Các chuyến thăm thực địa, tình trạng và một số vấn đề nổi bật do phái đoàn kiểm điểm adb ghi chép 25

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC, TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 4

1.1. Động lực, tạo động lực cho người lao động: 4

1.1.1. Động lực, tạo động lực: 4

1.1.1.1. Động lực: 4

1.1.1.2. Tạo động lực: 4

1.1.2. Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động: 4

1.2. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg 5

1.2.1. Nội dung của học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg: 5

1.2.2. Tác động của các nhân tố trong học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg đến động lực làm việc của người lao động: 6

1.3. Các biện pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động trên cơ sở học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg: 6

1.3.1. Về công việc: 6

1.3.2. Về môi trường tổ chức: 7

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV BQLTƯ - DAYTNT - BYT 8

2.1. Tổng quan về BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 8

2.1.1. Dự án Y tế nông thôn (DAYTNT): 8

2.1.2. Sự hình thành của BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 10

2.1.3. Đặc điểm về tổ chức và bộ máy quản lý của BQLTƯ - DAYTNT – BYT: 11

2.1.4. Các hoạt động của Dự án: 16

CÁC CHUYẾN THĂM THỰC ĐỊA, TÌNH TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT DO PHÁI ĐOÀN KIỂM ĐIỂM ADB GHI CHÉP 25

2.2. Phân tích và đánh giá thực tiễn động lực làm việc của nhân viên BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 28

2.2.1. Thực trạng động lực làm việc của CBCNV BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 28

2.2.1.1: Thành tựu: 28

2.2.1.2. Một số tồn tại: 31

2.2.2. Đánh giá về các chính sách và biện pháp tạo động lực của lãnh đạo BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 32

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV BQLTƯ - DAYTNT - BYT 35

3.1. Định hướng phát triển của BQLTƯ - DAYTNT – BYT: 35

3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc của CBCNV BQLTƯ – AYTNT – BYT: 35

3.2.1. Về công việc: 36

3.2.2. Về tổ chức, quản lý: 36

KẾT LUẬN 37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các chuyến thăm thực địa, tình trạng và một số vấn đề nổi bật do phái đoàn kiểm điểm adb ghi chép 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õi Dự án GĐ 2: Xây dựng văn kiện dự án 2.1.2. Sự hình thành của BQLTƯ – DAYTNT – BYT: BQLTƯ - DAYTNT - BYT được thành lập theo số 4025/QĐ – BYT. BQLTƯ - DAYTNT - BYT gọi tắt là PMU/ADB nằm trong Ban quản lý các dự án, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Dự án Y tế nông thôn. 2.1.3. Đặc điểm về tổ chức và bộ máy quản lý của BQLTƯ - DAYTNT – BYT: a) Cơ cấu QLDA: Bộ Trưởng BYT - Ban Chỉ Đạo Dự Án Hình 2.1: Cơ cấu BQLDAYTNT Nhân viên hỗ trợ Thư kí- Kế toán- Lái xe- Nhân viên máy tính- Phiên dịch Giám đốc Dự án BQLDATW Hai phó giám đốc Dự án làm việc toàn bộ thời gian Cán bộ chuyên trách về XDCB Cán bộ chuyên trách về đào tạo BCC Cán bộ chuyên trách về MIS/CBM/ Lập kế hoạch Cán bộ chuyên trách về mua sắm Cán bộ chuyên trách về giải ngân Uỷ ban nhân dân tỉnh Nhóm tư vấn Giám đốc Trung Tâm Y Tế Huyện BQLDAT vb Giám đốc Sở Y Tế Nhân viên hỗ trợ Thư kí/ Nhân viên máy tính- Lái xe Cán bộ chuyên trách về MIS/CBM/ Đào tạo Cán bộ chuyên môn về XDCB Cán bộ chuyên môn về hậu cần/ đấu thầu Nhân viên kế toán BHYTVN Bộ trưởng Bộ Y Tế Ban chỉ đạo Dự án Giám đốc TTYTH b) Trách nhiệm của các đơn vị thực hiện Dự án: Ban chỉ đạo: Thành phần: Ban chỉ đạo được Bộ trưởng Bộ Y Tế thành lập có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ trưởng đưa ra các hướng dẫn về đường lối chung của Dự án và xem xét các báo cáo và tài liệu trình Chính phủ phê duyệt. Ban chỉ đạo bao gồm nhiều đại diện từ các Bộ, các vụ, Cục của Bộ Y Tế và một số thành viên được mời tham gia. Chủ nhiệm Ban chỉ đạo là Thứ trưởng Trần Chí Liêm, gồm có các thành viên: Thứ trưởng thường trực BYT, Đại diện Văn phòng Chính phủ, Đại diện Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Đại diện Bộ Tài Chính, Đại diện Ngân hàng Nhà nước, Đại diện Uỷ ban Quốc gia Dân số- Kế hoạch hoá gia đình, Đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế- BYT, Đại diện lãnh đạo Vụ kế hoạch- BYT, Đại diện lãnh đạo Vụ Tài chính Kế toán- BYT, Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ- BYT, Đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế- BYT, Giám đốc DAYTNT: Uỷ viên thư kí Nhiệm vụ: BCĐDAYTNT có các nhiệm vụ sau: Giúp Bộ trưởng chỉ đạo DAYTNT triển khai thực hiện Dự án đúng mục tiêu, theo hiệp định đã kí kết giữa Chính phủ và ADB, bảo đảm đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao, Thông qua kế hoạch hoạt động hàng năm, hoặc nhiều năm của Dự án trước khi kết thúc Dự án Thông qua các báo cáo đánh giá hàng năm, báo cáo giữa kì và báo cáo khi kết thúc Dự án Phối hợp liên ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động của Dự án, giải quyết những khó khăn, tháo gỡ những ách tắc có tính chất liên ngành, đảm bảo cho Dự án được triển khai đúng tiến độ và mang lại hiệu quả cao, Chỉ đạo Ban Điều Hành các tỉnh trong việc phối hợp liên ngành để thực hiện tốt Dự án ở các địa phương Ban Quản lý Dự án Trung ương (BQLDATƯ): BQLDATƯ là đơn vị chính ở cấp quốc gia được thành lập để thực hiện các hoạt động của Dự án. Giám đốc Dự án đồng thời là người phụ trách BQLDATƯ do Bộ trưởng BYT bổ nhiệm. Dự án được tổ chức sao cho phần lớn các hoạt động được tổ chức sao cho phần lớn các hoạt động được triển khai ở tuyến tỉnh, thông qua sự điều hành của BQLDAT Nhiệm vụ: Hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị thực hiện lập chương trình làm việc, kế hoạch đấu thầu và kế hoạch tài chính Tổng hợp các đề xuất về chương trình làm việc, kế hoạch đấu thầu và kế hoạch tài chính trong kế hoạch làm việc tổng thể của Dự án để trình BYT và các cơ quan Chính phủ phê duyệt Phối hợp với các tổ chức Trung Ương có liên quan để đảm bảo cấp ngân sách theo định mức phân bổ cho các đơn vị thực hiện Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện trong quá trình triển khai Dự án Phát triển và thực hiện kế hoạch hành động của chính BQLDATƯ Theo dõi và giám sát việc triển khai các hoạt động của Dự án và các kế hoạch kiểm toán của tất cả các đơn vị thực hiện Cung cấp thông tin cần thiết tới các đơn vị thực hiện và các nhà tài trợ khác của Dự án Báo cáo về tiến độ thực hiện Dự án theo các quy định và yêu cầu của các bên có thẩm quyền liên quan Ban Quản lý dự án Tỉnh: BQLDAT là bộ phận được thành lập để thực hiện các hoạt động của Dự án tại tuyến tỉnh. Giám đốc Sở Y Tế là người phụ trách BQLDAT. Các nhiệm vụ của BQLDAT là: Chuẩn bị chương trình làm việc và kế hoạch đấu thầu của tỉnh để trình lên BQLDATƯ phê duyệt Thực hiện các hoạt động được phê duyệt Phối hợp với các tổ chức TƯ liên quan đảm bảo việc triển khai có hiệu quả Theo dõi và giám sát việc triển khai các hoạt động của Dự án và Báo cáo về tiến độ thực hiện theo các quy định và yêu cầu của Dự án Bảo hiểm y tế Việt Nam: Bảo hiểm y tế Việt Nam (BHYTVN) được gắn liền với hoạt động BHYT trong Dự án. Các trách nhiệm của BHYTVN trong khuôn khổ Dự án là: Chuẩn bị chương trình làm việc Thực hiện các hoạt động đã phê duyệt trong chương trình làm việc Phối hợp với các tổ chức liên quan đảm bảo việc triển khai có hiệu quả Theo dõi và giám sát việc triển khai các hoạt động của Dự án và Báo cáo về tiến độ thực hiện theo các quy định và yêu cầu của Dự án Các nhóm tư vấn: Chiến lược cơ bản của Dự án là sử dụng các công nghệ đã được BYT phê chuẩn, bao gồm: các phác đồ điều trị, giáo trình đào tạo, hệ thống thông tin… Có thể các công nghệ này cần phải được xem xét và bổ sung. Nhóm tư vấn do BYT thành lập sẽ đảm nhiệm việc xem xét, cập nhật và phát triển các bộ tài liệu mới. Nhóm tư vấn được tuyển chọn từ các chuyên viên và được quản lý bởi một vụ chức năng của BYT sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị các tài liệu cụ thể cho Dự án. Các nhóm tư vấn được thành lập theo yêu cầu của Bộ trưởng BYT. Nhiệm vụ của nhóm tư vấn là: Chuẩn bị kế hoạch thực hiện dựa trên ngân sách đã được phê duyệt Chuẩn bị các hướng dẫn và tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của các đơn vị thực hiện Tổ chức đào tạo, điều tra đánh giá và nghiên cứu đặc biệt phù hợp với nhiệm vụ kỹ thuật của Ban, Theo dõi việc thực hiện các lĩnh vực kỹ thuật thuộc nhiệm vụ được giao, Hỗ trợ về mặt kỹ thuật đối với các nhóm kỹ thuật tuyến tỉnh và các đơn vị thực hiện khác, và Chuẩn bị báo cáo thực hiện Dự án theo quy định Tuyến huyện: Nhóm công tác tại huyện, đứng đầu là giám đốc trung tâm y tế huyện, là một bộ phận mà có thể do GĐSYT chỉ định để phối hợp thực hiện tại tuyến huyện. Trọng tâm chính của Dự án là tăng cường các hoạt động ở huyện. Việc thực hiện các hoạt động của Dự án thông qua bộ máy quy trình sẵn có tại huyện được coi là chiến lược cơ bản của Dự án. Vì vậy, Dự án đề xuất thành lập một đơn vị quản lý Dự án riêng ở tuyến huyện. BQLDAT sẽ quản lý Dự án về mặt hành chính. Quyết định thành lập một đơn vị chính thức cho Dự án tại tuyến huyện sẽ do GDDAT đưa ra. Chiến lược này cho thấy nếu các hoạt động của Dự án được thể chế hoá bằng các cơ chế và quy trình đang được sử dụng trong suốt thời gian Dự án thì sẽ có thể đảm bảo duy trì một kết quả bền vững ngay cả khi Dự án đã hoàn thành. 2.1.4. Các hoạt động của Dự án: A. Nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khoẻ (CSSK): A.1. Các dịch vụ: A.1.1 Các gói CSSK lồng ghép: Mục tiêu của hoạt động này là: giúp các nhà cung cấp dịch vụ y tế triển khai các gói dịch vụ tổng hợp ở tuyến xã và huyện để đưa ra các dịch vụ thích hợp nhất tới mọi thành viên trong gia đình Trọng tâm đầu tiên của Dự án là CSSK cho phụ nữ và trẻ em. Trong quá trình thực hiện Dự án, hoạt động này sẽ phát triển các gói CSSK lồng ghép tới mọi thành viên trong gia đình. Các mục tiêu cụ thể: Cải thiện sự công bằng, khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK lồng ghép và toàn diện, Nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng về các dịch vụ CSSK, và Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế để đáp ứng các mục tiêu đã nêu ở trên A.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng CSSK: Mục tiêu của hoạt động này là: thể chế hoá chất lượng dịch vụ CSSK như một thước đo việc thực hiện các dịch vụ y tế Các mục tiêu cụ thể: Xác định các chỉ số chất lượng cho các gói CSSK lồng ghép và Thiết lập các quy trình quản lý và giám sát để đảm bảo rằng các chỉ số chất lượng được theo dõi và được sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ y tế. A.2. Nâng cấp cơ sở y tế: A.2.1 Trạm Y tế xã: A.2.2. Phòng khám đa khoa liên xã A.2.3. Trung tâm y tế huyện Mục tiêu của hoạt động A.2. là nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc CCDV hoặc tăng cường sử dụng dịch vụ thông qua việc xây mới hoặc nâng cấp các cơ sở dịch vụ y tế nông thôn. A.3. Nâng cấp trang thiết bị (TTB) A.3.1. Trạm y tế xã A.3.2. Phòng khám đa khoa liên xã A.3.3. Trung tâm y tế huyện Mục tiêu của hoạt động A.3. là nâng cao chất lượng CSSK bằng cách cung cấp các TTB mới cho cơ sở y tế nông thôn để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế hoặc nâng cao việc sử dụng các dịch vụ đó. A.4. Đào tạo cán bộ y tế A.4.1 Tài liệu học tập: Mục tiêu: chuẩn bị các tài liệu học tập và phương pháp đào tạo cho cán bộ y tế xã để cung cấp các dịch vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho mọi thành viên trong gia đình và cộng đồng. Trong tài liệu học tập sẽ sử dụng các gói CSSK lồng ghép làm cơ sở cho phương thức cung cấp dịch vụ mới. A.4.2. Các chương trình xã: Mục tiêu: cải thiện về căn bản các kỹ năng chuyên môn của nhân viên y tế xã (bác sỹ, y sỹ, y tá, nữ hộ sinh) thông qua các chương trình đào tạo phù hợp. A.4.3. Các chương trình huyện: Mục tiêu: nâng cao kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ y tế tuyến huyện (bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh) thông qua các chương trình đào tạo hợp lý. B. Cải thiện hệ thống y tế: B.1. Tài chính y tế: B.1.1. Tài chính y tế cho người nghèo: Mục tiêu: Tăng cường năng lực quản lý của cơ quan bảo hiểm y tế Việt Nam để thực hiện chương trình BHYT cho người nghèo.Hoạt động này bao gồm việc theo dõi và giám sát, hệ thống thông tin, tiếp thị và đào tạo cán bộ. B.1.2. Thí điểm BHYT: Mục tiêu: Thử nghiệm các cách khác nhau để áp dụng BHYT ở các cộng đồng nông thôn, qua đó học được: BHYT có thể giảm được trở ngại về tài chính trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế như thế nào Các xã có trách nhiệm về BHYT thuộc địa phận của xã như thế nào Cách duy trì tỷ lệ tham gia bảo hiểm cao trong hệ thống BHYT Cách duy trì sự bền vững tài chính cho hệ thống BHYTNT và Cách sử dụng các loại dịch vụ y tế và các tuyến y tế thích hợp B.2. Quản lý và giám sát các dịch vụ y tế: B.2.1. Quản lý và lập kế hoạch phát triển: Mục tiêu: xây dựng phương pháp lập kế hoạch phát triển ở tỉnh như một công cụ tăng cường năng lực quản lý cho tỉnh để sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực và bảo đảm khả năng đối phó với những vấn đề mới và sẽ nảy sinh trong tài liệu theo cách hữu hiệu nhất. B.2.2. Các nghiên cứu đặc biệt (Các Dự án phát triển): Mục tiêu của hoạt động này là: hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp cho những vấn đề mà các chương trình hiện chưa đề cập đến. B.2.3. Hệ thống thông tin quản lý: Mục tiêu: củng cố hệ thống thông tin quản lý hiện có để cung cấp những thông tin kịp thời và tin cậy hơn cho việc đưa ra các quyết định quản lý và để đào tạo các nhân viên sử dụng hệ thống. B.2.4. Cộng đồng tham gia vào dịch vụ y tế (CBM): Mục tiêu: xây dựng việc lập kế hoạch chương trình như một công cụ quản lý của huyện nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực và đảm bảo cung cấp dịch vụ CSSK tới những nơi có nhu cầu lớn nhất. Một phần của lập kế hoạch chương trình sẽ liên quan đến việc hình thành công cụ điều hành dựa vào cộng đồng (CBM) ở tuyến xã để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch và giám sát các chương trình ưu tiên. Việc lập kế hoạch chương trình cũng sẽ đưa ra khung cơ sở cho việc củng cố hệ thống thông tin quản lý. B.3. Quản lý Dự án: B.3.1. BQLDATƯ: Mục tiêu: thành lập tại BYT một BQLDA có chức năng điều phối tổng thể việc triển khai Dự án B.3.2. Ban Quản Lý Dự án Tỉnh (BQLDAT): Mục tiêu: thành lập tại mỗi tỉnh một BQLDAT chịu trách nhiệm quản lý và giám sát chung việc triển khai Dự án B. Tăng cường y tế dự phòng và sự tham gia của cộng đồng C.1. Các hoạt động y tế dự phòng tại tuyến tỉnh C.1.1. Xây dựng cơ bản C.1.2. TTB C.2.3. Đào tạo và hỗ trợ chính sách Mục tiêu của hoạt động C.1. là: Dự án sẽ tăng cường năng lực cho các TT y tế dự phòng tỉnh để đảm bảo ATTP cho tiêu dùng. Dự án sẽ tài trợ cho các TTB xét nghiệm thực phẩm, đào tạo cán bộ kỹ thuật xét nghiệm thực phẩm, xây dựng các chính sách và hướng dẫn về xét nghiệm thường xuyên các loại thực phẩm. C.2. Truyền thông thay đổi hành vi (BCC): Mục tiêu: nâng cao tình trạng sức khoẻ cho các gia đình và cộng đồng, giúp họ có thể ra quyết định dựa trên những thông tin đầy đủ về sự cần thiết phải có một hành vi có lợi cho sức khoẻ và sử dụng các dịch vụ y tế thích hợp C.3. Nhân viên y tế thôn bản: Mục tiêu: cải thiện sự tham gia của cộng đồng trong việc cung cấp dịch vụ ở tuyến thôn bản và cải thiện chất lượng chăm sóc y tế cho các gia đình thông qua mạng lưới YTTB. 2.1.5. Đánh giá kết quả hoạt động của Dự án giai đoạn 2001-2006: A. Tiến độ chung của Dự án: Dự án được ADB phê duyệt vào ngày 9/11/2000 với hỗ trợ là 68.3 triệu USD và có hiệu lực từ ngày 30/10/2001. Do sự thay đổi tỷ giá hối đoái, giá trị của Dự án là 79.8 triệu USD. Ngày kết thúc khoản vay theo kế hoạch là 31/12/2006 với tất cả các hoạt động của Dự án sẽ phải hoàn thành vào 30/6/2006 Mặc dù có một số chậm trễ trong 2 năm đầu thực hiện nhưng hiện nay tiến độ thực hiện các hoạt động Dự án đã tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua Giải ngân của Dự án tính đến ngày 31/12/2005 là 24.8 triệu USD (36.4% giá trị khoản vay) và tổng giá trị trao hợp đồng là 50.4 triệu USD (73.8%). Mục tiêu về giải ngân và trao hợp đồng năm 2005 đã vượt kế hoạch đề ra. Tổng số giải ngân vốn đối ứng tính đến cuối năm 2005 là 4.5 triệu USD tương đương 15.7% tổng vốn đối ứng của Dự án Gia hạn Dự án : Mặc dù có sự gia tăng trong các hoạt động của Dự án tuy nhiên vẫn còn nhiều các hoạt động của Dự án về XDCB và mua sắm cần phải thực hiện xong để hoàn thành toàn bộ các hoạt động về XDCB và mua sắm cần phải thực hiện xong để hoàn thành toàn bộ các hoạt động nằm trong kế hoạch giai đoạn I và giai đoạn II đã được ADB phê duyệt. PMU đã trình ADB đề xuất ngày kết thúc khoản vay nên được gia hạn đến 30/6/2008 (thêm 18T) và đề xuất này cũng đã được xem xét. B. Cam kết khoản vay: Tái định cư: Theo tài liệu ban đầu của Dự án, Dự án không có tái định cư hoặc thu hồi đất phục vụ các công trình xây dựng do vậy không có kế hoạch tái định cư hoặc cam kết khoản vay kèm theo liên quan đến chính sách của ADB về những vấn đề này (tái định cư và môi trường) Có ít nhất 1 công trình xây dựng (chưa có số liệu cụ thể) có yêu cầu về thu hồi đất đai và có tranh chấp với chủ sở hữu đất về việc đền bù đã gây chậm trễ cho việc khởi công công trình. Môi trường: một số công trình xây dựng gặp khó khăn về ngân sách cho các chi phí thường xuyên bao gồm bảo trì tại các cơ sở Dự án hỗ trợ. Cam kết vay liên quan quy định sẽ tăng 3% ngân sách ở những cơ sở y tế mới. Việc này đều có ở nhiều cơ sở. Tuy nhiên yêu cầu này vẫn chưa được đáp ứng Một số đã tăng 3% chi phí bảo trì nhưng lạm phát đã tăng 8%, nên thực tế các tỉnh vẫn chưa thực sự tăng. C. Đấu thầu mua sắm TTB: Kế hoạch mua sắm đấu thầu TTB giai đoạn I đã thực hiện xong. TTB đã được phân phối tới các tỉnh, các cơ sở y tế chỉ định. Còn một số gói thầu TTB thuộc giai đoạn II chưa được phân phối và các gói TTB khác đang trong giai đoạn II chưa được phân phối và các gói TTB khác đang trong giai đoạn làm thủ tục cuối cùng nhưng phần lớn hoạt động mua sắm này đều sắp hoàn thành. Tổng trị giá trao hợp đồng là 15.4 triệu USD Hoạt động giao nhận xe ô tô cứu thương có sự chậm trễ. A. Xây dựng cơ bản: Các công trình XDCB được xây dựng trong khuôn khổ Dự án là PKĐKKV, TTTTGDSK, TTYT huyện, TTYTDP và bệnh viện ĐKKV XDCB giai đoạn I bao gồm 51 gói thầu gồm: 32 TTYT 11 TTTTGDSK 45 PKĐKKV 5 TTYTDP Trong đó 49 gói thầu (packages) chiếm 97% đã hoàn thành - XDCB giai đoạn II gồm 66 gói thầu gồm: 46 TTYTH 2 TTTTGDSK 45 PKĐKKV 12 BVĐKKV 1 TTYTDP Đã trao hợp đồng 54 gói thầu (82%) Nhìn chung các công trình đã hoàn thành có chất lượng tốt mặc dù chưa xác định được chất lượng thế nào sau khi đưa vào sử dụng vì hầu hết các công trình mới được hoàn thành trong vòng 12 tháng qua Kết cấu các công trình xây dựng ở miền Nam qui mô lớn các công trình đang xây dựng hoặc đã hoàn thành ở phía Bắc và kết quả tốt hơn. Đơn giá xây dựng ở phía Nam cao hơn ở phía Bắc. XDCB giai đoạn I tập trung nhiều vào cơ sở hành chính trong khi còn thiếu cơ sở điều trị cho bệnh nhân. Trong khi các phòng làm việc để trống trong khi bệnh nhân phải chờ đợi hoặc ở trong các điều kiện rất thiếu thốn hoặc trong các nhà tạm (ví dụ ở Ba Tri) Một số cơ sở y tế do Dự án hỗ trợ ở các thị trấn hoặc thành phố không tuân thủ các tiêu chí lựa chọn để xây dựng đối với Dự án là cần tập trung vào các khu vực của huyện cách thị trấn tỉnh 2 giờ đồng hồ đi lại. Cũng có nhiều trường hợp toà nhà mới không phù hợp với kế hoạch tổng thể cho cơ sở y tế và đặt tại một khu vực cô lập không có đường đi lại hoặc hệ thống điện nước, xử lý nước và rác thải. Ở một số nơi, các tỉnh có ý định cấp kinh phí để hoàn thiện cho các toà nhà hoặc cơ sở hạ tầng còn lại của cơ sở y tế đó. Tuy nhiên, kinh phí hiện nay vẫn chưa có. Vì vậy các cơ sở y tế đó không thể vận hành một cách đồng bộ (ví dụ: bệnh viện Cái Bè- Tiền Giang, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ- Ninh Bình và một số nơi khác) E. Đào tạo: Đã có nhiều khoá đào tạo thuộc các thành phần được thực hiện. Các khoá đào tạo tiếp theo được lên kế hoạch và tiếp tục triển khai trong năm 2006. Các cán bộ ở hầu hết các cơ sở y tế vừa được cung cấp TTB mới đã được đào tạo để vận hành TTB, đã đáp ứng tốt và thành thạo Đối với một số cán bộ của Bệnh viện khu vực, đào tạo đã được tiến hành ở Hà Nội trong khi đối với các khoá đào tạo khác, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đến các tỉnh để tiến hành đào tạo. Có một vài lớp đào tạo không đủ học viên tham dự do khâu tổ chức kế hoạch kém và thiếu cán bộ chuyên môn có thể tham dự các lớp đào tạo được tổ chức cùng thời gian. Ở một số tỉnh, chương trình đào tạo lại được tiến hành nhằm củng cố thêm kỹ năng học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đã được đào tạo và để đào tạo đội ngũ cán bộ y tế mới đảm nhận các vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn. Chương trình đào tạo mới cũng được áp dụng cho cán bộ y tế xã Về việc lập kế hoạch và quản lý việc vận hành dịch vụ y tế: công tác đào tạo và các kỹ năng vận hành và bảo trì (cùng với nguồn tài chính cần thiết) là vấn đề then chốt đối với việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị và cơ sở mới xây dựng. Hoạt động đào tạo này đã được triển khai ở một mức độ nhất định. Việc cân bằng về giới trong số thành viên tham dự các khoá đào tạo: đã tương đối cân xứng ở hầu hết các tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế đối với các cán bộ y tế là người dân tộc thiểu số Quản lý tài chính: Việc quản lý tài khoản tạm ứng: Tài khoản tạm ứng ở mức 3 triệu USD đã ở mức cao nhất cho phép theo hướng dẫn của ADB CÁC CHUYẾN THĂM THỰC ĐỊA, TÌNH TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT DO PHÁI ĐOÀN KIỂM ĐIỂM ADB GHI CHÉP 1. Tỉnh Long An: Bệnh viện đa khoa khu vực Mạc Hoá- Bắt đầu tiến hành xây dựng Trung tâm y tế huyện Tân Thanh- Sẽ hoàn thành việc xây dựng vào tháng 12 năm 2005 nhưng không có đường vào TTYTH Bến Lức- Hoàn thành khoảng 50% việc xây dựng TTTTGDSK Tân An (HEICC)- Đã xây dựng xong, các TTB đang được phân phối và sẽ được đưa vào sử dụng cuối tháng 12 năm 2005 TTYTDP Tân An- Đã hoàn thành việc xây dựng, đang được phân phối các TTB,nửa đầu năm 2006 sẽ đưa vào sử dụng 2. Tỉnh Tiền Giang: Bệnh viện đa khoa khu vực Caí Bè- khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 2005 ,hoàn thành vào tháng 6 năm 2006.Hệ thống xử lý nước,sân,đường kèm theo không có trong ngân sách của tỉnh năm 2006 Trung tâm y tế huyện Mỹ Tho, thành phố Mỹ Tho- hoàn thành vào tháng 3 năm 2005 TTYT huyện Gò Công Tây- được xây dựng vào tháng 4 năm 2005 TTYT Chợ Gạo- khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 2005, hoàn thành vào tháng 6 năm 2006. PKĐKKV An Thái Trung- hoàn thành vào tháng 4 năm 2005. Mái nhà bị thấm nước ,rác và nước ứ đọng xung quanh khu nhà. 3. Tỉnh Bến Tre: TTYT Huyện Ba Tri- Chỉ một khối nhà hành chính đã hoàn thành, không có đủ tiện nghi cho bệnh nhân; bảo hành các toà nhà mới kém. TTYT Bình Đại- Khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2005,sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2006, chỉ xây dựng phòng câp cứu, hành chính, thí nghiệm. Tiện nghi cho bệnh nhân còn bị hạn chế. TTYT Bến Tre- khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2005, sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2006; hiện chưa có đường vào. PKĐKKV An Thới Lai- phần lớn đã hoàn thành việc xây dựng, nhưng chưa có nhà vệ sinh, khu vực sân chưa xong. Tỉnh Vĩnh Phúc: TTTTGDSK Vĩnh Yên- Khởi công xây dựng từ tháng 3 năm 2004, hoàn thành vào tháng 10 năm 2004, các TTB sẽ được phân phối vào cuối tháng 12 năm 2005. TTYT Tam Dương- Khởi công từ tháng 3 năm 2004, hoàn thành vào tháng 10 năm 2004. Yêu cầu đào tạo thêm cho cán bộ sử dụng máy thở. TTYT Tam Đảo- Khởi công vào tháng 11 năm 2005. Tỉnh Phú Thọ: TTYT Đoan Hùng- Khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2004, hoàn thành vào tháng 12 năm 2004. Các khu vực xung quanh cần phát triển. TTYT Phù Ninh- Khởi công vào tháng 9 năm 2005, sẽ hoàn thành vào tháng 5 năm 2006 6. Tỉnh Hoà Bình: TTTTGDSK- xây mới, nhà 3 tầng, chất lượng tốt TTYT huyện Đà Lắc- Bắt đầu khởi công công trình TTYT huyện Lương Sơn- Hoàn thành công trình 2 khối nhà mới, việc đưa công trình vào sử dụng còn bị hạn chế. Một số khu dành cho bệnh nhân và khu vệ sinh bị khoá cửa. Phái đoàn bày tỏ sự e ngại về khả năng quản lý. 7. Tỉnh Ninh Bình: TTYT Ninh Bình- công trình đã hoàn thành, nhưng chưa được bàn giao cho PPMU (BQLDAT). Cần bổ sung thêm đường nối với các toà nhà khác,sân va đường chưa hoàn thành. Không có hệ thống xử lý nước thải. TTTTGDSK Ninh Bình- Đã hoàn thành xây dựng, nhưng chưa đưa vào sử dụng. không có điện , nước và PPMU đề nghị cấp vốn bổ sung từ nguồn vốn vay ADB. TTYT Hoa Lư- Bắt đầu xây dựng, nhìn chung chất lượng công trình tốt, nhưng sân, hệ thống cung cấp điện nước và xử lý rác thải còn trong điều kiện kém và cần được nâng cấp. TTYT Kim Sơn- Bắt đầu xây dựng. Vẫn còn một số lo ngại về TTB. 8. Tỉnh Quảng Ninh: TTYT Hoành Bồ- Đã hoàn thành xây dựng khối nhà hành chính và khu nhà cho bệnh nhân ngoại trú nhưng tỉnh đề nghi cấp bổ sung vốn để lắp thêm mái tôn. Giai đoạn II sẽ xây dựng thêm một khu nhà thứ hai. TTYT Yên Hưng- đã xây dựng xong, quy mô 50 giường bệnh giành cho phẫu thuật và hồi sức cấp cứu, một số các khu của toà nha mới xây dựng vẫn chưa được sử dụng. không có các cơ sở xử lý nước thải và các chất thải y tế. giai đoạn II sẽ bao gồm khu nhà cho các khoa truyền nhiễm va khoa dinh dưỡng. PKĐKKV Ha Nam- đã xây dựng xong nhưng chưa đưa vào sử dụng. Vốn đối ứng của tỉnh sẽ được sử dụng để hoàn thiện khuôn viên xung quanh (đang thực hiện). Có hệ thống lọc nước ở phòng khám. TTB sẽ được cung cấp. PKĐKKV Tra Co- đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng. Vốn đối ứng của tỉnh sẽ được sử dụng để xây dựng khu nhà cho bệnh nhân nội trú. Không có hệ thống xử lý nước thải và chất thải y tế. 2.2. Phân tích và đánh giá thực tiễn động lực làm việc của nhân viên BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 2.2.1. Thực trạng động lực làm việc của CBCNV BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 2.2.1.1: Thành tựu: a) Về công việc: Thu nhập = Lương + Thưởng + Phúc lợi Lương: Lương trả cho CBCNV ở đây được trả theo đúng theo quy định về tiền lương của nhân viên làm việc trong Ban quản lý Dự án Hành chính sự nghiệp Tính lương trung bình của CBCNV tại BQLTƯ – DAYTNT – BYT là 1.941.047 đồng/tháng gấp 4,3 lần so với mức lương tối thiểu hiện hành (450.000 đồng), gấp 2 lần so với thu nhập bình quân của người lao động nước ta là 953.333 đồng (vnexpress.net: thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 715 USD) Thưởng và phúc lợi: Các phúc lợi: tiền trả cho các ngày nghỉ, ngày lễ, các chương trình giải trí được thực hiện khá đầy đủ, song có 4 nhân viên chiếm 20% không đóng BHYT, BHXH còn lại là đóng đầy đủ. Các khoản ngoài lương: dịch nói, dịch viết, chế độ công tác phí: thanh toán tiền tàu xe; phụ cấp công tác phí đi công tác ngoại tỉnh, tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác; chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo: thanh toán tiền tàu xe và tiền thuê chỗ ở, phụ cấp tiền ăn và tiền tiêu vặt, văn phòng phẩm, giải khát giữa giờ; các khoản chi khác được thực hiện đầy đủ, đúng quy định Khi được hỏi về sự phù hợp giữa mức lương hiện tại và đóng góp của anh, chị kết quả thu được là: 5,26% rất phù hợp 73,68% phù hợp 28,56% chưa đáp ứng được nhu cầu bản thân Nguyên nhân: Kết quả trên ta có thể giải thích đó là do sự hấp dẫn của công việc (88,89%): công việc ổn định (9,08%), công việc ít sức ép, đòi hỏi vừa phải (13,64%), có thời gian rỗi để nghiên cứu học tập, chăm sóc gia đình (13,64%), đúng chuyên môn (50%), được sự hỗ trợ của lãnh đạo (13,64%), công việc không có sự chồng chéo, có sự phân công rõ ràng Chính đây là một yếu tố tạo động lực rất lớn đối với nhân viên ở đây Song vẫn còn 28,56% là chưa đáp ứng nhu cầu của nhân viên ở đây. Vì họ là những người thực sự có năng lực và với mức lương đang áp dụng đối với họ thì chưa đáp ứng nhu cầu của họ. Là nhà lãnh đạo cần phải có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36628.doc
Tài liệu liên quan