Ôn tập kiểm tra Văn 1 tiết - Lớp 7

Câu 2: (3 điểm) Phân tích câu tục ngữ: “Đói cho sạch rách cho thơm” theo những nội dung sau:

a. Nghĩa của câu tục ngữ

b. Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện

c. Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ

a) + Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn ở sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho. (0.5 đ)

+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa tội lỗi. (1.0 đ)

b. Một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người: Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân phẩm. Giáo dục con người phải có lòng tự trọng. (1.0 đ)

c. HS lấy dẫn chứng trong thực tế (0.5 đ)

 

pptx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiểm tra Văn 1 tiết - Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT1. Khái niệm tục ngữ?2. Giải thích một số câu tục ngữ về con người và xã hội3. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ:- Sự giản dị của Bác được thể hiện trên những phương diện nào?- Bài học cho bản thân sau khi học xong văn bản?Tiết 121TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂNCâu 1: (2 điểm) Nêu khái niệm tục ngữ? Cho ví dụ?- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, vào lời ăn tiếng nói hàng ngày. (1.5 đ)- Cho VD đúng (0.5 đ)Câu 2: (3 điểm) Phân tích câu tục ngữ: “Đói cho sạch rách cho thơm” theo những nội dung sau:a. Nghĩa của câu tục ngữb. Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiệnc. Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữa) + Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn ở sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho. (0.5 đ)+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa tội lỗi. (1.0 đ)b. Một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người: Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân phẩm. Giáo dục con người phải có lòng tự trọng. (1.0 đ)c. HS lấy dẫn chứng trong thực tế (0.5 đ) Câu 3: (5 điểm) Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu bật sự giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên những phương diện nào? Qua văn bản này, em rút ra được bài học gì cho bản thân?a.Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ đã nêu bật sự giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh trên các phương diện: trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. (1.0 đ)* Giản dị trong lối sống: Đơn giản mà tự nhiên, không cầu kì, xa hoa, không lãng phí- Bữa ăn chỉ có vài ba món giản đơn- Nơi ở: cái nhà sàn chỉ có vài ba phòng hoà cùng thiên nhiên.- Làm việc: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc rất lớn (cứu dân, cứu nước) đến việc rất nhỏ (trồng cây) (1.0 đ)* Quan hệ với mọi người: viết thư, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân (1.0 đ)* Giản dị trong lời nói và bài viết: Những câu nói nổi tiếng của Bác (trong sáng, ngắn gọn cho quần chúng dễ hiểu, dễ nhớ mà đi vào bản chất của vấn đề hay sự việc) đã trở thành chân lí của thời đại: + “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”+ “ Nước Việt Nam là một không bao giờ thay đổi” (1.0 đ)Câu 3: (5 điểm)* Bài học rút ra:-Trong đời sống: ăn uống theo kiểu “mùa nào thức ấy”; trang phục hợp với tuổi tác, công việc và kinh tế gia đình; đồ dùng đủ đáp ứng cho sinh hoạt, không chạy theo “mốt” hoặc theo “trào lưu”...-Trong quan hệ với mọi người: hòa nhã, thân thiện, đoàn kết, tương trợ với mọi người xung quanh,...-Trong lời nói, bài viết: dùng từ ngữ diễn đạt ý rõ ràng, lời văn trong sáng, chuẩn mực,...(1.0 đ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxT100. Kiểm tra Văn.pptx