Báo cáo thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 2

1.1. Lịch sử hình thành. 2

1.2. Những hoạt động chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội. 8

1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của ngân hàng 9

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV HÀ NỘI 12

2.1.Tình hình đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản. 12

2.2. Vốn và nguồn vốn đầu tư. 15

2.3. Phương pháp lập dự án đầu tư. 16

2.4. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư. Phương hướng hoành thiện công tác tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư. 16

2.5. Công tác thẩm định dự án. 17

2.6. Nội dung phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư hiện đang áp dụng và phương hướng hoàn thiện. 22

2.7. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài. 22

2.8. Các vấn đề về chuyển giao công nghệ. 22

2.9. Công tác đấu thầu, quản lý hoạt động đấu thầu. 23

2.10. Nội dung pháp phân tích rủi ro đầu tư. 23

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN, NHỮNG THUẬN LỢI,KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA BIDV HÀ NỘI 25

3.1. Định hướng phát triển giai đoạn 2006- 2010. 25

3.2. Những thuận lợi và khó khăn: 28

3.3. Một số giải pháp đề ra. 29

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y. Đối với cán bộ cũ: Thông qua hiệu quả công tác, thông qua việc giao nghiên cứu các đề tài khoa học, hội thảo chuyên đề để từ đó có tổng kết đánh giá nhận xét. Hàng năm Ban chấp hành Đảng ủy, Ban giám đốc đều có đánh giá phân loại cán bộ, đảng viên. Từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch đề bạt cán bộ. Đào tạo cho tất cả cán bộ công nhân viên những nội dung sau: Truyền thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội 50 năm xây dựng và trưởng thành. Văn hóa doanh nghiệp. Chính sách cán bộ trong đào tạo: Chi nhánh thường xuyên làm: Lập kế hoạch đào tạo hàng năm và báo cáo kế hoạch đào tạo, thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, nâng lương, dề bạt những cán bộ có năng lực trong chi nhánh ( Chẳng hạn, năm 2005 tổ chức 48 lớp, trong đó Trung tâm đào tạo BIDV 22 lớp, Chi nhánh tự tổ chức và gửi các trường 26 lớp, tổng số 717 lượt cán bộ tham gia). Đồng thời chi nhánh cũng có định hướng và lập kế hoạch đào tạo tiếp từng đối tượng theo yêu cầu và tiêu chuẩn ( cán bộ quản trị điều hành, cán bộ thực hành nghiệp vụ, nâng cao về trình độ chính trị, bồi dưỡng Đảng…) để triển khai Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời ký mới, thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, BIDV Hà Nội cũng tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội như: Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, Quỹ bảo trợ trẻ em, Quỹ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai… Đồng thời, BIDV Hà Nội cũng duy trì thường xuyên các hoạt động tặng quà các gia đình thương binh liệt sỹ, ủng hộ trẻ em nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, khuyến học… BIDV Hà Nội còn là đầu mối quan hệ chủ chốt của Hệ thống trong việc tiếp cận chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô Hà Nội, trong đo phải kể đến việc đề suất tham mưu cho Ban lãnh đạo BIDV Việt Nam ký kết thành công hợp đồng thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa BIDV và 5 Tổng công ty, doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn Hà Nội, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển của Thủ đô nói chung cũng như của toàn nghành. BIDV Hà Nội là một đơn vị gương mẫu, luôn luôn đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật, quy định của cấp trên, của ngành, cũng như tiếp thu tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng tổ chức Đảng “ trong sạch, vững mạnh”, luôn phát huy được truyền thống “đoàn kết, ổn định, kiên trì và bản lĩnh” , xứng đáng là “ lá cờ đầu” của hệ thống BIDV . 1.2. Những hoạt động chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội. Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần dưới nhiều hình thức. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Đại lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ chính thức của chính phủ, các nước và các tổ chức Tài chính tín dụng nước ngoài đói với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào. Đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, JCBcard, cung cấp du lịch, ATM. Thực hiện các dịch vụ ngân qũy: Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà. Kinh doanh ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư . 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của ngân hàng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).; được phân cấp hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp I, xếp hạng doanh nghiệp: hạng I (theo quyết định cảu thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam). Mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Với mô hình tổ chức đến đầu năm 2006, tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là 317 người, trong đó trên 80% cán bộ đạt trình độ Đại học và trên Đại học. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là đơn vị thành viên trong hệ thống BIDV với đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một đơn vị thành viên trong hệ thống BIDV. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội được trình bày theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội Ban Giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng tiền tệ KQ Phòng TD 3 Phòng TD1 Phòng TD 4 Phòng TD 2 Khố tín dụng Khối dịch vụ khách hàng Khối hỗ trợ kinh doanh Khối quản lý nội bộ Các đơn vị trực thuộc Phòng DVKHDN Phòng kế hoạch nghiệp vụ Phòng tổ chức CB Phòng DVKHCN Phòng TĐ- QLTD Văn phòng Các phòng giao dịch 1,2,6,10,12,17,18 Phòng thanh toán quốc tế Phòng KTKTNB Phòng điện toán Căn cứ theo mô hình và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội với 23 đầu mối bao gồm Ban giám đốc và các Phòng ban liên quan, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trải đều xung quanh địa bàn Thủ đô Hà Nội. 08 phòng giao dịch hoạt động theo chức năng ngân hàng bán lẻ cung cấp đa dạng các sản phẩm dịc vụ của ngân hàng hiện đại tới khách hàng. Ban Giám Đốc của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội hiện nay gồm 6 người: Giám đốc ông Ngô Văn Dũng: là người đứng đầu và chịu mọi trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về điều hành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Các Phó giám đốc: 5 người: Bà Trần Mỹ Phương. Bà Phạm Thị Minh Châu. ông Võ Thọ Hùng Bà Nguyễn Thị Thuý Vân. Bà Bùi Thị Huyền Trang. Các Phó giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một số công việc và trực tiếp chỉ đạo một số phòng thuộc bộ máy của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội( gọi tắt là phụ trách khối). Chương ii Tình hình hoạt động của BIDV Hà Nội Tình hình đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư xây dựng cơ bản: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội là một Chi nhánh ngân hàng thương mại trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, do vậy các hoạt động trực tiếp đầu tư xây dựng cơ bản rất ít diễn ra và khi diễn ra thường do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trực tiếp đứng ra đầu tư. Sắp tới, trong năm 2008 này, trụ sở chính của BIDV Hà Nội tại số 4B Lê Thánh Tông sẽ được tiến hành xây dựng lại, tuy nhiên dự án này lại là do BIDV Việt Nam làm chủ đầu tư. Tuy không trực tiếp đứng ra tiến hành xây dựng cơ bản, nhưng trong suốt 50 năm qua ngân hàng đã gián tiếp đóng góp vào việc thúc đẩy đầu tư xây dựng cơ bản thông qua việc hướng trọng tâm trọng điểm là cung ứn vốn cho đầu tư, phát triển những công trình then chốt phục vụ cho việc xây dựng kinh tế thủ đô, đầu tư tập trung nhằm đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực như: khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, công trình giao thông trên địa bàn…, tăng tỷ trọng cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tích cực tìm kiếm các dự án có hiệu quả. Chi nhánh Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc việc triển khai đầu tư xây dựng hàng trăm dự án phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế Thủ đô, chương trình phát triển nhà ở của Hà Nội giai đoạn 2001 – 2005, chẳng hạn như đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho công ty cơ điện Trần Phú, Công ty chiếu sáng Đô thị, Công ty điện tử Hà Nội, Công ty tu tạo Hà Nội, Công ty xây dựng Hồng Hà, Công ty xây dựng số 3, Công ty Thuỷ Tạ Hà Nội, Nhà máy bia Việt Pháp, Công ty Hoa Việt, Công ty Sô- Phia…. Các dự án lớn khác : cầu Vĩnh Tuy, nâng cấp quốc lộ 355 Hải Phòng, thuỷ điện A Vương, Sơn La, nhiệt điện Phú Mỹ, Uông Bí ( mở rộng), khu chưng cư cao cấp Láng Hoà Lạc, Công ty cơ điện Trần Phú, Nhà máy sản xuất ô tô Xuân Kiên… Về đầu tư phát triển cho Ngân hàng: Trong những năm qua, BIDV Hà Nội đã không ngừng đầu tư vào các trang thiết bị hệ thống công nghệ thông tin, bao gồm: Phần cứng, phần mềm, viễn thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã xây dựng được chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ 20, Ban lãnh đạo BIDV Hà Nội đã có những nhận thức rất rõ nét về vai trò của Tin học (một môn học còn khá mới mẻ đối với xã hội Việt Nam lúc đó) đối với hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Những nhận thức có tính đột phá đó đã được cụ thể hoá bằng việc xuất hiện chiếc máy tính cá nhân đầu tiên tại Chi nhánh Hà Nội vào năm 1993 ( khi đó chỉ có phòng đặt máy tính của ngân hàng là có máy điều hoà nhiệt độ). Và cũng trong năm đó Phòng Thông tin - Điện toán (bây giờ là Phòng Điện toán) được thành lập. Mặc dù còn rất nhiều lúng túng ban đầu do không có các cán bộ điện toán chuyên nghiệp, nhưng ngay trong năm đó Chi nhánh đã chủ động phối hợp với Trung tâm Tin học thuộc Ngân hàng Nhà nước bắt tay vào nghiên cứu để đưa tin học ứng dụng vào các nghiệp vụ của ngân hàng. Từ năm 1994 đến 1996, Chi nhánh đã được trang bị nhiều máy tính hơn, việc ứng dụng tin học tại Chi nhánh đã được mở rộng sang một số nghiệp vụ khác như huy động vốn, thanh toán, truyền tin và các ứng dụng tin học văn phòng trở nên phổ cập. Chủ động bám sát kế hoạch phát triển ứng dụng tin học của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Hà Nội là một trong những chi nhánh đầu tiên triển khai các chương trình ứng dụng trong các nghịêp vụ huy động vốn, kế toán, thanh toán. Trong giai đoạn này chi nhánh đã tiến hành thiết kế và lắp đặt mạng nội bộ ( LAN) tại Hội sở chính nhằm tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa các máy cá nhân và là tiền đề để xây dựng các ứng dụng chạy trên mạng cục bộ. Giai đoạn 1996 – 2000: Tất cả các phòng nghiệp vụ của Chi nhánh đều được trang bị máy tính cá nhân và nối mạng cục bộ. Chi nhánh cũng đã hoàn thành việc xây dựng mạng cục bộ cho 4 chi nhánh trực thuộc. Đến năm 2000, các mạng cục bộ này đã được nối mạng diện rộng (WAN) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua hệ thống đường truyền riêng của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trên cơ sở nền tảng kỹ thuật đó, các ứng dụng phần mềm của Chi nhánh đã được nâng cấp hoặc thay thế bằng những phần mềm được xây dựng trên công nghệ mới có thể tận dụng khả năng về hạ tầng kỹ thuật Giai đoạn từ 2000 đến 2005: Đây cũng là giai động mà Chỉ thị 58- CT/TW của Bộ Chính trị yêu cầu các ngành các cấp phải đẩy mạnh ứng dụng và đầu tư phát triển công nghệ thông tin một cách có hiệu quả. Thấy rõ vai trò của công nghệ thông tin ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã chỉ đạo các phòng, các đơn vị tiến hành thường xuyên rà soát hệ thống cũ, tìm hiểu về hệ thống mới, phát hiện ra những vấn đề không tương thích hoặc còn thiếu của hệ thống cũ khi chuyển sang hệ thống mới. Chi nhánh Hà Nội đã triển khai thành công Dự án Hiện đại hoá vào năm 2004. Đến nay, Chi nhánh đã đạt được mỗi cán bộ ngân hàng đều có một máy tính cá nhân. Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Nhận thức rõ vai trò của con người trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Chi nhánh, với phương châm “ công nghệ mới đòi hỏi con người mới”, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã có những kế hoạch cụ thể về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và nâng cao trình độ tin học cho toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh. Chính vì đầu tư vào các công nghệ hiện đại đã phục vụ cho công tác kinh doanh hiệu quả và là nền tảng để Chi nhánh Hà Nội áp dụng và phát triển nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại như: các sản phẩm liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, các sản phẩm thẻ, séc, home – banking, mobi – banking. Kết quả là BIDV Hà Nội đã ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng tới mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, nguồn khách hàng này đã đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. 2.2. Vốn và nguồn vốn đầu tư. Cùng với thời gian, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội cũng liên tục đổi mới toàn diện cả về chiều rộng và chiều sâu, trong đó không thể không kể đến công tác lập và giao kế hoạch huy động và sử dụng vốn, nhân tố quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong suốt thời gian qua. Trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng, công tác xây dựng kế hoạch về huy động và sử dụng vốn chưa được triển khai vì hoạt động chủ yếu của Chi nhánh đơn thuần chỉ là việc tiếp nhận thông báo kế hoạch cấp phát từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để thực hiện cấp phát vốn ngân sách cho các đơn vị. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất nhỏ ( < 10%) và chủ yếu là tìên gửi của các tổ chức kinh tế. Sau khi chuyển giao sang Cục Đầu tư phát triển Hà Nội nghiệp vụ cấp phát vốn ngân sách và một phần vốn tín dụng theo kế hoạch nhà nước theo Quyết định của Chính phủ ( năm 1995) làm cho tình hình nguồn vốn của Chi nhánh trong những ngày này cực kỳ khó khăn. Bên cạnh việc đẩy mạnh huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, Chi nhánh đã mở rộng thêm một số hình thức huy động vốn từ dân cư như: huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu với nhiều hình thức đa dạng, phong phú làm co nguồn vốn của Chi nhánh ổn định và tăng trưởng cao. Khi chuyển sang kinh doanh như một ngân hàng thương mại, trước yêu cầu đổi mới , với ý thức gắn liền công tác huy hộng vốn với sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lúc này vấn đề làm sao để có đủ nguồn vốn để mở rộng phát triển tín dụng, trong đó công tác đảm bảo hiệu quả kinh doanh được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, Chi nhánh đã thực hiện xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn làm cơ sở tiền đề phục vụ công tác quản trị điều hành của Ban lãnh đạo Chi nhánh. Đặc biệt là trong ba năm qua, các sản phẩm huy động vốn của BIDV Hà Nội đã có đến vài chục sản phẩm huy động vốn để thu hút được tiền gửi của khách hàng. Do không ngừng phát triển sản phẩm huy động vốn nên BIDV Hà Nội đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm lớn hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1995 2000 2003 2004 2005 2006 Tổng nguồn vốn huy động 420.5 2 926 4 350 4 490 5 332 6 762 1. Tiền gửi dân cư 156 1 691 1 670 1 766 1 930 2 284 2. Tiền gửi TCKT 264.5 1 235 2 680 2 724 3 402 4 478 Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Hà Nội qua các năm. 2.3. Phương pháp lập dự án đầu tư. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là một ngân hàng thương mại, do vậy hoạt động chính của Ngân hàng là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng không trực tiếp đứng ra đầu tư thực hiện các dự án. Vậy nên, ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội không tiến hành hoạt động lập dự án. 2.4. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư. Phương hướng hoành thiện công tác tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, do vậy các hoạt động trực tiếp đầu tư rất ít tiến hành. Hầu như mọi hoạt động đầu tư lớn về cơ sở vật chất đều do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiên. Vì vậy, công tác tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư ở Chi nhánh hầu như không được quan tâm. Những hoạt động đầu tư nhỏ do Chi nhánh tiến hành thì phần lớn sẽ được giao cho Văn phòng thực hiện. 2.5. Công tác thẩm định dự án. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là một trong những ngân hàng tiến hành cho vay theo dự án rất nhiều, do vậy công tác thẩm định dự án của Chi nhánh khá hoàn thiện và được quy định khá chi tiết cụ thể trong Quy trình Thẩm định. Mục tiêu của công tác thẩm định: Nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xẩy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đầu tư. Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho chủ đầu tư, tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro. Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay; tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng. Nội dung thẩm định: Các nội dung chính phải thẩm định bao gồm: Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án. Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật. Địa điểm xây dựng. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án. Công nghệ, thiết bị. Quy mô, giải pháp xây dựng. Môi trường, phòng cháy chữa cháy. … Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư dự án. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án. Nguồn vốn đầu tư. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Trên cơ sở những nội dung đánh giá, phân tích ở trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản, yêu cầu bắt buộc phải thiết lập, hoàn chỉnh kèm theo Báo cáo thẩm định gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh ( báo cáo lãi, lỗ). Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Phương pháp thẩm định: Chi nhánh không quy định cụ thể các phương pháp thẩm định phải áp dụng, trong quá trình thẩm định dự án, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án đầu tư xin vay vốn, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ thẩm định sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiẹu quả thực hiện. Tuỳ theo từng dự án đầu tư cụ thể, có thể xem xét bỏ qua một số nội dung nếu không phù ựop. Tổ chức thẩm định: Sau khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ cảu khách hàng sẽ tiến hành thẩm định lần 1. Đối với các dự án có mức vốn nhỏ thì cán bộ Phòng Tín dụng sẽ tiến hành thẩm định chéo hồ sơ khách hàng trước khi quyết định cho dự án vay vốn. Đối với các dự án có số vốn lớn hơn và phức tạp hơn thì sau khi cán bộ tín dụng thẩm định lần 1 sẽ chuyển hồ sơ khách hàng sang Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng để tiến hành thẩm định lần 2 trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Đối với các dự án quy mô vốn quá lớn thì sẽ phải đưa ra Hội đồng tín dụng thẩm định. Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư. Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Lập Báo cáo thẩm định Bổ sung, giải trình Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Lưu hồ sơ/ tài liệu Thẩm định Nhận hồ sơ để thẩm định. Chưa đủ điều kiện thẩm định Chưa rõ Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra, kiểm soát Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Chưa đạt yêu cầu Đạt Quy định cụ thể về giới hạn mức vốn của dự án mà các cấp có quyền phê duyệt được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội quy định cụ thể tại Quyết định 0011- NB/QĐ - GĐ do Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội ban hành ngày 4/1/2007. Đơn vị: tỷ đồng Đối tượng/ Phạm vi Phòng tín dụng Phòng giao dịch Điểm giao dịch AA,A BB b Cc,c AA,A BB b Cc,c AA,A BB b Cc,c I – Tổng công ty 1. Hạn mức, món TDNH Khi xác định cho vay lần đầu >40 >36 >28 >20 >18 >14 >10 >9 >7 Khi xác định cho vay >80 >70 >60 >40 >40 >35 >30 >20 >20 >15 >10 >5 2. Cho vay trung, dài hạn Theo mức vay >40 >30 >15 >20 >15 >8 >10 >8 >4 Theo thời gian vay (năm) >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 II- Doanh nghiệp 1. Hạn mức, món TDNH Khi xác định cho vay lần đầu >30 >25 >20 >15 >10 >5 >10 >5 >5 Khi xác định cho vay >50 >40 >30 >20 >25 >20 >15 >10 >15 >10 >5 >5 2. Cho vay trung, dài hạn Theo mức vay >20 >15 >10 >10 >5 >3 >5 >3 >1 Theo thời gian vay (năm) >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 III- Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. Hạn mức, món TDNH Khi xác định cho vay lần đầu >20 >15 >10 >15 >10 >5 >8 >5 >3 Khi xác định cho vay >30 >20 >10 >15 >10 >5 >8 >5 >3 2. Cho vay trung, dài hạn Theo mức vay >10 >8 >5 >5 >3 >1 >3 2 >0.5 Theo thời gian vay (năm) >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 >5 IV- Khách hàng khác Khi khách hàng vay >2 >2 >2 >2 >1 >1 >1 >1 >0.5 >0.5 >0.5 >0.5 2.6. Nội dung phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư hiện đang áp dụng và phương hướng hoàn thiện. Như đã nói ở trên, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội không trực tiếp đứng ra thực hiện đầu tư cơ bản, mà Ngân hàng chỉ cung cấp vốn cho các dự án đầu tư. Do vậy, Ngân hàng chỉ đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư thông qua việc đánh gía kết quả và hiệu quả của dự án sau khi dự án đi vào hoạt động. Ngân hàng thường đánh giá hiệu quả đầu tư thông qua việc trả nợ của dự án, số tiền lãi ngân hàng thu về từ việc tài trợ vốn cho dự án, số tiền phí mà ngân hàng thu được từ dự án. 2.7. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài. Thực hiện đường lối mở cửa hợp tác quốc tê, Chi nhánh Hà Nội đã mở nhiều hình thức liên doanh hợp tác với nước ngoài trên nhiều lĩnh vực như: vay vốn, tài trợ xuất nhập khẩu, uỷ thác, thanh toán, bảo lãnh và ngân hàng đại lý... Từ năm 1977, BIDV đã có uan hệ đại lý với 400 ngân hàng, đến nay đã lên tới 800 ngân hàng. BIDV Hà Nội đã giúp BIDV Việt Nam liên doanh thành lập Ngân hàng VID PUBLIC BANK, Ngân hàng liên doanh Việt – Nga, Công ty liên doanh quản lý Quỹ Đầu tư giữa BIDV với đối tác là Công ty của Mỹ, Công ty liên doanh xây dựng tháp BIDV tại Hà Nội, Công ty liên doanh Bảo hiểm Việt – úc cũng như tham gia tổ chức thành công Hội nghị APEC Hà Nội 2006. Đây chính là một hình thức đóng góp cụ thể của BIDV Hà Nội vào việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô Hà Nội. 2.8. Các vấn đề về chuyển giao công nghệ. BIDV Hà Nội là một ngân hàng thương mại, không phải là một đơn vị sản xuất nên hoạt động chuyển giao công nghệ gần như không diễn ra. 2.9. Công tác đấu thầu, quản lý hoạt động đấu thầu. Mọi hoạt động đầu tư, BIDV Hà Nội đều không được trực tiếp đứng ra đầu tư, BIDV Việt Nam mới là chủ đầu tư do vậy công tác đấu thầu và quản lý đấu thầu BIDV Hà Nội cũng không thực hiện. 2.10. Nội dung pháp phân tích rủi ro đầu tư. Hoạt động của ngân hàng luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, nhất là hoạt động cho vay, đầu tư tài trợ vốn cho các dự án đầu tư. Ngân hàng chia rủi ro ra theo 3 chủ thể liên quan trực tiếp, bao gồm: Rủi ro của dự án. Rủi ro từ phía khách hàng. Rủi ro do chủ quan về phía ngân hàng. Từ việc xác định các loại rủi ro tiềm ẩn trên ngân hàng đã chủ động phòng ngừa thông qua các tác nghiệp chính của ngân hàng, và thông qua việc theo dõi, bám sát khách hàng vay, dự án vay. Về phía ngân hàng: Thực hiện đúng yêu cầu của quy trình nghiệp vụ trong phán quyết tín dụng. Tổ chức luân chuyển hồ sơ tín dụng đúng quy định, đảm bảo các nội dung đều được xem xét, phân tích, đánh giá khách quan đúng bản chất của dự án và tín dụng. Tăng cường công tác giám sát trước, trong và sau khi cho vay, đặc biệt là công tác giám sát sau khi cho vay: tài sản đảm bảo nợ vay, dự án và người vay. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá đúng, kịp thời những biến động của người vay, dự án vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Phân loại thứ tự rủi ro và thứ tự, trình tự khi xử lý. Phân loại khách hàng: trên cơ sở đánh giá nhận xét về khách hàng ( hoạt động sản xuất kinh doanh và vận hành khai thác dự án), nhận định những rủi ro tiềm ẩn đối với khách hàng, đối với dự án, từng bước chấm, đánh giá, phân loại, xếp loại khách hàng. Trước mắt, có thể thực hiện việc phân loại, xếp loại theo các chỉ tiêu định tính; về lâu dài, khi số liệu tổng hợp đã tương đối đầy đủ thì có thể xây dựng thang điểm theo từng chỉ tiêu, làm căn cứ xây dựng các chỉ tiêu định lượng trong phân loại, xếp loại khách hàng. Trên cơ sở chính sách tín dụng, thẹc hiện việc phân loại khách hàng từ đó xây dựng chính sách khách hàng phù hợp. Về phía dự án và doanh nghiệp: Nắm vững, bám sát tình hình doanh nghiệp: tổ chức bộ máy, hoạt động sản xuất kinh doanh: kết quả, chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh… Thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng, thị trường, dự án. Kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11714.doc
Tài liệu liên quan