Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học kèm đáp án

5/

Phát biểu nào dưới đây đúng:

a) Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước lớn hơn thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong khí cacnonic.

b) Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước lớn hơn thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong khí cacnonic.

c) Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước bằng thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong khí cacnonic.

d) Không biết được.

 

6/

Phát biểu nào dưới đây là sai:

a) Nhôm hoá trị III trong hợp chất Al2O3.

b) Lưu huỳnh hoá trị IV trong hợp chất lưu huỳnh dioxit SO2.

c) Khí metan có công thức hoá học CH4.

d) Khí amoniac có công thức phân tử NH4.

 

7/

 Phương trình hoá học nào đã được viết và cân bằng hoàn chỉnh:

a) H2 + O2 H2O

b) 2N2 + 6 H2 4NH3

c) 2Zn + O2 2ZnO

d) Mg2 + O2 2MgO

 

doc68 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học kèm đáp án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyên tử photpho và 8 nguyên tử photpho và 8 nguyên tử oxi) Trả lời a. Ca(OH)2 b. Al(OH)3 c. Cu(NO3)2 d. Ca3(PO4)2 1.10 Cho biết ý nghĩa của các cách viết dưới đây 4P, 5Fe, 2Br2, 3CO2, 5CH4, 2H2SO4, 4Al(OH)3 Trả lời 4P: 4 nguyên tử photpho 5Fe: 5 nguyên tử sắt 2Br2: 2 phân tử brom, mỗi phân tử brom do 2 nguyên tử brom cấu tạo nên 3CO2: 3 phân tử khí cacbonic, mỗi phân tử cacbonic do 1 nguyên tử cacbon và 2 nguyên tử oxi cấu tạo nên. 5CH4: 5 phân tử metan, mỗi phân tử metan do 1 nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử hidro cấu tạo nên. 2H2SO4: 2 phân tử axit sunfuric, mỗi phân tử axit sunfuric do 2 nguyên tử hidro, 1 nguyên tử lưu huỳnh và 4 nuyên tử oxi cấu tạo nên. 4Al(OH)3: 4 phân tử nhôm hidroxit, mỗi phân tử nhôm hidroxit do một nguyên tử nhôm, 3 nguyên tử ôxi và 3 nguyên tử hidro cấu tạo nên. HÓA TRỊ Tóm tắt kiến thức 1. Hóa trị là đại lượng đặc trưng cho khả năng kết hợp của một nguyên tử với một số xác định nguyên tử của nguyên tố khác. Hợp chất tạo bởi Hidro với các nguyên tố Clo, Ôxi, Nitơ, Cacbon tương ứng như sau: HCl, H2O, NH3, CH4 Nếu quy ước hóa trị của nguyên tử Hidro là I, ta suy ra hóa trị tương ứng của Clo bằng I, của O bằng II, của Nito bằng III và của Cacbon bằng IV. Hóa Trị Kim Loại Phi Kim Một (I) Hai (II) Ba (III) Bốn (IV) Năm (V) Sáu (VI) Na, K, Ag, Cu, Hg Mg, Ca, Ba, Cu, Hg, Fe, Zn, Sn, Pb Al, Cr, Fe Cl, H O, S N C, Si N, P S Bảng hóa trị của một số nguyên tố kim loại, phi kim Biết Oxi hóa trị II ta suy ra hóa trị của Canxi, Nhôm trong trường hợp sau: II III CaO Al2O3 Vì các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử nên ta có thể định nghĩa như sau: Hóa trị là đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo liên kết của một nguyên tử của một nguyên tố. 2. Quy tắc hóa trị: ứng với hợp chất công thức hóa học tổng quát AxBy ta luôn có: Tổng hóa trị của A = Tổng hóa trị của B Tức là : Hóa trị của Ax = Hóa trị của By Câu hỏi và bài tập 2.1 Hóa trị là gì? Cho ví dụ minh họa Trả lời Hóa trị là đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo liên kết của một nguyên tử của một nguyên tố. Quy ước Hidro hóa trị I, hóa trị tương ứng của Oxi, Phốtpho trong 2 hợp chất dưới đây như sau: II III H2O PH3 2.2 Tính hóa trị của từng nguyên tố trong các trường hợp sau: a) Canxi: CaH2, CaO. b) Nhôm: AlCl3, Al2O3 c) Sắt: FeO, FeCl3 d) Lưu huỳnh: SO2, SO3 Trả lời: a) Gọi hóa trị của Canxi là x ta có: CaH2 x1=I2, vậy x=II CaO x1=II1, vậy x=II Trong hai trường hợp canxi đều có hóa trị II a) Trong hai trường hợp nhôm dều có hóa trị III c) FeO: sắt hóa trị Ii, FeCl3: sắt hóa trị III d) SO2: lưu huỳnh hóa trị IV, SO3 : lưu huỳnh hóa trị VI. 2.3 Biết hóa trị của các nguyên tố sau: Cl(I), S(II), P(III), C(IV). Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi từng nguyên tố trên với Hidro. Trả lời: HCl, H2S, PH3, CH4. 2.4 Biết hóa trị của các nguyên tố Clo là I, lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi từng nguyên tố dưới đây với Clo: Na (I), Ca(II), Al(III) Trả lời: NaCl, CaCl2, AlCl3. 2.5 Biết hóa trị của các nguyên tố Oxi là II, lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi từng nguyên tố dưới đây với Oxi: a) Ca(II), Zn(II). b) Na(I), Al(III) c) C(IV), S(VI) Trả lời: a) CaO, ZnO b) Na2O, Al2O3 c) CO2, SO3. 2.6 Có người viết một số công thức hóa học dưới đây: ZnCl2, K2O, CO3, PH2, AlCl3, AlO2, CaCl. Căn cứ vào quy tắc hóa trị, em hãy cho biết: a) Công thức hóa học nào viết đúng? b) Công thức hóa học nào viết sai? Với những trường hợp này hãy sửa lại cho đúng Trả lời: a) Công thức hóa học nào viết đúng: ZnCl2, K2O, AlCl3. b) Công thức hóa học nào viết sai cần sửa lại: CO3 sửa lại: CO2 PH2 sửa lại: PH3 AlO2 sửa lại: Al2O3 CaCl sửa lại: CaCl2. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG.PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Tóm tắt kiến thức 1. Định luật bảo toàn khối lượng: “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất ban đầu đã tác dụng bằng tổng khối lượng các sản phẩm thu được.” Ví dụ: Cứ 2 g Hidro tác dụng vừa đủ với 16g khí Oxi ở nhiệt độ cao cho đúng 18g nước. Hidro + Oxi Nước 2g 16g 18g Định luật bảo toàn khối lượng là kết quả của quy luật: “ Trong các phản ứng hóa học, số nguyên tử của từng nguyên tố được bảo toàn”. Hình vẽ trang 37 2. Thiết lập phương trình hoá học. Để thiết lập phương trình hoá học ta cần: Viết công thức hoá học cúa các tác chất ở vế trái, giữa các công thức có dấu “ cộng”. Viết công thức các sản phẩm ở vế phải, giữa các công thức có dấu “ cộng” Ví dụ: H2+O2 H2O Thêm các hệ số(con số phía trước các công thức) sao cho số nguyên tử của từng nguyên tố ở hai vế bằng nhau.Thao tác này gọi là cân bằng phương trình phản ứng. 2H2+O2 H2O .ở giữa hai vế đặt dấu bằng hay mũi tên. 2H2 + O2= 2H2O hoặc là 2H2+O2 H2O Câu hỏi và bài tập 3.1 Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? Nê ví dụ minh hoạ? Cho biết nguyên nhân khiến khối lượng của sản phẩm thu được bằng khối lượng các chất đã tác dụng? Trả lời: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất ban đầu đã tác dụng bằng tổng khối lượng các sản phẩm thu được. Ví dụ khi đun nóng 56g sắt tác dụng vừa đủ với 32g lưu huỳnh cho 88g sản phẩm sắt sunfua Trong các phản ứng hoá học, số nguyen tử của từng nguyên tố được bảo toàn, chỉ có sự sắp xếp lại các nguyên tử trong phân tử của từng tác chất thành các phân tử sản phẩm. Kết quả là khối lượng các sản phẩm thu được phải bằng khối lượng các tác chất đã tác dụng. Hình vẽ trang 39 3.2 Khi đốt, than cháy theo sơ đồ sau: Cacbon + Khí Oxi Khí Cacbonic a)Viết và cân bằng phương trình phản ứng? b)Cho biết khối lượng cacbon tác dụng bằng 9kg,khố lượng Oxi tác dụng bằng 24kg.Hãy tính khối lượng khí Cacbonic tạo thành? c) Nếu khối lượng Cacbon tác dụng bằng 6kg, khối lượng khí Cacbonic thu được bằng 22kg; hãy tính khối lượng Oxi đã phản ứng? Trả lời: a) C + O2 CO2 Hay C + O2 = CO2 Trong phản ứng này sản phẩm Cacbon dioxit CO2 là chất khí thoat ra khỏi môi trường phản ứng, do vậy ta ghi thêm kí hiệu b) Theo định luật bảo toàn khối lượng: + = c) 3.3 Cân bằng các phương trình hoá học dưới đây: a) Zn + O2 ZnO b) CaCO3 CaO + CO2 c) Fe + HCl FeCl2 + H2 d) Al + HCl AlCl3 + H2 Trả lời: a) 2Zn + O2 2ZnO Hay 2Zn + O2 =2ZnO b) CaCO3 CaO + CO2 c) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Hay Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 d) 2Al + 6HCl 2AlCl3 +3 H2 Hay 2Al + 6HCl =2AlCl3 +3 H2 3.4 Cân bằng các phương trình phản ứng hoá học sau: a) Al + O2 Al2O3 b) Fe + O2 Fe3O4 c) Al + Fe2O3 Fe + Al2O3 d) Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2 Trả lời: a) 4Al + 3O2 2Al2O3 b) 3Fe + 2O2 Fe3O4 c) 2Al + Fe2O3 2Fe + Al2O3 d) 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 3.5 Khi đun nóng KMnO4 (kali penmanganat) ta thu được kali manganat K2MnO4, mangan dioxit MnO2 và khí O2 theo sơ đồ: Kali penmanganat Kali manganat + Mangan dioxit + Khí oxi a) Khi đun 316 g kali penmanganat thu được 197 g kali manganat với 87 g mangan dioxit. Tính khối lượng khí oxi sinh ra? b) Mặt khác, nếu thu được 64 g khí oxi, 394 g kali manganat và 174 g manga dioxit thì trong trường hợp này khối lượng kali pemanganat đã tham gia phản ứng là bao nhiêu? c) Viết và cân bằng phương trình phản ứng hoá học xảy ra. Trả lời: a) Kali penmanganat Kali manganat + Mangan dioxit + Khí oxi 316 g 197 g 87 g x g Khối lượng oxi sinh ra là: b) Kali penmanganat Kali manganat + Mangan dioxit + Khí oxi y g? 394 g 174 g 64 g Khối lượng KMnO4 tham gia phản ứng là: c) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 3.6 Viết phương trình phản ứng giải thích vì sao: a) Khi đun nóng canxi cacbonat (đá vôi) thì thấy khối lượng giảm đi? b) Khi núng nóng một miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên? Trả lời: a) Khi nung nóng đá vôi phản ứng sau đây xảy ra: CaCO3 CaO + CO2 Là chất khí cacbon dioxit thoát ra khỏi hỗn hợp phản ứng. Kết quả là khối lượng chất rất thu được nhỏ hơn khối lượng đá vôi, độ giảm khối lượng đúng bằng khối lượng khí cacbonic sinh ra. a) Khi nung miếng đồng, phản ứng hoá học sau đây xảy ra: 2Cu + O2 2CuO Khí oxi vốn có trong không khí đã kết hợp với đồng tạo ra đồng (II) oxit. Kết quả là khối lượng chất rắn thu được lớn hơn khối lượng đồng ban đầu, độ tăng khối lượng đúng bằng khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng. 3.7 Cân bằng các phương trình phản ứng hoá học dưới đây: a) FeS + HCl H2S + FeCl2 b) KClO3 KCl + O2 c) SO2 + O2 SO3 d) N2 + H2 NH3 Hãy cho biết tỉ lệ số phần tử của chất trong mỗi phương trình hoá học đã được lập? Trả lời: a) FeS + 2HCl H2S + FeCl2 1 pt 2 pt 1 pt 1 pt b) 2KClO3 2KCl + 3O2 2 pt 2 pt 1 pt c) 2SO2 + O2 2SO3 2 pt 1 pt 2 pt d) N2 + 3H2 2NH3 1 pt 3 pt 2 pt 3.8 Photpho cháy trong oxi tạo thành photpho (V) oxit (P2O5) theo sơ đồ sau: Photpho + Oxi Photpho (V) oxit a) Viết và cân bằng phương trình phương trình hoá học. b) Tính khối lượng photpho (V) oxit tạo thành khi có 93 g photpho tác dụng với 120 g oxi. c) Tính khối lượng oxit tham gia phản ứng biết rằng lượng photpho (V) oxit được tạo thành là 142 g và sử dụng hết 62 g photpho. Trả lời: a) 4P + 5O2 P2O5 b) Khối lượng P2O5 tạo thành: 93 + 120 = 213 g. c) Khối lượng oxi tham gia phản ứng: 142 – 62 = 80 g. ĐẠI LƯỢNG MOL Tóm tắt kiến thức 1. Số Avogadro là con số có giá trị bằng 6,02 x 1023 và kí hiệu là NA NA = 6,02 x 1023 2. Mol là lượng chất (hay là lượng nguyên tố) gồm có NA hạt vi mô. 1 mol nguyên tử oxi gồm NA nguyên tử oxi. 2 mol nguyên tử hidro gồm 2NA nguyên tử hidro. 3 mol nguyên tử nước gồm 3NA nguyên tử nước. 3. Khối lượng mol là khối lượng tính bằng gam của NA hạt vi mô. 4. Khối lượng mol nguyên tử của một nguyên tố là khối lượng tính bằng gam của NA nguyên tử nguyên tố đó. Ví dụ: NA nguyên tử oxi có khối lượng 16 g. Ta nói: Khối lượng mol nguyên tử oxi bằng 16 g/mol. Ta viết: A(O) = 16 g/mol. Như thế 3 mol nguyên tử oxi có khối lượng 48 g. Khối lượng mol nguyên tử của một nguyên tố có cùng trị số với nguyên tử khối nguyên tố đó. 5. Khối lượng mol phân tử của một chất là khối lượng tính bằng gam của NA phân tử chất đó. Ví dụ: NA phân tử khí oxi có khối lượng 32 g. Ta nói: Khối lượng mol phân tử khí oxi bằng 32 g/mol. Ta viết: M(O2) = 32 g/mol. Như thế 2 mol oxi có khối lượng 64 g. Khối lượng mol phân tử của một chất có cùng trị số với phân tử khối chất đó. Câu hỏi và bài tập: 4.1 Thế nào là số Avogadro? 6,02 x 1023 nguyên tử cacbon có khối lượng bằng bao nhiêu gam? Trả lời: Số Avogadro là con số có giá trị bằng 6,02 x 1023 và kí hiệu là NA. NA = 6,02 x 1023 6,02 x 1023 nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 12 g. 4.2 Cho biết ý nghĩa của đại lượng mol? Trả lời: Mol là lượng chất (hay là lượng nguyên tố) gồm NA hạt vi mô. 1 mol nguyên tử oxi gồm NA nguyên tử oxi. 3 mol nguyên tử nước gồm 3NA nguyên tử nước. 4.3 a) Khối lượng mol nguyên tử là gì? Phân biệt khối lượng mol nguyên tử với nguyên tử khối. Nêu ví dụ. b) Khối lượng mol phân tử là gì? Phân biệt khối lượng mol phân tử và phân tử khối. Nêu ví dụ. Trả lời: a) Khối lượng mol nguyên tử của một nguyên tố là khối lượng tính bằng gam của NA nguyên tử nguyên tố đó. Ví dụ: NA nguyên tử hidro có khối lượng 1 g. Ta nói: khối lượng mol nguyên tử của hidro bằng 1 g/mol. Ta viết: A(H) = 1 g/mol. Khối lượng nguyên tử tương đối của hidro là 1. Ar(H) = 1. Khối lượng nguyên tử tương đối gọi tắt là nguyên tử khối và rất thường chỉ ghi đơn giản: H = 1. Khối lượng mol nguyên tử của một nguyên tố có cùng trị số với nguyên tử khối nguyên tố đó. b) Khối lượng mol phân tử của một chất là khối lượng tính bằng gam của NA phân tử chất đó. Ví dụ: NA phân tử nước có khối lượng 18 g. Ta nói: khối lượng mol phẳnt nước bằng 18 g/mol. Ta viết: M(H2O) = 18 g/mol. Khối lượng nguyên tử tương đối của nước là 18. Mr(H2O) = 18. Khối lượng phân tử tương đối gọi tắt là phân tử khối. Khối lượng mol phân tử của một chất có cùng trị số với phân tử khối chất đó. 4.4 Dựa vào nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử hidro, hay cho biết 1 g lớn hơn bao nhiêu lần so với 1đvC? Trả lời: Một nguyên tử hidro có khối lượng 1 đvC. Một mol nguyên tử (NA nguyên tử) hidro có khối lượng 1 g. Vậy 1 g có khối lượng lớn hơn 1 đvC NA = 6,02 x 1023 lần. 4.5 a) Một mol nguyên tử kẽm có bao nhiêu nguyên tử kẽm? Tương tự tính cho Ca, P. Chúng có khối lượng tương ứng bằng bao nhiêu gam? b) Một mol phân tử nước có bao nhiêu phân tử nước? Tương tự cho O2, P2O5. Chúng có khối lượng tương ứng bằngbao nhiêu gam? Trả lời: a) Một mol kẽm có NA = 6,02 x 1023 nguyên tử kẽm, khối lượng 65 g. Một mol Ca có NA = 6,02 x 1023 nguyên tử canxi, khối lượng 40 g. Một mol P có NA = 6,02 x 1023 nguyên tử photpho, khối lượng 31 g. b) Một mol phân tử nước có NA = 6,02 x 1023 phân tử nước, khối lượng 18 g. Một mol phân tử khí oxi có NA = 6,02 x 1023 phân tử oxi, khối lượng 32 g. Một mol phân tử P2O5 có NA = 6,02 x 1023 phân tử P2O5, khối lượng 142 g. 4.6 Cho 1 mol metan CH4 tác dụng với 2 mol oxiO2 ta thu được 1 mol khí cacbonic CO2 và 2 mol nước H2O. Vậy: a) Có bao nhiêu phân tử CO2 và bao nhiêu phân tử nước sinh ra? b) Có bao nhiêu phân tử CH4 và bao nhiêu phân tử O2 tham gia phản ứng? c) Tính khối lượng của từng chất tham gia và của từng chất tạo thành? d) Nếu cho 48 g CH4 tác dụng với 192 g O2 thì tạo ra 132 g CO2. Hỏi có bao nhiêu gam nước được sinh ra? e) Viết và cân bằng phương trình hoá học theo sơ đồ: Khí metan + khí oxi Khí cacbonic + nước. Trả lời: a) Có 6,02 x 1023 phân tử khí cacbonic và 12,04 x 1012 phân tử nước tạo thành. b) Có 6,02 x 1023 phân tử khí metan và 12,04 x 1012 phân tử oxi tham gia phản ứng. c) 16 g metan, 64 g oxi, 44 g khí cacbonic, 36 g nước. d) CH4 + O2 CO2 + 2H2O. ÔN TẬP CHƯƠNG 2 Câu hỏi và bài tập tự luận 5.1 Lập công thức hoá học và xác định phân tử khối của các hợp chất hai nguyên tố sau: Al(III) và S(II); C(IV) và Cl(I); N(V) và O(II). Trả lời: Al2S3 Mr(Al2S3) =150 CCl4 Mr(CCl4) =154 N2O5 Mr(N2O5) = 108 5.2 Tính tỉ số khối lượng giữa các nguyên tố trong từng chất sau: a) Khí cacbonic. b) Axit sunfuric H2SO4. Trả lời: a) CO2: mC : mO = 3 : 8 b) H2SO4: mH : mS : mO = 1: 16 :32 5.3 Có học sinh viết 4 phương trình phản ứng sau: a) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O b) Na + 3H2O NaOH + 2H2 c) CaCO3 + HCl CaCl2 + H2O + CO2 d) Al + O2 AlO2 Hỏi: phương trình nào viết chưa đúng? Hãy sửa lại cho đúng. 5.4 Cho chất A chứa sắt và oxi tác dụng với axit clohidric. Sản phẩm thu được gồm muối sắt (III) clorua và nước. a) Lập công thức hoá học của chất A. b) Viết phương trình hoá học xảy ra. Trả lời: a) Fe2O3 b) Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O 5.5 Khí nung nóng canxi cacbonat CaCO3 thu được canxi oxit CaO và khí cacbonic CO2. a) Khi nung 5 tấn đá vôi, ta được 2,8 tấn vôi sống, tính khối lượng khí cacbonic sinh ra. b) Tính khối lượng caxni oxit thu được khi nung 50 gam canxi cacbonat. Trả lời: a) 2,2 tấn. b) 28 g. 6 Người ta điều chế khí hidro bằng cách cho kẽm tác dụng với axit clohidric HCl; ngoài ra còn có kẽm clorua ZnCl2 tạo thành. Khi đưa luồng khí hidro H2 vào đồng oxit CuO đun nóng thì thu được đồng nguyên chất và nước. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Để thu được 1,05 x 1023 nguyên tử đồng cần phải dùng bao nhiêu mol kẽm và bao nhiêu mol axit? Trả lời: a) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 CuO + H2 Cu + H2O b) Số mol kẽm: 0,25 mol. Số mol axit clohidric: 0,5 mol. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1/ Phân tử khí ozon gồm ba nguyên tử oxi. Công thức hoá học của ozon là: a) 3O b) 3O2 c) O3 d) O3 2/ Để chỉ hai phân tử hidro ta viết: a) 2H2 b) 2H c) 2H2 d) H4 3/ Nhôm sunfua có công thức hoá học: Al2S3. Phát biểu nào dưới đây là đầy đủ hơn cả: a) Nhôm sunfua do hai nguyên tố nhôm và lưu huỳnh tạo ra. b) Một phân tử nhôm sunfua do hai nguyên tử nhôm và ba nguyên tử lưu huỳnh. c) Phân tử khối của nhôm sunfua là 150. d) a,b và c đều đúng. 4/ Phát biểu nào dưới đây là sai: a) Trong thành phần phân tử nước cũng như khí sunfurơ đều chứa nguyên tố oxi. b) Phân tử oxi được tạo bởi hai nguyên tố oxi. c) Công thức hoá học của vôi sống là CaO. d) Thành phần khối lượng các nguyên tố trong phẩn rử khí sunfurơ là: mS : mO = 1: 1. 5/ Phát biểu nào dưới đây đúng: a) Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước lớn hơn thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong khí cacnonic. b) Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước lớn hơn thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong khí cacnonic. c) Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước bằng thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong khí cacnonic. d) Không biết được. 6/ Phát biểu nào dưới đây là sai: a) Nhôm hoá trị III trong hợp chất Al2O3. b) Lưu huỳnh hoá trị IV trong hợp chất lưu huỳnh dioxit SO2. c) Khí metan có công thức hoá học CH4. d) Khí amoniac có công thức phân tử NH4. 7/ Phương trình hoá học nào đã được viết và cân bằng hoàn chỉnh: a) H2 + O2 H2O b) 2N2 + 6 H2 4NH3 c) 2Zn + O2 2ZnO d) Mg2 + O2 2MgO 8/ Phương trình hoá học nào chưa được cân bằng đúng: a) 2Na + Cl2 2NaCl b) 2H2O H2 + O2 c) CuO + H2 Cu + H2O d) CaCO3 CaO + CO2 9/ Có phương trình hoá học với khối lượng chất tham gia và sản phẩm như sau: 2Mg + O2 2MgO 2,4 g ? g 4,0 g Khối lượng khí oxi tham gia phản ứng bằng: a) 6,4 g b) 1,6 g c) 2,0 g d) 3,5 g 10/ 4 mol nguyên tử canxi có khối lượng là: a) 80 g b) 120 g c) 160 g d) 200 g 11/ 6,4 g khí sunfurơ SO2 qui thành số mol phân tử là: a) 0,2 mol b) 0,5 mol c) 0,01 mol d) 0,1 mol 12/ 0,25 mol vôi sống CaO có khối lượng: a) 10 g b) 5 g c) 14 g d) 28 g 13/ Số mol nguyên tử oxi có trong 36 g nước là: a) 1 mol b) 1,5 mol c) 2 mol d) 2,5 mol 14/ Trong 0,1 mol phân tử khí cacbonic có số mol nguyên tử oxi đúng bằng số mol nguyên tử oxi có trong: a) 0,2 mol phân tử khí sunfurơ. b) 0,2 mol phân tử nước. c) 0,3 mol phân tử khí sunfurơ. d) 0,3 mol phân tử khí nước. 15/ 8,8 g khí cacbonic có cùng số mol phân tử với: a) 18 g nước. b) 6,4 g khí sunfurơ. c) 9 g nước. d) 12,8 g khí sunfurơ. Trả lời: 1c 2a 3d 4b 5a 6d 7c 8b 9b 10c 11d 12c 13c 14b 15d CHƯƠNG 3 OXI – SỰ CHÁY OXI Tóm tắt kiến thức 1. Tính chất vật lí: chất khí, không màu, không mùi; ít tan trong nước; nặng hơn không khí; hoá lỏng ở – 1830C. 2. Tính chất hoá học: *Tác dụng với sắt: Sợi dây sắt đốt nóng sơ bộ khi bỏ vào lọ khí oxi, sắt cháy sáng: 3Fe + O2 Fe3O4 Sắt từ oxit (tức oxit sắt từ) *Tác dụng với lưu huỳnh: bột lưu huỳnh đốt nóng cháy trong lọ khí oxi cho ngọn lửa xanh: S + O2 SO2 Khí sunfurơ tức (lưu huỳnh dioxit) *Tác dụng với photpho: photpho đốt nóng cũng cháy mạnh trong khí oxi: 4P + O2 2P2O5 Photpho (V) oxit (tức photpho pentoxit) Oxi là một trong những đơn chất hoạ động hoá học mạnh. *Phản ứng của oxi thường xảy ra ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất, nguyên tố oxi có hoá trị II. Câu hỏi và bài tập 1.1 Viết phương trình hoá học biểu diễn sự cháy của các đơn chất: Al, Fe, S, P trong oxi, biết sản phẩm là những hợp chất lần lượt có công thức hoá học tương ứng là Al2O3, Fe3O4, SO2, P2O5. Trả lời: 4Al + 3O2 2Al2O3 3Fe + 2O2 Fe3O4 S + O2 SO2 4P + 5O2 2P2O5 1.2 Đốt cháy 0,1mol lưu huỳnh trong một lượng khí oxi dư thu được khí sunfurơ. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính số mol khí oxi cần dùng. c) Tính số gam khí sunfurơ tạo thành. Trả lời: a) S + O2 SO2 1mol 1mol 1mol b) Số mol khí oxi cần dùng là 0,1 mol. c) Số mol khí sunfurơ thu được là 0,1 mol. Vậy số gam khí sunfurơ tạo thành là: 0,1 x 64 = 6,4 g. 1.3 Đốt cháy 0,3 mol nguyên tử sắt trong oxi tạo thành sắt từ oxit. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng sắt từ oxit tạo thành. c) Tính khối lượng khí oxi cần dùng. Trả lời: a) 3Fe + 2O2 Fe3O4 3 mol 2 mol 1 mol b) Số mol sắt từ oxit tạo thành là 0,1 mol. Vậy khối lượng ssắt từ oxit tạo thành là: 0,1x 232 = 23,2 g. c) Số mol khí oxi cần dùng là 0,2 mol. Vậy khối lượng khí oxi cần dùng là: 0,2 x 32 = 6,4 g. 1.4 Nhiệt phân kali penmanganat, toàn bộ lượng khí oxi thu được dùng để đốt cháy sắt. a) Viết và cân bằng các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế một lượng oxi đủ đốt cháy 0,6 mol sắt. c) Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng đốt cháy. Trả lời: a) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2 mol 1 mol 1 mol 1 mol 3Fe + 2O2 Fe3O4 3 mol 2 mol 1 mol b) Để đốt cháy 0,6 mol sắt cần 0,4 mol khí oxi. Để có được 0,4 mol khí oxi cần 0,8 mol kali penmanganat. Vậy khối lượng thuốc tím cần dùng là 0,8 x 158 = 126,4 g. c) 0,6 mol sắt cho 0,2 mol sắt từ oxit. Vậy khối lượng sắt từ thu được là: 0,2 x 232 = 46,4 g. OXIT – SỰ OXI HOÁ Tóm tắt kiến thức 1. Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác; ví dụ: Fe3O4; SO2... 2. Sự oxi hoá một chất là sự tác dụng của chất đó với oxi. S + O2 SO2 Khí oxi đã oxi hoá lưu huỳnh. CuO + H2 Cu + H2O Đồng oxit đã oxi hoá khí hidro. 3. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 3Fe + 2 O2 Fe3O4 CaO + H2O Ca(OH)2 Câu hỏi và bài tập 2.1 Trong những chất dưới đây, cho biết chất nào là oxit: khí cacbonic CO2, vôi sống CaO, đá vôi CaCO3, anhidrit sunfuric SO3, natri hidroxit NaOH. Trả lời: Những chất là oxit: khí cacbonic CO2, vôi sống CaO, anhidrit sunfuric SO3. 2.2 Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa từng cặp chất sau: a) Canxi oxit và khí cacbonic (tạo thành đá vôi CaCO3). b) Magiê và lưu huỳnh (tạo thành magie sunfua MgS). c) Sắt và oxi (tạo thành sắt từ oxit Fe3O4). d) Nhôm và lưu huỳnh (tạo thành nhôm sunfua Al2S3). Cho biết trong những phản ứng đó, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp? Trả lời: a) CaO + CO2 CaCO3 b) Mg + S MgS c) 3Fe + 2O2 Fe3O4 d) 2Al + 3S AL2S3 Cả bốn phản ứng đều là phản ứng hóa hợp. 2.3 Đốt cháy m gam sắt với một lượng khí oxi vừa đủ 6,4 g. Cho m gam sắt tác dụng với một lượng lưu huỳnh vừa đủ tạo ra sắt sunfua FeS. a) Tính m. b) Tính khối lượng từng sản phẩm thu được. Trả lời: 3Fe + 2O2 Fe3O4 (1) 3 mol 2 mol 1 mol Fe + S FeS (2) 1 mol 1 mol 1 mol Số mol khí oxi tác dụng với sắt trong phản ứng (1): 6,4 : 32 = 0,2 mol. Số mol sắt từ oxit thu được là 0,1 mol. Số mol sắt đã tham gia trong phản ứng: 0,3 mol. Vậy m = 0,3 x 56 = 16,8 g. b)Khối lượng Fe3O4 tạo thành trong phản ứng (1): 0,1 x 232 = 23,2 g. Số mol sắt sunfua thu được trong phản ứng (2): 0,3 mol. Vậy khối lượng sắt sunfua tạo thành từ (2): 0,3 x 88 = 26,4 g. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA OXI Tóm tắt kiến thức 1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: Nguyện liệu: hợp chất giàu oxi dễ bị phân huỷ khi bị đun nóng như kali clorat KCLO3, kali pemanganat KMnO4, nước oxi già H2O2... 2KClO3 2KCl + 3O2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Nhận biết oxi: cho tàn đóm của que diêm vào lọ đựng oxi, que diêm bùng cháy. 2. Sản xuất oxi trong công nghiệp: Nguyên liệu: không khí hay nước. *Từ không khí: a) Không khí Hoá lỏng Không khí sạch lỏng b) Không khí Chưng cất Khí lỏng phân đoạn oxi *Từ nước: Nước Điện phân Khí oxi và (thêmNaOH) khi hidro 2H2O 2H2 + O2 3. Phản ứng huỷ là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới. 4. Khí oxi có ứng dụng quan trọng nhất trong hai lĩnh vực: a) Sự hô hấp: Oxi cần cho sự hô hấp. Khi bệnh nhân bị khó thở, người ta phải cung cấp khí oxi cho bệnh nhân. Phi công bay cao dùng khí oxi nén để thở. b) Sự đốt nhiên liệu: Lò luyện gang, đèn xì oxi-axetilen. Hỗn hợp oxi lỏng với các nhiện liệu xốp (mùn cưa, than gỗ) là hỗn hợp nổ dùng để chế tạo mìn phá đá. Oxi lỏng dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa. Câu hỏi và bài tập: 3.1 Phân biệt sự khác nhau về nguyên liệu, sản lượng và giá thành trong cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Mô tả phương pháp điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm. Thế nào là chất xúc tác? Trả lời: Sự khác nhau giữa hai cách điều chế oxi: So sánh Trong công nghiệp Trong phòng thí nghiệm Nguyên liệu Sản lượng Giá thành Không khí, nước Lớn Thấp Hoá chất : KClO3, KMnO4 Nhỏ Cao Điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm: Trộn kali clorat (chất rắn khồng màu) đã nghiền mịn với một ít mangan đioxit (bột màu đen). Bỏ hỗn hợp vào đáy ống nghiệm chịu nhiệt. Đậy nút có ống thuỷ tinh dẫn khí xuyên qua. Kẹp ống nghiệm lên giá dỡ. Ráp nối với bộ phận thu khí gồm bình thuỷ tinh đựng đầy nước và úp ngược trên chậu thuỷ tinh. Đun ống nghiệm, lúc đầu cho ngọn lửa hơ quanh ống nghiệm, sau tập trung đun ở chỗ có hoá chất ở phía đáy ống nghiệm. Khí oxi theo ống thoát ra ngoài. Điều chỉnh ngọn lửa để khí thoát ra đều đều. Dựa vào tính chất oxi ít tan trong nước và hơi nặng hơn không khí, người ta thu oxi bằng một trong hai cách: a) Đẩy nước: Khí oxi thoát ra theo ống dẫn vào chai thuỷ tinh và đẩy nước ra ngoài. (Hình 3.1). a) Đẩy không khí: Khí oxi thoát ra theo ống dẫn vào chai thuỷ tinh và đẩy không khí ra ngoài chai. (Hình 3.2). Chất bột mangan đioxit MnO2 được thêm vào để làm tăng tốc độ phản ứng nhiệt phân kali clorat KClO3. Nó là chất xúc tác của phản ứng. Chất xúc tác là chất có tác dụng làm thay đổi tốc độ của một ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCau hoi trac nghiem kem Dap an_12539696.doc
Tài liệu liên quan