Các nguyên lý về lập kế hoạch

MỤC LỤC

 

I. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KẾ HOẠCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VỚI PHƯƠNG THỨC KẾ HOẠCH HOÁ TRUYỀN THỐNG VÀ KINH NGHIỆM LẬP KẾ HOẠCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 4

1. Sự cần thiết của KHH trong nền kinh tế thị trường 4

1.1. KH là một trong các công cụ quản lý nhà nước vào nền kinh tế thị trường 4

1.2. KH là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên 5

1.3. KH là công cụ để Chính phủ công bố các mục tiêu phát triển của mình và huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới đạt mục tiêu 5

1.4. KH là một công cụ để thu hút được các nguồn tài trợ từ nước ngoài 6

2. Sự khác biệt giữa KH trong nền kinh tế thị trường với KH trong cơ chế tập trung mệnh lệnh 6

2.1. Sự khác biệt về bản chất 6

2.2. Sự khác nhau về hệ thống chỉ tiêu KH 10

2.3. Sự khác biệt trong trình tự xây dựng KH 12

3. Kinh nghiệm lập KH của một số nước kinh tế thị trường phát triển 13

3.1. Mỹ 13

3.2. Nhật Bản 14

3.3. Hàn Quốc 15

3.4. Philipines 16

II. QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ - CƠ SỞ KHOA HỌC CHO HƯỚNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI VIỆT NAM 17

1. Phương thức quản lý theo kết quả 17

1.1. Sự cần thiết phải chuyển sang quản lý theo kết quả 17

1.2. Khái niệm về chuỗi kết quả và các cấp độ kết quả trong KH 19

1.3. Vai trò của phương thức quản lý theo kết quả 21

2. Những tiếp cận mới trong công tác lập KH ở Việt Nam hiện nay 22

2.1. KH mang tính chiến lược 23

2.2. KH gắn với nguồn lực 24

2.3. KH mang tính lồng ghép 25

III. KẾ HOẠCH NGÀNH VÀ TIỂU NGÀNH TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ QUỐC DÂN 26

1. Phân loại kế hoạch 26

1.1. Phân loại theo mức độ khái quát 27

1.2. Phân loại theo cấp độ quản lý 28

2. Mối quan hệ giữa KH ngành và tiểu ngành 29

IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH THEO KHUNG LOGIC 31

1. Hai giai đoạn chính của phương pháp lập KH theo Khung Logic 31

2. Giai đoạn Phân tích 33

2.1. Chuẩn bị phân tích 33

2.2. Phân tích các bên liên quan 33

2.3. Phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển 35

2.4. Phân tích vấn đề 48

2.5. Phân tích mục tiêu 51

2.6. Phân tích chiến lược 52

3. Giai đoạn hoạch định 56

3.1. Giới thiệu 56

3.2. Miêu tả khung lôgic 58

3.3. Quy trình xây dựng khung lôgic 62

Tình huống minh hoạ: Soạn thảo và trình bày chỉ tiêu 68

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nguyên lý về lập kế hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống các chỉ tiêu, mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ KH. KH kinh tế quốc dân là tổng hợp những mục tiêu và định hướng, chính sách, biện pháp phát triển nền KTQD, được biểu hiện trong một hệ thống chỉ tiêu kế hoạch về số lượng và chất lượng, và một hệ thống các bảng cân đối trên cơ sở nhận thức và thỏa mãn các yêu cầu của các quy luật kinh tế của nền KTQD. KHPT KTXH có thể phân loại theo thời gian thành KHPT KTXH trung hạn (5 năm) và KHPT KTXH ngắn hạn (hàng năm). Theo phạm vi, KH này được phân thành KHPT KTXH quốc gia, KHPT KTXH địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, xã) và KHPT ngành, lĩnh vực. Chương trình, dự án phát triển là công cụ triển khai thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển. Nó cụ thể hóa kế hoạch thành các nội dung triển khai hoạt động cụ thể trong đó thể hiện rõ mục tiêu, nguồn lực, tiến độ thực hiện… Như vậy, chỉ khi nào các KH được triển khai thành chương trình, dự án thì các KH đó mới có cơ chế để triển khai thực hiện, mới dự kiến được nhu cầu nguồn lực để từ đó cân đối với khả năng nguồn lực sẵn có và tiến hành ưu tiên hóa nếu các cân đối nguồn lực đó không đảm bảo. Giữa Chiến lược - Quy hoạch - Kế hoạch có mối quan hệ hữu cơ. Quy hoạch, kế hoạch là bước cụ thể hoá của chiến lược, kế hoạch hàng năm là bước cụ thể hoá của kế hoạch 5 năm. Chiến lược xác định định hướng lớn và mục tiêu dài hạn (10-20 năm) về phát triển KTXH của đất nước. KH 5 năm là bước cụ thể hoá để thực hiện từng bước các mục tiêu của chiến lược. KH hàng năm là kế hoạch hành động nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong KH 5 năm, và có ý nghĩa phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương trong các hoạt động KTXH. Tuy nhiên, lâu nay, chúng ta vẫn hiểu khái niệm “cụ thể hóa” một cách rất cơ học, đó là các KH ở tầm chi tiết hơn là sự chia nhỏ nội dung, chỉ tiêu phấn đấu của KH ở tầm cao hơn. Điều đó hoàn toàn k0 phù hợp với yêu cầu của lập KH có tính chiến lược hay lập KH theo kết quả. Tính chất “cụ thể hóa” ở đây cần được hiểu là KH ở tầm cao xác định các định hướng, mục tiêu lớn và các giải pháp mang tính “chiến lược”. Còn KH ở tầm thấp hơn là việc chuyển tải các mục tiêu định hướng đó thành các mục tiêu cụ thể hơn hay các chương trình, dự án chi tiết phù hợp với khung thời gian và khả năng nguồn lực sẵn có. Cách hiểu này cũng cần áp dụng trong mối quan hệ giữa kế hoạch ngành và tiểu ngành. Phân loại theo cấp độ quản lý KHPT KTXH cấp quốc gia được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở nội dung chiến lược phát triển KTXH của đất nước 10 năm hoặc 20 năm và nội dung của các bản quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển KTXH vùng lãnh thổ và các chương trình phát triển dài hạn của đất nước. Đồng thời, KHPT KTXH cấp quốc gia được tổng hợp từ các KHPT của các ngành, lĩnh vực và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Đó là văn bản hoạch định các hoạt động về KTXH của cả nước thể hiện bằng mục tiêu tổng quát, các nhiệm vụ cụ thể, các cân đối nguồn lực, các chương trình phát triển, dự án đầu tư và giải pháp nhằm phát triển KTXH theo những mục tiêu, chỉ tiêu mà Chiến lược đã đề ra trong một thời gian nhất định. Kế hoạch phát triển ngành. Theo định hướng của chiến lược và KH cấp quốc gia, các ngành sẽ xây dựng KHPT của ngành mình. Những tiềm năng phát triển của ngành sẽ được đánh giá lại và chuẩn xác thêm, đồng thời trên một mức độ nào đó, sẽ lượng hoá các nguồn lực phát triển của ngành, tính toán các mục tiêu theo hướng hiệu quả hoá và sử dụng tối đa các nguồn lực phát triển. Trong nội dung của KH ngành sẽ cụ thể hóa thành các chương trình, dự án phát triển, định hình các yếu tố tác động, các cơ chế, chính sách để thực hiện mục tiêu của ngành. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch 5 năm của ngành mang tính chất cụ thể hoá mục tiêu ở tầm vĩ mô của kế hoạch 5 năm trong phạm vi toàn quốc, vừa khai thác những tiềm năng và ưu thế của từng ngành diễn ra trên từng vùng và từng địa phương, phục vụ mục tiêu phát triển của ngành và địa phương. Phạm vi của kế hoạch ngành bao gồm: (i) Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; (ii) Ngành công nghiệp; (iii) Ngành thương mại và dịch vụ; (iv) Lĩnh vực xã hội (y tế - xã hội, giáo dục – giáo dục, văn hoá...); (v) Lĩnh vực trật tự xã hội, an ninh quốc phòng… KHPT KTXH vùng, lãnh thổ. Kế hoạch vùng lãnh thổ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, đó có thể là kế hoạch phát triển của vùng kinh tế lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh, có thể là vùng kinh tế hành chính với địa giới kinh tế trùng địa giới lãnh thổ hành chính, hoặc có thể là kế hoạch của một địa phương (huyện, xã) hay cộng đồng (thôn, bản, buôn…). Mối quan hệ giữa KH ngành và tiểu ngành Như vậy, KH ngành là một bộ phận hữu cơ của hệ thống KHH KTQD. Đến lượt mình, mỗi ngành lại bao gồm nhiều tiểu ngành, trong đó từng tiểu ngành có chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo tuân thủ và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu mà KH ngành đã định hướng. Chính vì thế, giữa KH ngành và tiểu ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, về phương pháp, dù là KH ngành hay tiểu ngành đều tuân theo một phương pháp lập KH thống nhất. Theo tinh thần đổi mới hiện nay, đó là cách lập KH mang tính chiến lược và dựa vào kết quả. Biểu hiện rõ nét nhất của cách lập KH này là định hình các khung KH phát triển theo kiểu khung logic (như sẽ được trình bày ở phần sau). Như vậy, các công cụ được sử dụng để lập KH theo kết quả như phân tích thực trạng, phân tích SWOT, phân tích cây vấn đề, cây mục tiêu… đều áp dụng được cho cả KH ngành và tiểu ngành. Thứ hai, như một nguyên tắc trong lập KH, việc xây dựng KH ở cấp nào cũng đều cần thu hút sự tham gia của các bên hữu quan. Tuy nhiên, do cấp độ khác nhau nêu tính chất tham gia ở cấp ngành và tiểu ngành cũng không giống nhau. KH ở cấp ngành cần có sự tham gia chủ yếu từ các tiểu ngành (lãnh đạo, chuyên viên…). Với các nội dung KH có liên quan đến cuộc sống của cộng đồng dân cư thì sự tham gia đó cũng chủ yếu mang tính chất đại diện, thông qua việc tham vấn các tổ chức đoàn thể quần chúng có vai trò đại diện cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân. Còn KH tiểu ngành thì chi tiết, cụ thể hơn nên đối tượng tham gia chính phải là các tổ chức, đơn vị hoạt động trong tiểu ngành, và sự tham gia của dân cư (nếu có) cũng mang tính trực tiếp hơn. Điểm cần lưu ý là dù ở KH ngành hay tiểu ngành, thì sự kết hợp giữa các chuyên môn KH, tài chính, thống kê và kỹ thuật của ngành (tiểu ngành) vẫn là yếu tố quyết định đến chất lượng và tính khả thi của KH. Không nên coi việc lập KH là công việc riêng của các cán bộ KH ngành (tiểu ngành). Thứ ba, KH tiểu ngành là một bộ phận hữu cơ của KH ngành, do đó xây dựng KH tiểu ngành phải xuất phát từ các mục tiêu tổng thể của KH ngành (có liên quan đến tiểu ngành đang xét). Tuy vậy, để đảm bảo tính thực tiễn và khả thi của KH ngành thì bản thân KH này lại cần được “xây dựng từ dưới lên”. Điều này có thể sẽ đặt ra một câu hỏi lớn là vậy thì KH nào sẽ được xây dựng trước. Theo chúng tôi, trong giai đoạn phân tích, việc đánh giá tình hình thực hiện của kỳ KH trước và nhu cầu trong kỳ KH mới cần được thực hiện từ cấp tiểu ngành và tổng hợp lại ở cấp ngành. Sau đó, trong giai đoạn hoạch định (lập KH), ngành căn cứ vào các thông tin đã tổng hợp được và khung KH vĩ mô do trung ương cung cấp (được thể hiện trong Kế hoạch tài chính trung hạn – sẽ được đề cập đến trong các bài giảng sau) để cân đối và đưa ra các mục tiêu định hướng và khung chính sách, giải pháp cơ bản của ngành. Căn cứ vào mục tiêu định hướng này, các tiểu ngành sẽ xây dựng KH chi tiết của mình. Thứ tư, lập KH theo kết quả yêu cầu một sự phối hợp nhịp nhàng giữa qui trình từ trên xuống và từ dưới lên. Trong đó, “từ trên xuống” là cấp trên giao các mục tiêu/chỉ tiêu KH định hướng, các kết quả định lượng dự kiến và nguồn lực tổng thể cho cấp dưới, còn cấp dưới hoàn toàn tự chủ trong việc lập KH “từ dưới lên”, miễn làm sao thực hiện được các mục tiêu/chỉ tiêu KH đã được giao và trong khuôn khổ nguồn lực cho phép. Do đó, KH tiểu ngành không phải là sự rập khuôn máy móc KH ngành từ hình thức, nội dung đến cách lập luận, phân tích. Trái lại, KH tiểu ngành chỉ cần làm rõ mình sẽ thực hiện các mục tiêu/chỉ tiêu KH của ngành như thế nào, phân bổ ngân sách được cấp cho các mục tiêu đó ra sao. Còn lại, tiểu ngành có quyền xây dựng các nội dung KH khác phục vụ cho hoạt động của tiểu ngành mình, cho dù trong KH ngành không đề cập đến. Thứ năm, KH các tiểu ngành càng hẹp thì nội dung của KH càng cụ thể, chi tiết hơn, theo kiểu các cấp độ mục tiêu, ở dưới tiểu ngành, nhấn mạnh đầu ra và hành động, còn ngành thì nhấn mạnh hơn các mục tiêu cấp cao hơn. Bản KH ngành chỉ nêu ở cấp hoạt động dưới dạng các chương trình lớn mà tiểu ngành cần triển khai, còn không nên quá đi sâu vào chi tiết các dự án hoặc hoạt động cụ thể của tiểu ngành và không bao hàm quá nhiều chỉ tiêu liên quan đến các tiểu ngành. Cuối cùng, để xây dựng được hệ thống KH ngành/tiểu ngành thực sự hiệu quả thì mối quan hệ về thông tin giữa ngành và tiểu ngành, cũng như giữa ngành và địa phương là cực kỳ quan trọng. Thiếu các luồng thông tin này, cơ quan quản lý ngành cấp Bộ không thể xây dựng được một KH phát triển ngành bao quát, toàn diện và có tính chiến lược được. Do đó, không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giữa ngành/tiểu ngành/địa phương là yêu cầu sống còn đối với việc đổi mới công tác KH ở các ngành và tiểu ngành. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH THEO KHUNG LOGIC Hai giai đoạn chính của phương pháp lập KH theo Khung Logic Quá trình lập KH nói chung bao gồm hai giai đoạn chính là Giai đoạn phân tích và Giai đoạn lập KH (hay còn gọi là giai đoạn hoạch định). Phần này sẽ trình bày các giai đoạn của phương pháp lập KH theo khung logic, hay còn gọi là lập KH theo kết quả. Có bốn nội dung chính trong Giai đoạn phân tích, tạm gọi là bốn bước sau đây: Phân tích các bên liên quan - Stakeholder Analysis, gồm cả phân tích năng lực thể chế ban đầu, phân tích về giới và nhu cầu của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, ví dụ như người khuyết tận (là những chủ thể chính, điển hình của một can thiệp phát triển); Phân tích vấn đề - Problem Analysis (nêu rõ các vấn đề và mối quan hệ nhân quả giữa các vấn đề); Phân tích mục tiêu - Analysis of Objectives (xây dựng một hình ảnh về tình trạng trong tương lai) và Phân tích các chiến lược (so sánh các lựa chọn khác nhau để giải quyết tình trạng hiện nay và đạt đến bức tranh tương lai). Việc phân tích này có thể được thực hiện như một quá trình học hỏi lặp đi lặp lại, chứ không phải là các bước tuần tự trước sau đơn thuần. Ví dụ, trong quá trình phân tích các bên liên quan phải tiến hành từ lúc bắt đầu, kết quả phân tích các bên liên quan cũng phải được rà soát lại và điều chỉnh khi có các thông tin và các vấn đề mới xuất hiện. Trong khâu hoạch định (xây dựng đề cương) kết quả của quá trình phân tích được ghi lại thành một bản kế hoạch hành động thực tế. Trong khâu này: Ma trận khung logic được hoàn thành, đòi hỏi phải phân tích sâu và kỹ hơn các ý tưởng; Các hoạt động và yêu cầu về nguồn lực được xác định và được lên lịch trình chi tiết, và Ngân sách được hoàn thành. Tương tự, đây là một quá trình lặp đi lặp lại, khi các nguồn lực và ngân sách đã được cam kết thì cũng cần phải xem lại các hoạt động của dự án cũng như các đầu ra mong đợi. Hình 1. Hai khâu chính của phương pháp khung logic PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHUNG LOGIC KHÂU PHÂN TÍCH KHÂU HOẠCH ĐỊNH 1. Phân tích bên liên quan/Stakeholder analysis – xác định các đặc điểm của các bên liên quan chính; đánh gía năng lực của họ 2. Phân tích thực trang/ Situational analysis – xác định các vấn đề chính, các khó khăn, tình hình thực tiến và xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng 3. Phân tích mục tiêu/Objective analysis – xây dựng các giải pháp từ các vấn đề đã xác định; xác định quan hệ phương tiện và kết quả 4. Phân tích chiến lược/Strategy analysis – xác định các chiến lược khác nhau để đạt được các giải pháp 1. Xây dựng Khung Logic- xác định cấu trúc dự án, kiểm tra logic nội tại và các rủi ro; xác định các chỉ số/chỉ tiêu có thể đo lường được thành tựu dự án 2. Lập kế hoạch/lịch trình hoạt động Activity scheduling –xác định trình tự của các hoạt động và mức độ phụ thuộc lẫn nhau của các hoạt động; ước đoán thời lượng và phân công trách nhiệm cho người thực hiện 3. Lập kế hoạch nguồn lực/Resource scheduling - từ lịch trình hoạt động, xây dựng kế hoạch đầu vào và ngân sách tương ứng Giai đoạn Phân tích Chuẩn bị phân tích Trước khi tiến hành phân tích sâu cùng với sự tham gia của các bên liên quan, việc rất quan trọng là những người tham gia vào giai đoạn chuẩn bị lập KH phải có kiến thức rộng về chính sách, bối cảnh thể chế hoặc môi trường chung của ngành, của lĩnh vực hoạt động của ngành/tiểu ngành. Các tài liệu cần xem xét trước khi tiến hành phân tích sâu là Chiến lược/KH phát triển quốc gia, Chiến lược phát triển ngành, KH phát triển ngành 5 năm, hay các văn kiện, tài liệu chính sách khác thuộc lĩnh vực có liên quan (Chẳng hạn, đối với ngành NN&PTNT, cần đặc biệt quan tâm đến các chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giao thông, môi trường nông thôn...). Phạm vi và độ sâu của thời gian chuẩn bị phân tích này phụ thuộc nhiều về mức độ sẵn có của thông tin và chất lượng của thông tin. Nói chung, người làm KH không có nhiệm vụ trọng tâm là phân tích bối cảnh thể chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường chính sách, hay thể chế. Trái lại, nhiệm vụ của họ là tiếp cận đến các thông tin sẵn có để hiểu rõ về bối cảnh, môi trường hoạt động của ngành/tiểu ngành trong tương lai. Phân tích các bên liên quan Mục đích và các bước chính yếu Bất kỳ cá nhân, đơn vị, tổ chức nào cũng có những quan tâm đáng kế đến sự thành bại của một bản KH. Lý do cơ bản của việc phân tích các bên liên quan chính là vì các cá nhân, các nhóm khác nhau thì đều có những quan tâm khác nhau, năng lực khác nhau và lợi ích khác nhau, do đó họ những mối quan tâm này cần phải được hiểu được thừa nhận trong quá trình xây dựng KH, phân tích vấn đề, phân tích mục tiêu và lựa chọn chiến lược. Các câu hỏi chính cần đặt ra trong quá trình phân tích các bên liên quan có thể là “Chúng ta đang phân tích vấn đề và cơ hội của ai?” và “Ai sẽ được lợi và sẽ bị thiệt hại từ việc thực hiện KH và bị ảnh hưởng như thế nào sau khi thực hiện các chương trình, dự án trong KH?” Mục tiêu cuối cùng là giúp tối đa hoá sự hậu thuẫn và tối thiểu hoá các tác động tiêu cực tiềm tàng (bao gồm cả những mâu thuẫn giữa các bên liên quan), tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện KH và cũng giúp các bên liên quan nắm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi tham gia xây dựng và thực hiện KH. Các bước chính trong phân tích các bên liên quan có thể tóm lược như sau: Xác định các vấn đề và cơ hội phát triển chung cần được xem xét; Xác định tất cả các nhóm đối tượng có quan tâm đáng kể đến KH; Điều tra các vai trò tương lai, những mối quan tâm khác nhau, những quyền lực và năng lực để tham gia (điểm mạnh và điểm yếu); Xác định mức độ hợp tác hoặc các xung đột trong mối quan hệ với các bên liên quan khác; và Chuyển tải các thông tin phân tích trên và đưa những thông tin liên quan vào KH để đảm bảo được (i) các nguồn lực phù hợp dự kiến sử dụng để đáp ứng được các mục tiêu về quyền lợi và nhu cầu của nhóm đối tượng ưu tiên, (ii) quản lý và điều phối có phù hợp với việc thúc đẩy sự sở hữu của các bên liên quan; (iii) mâu thuẫn trong mối quan tâm và lợi ích của các bên liên quan cần được thừa nhận và được xử lý trong quá trình xây dựng KH. Trong bối cảnh của KH phát triển, một mục đích chủ chốt của phân tích các bên liên quan là hiểu và đáp ứng mối quan tâm về quyền lợi, đặc biết là trong bối cảnh phải đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của nhóm đối tượng dễ tổn thương (ví dụ như người nghèo, lao động nữ, trẻ em và người tàn tật). Phân tích về vấn đề giới do vậy sẽ là một yếu tố chủ yếu trong quá trình phân tích các bên liên quan. Đặc biệt, cần nhấn mạnh các bên liên quan chính là cơ quan KH, tài chính, thống kê, chuyên môn kỹ thuật của ngành/tiểu ngành và đặc biệt cả đối tượng khách hàng của các dịch vụ mà ngành/tiểu ngành cung ứng. Các thuật ngữ Có khá nhiều các thuật ngữ chủ chốt được sử dụng để phân biệt các bên liên quan. Dưới đây là bản tóm tắt được nhà tài trợ lớn là EC được liệt kê dưới đây: Bên liên quan: Các cá nhân và tổ chức có thể -trực tiếp hoặc gián tiếp- tác động hoặc chịu tác động tích cực và tiêu cực của KH hoặc các dự án, chương trình được triển khai trong KH. Người hưởng lợi: là những người có hưởng lợi dưới bất kỳ hình thức nào từ quá trình thực hiện KH. Cần phải làm rõ: Nhóm mục tiêu: Nhóm/thể chế những người sẽ chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện KH tại cấp Mục tiêu cụ thể của ngành/tiểu ngành; Người hưởng lợi cuối cùng: Là những người hưởng lợi dự án trong dài hạn tại cấp độ xã hội hoặc ngành, ví dụ “trẻ em” do có nhiều tiền đầu tư cho hoạt động giáo dục và y tế, hoặc “người tiêu dùng” do những nỗ lực tăng năng suất lao động và marketing, “người lao động” do nỗ lực phát triển thị trường lao động. Đối tác dự án: Những cơ quan, đơn vị thực hiện KH ngành/tiểu ngành (những người này đồng thời là bên liên quan và cũng có thể là “nhóm đích”). Phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển 2.3.1. Nội dung phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng Để có thể xác định được các vấn đề chính cần đi sâu phân tích trong KH ngành/tiểu ngành trong kỳ KH, cần tiến hành phân tích kỹ về tiềm năng và thực trạng phát triển của ngành/tiểu ngành. Cácn nội dung phân tích chính bao gồm: Phân tích tiềm năng phát triển ngành Các nội dung chính cần được làm rõ trong đánh giá tiềm năng phát triển của ngành phương gồm: các yếu tố tự nhiên (đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu), các điều kiện về sản xuất và đời sống của người dân, các thế mạnh về nguồn lực. Khi phân tích thường chhia thành 2 nhóm tiềm năng là tiềm năng vật chất và tiềm năng phi vật chất. Các tiềm năng vật chất bao gồm tiềm năng gắn với đất và tiềm năng không gắn với đất.Những đánh giá này có liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn phương án tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế sánh của ngành. Để các phân tích, đánh giá về tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của ngành mang tính hệ thống và hoàn chỉnh, đánh giá cần thực hiện một cách tuần tự theo các nội dung dưới đây Bảng 1. Các nội dung đánh giá tiềm năng phát triển nông nghiệp Nội dung Yêu cầu/ hướng đánh giá Địa chỉ thu thập thông tin 1 2 3 a. Các yếu tố về vị trí địa lý và các đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý, chính trị Phần này cần thể hiện được vị trí, đất nước, mối quan hệ giữa các địa phương khác (liên vùng, quốc gia và quốc tế) về giao thông, giao lưu kinh tế và văn hóa có liên quan đến NN, nông thôn. Làm rõ ảnh hưởng của nó đến phát triển nông nghiệp, nông thôn Các báo cáo, nghiên cứu về địa lý, Bản đồ của cả nước và địa phương. Đặc điểm địa hình: Các dạng địa hình cơ bản của đất nước, và nó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp và khả năng giao lưu hàng hóa trên thị trường. Các nghiên cứu địa hình, bản đồ địa hình của các ngành trung ương và địa phương Khí hậu thủy văn: Các đặc trưng khí hậu, thủy văn chính Đánh giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp Phù hợp cho phát triển sản xuất: trồng giống cây nào? Nuôi con gì? Thống kê khí hậu hằng năm, cục khí tượng thủy văn Các nghiên cứu trước đó của các ngành/địa phương Tài nguyên nước: Bao gồm cả phần tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân nông thôn Báo cáo trắc địa, thông tin từ bộ Tài nguyên, Môi trường (TNMT) b. Các yếu tố tài nguyên gắn với đất Tài nguyên đất Hiện trạng về qui mô và cơ cấu sử dụng đất, bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Khả năng khai thác quĩ đất Các thống kê sử dụng đất; Báo cáo của TNMT Tài nguyên biển và ven biển Diện tích bờ biển Khả năng khai thác cho phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản, du lịch Báo cáo, phân tích của các ngành du lịch, thủy sản Tài nguyên rừng Dự kiến về khối lượng gỗ có khả năng khai thác. Báo cáo của các ngành lâm nghiệp c. Các tiềm năng không gắn với đất Tiềm năng về dân số, lao động nông thôn. Xu hướng và các đặc trưng cơ bản về phát triển dân số địa phương: qui mô dân số, nguồn nhân lực, và lao động. Tỷ lệ có việc làm và thất nghiệp theo giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp Cơ cấu lao động theo kỹ năng, trình độ đào tạo Vấn đề di dân và đô thị hóa Thống kê dân số, lao động, việc làm Báo cáo của ngành Lao động, TBXH. Nguồn lực tài chính và khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển . Các nguồn vốn từ thu ngân sách nhà nước. Các nguồn lực ngoài ngân sách: Nguồn vốn tín dụng; nguồn từ khu vực dân cư và tư nhân trong và ngoài địa phương; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Thống kê, phân tích của ngành KHĐT; thống kê Dự báo qua phương pháp thống kê thực nghiệm Đánh giá thực trạng phát triển ngành Thực trạng phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Để lập kế hoạch phát triển kinh tế, đặc biệt quan trọng là phải xác định và hiểu đuợc hiện trạng về trình độ phát triển kinh tế của ngành và khu vực nông thôn. Bảng 2. Nội dung đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ngành NN Nội dung Yêu cầu/hướng đánh giá Địa chỉ thu thập thông tin 1 2 3 a. Các chỉ số kinh tế cơ bản Qui mô và tốc độ tăng trưởng GDP của ngành trong thời gian 5 -10 năm gần đây Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế nông thôn Thu nhập bình quân đầu người Đầu tư: bao gồm số đăng ký và đầu tư thực tế của các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Giá trị và nhịp độ tăng xuất, nhập khẩu. Niên giám thống kê Báo cáo phát triển ngành NN và PTNT Báo cáo của các ngành các địa phương liên quan. b. Thực trạng phát triển các tiểu ngành Thực trạng phát triển ngành trồng trọt Hiện trạng phát triển: Qui mô, tốc độ tăng trưởng Cơ cấu ngành trồng trọt. Sản phẩm chủ yếu của ngành trồng trọt Niên giám thống kê địa phương Báo cáo phát triển KTXH địa phương Báo cáo của ngành KHĐT. Báo cáo tình hình phát triển của các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Kết quả điều tra ngành nông nghiệp và doanh nghiệp Thực trạng phát triển chăn nuôi Qui mô, tốt độ tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành chăn nuôi Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ nông thôn Quy mô tốc độ tăng trưởng CN, TTCN và dịch vụ nông thôn Cơ cấu ngành CN và DV nông thôn Mạng lưới tổ chức phát triển CN và DV nông thôn Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông nghiệ,p nông thôn. Các yếu tố hạ tầng kỹ thuật thường biểu thị cho trình độ PTNNNT. Bên cạnh đó, chất lượng các yếu tố hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong môi trường đầu tư. Việc đánh giá hiện trạng các yếu tố hạ tầng kỹ thuật sẽ là căn cứ quan trọng giúp địa phương xác định các chương trình, dự án đầu tư cần thiết trong thời kỳ KH. Các nội dung đánh giá bao gồm: Bảng 3. Đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn Nội dung Yêu cầu/hướng đánh giá Địa chỉ thu thập thông tin 1 2 3 Hiện trạng hệ thống giao thông nông thôn Đường bộ liên huyện Đường bộ liên xã, thôn Đường bộ lên đồi xuống đồng Các loại đường giao thông khác trên đị bàn nông thôn Khả năng khai thác phục vụ cho các mục tiêu phát triển KTXH nông nghiệp nông thôn Thống kê, Báo cáo của ngành giao thông – vận tải Hiện trạng hệ thống cấp nước, thoát nước Nguồn cấp nước Hiện trạng hệ thống thoát nước Số liệu báo cáo, thống kê của ngành/công ty cấp nước và thoát nước Hiện trạng hệ thống cấp điện nông thôn Hiện trạng hệ thống trạm điện Hiện trạng mạng lưới đường dây cao, trung và hạ thế. Khả năng cung ứng điện phục vụ cho các mục tiêu phát triển KTXH. Số liệu báo cáo, thống kê của ngành/công ty kinh doanh điện địa phương Trình độ khoa học, công nghệ nông nghiệp nông thôn Trình độ công nghệ của ngành Các cơ sở nghiên cứu khoa học nông nghiệp nông thôn Khả năng ứng dụng các công trình khoa học đã được nghiên cứu vào thực tiễn Số liệu báo cáo, thống kê của ngành khoa học công nghệ Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội – môi trường khu vực nông thôn. Các tiêu chí xã hội là bộ phận quan trọng nhất phản ánh chất lượng đời sống dân cư nông thôn. Khi nền kinh tế càng phát triển thì các vấn đề xã hội càng được coi trọng. Khác với các chỉ tiêu kinh tế, việc đánh giá thực trạng các vấn đề xã hội là khá thuận lợi vì hầu hết mọi lĩnh vực xã hội đều có các định mức hướng dẫn của ngành, quốc gia: Bao gồm cả các tiêu chuẩn quốc gia về số lượng, chất lượng: trường chuẩn quốc gia, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, các chương trình dân số, KHHGĐ… Do vậy việc đánh giá các vấn đề xã hội trên địa bàn cần lấy tiêu chí chuẩn quốc gia làm căn cứ để so sánh. Tuy nhiên các đánh giá cũng cần tính đến các yếu tố biến động tự nhiên về qui mô và cơ cấu dân số, học sinh,… trong thời kỳ kế hoạch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác nguyên lý về lập kế hoạch.doc
Tài liệu liên quan