội hơn đối thủ mặt nào đấy thì mới có thể cạnh tranh được. Hiện nay các công ty quảng cáo trên thị trường Hà Nội là khá nhiều, họ đều lợi thế là có nguồn nhân lực và nguồn tài chính khá lớn, kinh nghiệm nhiều, mối quan hệ rộng. Do thâm nhập thị trường sau Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An nhận ra điểm yếu của họ là do thị trường lớn, khách hàng nhiều nên việc quan tâm đến khách hàng của các công ty trên là chưa tốt lắm. Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An có thể tận dụng điều này để tạo lợi thế cho Công ty. Ngoài ra, việc tìm kiếm những khách hàng mới không được đối thủ cạnh tranh của Công ty chú trọng đặc biệt. Do đó khả năng tìm được khách hàng mới của Công ty là khá cao. b. Các biến số marketing - mix + Về sản phẩm: Sản phẩm của công ty rất đa dạng, mặc dù không trực tiếp sản xuất nhưng những sản phẩm mà công ty cung ứng cho đến nay thì rất phong phú. Công ty có những hợp đồng về việc thiết kế và in lịch, các hợp đồng về biển quảng cáo tầm lớn, các hợp đồng về thiết kế và in catalugue, các hợp đồng về in sách lưu hành nội bộ, sổ cẩm nang, tờ rơi các hợp đồng về thiết kế và trang trí gian hàng hội chợ…. Năm nay, Công ty đang hoàn thành các thủ tục cuối cùng để tổ chức hội chợ vào tháng 11 tại triển lãm Giảng Võ. Công ty đang gửi thư mời tiếp xúc trực tiếp để mời các khách hàng tham gia. Có thể thấy, với số lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường nhiều như vậy thì cơ hội của công ty là khá lớn, công ty có thể thoả mãn yêu cầu đa dạng về sản phẩm của khách hàng. Sản phẩm của công ty bàn giao cho khách hàng cũng là những sản phẩm có chất lượng tốt. Công ty thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để biết được những yêu cầu chi tiết nhất của công ty khách hàng. Thiết kế theo ý của khách hàng và thường xuyên gửi các sản phẩm cho khách hàng kiểm tra. Với các sản phẩm biển quảng cáo tầm lớn, công ty cũng cho khách hàng thấy được chất lượng của những sản phẩm đã được thực hiện trước đó để tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng. Với sản phẩm đa dạng như vậy, đồng nghĩa với việc chuyên môn hoá vào một sản phẩm là chưa cáo với nguồn nhân lực còn ít như hiện nay. Việc một nhân viên phải phụ trách về 2 hoặc 3 mảng sản phẩm một lúc vẫn thường xảy ra. Do đó việc chuyên tâm vào công việc là rất khó. Hơn nữa chi phí đi lại để hoàn thiện và kiểm soát công việc là khá lớn. Mặc dù công ty hiện nay vẫn cần tập trung vào sản phẩm chủ yếu là những lĩnh vực liên quan đến in ấn nhưng việc ôm đồm quá nhiều sản phẩm trong khi tiềm lực về tài chính và nhân sự chưa đủ như thế sẽ làm chất lượng chung của công ty giảm sút đáng kể. + Về giá: Giá mà công ty đưa ra trong thời gian này gồm 2 cách đó là giá đấu thầu và giá thoả định. Đối với những lời mời đấu thầu của các công ty khách hàng. Công ty cổ phần phát triển Tân Việt An đã cử người đi để đấu thầu nhằm có được các hợp đồng mới. Đó cũng là cách khá thông dụng hiện nay của công ty. Cách này hiệu quả thực tế thì chưa cao lắm vì khó cạnh tranh với giá mà công ty khác đưa ra. Tuy nhiên, nó cũng đem lại một số hợp đồng giá trị không lớn lắm và công ty có cơ hội nói về mình trước những khách hàng tiềm năng. Để lại trong đều khách hàng tiềm năng một cái gì đó. Đối với các trường hợp gọi điện hỏi thăm và xin gặp mặt trực tiếp. Công ty thường áp dụng cách đặt giá thoả thuận. Công ty sẽ trực tiếp tiếp xúc thoả thuận giá cả với khách hàng. Đây là trường hợp thường xảy ra đối với những khách hàng quen thuộc của công ty. Những khách hàng này có thể trực tiếp trao đổi, thoả thuận về giá và đưa ra mức giá mà cả 2 đều có thể chấp nhận được. Hiện nay mức giá cho biển tấm lớn tại địa bàn Hà Nội của Công ty là 110USD, mức giá cho biển tấm lớn ngoài đường cao tốc là 90 USD, bạt Hiflex ngoài trời là 2,5USD/1m2 v.v.. Mức giá có thể biến động nhưng biến động rất nhỏ do kết quả thoả thuận cả 2 bên. Có thể thấy với mức giá hiện tại khó có thể cạnh tranh về giá với các công ty khác hiện nay vì mức giá của đối thủ cạnh tranh cũng tương đương như thế. Công ty chỉ có thể cạnh tranh nhờ vào các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Cả 2 cách định giá của công ty đều dựa trên cách định giá dựa vào chi phí giá đưa ra phải bù đắp chi phí. Công ty có vốn tài chính nhỏ nên không thể áp dụng giá xâm nhập được không thể chấp nhận lấy lỗ ngắn nuôi lãi dài hạn được. Tất cả mức giá mà công ty đưa ra đều phải đảm bảo có lãi. Đó là thiệt thòi về cạnh tranh mà công ty phải chấp nhận. + Về phân phối: Công ty chỉ có một trụ sở chính tại số 60 ngõ 151B đường Thái Hà. Kênh phân phối của công ty là kênh phân phối trực tiếp. Công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTìm kiếm khách hàng mục tiêu cho công ty cổ phần phát triển Tân Viêt An.docx
Tài liệu liên quan