Chuyên đề Các giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây

Nguồn vốn của ngân hàng là rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào. Với nguồn tài chính phong phú, NHTM sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của khách hàng, hoạt động kiểm soát đòi hỏi có hệ thống kiểm soát rộng lớn như cần nhiều chủ thể kiểm soát hơn, kiểm soát với quy mô lớn hơn có khi hoạt động kiểm soát bị lơ là, chủ quan. Mặt khác, các NHTM đó cũng có điều kiện sắm sửa máy móc, công nghệ tinh vi hiện đại, các phần mềm chuyên dụng góp phần thẩm định việc vay vốn, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VN. Ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn. 2.1.3.8. Phòng Tổ chức hành chính Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị văn phòng và phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn cho chi nhánh. Lập các báo cáo trong phạm vi trách nhiệm của phòng; Làm các công tác khác và chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ được giao. 2.1.3.9. Điểm giao dịch số 1 Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của NHCT VN và trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc NHCT Hà Tây; Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế dưới mọi hình thức; Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ, làm các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tư vấn;. 2.1.4. Tình hình hoạt động của NHCT HT trong thời gian gần đây 2.1.4.1.Hoạt động huy động vốn tại NHCT HT Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy: Nếu xét theo nội tệ, ngoại tệ thì năm 2005 vốn huy động bằng VNĐ chiếm 75,37% tổng vốn huy động, đến năm 2006 là 81,19% và năm 2007 tăng lên 83,5%. Như vậy vốn huy động bằng VNĐ đã tăng dần qua các năm, nhất là từ năm 2005 đến năm 2006 tăng hơn 5%. Nếu xét theo loại tiền gửi : tiền gửi dân cư năm 2005 chiếm 66,76%, năm 2006 là 46,01% và đến năm 2007 là 49,2% tổng vốn huy động. Sở dĩ tiền gửi dân cư giảm mạnh (gần 17%) từ năm 2005 đến năm 2006 là do khi các NHCT cấp 2 (NHCT Quang Trung, Sông Nhuệ, Nguyễn Trãi) chưa được nâng cấp thành NHCT cấp1 thì vẫn còn các quỹ tiết kiệm, các quỹ tiết kiệm này phần nào thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đến năm 2006 thì các chi nhánh này được nâng cấp thành NHCT cấp 1 thì NHCT Hà Tây không còn các quỹ tiết kiệm nữa. Bảng 2.1 – Tình hình huy động vốn tại NHCT HT từ 2005 đến 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 1.088.439 100 715.865 100 777.923 100 Theo nội, ngoại tệ VNĐ 820.344 75,37 581.238 81,19 649.572 83,50 Ngoại tệ 268.095 24,62 134.627 18.81 128.351 16,50 Theo loại tiền gửi Tiền gửi của tổ chức kinh tế 361.816 33,24 386.466 53,09 385.182 50,80 Tiền gửi của dân cư 726.623 66,76 329.399 46,01 382.741 49,20 Theo kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn 788.417 72,40 215.236 30,00 222.006 28,50 Tiền gửi không kỳ hạn 300.022 27,60 500.629 70,00 555.917 71,50 (Nguồn : NHCT Hà Tây) Nếu xét theo kỳ hạn:Tiền gửi có kỳ hạn giảm từ 788,417 tỷ (chiếm 72,4% vốn huy động) năm 2005 xuống 215,236 tỷ (chiếm 30% vốn huy động) năm 2006 và năm 2007 là 222,006 tỷ (chiếm28,5%). Như vậy tiền gửi có kỳ hạn của NH giảm qua các năm tính theo cả số tương đối và số tuyệt đối, tương ứng là tiền gửi không kỳ hạn tăng, khách hàng gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào, điều này cho thấy nguồn vốn huy động của NH chứa đựng nhiều rủi ro hơn, đòi hỏi NH phải có nhiều biện pháp đề giảm thiểu rủi ro, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động. Đồ thị 2.1 - Tổng vốn huy động của ngân hàng qua các năm Nếu xét tổng nguồn vốn huy động thì tổng nguồn vốn huy động giảm 372 574 triệu đồng (hơn 34%) từ năm 2005 đến năm 2006 và có dấu hiệu tăng vào năm 2007. Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 777923 triệu, tăng 13,9% so với năm 2006 và đạt 91% kế hoạch được giao. Đạt được kết quả trên do tập thể cán bộ NHCT HT đã nỗ lực hết mình, áp dụng các hình thức huy động vốn đa dạng với mức lãi suất hấp dẫn, các chương trình chăm sóc khách hàng và các chương trình khuyến mãi. Vừa qua, NHCT VN xây dựng chương trình khuyến mãi trong toàn hệ thống: kỳ phiếu dự thưởng phát hành từ ngày 3/4- 20/4 năm 2008 “ Gửi kỳ phiếu trúng Mescecdes và Camry, khách hàng gửi kỳ phiếu ngoài việc hưởng lãi suất cao còn tham gia dự thưởng với mức tiền gửi 10 triệu đồng hoặc 700 USD nhận được một con số dự thưởng. Vì vậy, NHCT HT đã huy động được số lượng vốn lớn vượt chỉ tiêu kế hoạch cho quý mặc dù lạm phát cao và phải cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn. 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng Doanh số cho vay Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Bảng 2.2 - Doanh số cho vay qua các năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay 1.086.450 100 477.833 100 630.000 100 Ngắn hạn 944.618 87,95 285.037 59,65 457.744 72,66 Trung và dài hạn 141.832 13,05 192.796 40,35 172.256 27,34 (Nguồn : NHCT Hà Tây) Nhìn trên bảng 2.2 và nhất là trên đồ thị 2.2 ta có thể thấy rõ doanh số cho vay giảm một cách nhanh chóng từ 1 086,45 tỷ năm 2005 xuống 477,833 tỷ năm 2006 khi NHCT HT tách các chi nhánh thành các NHCT cấp 1 trực thuộc NHCT VN, và doanh số cho vay năm 2007 lại tăng so với 2006 là 152,167 tỷ mặc dù tháng 1/2007 phòng giao dịch số 6 tại Xuân Mai được tách thành NHCT cấp 1. Doanh số cho vay giảm nhiều như vậy nhưng trong đó cho vay trung và dài hạn lại tăng đáng kể từ 13,05% năm 2005 lên 40,35% năm 2006 và năm 2007 là 27,34 %. Sở dĩ có điều này là do trong những năm 2006, 2007 kinh tế tỉnh Hà Tây phát triển, nhu cầu về đầu tư mở rộng sản xuất, mua máy móc trang thiết bị tăng nhanh. Cho vay trung và dài hạn sẽ thu được lãi suất cao hơn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.Vì vậy ngân hàng cần có những dự đoán chính xác về những biến động lãi suất và tình hình thị trường và thẩm định kỹ càng trước khi cho vay. Nhưng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng cao do Hà Tây có nhiều làng nghề truyền thống vì vậy khách hàng vay vốn chủ yếu để t ài trợ cho vốn lưu động sản xuất kinh doanh. Đ ồ th ị 2.2 – Doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm (Triệu đồng) NHCT VN nói chung và NHCT HT nói riêng đã xác định khách hàng chiến lược của mình là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công, thương nghiệp, dịch vụ ở khu vực đô thị, khu công nghiệp; những người sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các nghệ nhân nổi tiếng có nghề nghiệp truyền thống; các hộ gia đình, chủ trang trại sản xuất chế biến kinh doanh nuôi trồng mang tính chất sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Với đặc trưng là ngân hàng hoạt động chính trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất và với vị thế chiến lựơc là ngân hàng thương mại lớn giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì ngành hàng chiến lược của NHCT là: Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong n ước. Các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; các ngành công thương nghiệp nhập khẩu tư liệu sản xuất và dược phẩm. Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài. Việc cho vay của ngân hàng luôn đi theo định hướng đó. Đồng thời Ngân hàng mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm dần cho vay doanh nghiệp nhà nước bởi hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả bằng các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đồng thời nước ta lại đang thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2007 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 17,45% trên tổng dư nợ cho vay, giảm 28,91% so với năm 2006. Tổng dư nợ cho vay Theo Bảng 2.3 thì tổng dư nợ cho vay giảm từ 1216,962 tỷ năm 2005 xuống 578,718 tỷ năm 2006 và xuống 522,564 tỷ năm 2007. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn giảm từ 620,631 tỷ (51%) năm 2005 xuống 219,532 tỷ (37,9%) năm 2006 và tăng lên 254,71 tỷ (48,7%) năm 2007, đạt 102,46% so với kế hoạch được giao. Bảng 2.3 - Dư nợ cho vay của ngân hàng qua các năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay 1.216.962 100 578.718 100 522.564 100 Dư nợ cho vay ngắn hạn 620.631 51,0 219.532 37,9 254.710 48,7 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 596.331 49,0 359.186 62,1 267.854 51,3 (Nguồn : NHCT Hà Tây) Tổng dư nợ cho vay giảm do nhiều yếu tố, có thể do doanh số cho vay giảm, có thể do doanh số thu nợ tăng và một số nguyên nhân khác như việc tách các chi nhánh thành các NHCT cấp 1 nên khó có thể kết luận được rằng ngân hàng hoạt động tốt hay không tốt. Nhưng một nguyên nhân làm cho tổng dư nợ cho vay của NHCT HT năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005 là do các chi nhánh của NHCT HT được tách thành các chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT VN. Trong năm 2008, NHCT HT đi vào hoạt động ổn định sau khi đã tách các chi nhánh và thành lập thêm điểm giao dịch tại La Phù-Hà Đông thì NHCT HT phấn đấu tăng tổng dư nợ cho vay lên 700 tỷ tăng gần 34% so với năm 2007. 2.1.4.3.Hoạt động thanh toán quốc tế Năm 2007, Ngân hàng đã phát hành 180 món L/C nhập khẩu với trị giá là 9.526,07 nghìn USD và 24 món L/C xuất khẩu trị giá 998,38 nghìn USD. Trong đó thanh toán được 229 món L/C nhập khẩu trị giá 10.183,3 nghìn USD và 28 món L/C xuất khẩu trị giá 824,74 nghìn USD. Nhìn vào bảng số liệu dưới ta thấy hoạt động thanh toán quốc tế của NHCT HT đang phát triển và có xu hướng phát triển mạnh hơn nữa trong các năm tới. Sở dĩ như vậy là do trong một vài năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng nhanh do Hà Tây là một trong các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước với nhiều làng nghề truyền thống có mặt hàng xuất khẩu, mặt khác NHCT HT là ngân hàng đã khẳng định được uy tín của mình trên địa bàn. Trong các năm tới, khi nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì hoạt động xuất nhập khẩu lại càng phát triển, vì vậy NHCT HT có cơ hội để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Bảng 2.4 – Hoạt động thanh toán quốc tế Năm Phát hành Thanh toán L/C xuất khẩu L/C nhập khẩu L/C nhập khẩu L/C xuất khẩu Số lượng Trị giá (USD) Số lượng Trị giá (USD) Số lượng Trị giá (USD) Số lượng Trị giá (USD) 2005 20 463320 153 8368598 138 5916114 33 365066 2006 30 1988815 156 9018068 178 9578131 27 764294 2007 24 998378 180 9562070 229 10118275 28 824741 (Nguồn : NHCT Hà Tây) 2.1.4.4. Các hoạt động khác Hoạt động bảo lãnh của NHCT HT cũng tăng đáng kể, năm 2006 ngân hàng phát hành 190 món trị giá 108 675,1 triệu USD, tới năm 2007 NHCT HT phát hành 278 món bảo lãnh trị giá 143 922,6 triệu USD tăng 32,4 % so với năm 2006. Cũng trong năm 2007, ngân hàng đã phát hành 238 món chuyển tiền trị giá 6.480,66 nghìn USD và thanh toán được 294 món trị giá 6.159,91 nghìn USD… Hoạt động thanh toán và dịch vụ thẻ: Năm 2007 NHCT HT đẩy mạnh việc tiếp thị phát hành thẻ và phát hành được 5.731 thẻ, nâng tổng phát hành đến 31/12/2007 là 11.249 thẻ ATM bằng 103,86% số lượng phát hành thẻ của 4 năm 2002-2006. Cũng trong năm 2007, NHCT HT phát hành được 20 thẻ VISA Card và Master Card. Năm 2007 ngân hàng đã thực hiện tốt chương trình thanh toán bù trừ điện tử, kế thừa các tiện ích, các sản phẩm hiện có kết hợp với công tác tiếp thị và mở điểm giao dịch tại các khu kinh tế tập trung nên công tác thanh toán phát triển tương đối tốt và tạo được uy tín với khách hàng. Kết quả đạt được trong năm 2007 là tổng thanh toán không dùng tiền mặt là 24 418 giao dịch trị giá 4,451 tỷ đồng, với điểm nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyển tiền thanh toán đảm bảo luân chuyển vốn cho khách hàng nhanh chóng thuận tiện và hiệu quả, góp phần giảm tối đa thời gian luân chuyển vốn của doanh nghiệp, trong đó: + Thanh toán nội bộ là: 23 638 giao dịch trị giá 3,615 tỷ đồng, + Thanh toán bù trừ là: 771 giao dịch trị giá 216 tỷ đồng, +Thanh toán qua tiền gửi NHTW là: 9 giao dịch trị giá 620 tỷ đồng. Có được những kết quả trên là do NHCT HT rất chú trọng tới công tác chăm sóc khách hàng và hoạt động marketing đ ể nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng từ trang phục tới cung cách và thái độ phục vụ. 2.2. Thực trạng kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây 2.2.1. Thực trạng hoạt động kiểm soát cho vay theo quy trình cho vay của Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây Trong 11 bước của quy trình cho vay thì có thể chia thành 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi giải ngân. Ở cả 3 giai đoạn này đều chứa đựng những rủi ro. Giai đoạn trước giải ngân rủi ro gặp phải là quyết định sai đối tượng cho vay; giai đoạn giải ngân ngân hàng có thể giải ngân sai đối tượng, thời hạn giải ngân bị kéo dài hay phải điều chỉnh số tiền giải ngân; còn các rủi ro như vốn vay không được sử dụng đúng mục đích, khách hàng không trả lãi, gốc đúng hạn, khách hàng làm ăn thua lỗ nên phải gia hạn nợ, tài sản đảm bảo giảm giá trị…là các rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn sau giải ngân. Vì vậy hoạt động kiểm soát phải tiến hành ở cả ba giai đoạn trên. Ở đây em phân tích hoạt động kiểm soát theo quy trình kiểm soát gồm 6 bước ở cả 3 giai đoạn. 2.2.1.1. Giai đoạn trước giải ngân Giai đoạn này gồm từ bước 1 đến bước 6 trong quy trình cho vay. Đây là giai đoạn sàng lọc khách hàng, ngân hàng sẽ quyết định loại bỏ khoản vay hay thực hiện các bước tiếp của quy trình cho vay để đối mặt với rủi ro hay thu lãi. Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung, các chỉ số kiểm soát Mục tiêu: đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay Nội dung kiểm soát: năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo, hồ sơ hợp lý hợp lệ, sự tuân thủ các quy định của pháp luật và của ngân hàng của các CBTD. Các chỉ số kiểm soát: sự đầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ liên quan; các chỉ số về tài chính của khách hàng như: doanh thu, lợi nhuận, các khoản phải thu, các khoản phải trả; các thông số của các dự án đầu tư (nếu các khoản vay phục vụ cho các dự án đầu tư)… Bước 2: XĐ hệ thống kiểm soát: chủ thể và các công cụ kiểm soát Chủ thể kiểm soát ở giai đoạn này của NHCT HT là CBTD, cán bộ ngân hàng, Lãnh đạo phòng khách hàng, người có thẩm quyền quyết định cho vay. (phó giám đốc Nguyễn Văn Sơn). Các công cụ kiểm soát: các bản báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng, hệ thống máy móc, thông tin, các chiến lược cho vay của ngân hàng Bước 3: Tiến hành giám sát đo lường: Quá trình giám sát đo lường của NHCT HT diễn ra đối với các chủ thể kiểm soát như sau: CBTD tiến hành kiểm tra hồ sơ và khai thác thông tin từ khách hàng, từ CIC và các nguồn thông tin khác, sau đó trình lãnh đạo phòng khách hàng và phối hợp với lãnh đạo phòng khách hàng để tiến hành thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo qua các bản báo cáo, qua quá trình đi thực tế và qua những phân tích của cán bộ ngân hàng. Quá trình này có thể coi là quá trình CBTD phân tích tín dụng. Khi có nhu cầu vay vốn tuỳ theo loại khách hàng lá cá nhân hay doanh nghiệp, tuỳ theo mục đích vay vốn, tuỳ theo loại tài sản đảm bảo mà khách hàng cần cung cấp cho CBTD trực tiếp với mình những giấy tờ cần thiết, chẳng hạn cá nhân vay vốn thế chấp bằng sổ đỏ để kinh doanh phải có các giấy tờ: CMT, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh, phương án kinh doanh, các báo cáo tài chính… từ đó CBTD tiến hành phân tích về năng lực pháp lý, uy tín của người vay, mục đích sử dụng vốn, đánh giá phương án kinh doanh, nhu cầu sản phẩm trên trường, năng lực điều hành của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng và thẩm định tài sản thế chấp. Ở giai đoạn này CBTD NHCT HT đã rất chú trọng tới việc kiểm tra hồ sơ khoản vay, phỏng vấn khách hàng từ đó sàng lọc khách hàng, lựa chọn đối tượng vay vốn để đi tới quyết định cho vay phù hợp với chính sách cho vay của NHCT VN. CBTD NHCT HT đã rất nhiệt tình hướng dẫn khách hàng hoàn thành đầy đủ thủ tục, hồ sơ vay vốn. CBTD và trưỏng phòng khách hàng cũng đã linh hoạt trong việc áp dụng các mức lãi suất cho vay. Mức lãi suất được áp dụng một mặt phụ thuộc vào mức lãi suất cho vay do NHCT VN quy định, mặt khác tuỳ thuộc vào phương án dự án vay vốn và từng khách hàng cụ thể, với những khách hàng đã có mối quan hệ tốt với ngân hàng trước đó thì sẽ được áp dụng mức lãi suất ưu đãi. Tuy quá trình thẩm định đã được thực hiện rất nghiêm túc, CBTD xuống tận nơi kiểm tra cơ sở sản xuất, xem xét thực trạng tài sản đảm bảo nhưng nhiều khi CBTD của ngân hàng quá coi trọng yếu tố đảm bảo, xem nhẹ các yếu tố khác, làm mất đi các cơ hội cho vay của ngân hàng. Do đó CBTD phải xác định nguồn thu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua thứ tự ưu tiên: Thu từ phương án, dự án kinh doanh (nguồn thu thứ nhất) tiếp đến thu từ phát mại tài sản bảo đảm (nguồn thu thứ 2) và cuối cùng là thu từ nguồn thu khác như: Từ sản xuất kinh doanh, từ nguồn tài trợ, vốn khác Mặt khác việc thẩm định rất khó, đa dạng trong mọi lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi CBTD phải có trình độ và tầm hiểu biết sâu rộng mà CBTD NHCT HT rất trẻ, tuy nhạy bén năng động nhưng cũng cần học hỏi nhiều. Với kinh nghiệm trong công tác nên khi thẩm định hồ sơ xin vay, CBTD NHCT HT nhiều khi tư vấn cho khách hàng hiểu rõ hơn về phương án kinh doanh của mình: Phương án đó có khả thi không? có thực sự đem lại lợi nhuận không? Liệu vay như yêu cầu của khách hàng thì với phương án kinh doanh đó khách hàng có đảm bảo trả đúng lãi và nợ gốc không? Hạn mức tối đa mà ngân hàng có thể cho vay? hình thức cho vay… Qua công tác tư vấn, trao đổi cởi mở với khách hàng, CBTD NHCT HT đã tạo được niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên giai đoạn này, CBTD thường gặp phải khó khăn là thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác. Lãnh đạo phòng kiểm tra, rà soát hồ sơ và nội dung tờ trình thẩm định do CBTD trình, ký và ghi rõ ý kiến đề xuất, trình người có thẩm quyền quyết định cho vay kí duyệt. Người có thẩm quyền quyết định cho vay kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay và tờ trình thẩm định có chữ kí của CBTD, lãnh đạo phòng khách hàng, ký và ghi rõ ý kiến đề xuất. Bước 4, Bước 5: Đánh giá sự thực hiện và Điều chỉnh Trong quá trình kiểm tra hồ sơ và thẩm định, nếu CBTD phát hiện hồ sơ giấy tờ không đủ, sai quy định thì yêu cầu khách hàng bổ sung và làm đúng theo quy định. Nếu phát hiện giấy tờ giả mạo hoặc các chỉ số về tài chính không rõ ràng hay tài sản đảm bảo có vấn đề thì cần báo lãnh đạo phòng xem xét giải quyết. Khó khăn mà CBTD NHCT HT gặp phải là hầu hết khách hàng (trừ khách hàng quen) thường không biết được thủ tục, hồ sơ và điều kiện vay vốn. Trong quá trình kiểm tra, rà soát lại hồ sơ vay vốn và nội dung tờ trình thẩm định, lãnh đạo phòng khách hàng và người có thẩm quyền quyết định cho vay nếu thấy không hợp lý, chưa đủ, các điều kiện cho vay chưa phù hợp hay cần bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì yêu cầu CBTD giải trình, bổ sung, chỉnh sửa và làm việc lại với khách hàng. Bước 6: Đưa ra kết luận: Kết luận cuối cùng cho vay hay không cho vay đưa ra là quyết định của người có thẩm quyền quyết định cho vay của NHCT HT sau khi đã xem xét toàn bộ hồ sơ. nếu quyết định cho vay thì CBTD thông báo tới khách hàng và soạn thảo các Hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo. Trong các hợp đồng đó phải có chữ ký của CBTD, lãnh đạo phòng, người có thẩm quyền quyết định cho vay. Sau khi ký kết hợp đồng, lãnh đạo phòng khách hàng còn phải kiểm tra, kiểm soát việc nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS của CBTD để tiện cho việc theo dõi khoản vay sau này. 2.2.1.2. Giai đoạn giải ngân Giai đoạn này chính là bước 7 của quy trình cho vay Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung, các chỉ số kiểm soát Mục tiêu: giải ngân đúng đối tượng, đúng số tiền, đúng thời hạn đúng hình thức, đúng quy định như Hợp đồng tín dụng đã ký. Nội dung: kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân (Hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, bảng kê rút vốn vay, uỷ nhiệm chi hoặc các giấy tờ rút tiền khác và các chứng từ khác nếu có), giám sát việc nhập dữ liệu giải ngân. Bước 2: XĐ hệ thống kiểm soát: chủ thể và các công cụ kiểm soát Chủ thể kiểm soát: CBTD, lãnh đạo phòng khách hàng, người có thẩm quyền quyết định cho vay, cán bộ phòng kế toán giao dịch. Công cụ kiểm soát: hệ thống mạng máy tính giao dịch, Hợp đồng tín dụng, các hoá đơn chứng từ do khách hàng cung cấp. Bước 3: Tiến hành giám sát đo lường Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng đã ký kết, CBTD kiểm tra các hồ sơ, chứng từ do khách hàng cung cấp để giải ngân. Lãnh đạo phòng khách hàng có trách nhiệm kiểm tra lại nội dung giấy nhận nợ và các chứng từ liên quan, nếu phù hợp các quy định về điều kiện giải ngân trong Hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành của NHCT VN, ký và trình người có thẩm quyền quyết định cho vay. Đồng thời kiểm tra việc nhập giữ liệu giải ngân trên hệ thống INCAS của CBTD. Người có thẩm quyền quyết định cho vay tại chi nhánh kiểm tra lại giấy nhận nợ, hồ sơ giải ngân. Khi các chứng từ giải ngân phù hợp thì ký duyệt giải ngân Cán bộ kế toán giao dịch căn cứ vào hồ sơ giải ngân để tiến hành giải ngân. CBTD NHCT HT đã giúp khách hàng giải ngân nhanh chóng khi đầy đủ các điều kiện để khách hàng có vốn kịp thời. Bước 4, Bước 5: Đánh giá sự thực hiện và Điều chỉnh Sau khi kiểm tra thấy việc rút vốn lần trước phù hợp mới phát tiếp vốn cho khách hàng, đồng thời CBTD thường xuyên bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để sớm phát hiện những lệch lạc trong việc sử dụng vốn vay, những khó khăn mà khách hàng gặp phải để kịp thời tư vấn cho khách hàng vượt qua, bảo vệ vốn vay tránh rủi ro mất vốn (với trường hợp vốn vay được giải ngân nhiều lần). Khi có sự cố biểu hiện ảnh hưởng đến vốn vay, CBTD phải xử lý kịp thời, thông báo ngay cho kế toán biết và đình chỉ việc rút vốn của khách hàng nếu cần thiết thì thu hồi lại vốn đã phát cho vay. Bước 6: Đưa ra kết luận Các kết luận được đưa ra trong quá trình kiểm soát cho vay trong giai đoạn này là hồ sơ giải ngân có phù hợp không, có tiến hành giải ngân không? giải ngân bao nhiêu?... 2.2.1.3. Giai đoạn sau giải ngân Giai đoạn này thường là rất nhiều và rủi ro là cao nhất vì lúc này đồng vốn của ngân hàng đã được chuyển cho khách hàng, do vậy đòi hỏi sự giám sát hết sức chặt chẽ của ngân hàng. Giai đoạn này gồm từ bước 8 đến bước 11 trong quy trình cho vay. Tình hình kiểm soát của cán bộ NHCT HT giai đoạn này như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung, các chỉ số kiểm soát Mục tiêu: đảm bảo nguồn vốn cho vay sử dụng đúng mục đích, khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Nội dung: kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện dự án, tình hình hàng tồn kho, tình hình tài chính sản xuất kinh doanh, đôn đốc khách hàng trả nợ, tài sản đảm bảo.. Các chỉ số kiểm soát: việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, giá trị tài sản đảm bảo, thời gian và vốn sử dụng vào dự án, việc sản xuất, bán hàng, hàng tồn kho của khách hàng… Bước 2: XĐ hệ thống kiểm soát: chủ thể và các công cụ kiểm soát Chủ thể kiểm soát là CBTD, lãnh đạo phòng khách hàng. Đây là các chủ thể kiểm soát nội bộ, ngoài ra còn có cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHCT VN tại NHCT HT, cán bộ kiểm tra kiểm soát của NHTW, các cán bộ ngân hàng… là các chủ thể kiểm soát độc lập. Công cụ kiểm soát được sử dụng là: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo, hệ thống thông tin, máy móc trang thiết bị, các văn bản của Nhà nước và của NHCT VN liên quan đến việc cho vay, kiến thức kỹ năng của CBTD… Bước 3: Tiến hành giám sát đo lường Định kỳ, CBTD thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay về diễn biến dư nợ, phân loại nợ, gửi thông báo trả lãi, trả gốc cho khách hàng khi đến hạn. Đồng thời kiểm tra toàn diện tình hình tài chính (thực tế hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu, hoạt động kinh doanh), kiểm tra thực trạng hoạt động tài sản đảm bảo. Lãnh đạo phòng khách hàng chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kiểm tra, giám sát các khoản cho vay của các CBTD. Đôn đốc CBTD lập các bản sao kê hàng tháng về số dư nợ cuối tháng của các khách hàng của từng CBTD. Đồng thời trưởng phòng khách hàng xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định. Định kỳ, cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHCT VN thực hiện kiểm tra việc cho vay và tình hình thu hồi vốn của các CBTD. Bước 4, Bước 5: Đánh giá sự thực hiện và Điều chỉnh Sau khi thu thập và tiến hành kiểm tra, CBTD tiến hành phân tích đưa ra những đánh giá về mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài chính của khách hàng, tình hình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh…Đồng thời kiểm tra đánh giá hiện trạng tài sản đảm bảo và lập biên bản kiểm tra Trong quá trình kiểm tra định kỳ hay đột xuất khi CBTD hoặc lãnh đạo phòng khách hàng phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro như: tần suất giao dịch rút vốn tăng nhanh, các chỉ số tài chính dưới mức trung bình ngành…thì CBTD trình người có thẩm quyền quyết định và đề xuất các biện pháp giải quyết hợp lý. Khi đến hạn trả nợ nếu bên vay không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan, nếu có văn bản giải trình để xin gia hạn nợ thì căn cứ vào tình hình, giám đốc xem xét cho gia hạn. Nếu bên vay không được cho gia hạn thì chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định. Sau một thời gian mà vẫn không thanh toán được thì nợ quá hạn chuyển thành nợ có vấn đề Trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu không trả nợ được hoặc không trả nợ đúng hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay của ngân hàng NHTMCP Công Thương (VietinBank) tỉnh Hà Tây.DOC
Tài liệu liên quan