Báo cáo Thực tập tốt nghiệp xây dựng cầu - Công trình Cầu Ba La

MỤC LỤC

 

Chương 1.TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG XÂY DỰNG CẦU

1.1 Cơ cấu tổ chức và chúc năng của các phòng ban

1.2 Các tổ chức quản lý trong xây dựng cầu

- Chủ đầu tư - Ban quản lý dự án

- Nhà thầu thi công

- Tư vấn thiết kế

- Tư vấn giám sát

Chương 2.MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG

2.1 Máy làm đất

2.2 Máy đóng cọc

2.3 Thiết bị căng kéo cáp dự ứng lực

2.4 Máy móc,thiết bị lao lắp kêt cấu nhịp cầu

Chương 3.QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

3.1 Công tác bố trí mặt bằng thi công

3.2 Công tác giám sát

3.3 Công tác nghiệm thu

3.4 Công tác quán lý vật tư, máy móc thiết bị

Chương 4. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH,HỒ SƠ TRONG XÂY DỰNG CẦU

4.1. Kế hoạch trong xây dựng

4.2. Công tác hồ sơ

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp xây dựng cầu - Công trình Cầu Ba La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng; - Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng; - Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; - Đề xuất với chủ đầu tư công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi; 3.2.1.2. Điều kiện +Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau:    - Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.    - Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ theo quy định và đã nộp lệ phí theo quy định. -Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp. -Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình được nghiệm thu bàn giao. -Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2004)). -Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp.) 3.2.2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và yêu cầu với công tác Tư vấn Giám sát Khảo sát Xây dựng 1) Chức năng: Thay mặt Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư thực hiện các chức năng: - Giám sát-kiểm tra mọi hoạt động khảo sát của Nhà thầu dựng tuân theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật công bố trong phương án và hợp đồng. - Giám sát-kiểm tra và đôn đốc các hoạt động khảo sát của Nhà thầu thực hiện đúng tiến độ, đúng giá thành đã công bố và thuân theo hợp đồng. - Tư vấn gải pháp hoặc xem xét kiểm tra và chấp thuận gải pháp do Nhà thầu đề xuất, kiến nghị lên Tư vấn trưởng hay Chủ đầu tư để gải quyết các sự cố không lường trước, các kiến nghị thay đổi có lợi cho tiến độ, bảo đảm giá thành và yêu cầu kỹ thuật.  - Chịu trách nhiệm, trong phạm vi chức trách ghi trong hợp đồng, trước Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ và giá thành của công tác khảo sát do Nhà thầu thực hiện.  - Thường xuyên theo dõi, thu thập các số liệu cần thiết để lập báo cáo hoặt động khảo sát định kỳ đến Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư. 2) Nhiệm vụ:  - Tổ chức nhận sự đủ, đúng chuyên môn và có năng lực thực hiện công tác giám sát kiểm tra theo các bộ môn chuyên môn. - Yêu cầu các trang bị vật tư, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác giám sát-kiểm tra. - Lập các biểu, bảng yêu cầu, bảng hưởng dẫn cung cấp cho Nhà thầu hoạt động và trình Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt.  - Tổ chức giám sát, kiểm tra thương xuyên mọi hoạt động khảo sát của Nhà thầu từ khâu hiện trường đến các thí nghiệm trong phòng. - Trong phạm vi chức năng, chủ động phân tích, tính toán, lập luận để đề ra gải pháp khắc phục sự cố hoặc thay đổi gải pháp trước là bất hợp lý có khả năng ảnh hưởng tiến độ, giá thành và chất lượng. Nhiệm vụ này cần thống nhất giữa Nhà thầu, Chủ đầu tư hoặc Tư vấn trưởng. - Thường kỳ lập báo cáo kết quả hoạt động công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu và của công tác tư vấn giám sát lên Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư.  3) Quyền hạn:  - Thự thi các quyền hạn được Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư ủy nhiệm, ghi trong quyết định hoặc hợp đồng. - Có quyền không chấp nhận bất kỳ công việc khảo sát, vật tư, thiết bị, máy móc hoặc một sản phẩm khảo sát không tuân theo chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đã công bố trong “Phương án khảo sát” hoặc trong “Yêu cầu kỹ thuật khảo sát” và theo hợp đồng. - Có quyền thay mặt Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư (sau khi trình và được chấp nhận) lập “Chỉ dẫn kỹ thuật”, “Yêu cầu kỹ thuật”, “Yêu cầu bổ xung”, “Quyết định thay đổi” cho những vấn đề mới nảy sinh ngoài dự kiến, hoặc cho các hạng mục mà chưa rõ ràng về kỹ thuật, có nguy cơ không an toàn và chậm tiến độ.  4) Trách nhiệm:  - Chịu trách nhiệm về chất lượng kỹ thuật, tiên độ, giá thành công tác khảo sát trước Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư trong phạm vi chức trách đã nêu trong hợp đồng.  5) Yêu cầu:  - Có bằng đại học đúng chuyên môn trong phạm vi mình chịu trách nhiệm Tư vấn giám sát. - Có kinh nghiệm ít nhất 3 năm cho thi công hoặc giám sát thi công các công trình khảo sát trong phạm vi chuyên môn của mình. - Có kiến thức rộng rãi về chuyên môn trong phạm vi giám sát không những trong nước mà cả trong khu vực và Quốc tế. - Am hiểu các loại thiết bi, máy móc, quy trình, tiêu chuẩn của chuyên môn giám sát, ngang tầm khu vực và Quốc tế. - Thông thạo vi tính và tiếng Anh chuyên dụng. 3.2.3 Các nội dung giám sát trong quá trình thi công 3.2.3.1 Giám sát quá trình thi công Trong quá trình thi công, tư vấn giám sát thi công tiến hành: 1. Lập và ghi nhật ký giám sát thi công. 2. Đối với các hạng mục quan trọng như cọc khoan nhồi và thi công dầm I 33 m: a) Kiểm tra và giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống quá trình nhà thầu thi công triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào nhật ký giám sát thi công; b) Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu (đối với trường hợp thi công phức tạp); c) Kiểm tra số lượng, hình thức bên ngoài, bên trong của các thiết bị thi công 3. Tham gia công tác nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án hoặc hạng mục dự án. Khi công tác nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng, tiến hành lập biên bản nghiệm thu bàn giao sản phẩm dự án 4. Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công. 5. Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế thi công để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh. 6. Xác nhận hồ sơ hoàn công: trong quá trình triển khai thực hiện dự án đơn vị giám sát thi công ký xác nhận vào các bản vẽ thực tế triển khai thi công. 7. Tổng hợp các biên bản, lập hồ sơ báo cáo giám sát thi công trình chủ đầu tư, đồng thời đề nghị chủ đầu tư tiến hành công tác tổng nghiệm thu bàn giao toàn bộ các sản phẩm của dự án. 3.2.3.2. Giám sát khối lượng thi công Trong quá trình giám sát thi công dự án, tư vấn giám sát thi công thực hiện: - Giám sát thi công theo khối lượng của thiết kế thi công được phê duyệt. - Tính toán và xác nhận khối lượng thi công do nhà thầu thi công đã hoàn thành theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đối chiếu với thiết kế thi công được duyệt. - Nếu có phát sinh khối lượng, phần phát sinh đó phải được chủ đầu tư phê duyệt. - Kết quả phê duyệt phần khối lượng phát sinh đó là cơ sở để thanh toán, quyết toán dự án. 3.2.3.3. Giám sát tiến độ thi công Trong quá trình giám sát thi công dự án, tư vấn giám sát thi công thực hiện: - Kiểm tra việc nhà thầu thi công lập tiến độ thi công trước khi triển khai thi công. Tiến độ thi công phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. - Kiểm tra việc lập tiến độ thi công cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm đối với dự án có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài. - Kiểm tra việc nhà thầu thi công lập tiến độ thi công chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện. - Theo dõi, giám sát tiến độ thi công. - Đề xuất với chủ đầu tư, nhà thầu thi công và các bên liên quan điều chỉnh tiến độ thi công trong trường hợp tiến độ thi công ở một số giai đoạn bị kéo dài. Trường hợp xét thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ dự án. - Đề xuất chủ đầu tư phạt vi phạm và yêu cầu nhà thầu thi công bồi thường thiệt hại khi kéo dài tiến độ thi công gây thiệt hại cho chủ đầu tư. 3.2.3.4 Quản lý thay đổi trong thi công Trong quá trình thi công, trường hợp phát hiện những yếu tố bất hợp lý hoặc xuất hiện yếu tố mới nếu không thay đổi thiết kế thi công sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư của dự án, tiến độ thi công, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án, tư vấn giám sát thi công báo cáo chủ đầu tư đồng thời lập biên bản hiện trường 3.2.3.5 Nhật ký giám sát thi công Việc ghi nhật ký phải thường xuyên, kể cả những ngày nghỉ. Nội dung nhật ký giám sát thi công gồm: a) Mô tả tóm tắt quá trình thi công; b) Diễn biến tình hình thi công hàng ngày; c) Tình trạng thực tế của vật tư, vật liệu, thiết bị sử dụng; d) Những sai lệch so với hồ sơ thiết kế thi công, ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa (nếu có). 3.2.4 Giám sát tác giả 3.2.4.1 Khái niệm +Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế. +Giám sát tác giả nhằm phát hiện sự sai khác giữa thi công với phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn . +Người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế.Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. +Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu 3.2.4.2. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình 1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng. 2. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. 3. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu. 3.2.4.3. Người thực hiện giám sát tác giả +Tùy theo số bước thiết kế, những nhà thầu thiết kế xây dựng công trình sau đây phải cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng : Đối với thiết kế 1 bước: nhà thầu thiết kế thực hiện thiết kế bản vẽ thi công ; Đối với thiết kế 2 bước: nhà thầu thiết kế thực hiện thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công; Đối với thiết kế 3 bước: nhà thầu thiết kế thực hiện thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật. +Nhà thầu thiết kế đối với thiết kế hai bước và ba bước nêu trên chỉ là một khi tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn được bảo đảm quyền tác giả, được thực hiện lập dự án và các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực. 3.3. Công tác nghiệm thu 3.3.1 Cơ sở của công tác nghiệm thu - Quá trình tiến hành đầu tư và xây dựng phải qua các bước : Chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư và đưa công trình vào khai thác sử dụng cho đến thời gian hoàn vốn. - Trong mọi giai đoạn đều diễn ra khâu công tác là hợp đồng, thực hiện hợp đồng và nghiệm thu khi hoàn tất từng bộ phận hay toàn bộ hợp đồng. Sau khâu nghiệm thu, chủ đầu tư phải thanh toán cho các nhà thầu thực hiện từng công tác . Công tác nghiệm thu chứng tỏ rằng công việc đó được tiến hành và đó làm xong , chất lượng công việc đạt theo các yêu cầu đề ra trong hồ sơ mời thầu, theo đúng các quy chuẩn và tiêu chuẩn được xác định và theo đúng kế hoạch. Công việc đó hoàn thành trong điều kiện nhà thầu quản lý chất lượng cẩn thận, có sự giám sát của chủ đầu tư, đúng số lượng và công trỡnh bảo đảm các điều kiện sử dụng an toàn, thuận lợi, không làm suy giảm các yếu tố môi trường. - Để được thanh toán, sản phẩm xây dựng trước hết phải làm các thủ tục nghiệm thu chứng tỏ rằng công việc đó hoàn thành. Việc nghiệm thu thực hiện theo quy định của Nghị định 209/CP của Chính phủ và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371-2006 , Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng. Nghị định 209 có được sửa đổi bổ sung một số điều nhưng không ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu công trình xây dựng. - Chủ đầu tư tổ chức công tác nghiệm thu hoàn thành theo cỏc quy trình sau: ·  Nghiệm thu cụng việc xây dựng ·  Nghiệm thu bộ phận cụng trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng ·  Nghiệm thu hoàn thành công trình/ hạnh mục công trình xây dựng. - Cơ sở để nghiệm thu công tác xây dựng là : + Các yêu cầu của bộ Hồ sơ mời thầu, + Hợp đồng kinh tế kỹ thuật ký kết giữa chủ đầu tư và các nhà thầu, + Các văn bản quản lý Nhà Nước trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng liên quan, + Các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan. Hồ sơ nghiệm thu hoàn thành bao gồm: · Biên bản nghiệm thu · Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu · Biên bản nghiệm thu và bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu là những tài liệu bắt buộc có trong hồ sơ thanh toán công việc, giai đọan thi công, hạng mục công trình và cụng trình đó hoàn thành. -Thuật ngữ nghiệm thu nêu trong chuyên đề này là nghiệm thu công tác xây dựng đó hoàn thành chủ yếu là trong giai đoạn thực hiện đầu tư, không đề cập đến các khâu nghiệm thu đó làm trước đó như nghiệm thu công tác khảo sát, công tác thiết kế, công tác xác định mốc giới, chỉ giới ... Điều kiện để công tác được nghiệm thu + Chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, máy móc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn TCXDVN 371/2006 và các tiêu chuẩn qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan. + Đối với công trình hoàn thành nhưng vẫn còn các tồn tại về chất lượng mà những tồn tại đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu đồng thời phải tiến hành những công việc sau đây: - Lập bảng thống kê các các tồn tại về chất lượng (theo mẫu ghi ở phụ lục N) và quy định thời hạn sửa chữa, khắc phục để nhà thầu thực hiện; - Các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục các các tồn tại đó; - Tiến hành nghiệm thu lại sau khi các các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa khắc phục xong. + Nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của đơn vị sản xuất. + Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong. Chưa lập văn bản nghiệm thu công trình hoàn thành, chưa được thanh toán , nếu trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu ghi thì có thể được tạm ứng chi phí. + Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặc các máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng thay đổi bằng máy móc thiết bị khác thì phải tiến hành nghiệm thu lại. + Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển sang nhà thầu khác thi công tiếp thì nhà thầu đó phải được tham gia nghiệm thu xác nhận vào biên bản. + Các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng trước khi bị che lấp kín phải tổ chức nghiệm thu. + Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng không nghiệm thu được phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt. + Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng sau khi sửa chữa hoặc xử lý gia cố nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu bền vững và các yêu cầu sử dụng bình thường của công trình. Quá trình thực hiện nghiệm thu  + Trong quá trình thi công xây dựng công trình (mới hoặc cải tạo) phải thực hiện các bước nghiệm thu sau: - Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn sẽ được đưa vào sử dụng trong công trình. - Nghiệm thu từng công việc xây dựng; - Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; - Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng. + Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu là đại diện cho phía nhà thầu được coi là bên bán hàng hóa xây dựng, đại diện chủ đầu tư là bên mua hàng, và một số bên như đại diện thiết kế, chuyên gia được mời. Ngoài bên nhà thầu, bên chủ đầu tư, những người cần thiết tham gia sẽ được mời theo yêu cầu của chủ đầu tư theo từng giai đoạn nghiệm thu. +Việc tiến hành nghiệm thu từng bước như sau: 3.3.3.1 Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu - Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu; -  Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình. - Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ. +Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp: -  Các loại vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình; -  Các loại thiết bị, máy móc trước khi đưa vào lắp đặt cho công trình; Hồ sơ cần có trước khi tiến hành nghiệm thu là : - Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng của vật liệu, bán thành phẩm, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất; - Khi cần có kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại hiện trường (nếu thiết kế, chủ đầu tư hoặc tiêu chuẩn, qui phạm yêu cầu) thì những hồ sơ này phải đầy đủ. Nội dung và trình tự nghiệm thu: a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu; b) Kiểm tra chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất; c) Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm; d) Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: - Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm để thí nghiệm bổ sung; -  Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu; -  Thẩm tra mức độ đúng đắn của các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp. e) Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định (nếu có) với tài liệu thiết kế được duyệt, các yêu cầu của các tiêu chuẩn, qui phạm kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. f) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận: - Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo mẫu được quy định; Những mẫu hồ sơ ghi nhận kết quả nghiệm thu, chủ đầu tư có thể soạn thảo cho phù hợp với tính chất của công trình, có thể lấy theo mẫu của các tiêu chuẩn đã ban hành. ( theo Nghị định 49/2008 NĐ-CP ngày 18-4-2008 , Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/ NĐ-CP ngày 16- 12- 2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng). - Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng kiểm tra sai với thiết kế được duyệt hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau: + Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu; + Thời gian nhà thầu xây lắp phải phải đưa các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu ra khỏi công trường. 3.3.3.2 Nghiệm thu công việc xây dựng Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu - Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu - Người phụ trách thi công của nhà thầu chịu trách nhiệm thi công công trình. - Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ. Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng công việc xây dựng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp : -  Những công việc xây dựng đã hoàn thành; -  Những công việc lắp đặt thiết bị tĩnh đã hoàn thành; - Những kết cấu, bộ phận công trình sẽ lấp kín; Điều kiện cần để nghiệm thu: a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành trước đó; b) Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu: - Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng; -  Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường; -  Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu; - Bản vẽ hoàn công; - Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu. c) Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Nội dung và trình tự nghiệm thu: a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường; b) Kiểm tra các hồ sơ ghi ở trên; c) Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: -  Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các công việc hoàn thành với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu; - Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ xung; - Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu; -  Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng, và các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp. d) Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. e) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận: -  Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo các mẫu do chủ đầu tư quy định. -  Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng thi công chưa xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau: + Những công việc phải làm lại; + Những thiết bị phải lắp đặt lại; + Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại; + Thời gian làm lại, sửa lại; + Ngày nghiệm thu lại. f) Sau khi đối tượng đã được chấp nhận nghiệm thu cần tiến hành ngay những công việc xây dựng tiếp theo. Nếu dừng lại, thì tuỳ theo tính chất công việc và thời gian dừng lại chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công của chủ đầu tư có thể xem xét và quyết định việc nghiệm thu lại đối tượng đó. 3.3.3.3   Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện; b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với các nhà thầu phụ. c) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định. Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: a) Căn cứ vào qui mô công trình và tham khảo các tài liệu tiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 19.doc
Tài liệu liên quan