Chuyên đề Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ

Chi nhánh đã thực hiện các loại hợp đồng như hợp đồng tín dụng; hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng tín dụng được thực hiện như quy định theo các mẫu 141 là mẫu hợp đồng tín dụng trung, dài hạn; theo mẫu 142 là mẫu hợp đồng tín dụng ngắn hạn. Chi nhánh thực hiện quy chế cho vay theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 quyết định của thống đốc NHNN về việc bam hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Chi nhánh luôn thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng vì nếu các bên vay không thực hiện đúng thời hạn và điều kiện của hợp đồng vay vốn sẽ gây ra hậu quả xấu cho bên cho vay; vì vậy rủi ro tín dụng thuần tuý sẽ được hạn chế nhờ các biện pháp bảo đảm tiền vay (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh) và hợp đồng chặt chẽ, thủ tục cho vay cẩn trọng.

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c dự án tín dụng và thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài, trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác nhau và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục và giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. c. Phòng thẩm định - Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định, chỉ định theo uỷ quyền của tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp dưới. - Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình tổng giám đốc để xem xét, phê duyệt. - Thẩm định khoản vay do tổng giám đốc quy định hoặc do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định trong mức phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh cấp 1. - Tổ chức, kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh; tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. - Thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh cấp 1 giao. d. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế - Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ( mua- bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định; thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT ngân hàng No&PTNT Việt Nam. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế; thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. e. Phòng kế hoạch- ngân quỹ - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước, ngân hàng No&PTNT Việt Nam. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của ngân hàng No&PTNT trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định; thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước; thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. f. Phòng vi tính - Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh - Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh . - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định; quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị tin học và làm dịch vụ tin học và thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc chi nhánh giao. g. Phòng hành chính - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. -Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh ngân hàng No&PTNT trực thuộc trên địa bàn, trực tiếp làm thư ký tổng kết cho giám đốc ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh và thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của ngân hàng No&PTNT Việt Nam. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, vật mau hỏng, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan và thực hiện nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh giao. h. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo - Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn và mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của ngân hàng No&PTNT Việt Nam. -Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. - Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc ngân hàng No&PTNT Việt Nam. -Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. i. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ - Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của ngân hàng No&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc; hàng tháng có báo cáo nhanh về công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. - Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham ô lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc giám đốc giao. k. Tổ tiếp thị - Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường và triển khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo chỉ đạo của ngân hàng No&PTNT Việt Nam và giám đốc chi nhánh. - Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của ngân hàng No&PTNT Việt Nam. - Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam. - Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng của đơn vị và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. l. Tổ nghiệp vụ thẻ - Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam và thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam. - Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ. - Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý. - Thực hiện nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 3. Những kết quả chi nhánh đã đạt được 3.1. Công tác nguồn vốn Bảng báo cáo kết quả kinh doanh về công tác nguồn vốn. Đơn Vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng nguồn vốn 4470 (KH: 5536.3) 4023 (KH: 4000) 5905 (KH: 4900) Theo loại tiền: - Nguồn vốn nội tệ - Nguồn vốn ngoại tệ 3197 (KH: 3666.1) 1273(KH: 1870.2) 3136 (KH: 3200) 888(KH: 800) 4854 (KH: 4000) 1052(KH: 900) Theo kỳ hạn: - Không kỳ hạn - Kỳ hạn dưới 12 tháng - Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 918 1376 2176 985 820 2219 1278 859 3768 Theo thành phần kinh tế: - Tiền gửi dân cư -Từ tổ chức kinh tế - Từ các tổ chức tín dụng - Từ uỷ thác đầu tư - Huy động trái phiếu AGRIBANK 1153 1551 766 1000 1491 1444 88 1000 1771 3550 585 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm Đánh giá công tác huy động vốn Năm 2005: Tổng nguồn vốn năm 2005 giảm 446 tỷ đồng so với năm 2004, đạt 101% kế hoạch. Trong đó: nguồn nội tệ giảm 62 tỷ đồng, đạt 98% so với kế hoạch. Nguồn ngoại tệ giảm 385 tỷ đồng, đạt 111% so với kế hoạch. Theo kỳ hạn: nguồn vốn không kỳ hạn tăng 66 tỷ đồng, chiếm 24% tổng nguồn vốn. Có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 556 tỷ đồng, chiếm 20% tổng nguồn vốn. có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 43 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nguồn vốn. Theo thành phần kinh tế: Tiền gửi dân cư tăng 338 tỷ đồng, chiếm 37% tổng nguồn vốn. Các tổ chức kinh tế giảm 107 tỷ đồng, chiếm 36% tổng nguồn vốn. Các tổ chức tín dụng giảm 678 tỷ đồng, chiếm 2% tổng nguồn vốn. Tiền gửi uỷ thác đầu tư chiểm 25% tổng nguồn vốn. 3.2. Công tác tín dụng Bảng kết quả kinh doanh tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 TH KH TH KH TH KH Tổng dư nợ 2200 2032.3 1876 2420 2057 2300 Theo loại tiền: - Nội tệ -Ngoại tệ 1066 1134 1101 775 978 1079 Theo thành phần kinh tế: - Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Cho vay tiêu dùng 1752 400 48 1161 660 55 1245 757 56 Theo thời gian: - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 1200 1000 988 888 1269 788 Tổng nợ xấu 2789 6750 9785 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm Đánh giá công tác sử dụng vốn: - Năm 2005: Tổng dư nợ giảm 324 tỷ đ so với năm 2004, đạt 78% so với kế hoạch. Trong đó: Theo loại tiền: Nội tệ tăng 34 tỷ đ, chiếm 59% tổng dư nợ. Theo thành phần kinh tế: DN nhà nước giảm 592 tỷ đ, chiếm 62% tổng dư nợ. DN ngoài quốc doanh tăng 260 tỷ đ, chiếm 35%. Cho vay tiêu dùng tăng 7 tỷ đ, chiếm 3% tổng dư nợ. Theo thời gian: Ngắn hạn giảm 212 tỷ đ, chiếm 53% tổng dư nợ. Trung, dài hạn giảm 111 tỷ, chiếm 47% tổng dư nợ. Nợ xấu chiếm 0.36% tổng dư nợ. II. THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ 1. Mục đích, yêu cầu về hợp đồng tín dụng tại chi nhánh 1.1. Mục đích Sau khi báo cáo thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng được phê duyệt, cán bộ tín dụng tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng sau khi đã tham khảo với cán bộ pháp chế và với các ngân hàng khác. Các điều khoản về cho vay hoặc cấp tín dụng được coi là hợp pháp khi được thể hiện bằng văn bản theo đúng pháp luật. Một hợp đồng tín dụng được soạn thảo kỹ càng, tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như các quy chế nội bộ của ngân hàng sẽ không những tạo thuận lợi cho quá trình cấp vốn, giải ngân mà còn là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng trước pháp luật. Chỉ khi hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết đầy đủ bởi người đại diện có thẩm quyền của ngân hàng và của bên vay; các điều khoản về bảo đảm, thế chấp cùng các điều kiện của các khoản vay được thực hiện thì các khoản rút vốn, sử dụng tiền vay mới được phép giải ngân. 1.2. Các yêu cầu Hợp đồng tín dụng là một văn bản thoả thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng trong đó đặt ra các nghĩa vụ của mỗi bên, đặt ra các đảm bảo nhất định và thường quy định những kiểm soát và hạn chế nhất định đối với bên vay. Hợp đồng tín dụng là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và người đi vay. Đó là cơ sở pháp lý quy định cụ thể các điều khoản và các điều kiện thực hiện việc cho vay, cấp tín dụng, quản lý khoản vay, thu hồi nợ và xử lý các khiếu kiện, tranh chấp. Vì vậy, hợp đồng tín dụng cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Văn phong rõ ràng, chặt chẽ và nội dung phán ảnh đầy đủ các điều khoản, điều kiện tín dụng, quyền nghĩa vụ của các bên, các cam kết chung giữa các bên. - Tuân thủ tuyệt đối các quy định về tín dụng và quản lý hiện hành; kết cấu logic, thống nhất và đảm bảo tính thực thi. - Các điều khoản, điều kiện của hợp đồng được soạn thảo và thực thi trên cơ sở thống nhất chung giữa ngân hàng và bên vay; chỉ có hiệu lực cam kết khi đã được ngân hàng và bên đi vay ký kết đầy đủ trong một thời hạn xác định. - Cán bộ tín dụng phải kiểm tra cần thận mức độ chính xác các điều khoản trong hợp đồng tín dụng với các điều khoản của văn bản bổ sung, sửa đổi. - Sau khi soạn thảo xong văn bản bổ sung, sửa đổi hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng cần chuyển qua bộ phận pháp chế, quản lý rủi ro kiểm tra và phê duyệt trước khi chuyển cho khách hàng. 2. Ví dụ về hợp đồng tín dụng Giả sử Bên cho vay (bên A) là Ngân hàng No& PTNT Láng Hạ và bên đi vay (bên B) cùng nhau giao kết một hợp đồng tín dụng và hai bên thống nhất việc bên A cho bên B vay tiền theo nội dung thoả thuận dưới đây: Điều 1. Phương thức cho vay, số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay. Phương thức cho vay: từng lần. Số tiền vay tối đa: 1.950.000.000đ (Một tỷ chín trăm lăm mươi triệu đồng chẵn). Mục đích sử dụng tiền vay: vay vốn để thanh toán cho: - Hợp đồng kinh tế số: HL/TG/01/2006 được ký giữa bên B và công ty C ngày 04/01/2006, trị giá hợp đồng là 97,169.6 EUR. - Hợp đồng số: dunlop/ HaoLong/E06035, thanh toán L/C , trị giá hợp đồng là: 39,600 EUR. - Hợp đồng số: Maagd/HL-461200, thanh toán L/C, trị giá hợp đồng là: 4,155.6 EUR Điều 2. Lãi suất cho vay - Lãi suất tiền vay là: 1,03%/tháng tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. - Lãi tiền vay bên B phải trả cho bên A tính từ ngày vay đến ngày trả nợ. - Phương pháp trả lãi tiền vay: trả lãi theo định kỳ 01 lần/ tháng vào ngày 20 hàng tháng. - Trả nợ gốc: 01 lần vào cuối kỳ. - Lãi suất nợ quá hạn: khi đến kỳ trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, nếu bên B không có khả năng trả nợ đúng hạn gốc, lãi và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, hoặc không được gia hạn nợ gốc, lãi thì NHNo sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng này sang nợ quá hạn và bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Điều 3. Thời hạn cho vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ - Thời hạn cho vay: 03 tháng, kể từ ngày giải ngân. Trong thời hạn vay, khi thu được tiền hàng từ khách hàng, bên B phải trả nợ gốc cho bên A. - Trường hợp bên B trả nợ bằng đồng tiền khác với đồng tiền cho vay thì phải được bên A chấp thuận. - Trường hợp bên B rút tiền vay nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay bên B lập ba giấy nhận nợ gửi bên A. Điều 4. Hình thức bảo đảm tiền vay Cho vay có bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba. Bảo lãnh bằng giá trị quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của ông X- người đại diện của bên B và vợ là bà Y số 10109172988 do UBND quận Đống Đa cấp ngày 10/12/2004. Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên A 5.1. Bên A có quyền: a. Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của bên B. b. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng. c. Có quyền sử lý tài sản thế chấp bảo đảm vốn vay trong những trường hợp sau: - Bên B không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. - Không có chủ thể kế thừa nghĩa vụ của bên B. - Xảy ra bất kỳ sự kiện pháp lý nào giải phóng cho bên B khỏi nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng này. d. Gia hạn nợ gốc, lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 5.2. Bên A có nghĩa vụ: a. Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. b. Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên B 6.1. Bên B có quyền: a. Từ chối yêu cầu của bên A không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng này. b. Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng này theo quy định của pháp luật. 6.2. Bên B có nghĩa vụ: a. Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu đã cung cấp. b. Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dụng khác đã thoả thuận trong hợp đồng này. c. Trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thoả thuận trong hợp đồng này. d. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện những thỏa thuận về việc trả nợ vay. Điều 7. Một số cam kết khác Ngân hàng chỉ tiến hành giải ngân sau khi đã tiến hành đầy đủ các thủ tục đăng ký thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản nợ của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật. Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, chuyển nhượng hợp đồng Khi một trong hai bên muốn có sự thay đổi nội dung điều khoản nào của hợp đồng này thì gửi đề xuất tới bên kia bằng văn bản. Nếu bên kia chấp thuận, hai bên sẽ ký bổ sung điều khoản thay đổi đó trong một thoả thuận bằng văn bản đi liền với hợp đồng này. Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng tín dụng này phải được hai bên cùng thoả thuận theo quy định về mua bán nợ của NHNN. Các điều khoản khác của hợp đồng này không thay đổi. Điều 9. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ Đến thời hạn trả nợ nếu vì lý do khách quan bên vay không có khả năng trả nợ và có đơn xin gia hạn trả nợ trước 10 ngày, ngân hàng sẽ xem xét khả năng cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho bên vay. Khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng này sẽ được chuyển nợ quá hạn kể từ thời điểm cơ cấu lại thời hạn nợ. Văn bản của ngân hàng đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ là một bộ phận không tách rời của giấy nhận nợ cụ thể và không có giá trị pháp lý thay thế lịch trả nợ đã được quy định trong giấy nhận nợ cụ thể đó. Lãi suất cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng No& PTNT Việt Nam và được ghi trong thông báo cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Điều 10. Cam kết chung Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Nếu có tranh chấp hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Trường hợp hai bên không thể giải quyết bằng thương lượng, hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại toà án kinh tế nơi có trụ sở chính của bên A. Hợp đồng này được lập thành 2 bản, các bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và được thanh lý khi bên B hoàn trả xong cả gốc và lãi. Như vậy, hợp đồng tín dụng mà hai bên đã giao kết là phù hợp với các nội dung mà pháp luật quy định và đúng các yêu cầu mà chi nhánh đã đưa ra. Đây là cơ sở pháp lý để cả hai bên A và B buộc phải thực hiện theo đúng những nội dung đã thoả thuận, nó xác định quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên, là căn cứ để xác định xem bên nào có vi phạm; và cũng là cơ sở để đảm bảo quyền và lợi ích của cả hai bên. Vì đối với cả hai bên nếu không đảm bảo an toàn thì dễ dẫn đến những thiệt hại không đáng có do vi phạm hợp đồng gây lên, nếu không thoả thuận với nhau thì hai bên dễ hiểu sai và thực hiện không đúng những gì bên kia mong muốn, yêu cầu và nhất là không thoả thuận với nhau bằng văn bản sẽ không có căn cứ để giải quyết tranh chấp xảy ra. Mặc dù hai bên đã thoả thuận như trên bằng văn bản nhưng nếu một trong hai bên lại vi phạm hợp đồng (như: bên vay không trả được bất kỳ khoản nợ gốc hay lãi nào khi đến hạn, không thực hiện được một hay nhiều nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên vay vi phạm các hợp đồng tín dụng khác và bị chủ nợ khác thu hồi nợ trước hạn,…bên cho vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng do trình độ chuyên môn của một số cán bộ tín dụng còn yếu kém, công nghệ còn lạc hậu,…) thì hợp đồng tín dụng sẽ bị chấm dứt. Việc vi phạm hơp đồng sẽ gây ra những hậu quả không đáng có cho cả hai bên như: bên cho vay sẽ mất thời gian, tốn công sức, gây ra những thiệt hại về tiền, có thể sẽ mất đi những khách hàng quen thuộc, mất uy tín không chỉ với khách hàng của mình mà còn với những khách hàng khác,…còn với bên vay thì tốn thời gian cũng như tiền của mà đối với doanh nghiệp thời gian là rất quan trọng, sẽ làm giảm tiến độ kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khác nhất là đối với các nhà đầu tư;..Xuất phát từ những hậu quả không đáng có đó mà chi nhánh đã không ngừng cố gắng để không xảy ra những vi phạm như khi khách hàng đến vay các cán bộ tín dụng đã hướng dẫn rất tận tình cho khách hàng (đưa ra các vi phạm dẫn đến chấm dứt hợp đồng, các quyền và nghĩa vụ mà khách hàng cần thực hiện đúng,…) và giải thích những khúc mắc mà khách hàng đưa ra, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến vay…. Nếu khách hàng gặp phải các trường hợp bất khả kháng (là trường hợp mà việc không tuân thủ một hay nhiều điều khoản của hợp đồng tín dụng của một trong các bên không dẫn đến việc các bên còn lại có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn) như: thiên tai, địch hoạ, các hoạt động bạo động, sử dụng vũ trang, đảo chính…thì hợp đồng không bị coi là vô hiệu. Mặc dù các cán bộ tín dụng và các khách hàng đã cố gắng thực hiện tốt các điều khoản đã thoả thuận nhưng vẫn không thể tránh khỏi những rủi ro đáng có như các khách hàng không thể trả đúng hạn như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng do khách hàng không có đủ khả năng trả nợ…cho nên Tổng nợ xấu các năm vẫn còn cao như năm 2004 nợ xấu là 2,789 tỷ đồng năm 2005 nợ xấu là 6,750 tỷ đồng; năm 2006 nợ xấu là 9,785 tỷ đồng. Như vậy, tổng dư nợ xấu qua các năm ngày càng tăng do nền kinh tế thị trường có nhiều thay đổi nhất là khi đó Việt Nam đang gia nhập quốc tế như giá cả thay đổi (xăng dầu thay đổi, giá vàng thay đổi dẫn đến một số mặt hàng khác cũng thay đổi theo như gạo, đồ điện tử …) làm ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà cả với khách hàng nên rủi ro trong kinh doanh của các khách hàng cao dẫn đến việc trả nợ là rất khó. Do đó, chi nhánh vẫn tạo điều kiện để khách hàng có thể chi trả bằng cách chuyển nợ đó thành nợ quá hạn, để hợp đồng không bị chấm dứt, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cả hai bên. 3. Thực tiễn ký kết hợp đồng tín dụng 3.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn - Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. - Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay. 3.2. Lập báo cáo thẩm định cho vay Căn cứ vào sổ tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, các cán bộ tín dụng của chi nhánh áp dụng để hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục như cung cấp các thông tin cá nhân về năng lực pháp luật, cung cấp hồ sơ pháp lý,…để thực hiện hợp đồng tín dụng một cách nhanh nhất và được thuận lợi hơn. 3.3. Ký kết hợp đồng tín dụng Cán bộ tín dụng sau khi soạn thảo hợp đồng sẽ trình lên trưởng phòng tín dụng phê duyệt trước khi chuyển sang các phòng ban khác có liên quan để kiểm tra lại và chuẩn bị phê chuẩn trước khi chuyển cho khách hàng. - Phòng quản lý rủi ro: đối chiếu với báo cáo thẩm định tín dụng và biên bản họp hội đồng quản trị về phê duyệt khoản cho vay, cấp tín dụng. - Phòng pháp chế: xem xét một lần nữa về mặt câu chữ cũng như tính thực thi về mặt pháp lý. Hợp đồng tín dụng sau khi đã được chỉnh sửa theo ý kiến của phòng pháp chế và phòng quản lý rủi ro (nếu có) sẽ được chuyển cho khách hàng để xem xét và ký kết. Cán bộ tín dụng cần giải thích rõ cho khách hàng về các nội dung và điều khoản chính của hợp đồng, nhất là về các nghĩa vụ cũng như ràng buộc của khách hàng đối với khoản tín dụng. Sau khi khách hàng đã xem xét và thông qua, hợp đồng tín dụng sẽ được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của tất cả các bên. Việc ký kết hợp đồng tín dụng có thể được thực hiện, các bên cùng ký kết và chuyển cho nhau bằng đường thư. Ngày ký kết hợp đồng tín dụng cũng đồng thời là ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. 3.4. Ví dụ:Báo cáo thẩm định đề nghị vay vốn Hồ sơ pháp lý 1. Giấy phép thành lập, kinh doanh, điều lệ của công ty. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102001207 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 29/09/2000. - Mã số thuế số 0101061993 do cục thuế Thành phố Hà nội cấp ngày 27/10/2000. - Mã số thuế xuất nhập khẩu số 0101061993 do Sở kế hoạch- đầu tư Hà nội cấp ngày 21/05/2002. - Điều lệ của bên B ngày 30/08/2000. - Biên bản họp sáng lập viên ngày 28/03/2006 uỷ quyền cho ông X- Giám đốc công ty- là người đại diện thay mặt công ty giao dịch, ký kết các văn bản, hợp đồng để vay vốn theo quy định của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ. - Biên bản góp vốn của các thành viên sáng lập công ty ngày 25/10/2000. - Quyết định bổ nhiệm ông X giữ chức vụ giám đốc công ty ngày 30/09/2000. - Quyết định bổ nhiệm bà N giữ chức vụ kế toán trưởng công ty ngày 25/10/2000. 2. Ngành nghề kinh doanh: - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu hoá chất thông thường, các sản phẩm gỗ, nội thất văn phòng và gia đình; thiết bị văn phòng, thiết bị máy móc và trang thiết bị thí nghiệm và công nghiệp). - Sản xuất và gia công cơ khí phục vụ ngành giầy da. - Buôn bán lương thực, thực phẩm. - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. - Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ, xử lý môi trường. - Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách. - Buôn bán các chất bôi trơn, chất làm sạch động cơ. - Buôn bán ô tô, xe máy, xe có động cơ và các loại linh kiện, phụ tùng thay thế. - Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì ô tô, xe máy và các loại thiết bị, máy móc công ty kinh d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuat-1 (7).doc
Tài liệu liên quan