Chuyên đề Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO

 

Lời nói đầu 1

Chương 1: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn của xuất khẩu hàng hoá và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 3

1.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế xã hội 3

1.1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động thương mại quốc tế 3

1.1.1.1. Mô hình của chủ nghĩa trọng thương 3

1.1.1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 4

1.1.1.3. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo 5

1.1.1.4. Lý thuyết Heckscher – Ohlin 6

1.1.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá 7

1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế 8

1.2 Cơ sở lý luận về cơ cấu xuất khẩu 11

1.2.1. Khái niệm về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 11

1.2.2. Phân loại một số loại cơ cấu 11

1.2.3. Vai trò của cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 13

1.3 Cơ sở lý luận của việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 14

1.3.1. Một số mô hình lý thuyết và thực tiễn về việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 14

1.3.1.1. Mô hình đàn nhạn bay của Kaname Akamatsu 14

1.3.1.2. Mô hình vòng đời sản phẩm 15

1.3.1.3. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô 16

1.3.1.4. Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu 18

1.3.1.5. Chiến lược hướng về xuất khẩu (chiến lược hướng ngoại) 19

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 20

1.3.2.1. Các nhân tố trong nước 20

1.3.2.2. Các nhân tố bên ngoài 22

1.3.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 23

1.3.3.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 23

1.3.3.2. Tác động của WTO đối với sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 24

1.3.3.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO 26

1.4 Kinh nghiệm của các nước 27

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam 32

2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2007 32

2.1.1. Những kết quả chủ yếu 32

2.1.1.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu 32

2.1.1.2. Tỷ lệ kim ngạch hàng hoá xuất khẩu so với GDP 34

2.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người: 35

2.1.1.4. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 35

2.1.2. Những tồn tại 36

2.1.3. Nguyên nhân 37

2.1.3.1. Nguyên nhân thành tựu 37

2.1.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại: 38

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ năm 1990 đến nay 41

2.2.1. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1997 42

2.2.1.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch nhà nước 42

2.2.1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) mã cấp 1 44

2.2.2. Từ năm 1998 đến năm 2002 47

2.2.2.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước 47

2.2.2.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo tiêu chuẩn SITC 48

2.2.3. Từ năm 2003 đến năm 2006 51

2.2.3.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước 51

2.2.3.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo phân loại của SITC 51

2.2.4. Từ năm 2007 đến nay 52

2.3. Đánh giá các nhân tố tác động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: 56

2.3.1. Các nhân tố trong nước 56

2.3.2. Các nhân tố nước ngoài: 57

2.4. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 58

2.4.1. Kết quả đã đạt được 58

2.4.2. Tồn tại 59

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 60

Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 62

3.1. Định hướng của nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ở Việt Nam 62

3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực 62

3.1.2. Sự chuyển hướng về chiến lược ngoại thương từ thay thế nhập khẩu đến hướng ngoại 64

3.2. Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 65

3.3. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 69

3.3.1. Các giải pháp đối với nhà nước 69

3.3.1.1. Chính sách khuyến khích đầu tư: 69

3.3.1.2. Chính sách về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 73

3.3.1.3. Về chính sách phát triển thị trường 76

3.3.1.4. Chính sách về phát triển công nghệ 79

3.3.1.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực 81

3.3.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu 81

Kết luận 83

Danh mục tài liệu tham khảo 84

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với Việt Nam. Năm 1994 đã đánh dấu một bước đột phá trong việc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ Năm 1993, xuất khẩu Việt Nam sang thị trường châu Mỹ là 41,7 tỷ USD; năm 1994, xuất khẩu Việt Nam sang thị trường châu Mỹ là 139,8 tỷ USD (Tổng cục thống kê 2005) . Năm đầu tiên của giai đoạn từ năm 1998 – 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta không cao là do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997. Nếu như tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 1997 là 9185.0 tỷ USD thì tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 1998 mới chỉ đạt được 9360.3 tỷ USD. Ngày 28 - 11- 2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã chính thức được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn, Hiệp định này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước. Từ năm 2002 trở đi, xuất khẩu Việt Nam vào thị trường châu Mỹ tăng mạnh, góp phần tăng vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tỷ lệ kim ngạch hàng hoá xuất khẩu so với GDP Tỷ lệ kim ngạch hàng hoá so với GDP tăng gần như liên tục qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ xuất khẩu đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá so với GDP qua các năm (%) Nguồn: Tổng cục thống kê 2007 Thông qua biểu đồ trên ta thấy được tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá so với GDP cao hơn so với tỷ lệ trung bình 22% của thế giới. Năm 2007, Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á (sau Singapore 169%, Malaysia 107%, Brunei 99%, Thái Lan 91% và cao hơn Philippines 45,9%, Indonesia 27,6%...); đứng thứ 6 ở châu Á (thêm Hồng Kông 159%) và đứng thứ 7 trên thế giới (thêm Bỉ 88%). Kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người: Kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người cũng liên tục tăng qua các năm, thể hiện dưới biểu đồ sau: Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân theo đầu người qua các năm (triệu USD/người) Nguồn: Tổng cục thống kê 2007 Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đầu năm 2007 đã cao nhất từ trước đến nay, cao gấp 15,6 lần năm 1990; cao gấp 7,5 lần năm 1995; gấp hơn 3 lần năm 2000 và gấp gần 1,5 lần năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2007 của Việt Nam cũng đứng thứ bậc cao hơn thứ bậc GDP (thứ 5 khu vực, thứ 24 châu Á và thứ 90 thế giới). Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khá lớn thường gồm 2 chữ số. Tuy nhiên, do những phân tích về những tác động đối với xuất khẩu của Việt Nam trong phần tổng kim ngạch xuất khẩu, chúng ta thấy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cũng có những chiều hướng theo giai đoạn như sau: Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu qua các năm (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2007 Các con số trên thể hiện xuất khẩu là định hướng và là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu không đồng đều qua các năm. Trong đó, năm 1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tiếp theo là năm 2004. Trong đó, tốc độ tăng trưởng năm 2001 thấp nhất. Những tồn tại Quy mô xuất khẩu của nước ta còn khá nhỏ so với nhiều nước trong khu vực (tương đương với kim ngạch xuất khẩu bình quân của 4 con rồng châu Á: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore vào những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tức là chúng ta đi sau họ khoảng 20 năm). Từ đó, dẫn đến giá trị xuất khẩu bình quân tính theo đầu người còn thấp, tương đương với Philipin, Indonexia, Thái Lan vào khoảng những năm 90. Xuất khẩu nước ta tăng trưởng chưa thực sự vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài như: biến động giá cả trên thị trường thế giới hoặc sự xuất hiện của những rào cản thương mại mới của nước ngoài hay những ý định chủ quan của khách hàng. Một ví dụ điển hình là đối với sản phẩm dệt may năm nào chúng ta không ký được quota thì năm đó kim ngạch xuất khẩu của chúng ta tăng lên và ngược lại. Hay đối với dầu thô cũng vậy, tuy sản lượng tăng tương đối đều nhưng giá cả lại phụ thộc vào thị trường thế giới nên kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định. Do đó, không thể tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc và bền vững của kim ngạch xuất khẩu. Tuy chủng loại hàng hoá đã đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì vẫn còn nhiều mặt hàng đơn điệu, vẫn còn dựa chủ yếu vào một số mặt hàng chủ lực. Do đó, dẫn đến tình trạng tổng kim ngạch xuất khẩu có nguy cơ tăng trưởng chậm dần. Sức cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu còn thấp: Hàng hoá nước ta chất lượng còn chưa cao nên giá cả thấp hon nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước khác trên thế giới. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan là một ví dụ, giá gạo Thái Lan thường cao hơn giá gạo của Việt Nam từ 10 – 15%. Hơn nữa, nhiều hàng hoá của chúng ta còn chưa đạt chất lượng quốc tế nên chưa thể gia nhập vào một số thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao, quy trình kiểm định nghiêm ngặt như thị trường Hoa Kỳ, thị trường Tây Âu, thị trường Nhật Bản… Cơ cấu hàng xuất khẩu còn lạc hậu, tỷ trọng hàng thô và hàng sơ chế vẫn còn cao. Trong số các sản phẩm công nghiệp chế tạo thì hàng gia công còn chứa tỷ trọng lớn, hàm lượng các sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ vẫn còn thấp. Nguyên nhân Nguyên nhân thành tựu Để làm rõ nguyên nhân tăng xuất khẩu chúng ta sử dụng phương pháp “Phần chia và dịch chuyển”. Phương pháp này hiện đang được sử dụng rộng rãi trong phân tích vùng và phân tích thương mại quốc tế. Mục đích chính của phương pháp là phân tích nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu (TS) của một quốc gia dựa trên 3 yếu tố: (1) do thay đổi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới (WS); (2) do cơ cấu ngành hợp lý (IM); (3) do khai thác tốt lợi thế quốc gia (RS). Trong 3 hệ số này thì hệ số IM và RS là quan trọng nhất, còn hệ số WS chỉ đóng vai trò thứ yếu và chủ yếu dùng để tách cầu nhập khẩu thế giới. Qua phân tích ta thấy được, xuất khẩu Việt Nam tăng trong thời gian gần đây là do chúng ta biết khai thác tốt lợi thế quốc gia, biểu hiện là hệ số RS cao (trong giai đoạn từ năm 1999 – 2003, RS cho toàn bộ nền kinh tế là 5,5 tỷ USD, tương đương khoảng 63% mức tăng tổng kim ngạch xuất khẩu). Hệ số RS dương đối với tất cả các nhóm hàng là do chúng ta đã có những cải thiện tích cực về đầu tư, thương mại, công tác khuyến khích và xúc tiến xuất khẩu. Bên cạnh đó, hệ số IM dương cho thấy cơ cấu ngành hàng xuất khẩu cũng có đóng góp vào mức tăng trưởng chung của xuất khẩu, mặc dù mức đóng góp này là khá khiêm tốn, chỉ là 0,03 tỷ USD (tương đương với 0,3% mức tăng kim ngạch xuất khẩu) trong giai đoạn 1999 – 2003. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu của thế giới tăng đã đóng góp 3,2 tỷ USD, tương đương 36,2% mức tăng kim ngạch xuất khẩu, trong giai đoạn này. Nguyên nhân của những tồn tại: Nguyên nhân khách quan Các bất ổn trên thị trường quốc tế ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của nước ta. Đó là sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu năm 1991. Sự sụp đổ này dẫn đến chúng ta mất một thị trường lớn và không khắt khe là thị trường các nước khối SEV (Tổ chức Hợp tác và Tương trợ Kinh tế). Tiếp đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, bắt nguồn từ Thái Lan sau đó lan sang các nước khu vực và trên thế giới. Cuộc khủng hoảng làm cho nền kinh tế các nước và trong khu vực chao đảo, hầu hết các nước Đông Á có tốc độ tăng trưởng âm (Indonesia tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 1998 là -10%, lạm phát 70% - 100%, Thái Lan tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 1998 là -5%) , trong khi đây là những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao vào loại nhất thế giới (trung bình khoảng 7% trong vòng 20 năm). Do sự phá giá tiền tệ của những nước ASEAN so với đồng USD của Mỹ tại các thị trường EU, Bắc Mỹ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các nước ASEAN, NICs, Nhật Bản là những nước xuất khẩu lớn của Việt Nam đang ở trong tình trạng suy thoái nặng nề dẫn đến nhu cầu nhập khẩu của những nước này giảm làm giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Sự kiện khủng bố 11/9/2001 ở nước Mỹ cùng với sự suy thoái của nền kinh tế thế giới khiến cho tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta năm 2001 chỉ đạt 3,8%. Giá cả các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản trên thị trường thế giói biến động thất thường. Trong khi đó đây lại là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam khiến cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam không ổn định, thăng trầm cùng vói sự thăng trầm của giá cả thế giới. Ví dụ năm 1998, giá dầu thô giảm dẫn đến kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm hơn 190 triệu USD Năm 1997, lượng dầu thô xuất khẩu là 9638 nghìn tấn, thu về trị giá 1423,4 triệu USD; năm 1998, lượng dầu thô xuất khẩu là 12145 nghìn tấn nhưng chỉ thu về trị giá 1232,2 triệu USD (Tổng cục Thống kê) Các rào cản phi thuế quan (NTBs) hay các rào cản trong thương mại (TBTs) mới xuất hiện cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA) là một ví dụ về rào cản phi thuế quan. Đạo luật này ban hành các quy định nghiêm ngặt đối với các công ty xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ. Theo đó, tất cả các công ty nước ngoài sản xuất, chế biến, đóng gói thực phẩm phục vụ cho người, vật nuôi ở Mỹ đều phải đăng ký với cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trước ngày 12/12/2004. Doanh nghiệp nào không tuân thủ theo quy định này thì hàng hoá của họ sẽ không được nhập vào cảng của Mỹ và những người xuất khẩu sẽ chịu những chế tài nhất định. Sự trỗi dậy của các rào cản kỹ thuật vô hình trong thương mại đã tạo ra một môi trường thương mại không tích cực, thông thoáng và hạn chế tự do thương mại. từ năm 1990, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đánh giá rằng các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ đạt trị giá 5 tỷ USD là đối tượng áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại của 63 nước trên thế giới. Mặt khác trong những năm gần đây, Mỹ đã gia tăng đáng kể việc giám sát nhập khẩu tại cửa khẩu làm cho danh mục hàng nhập khẩu của Mỹ bị giám sát không ngừng tăng lên. Mỹ là một thị trường lớn của nước ta, với những rào cản thương mại do Mỹ dựng lên, hàng hoá Việt Nam ngày càng khó khăn hơn khi tiếp cận thị trường Mỹ. Nguyên nhân chủ quan Đầu tư xã hội vào các mặt hàng xuất khẩu còn thấp, dàn trải và hiệu quả đầu tư không cao. Trong đó, cơ cấu của vốn đầu từ nước ngoài còn có những bất hợp lý như: tập trung quá lớn vào những ngành dễ thu lợi nhuận và thu hồi vốn nhanh, tập trung vào một số ngành sản xuất được bảo hộ như ô tô, xe máy, xi măng… Năm 2007, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với tổng doanh thu mới chỉ đạt 49,9%, tính chung cho cả 20 năm cũng chỉ mới đạt 42%. Do đó, có thể thấy các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa thực sự chú trọng vào việc sản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu mà chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu hàng hoá không cao của thị trường trong nước. Chính vì vậy sản phẩm của chúng ta có sức cạnh tranh kém trên thị trường thế giới. Chúng ta vẫn chưa thực sự chủ động trong việc khai thác và phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu, do đó vẫn chưa có được chiến lược marketing hợp lý cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hướng đến thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam còn thích ứng chậm đối với những thay đổi của thị trường thế giới. Một mặt là do các nhà quản lý và các doanh nghiệp của ta năng lực dự báo còn hạn chế, mặt khác là do những tàn dư của tư tưởng cũ trong cơ chế bao cấp, mong chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước. Đây là một tư duy cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO. Cơ sở vật chất của ta còn nghèo nàn nên không những không hỗ trợ mà đôi khi còn cản trở cho việc sản xuất hàng xuất khẩu cũng như xuất khẩu hàng hoá của ta ra thị trường thế giới. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ năm 1990 đến nay Trong vòng 20 năm trở lại đây, xuất khẩu của chúng ta có những bước thăng trầm do các tác động khách quan và chủ quan. Trong đó, chúng ta phải kể đến những biến cố lớn tác động đến việc xuất khẩu hàng hoá của nước ta đó là: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, việc Việt Nam ký hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đầu năm 2002 và Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO tháng 1/2007. Chính vì những tác động to lớn đó, chúng ta không xét cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo chu kỳ 5 năm mà chúng ta xét theo giai đoạn của những biến cố xảy ra. Do đó, chúng ta có thể xét sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo giai đoạn từ năm 1990 – 1997, từ năm 1998 – 2002, từ năm 2003 – 2006 và từ năm 2007 đến nay. Để nghiên cứu được sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong quá khứ, chúng ta gặp nhiều khó khăn do cách phân loại trong Thống kê Việt Nam trong thời gian vừa qua (Cơ cấu kế hoạch nhà nước) khác hẳn với sự phân loại của Thống kê thế giới (SITC). Do đó, để tiện cho việc nghiên cứu chúng ta xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu theo từng giai đoạn và trong từng giai đoạn này chúng ta sẽ nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu theo phân loại cũ từ năm 1986 đến nay, sau đó sẽ thử chuyển sang hệ thống phân loại quốc tế để tiện so sánh sự chuyển dịch đó với các nước khác trên thế giới. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1997 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch nhà nước Trong giai đoạn này, xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu mang tính tự phát không có sự điều tiết chính thống của nhà nước. Từ năm 1990 đến năm 1992, xu hướng tỷ trọng hàng nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp nặng và khoáng sản có chiều hướng tăng lên, tiếp tục chiều hướng của giai đoạn trước, với đỉnh cao là năm 1992 tỷ trọng tương ứng là 86.5%. Nhưng bắt đầu từ năm 1993, xu hướng này đã có sự thay đổi: tỷ trọng hàng nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 82,4% năm 1993 xuống còn 76.9% năm 1994 cùng với đó là sự tăng lên liên tục của hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp do sự lên ngôi của hàng dệt may, chế biến hải sản và giày dép xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ nước ta đang trong giai đoạn mở đầu để chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Và đây chính là giai đoạn để nền công nghiệp khởi động bằng lợi thế đất đai và nhân lực làm cho nền kinh tế tăng trưởng theo hướng xuất khẩu. Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch nhà nước trong giai đoạn từ năm 1990 – 1997 (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Nếu xem xét chi tiết trong cơ cấu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chúng ta thấy hàng lâm sản có xu hướng giảm đi, từ 8,4% năm 1991 xuống còn 2,5% năm 1997. Còn hàng nông sản, trong những năm đầu của giai đoạn này (năm 1990 – 1994) hầu như giữ ở mức tỷ trọng từ 30% - 32%, nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống trong 2 năm cuối của giai đoạn (28% năm 1997). Hàng thuỷ sản cũng có xu hướng giảm từ 13,7% năm 1991, xuống còn 9,6% năm 1996 và 8,5% năm 1997. Năm 1986, Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nhờ việc thực hiện tốt những chính sách mở cửa nên xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh. Tuy nhiên, trong những năm đầu thực hiện quá trình đổi mới, chúng ta vẫn chưa thực sự chú trọng nhiều vào chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu nên giá trị hàng hoá xuất khẩu còn chưa cao. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hàng hoá xuất khẩu vẫn chưa được đề cập đến một cách cụ thể và rõ ràng trong giai đoạn này. Do đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn khá chậm. Chúng ta có thể làm phép so sánh giữa cơ cấu kinh tế của năm đầu của giai đoạn và năm cuối của giai đoạn này được thể hiện dưới đây để rút ra nhận xét. Biểu đồ 2.6: Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước năm 1990 (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước năm 1997 (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) mã cấp 1 Ở thời kỳ này, hàng thô hay nhóm hàng mới sơ chế chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 1991 sự dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã theo chiều hướng dịch chuyển hợp lý: tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế giảm trong khi đó tỷ trọng hàng chế biến tăng lên. Biểu đồ 2.8: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo phân loại của SITC trong giai đoạn 1990 – 1997( %) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Trong cơ cấu nhóm hàng thô hay mới sơ chế chỉ có tỷ trọng của nhóm hàng nhiên liệu, dầu mỡ và vật liệu có liên quan (nhóm 3) và nhóm hàng nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu (nhóm 2) giảm còn lại các nhóm hàng khác hầu như không đổi. Sự giảm trong tỷ trọng của nhóm hàng này góp phần lớn trong việc giảm tỷ trọng của hàng thô, sơ chế trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Bảng 2.1: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu trong nhóm hàng thô hay mới sơ chế so với tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu giai đoạn 1990 – 1997 Đơn vị tính:% Nhóm 0 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Tổng hàng thô Năm 1990 34.4 0.8 13.6 20.8 0.4 69.9 Năm 1991 36.7 0.1 15.2 30.2 0.1 82.4 Năm 1992 37.3 0.1 12.7 33.6 0.2 84.0 Năm 1993 37.4 0.2 7.8 32.8 0.2 78.4 Năm 1994 38.7 0.1 7.9 24.7 0.3 71.7 Năm 1995 37.9 0.1 6.8 22.2 0.3 67.2 Năm 1996 33.4 0.1 6.9 21.7 0.5 62.5 Năm 1997 29.3 0.4 4.1 18.0 0.3 52.1 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Trong cơ cấu hàng chế biến hay đã tinh chế, hầu hết các nhóm hàng đều tăng tỷ trọng giá trị xuất khẩu so với tổng giá trị xuất khẩu chung. Mặc dù sự gia tăng này không lớn lắm nhưng có thể thấy được xu hướng chuyển dịch tích cực của nhóm mặt hàng này. Tuy nhiên sự tăng giảm trong tỷ trọng các nhóm hàng trong giai đoạn này khá thất thường. Bảng 2.2: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu trong nhóm hàng chế biến hay đã tinh chế so với tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu giai đoạn 1990 – 1997 Đơn vị tính: % Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Tổng hàng chế biến Năm 1990 0.7 4.5 0.0 23.9 29.2 Năm 1991 0.4 3.9 0.3 13.0 17.6 Năm 1992 0.4 3.6 0.3 11.7 16.0 Năm 1993 0.5 5.4 0.7 15.0 21.5 Năm 1994 0.3 5.6 2.4 19.9 28.2 Năm 1995 0.6 6.4 1.6 24.1 32.8 Năm 1996 0.9 5.3 5.7 25.5 37.4 Năm 1997 1.2 6.1 8.2 32.4 47.9 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Từ năm 1998 đến năm 2002 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước Thời kỳ này vẫn tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực của nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản. Tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp mặc dù có sự giảm sút từ 36.7% năm 1999 xuống còn 33,9% năm 2000, nhưng tỷ trọng nhóm hàng này lại tăng lên nhanh chóng những năm sau đó và đến năm 2002 đạt được 40,6%. Tỷ trọng của hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 35,5% năm 1998 xuống còn 27,6% năm 2002. Còn cơ cấu của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản không có chiều hướng chuyển dịch rõ rệt, từ 27,9% năm 1998 lên 37,2% năm 2000, rồi sau đó lại giảm xuống còn 31,8% năm 2002. Biểu đồ 2.9: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch nhà nước giai đoạn 1998 – 2002 (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo tiêu chuẩn SITC Tỷ trọng nhóm hàng thô hay mới sơ chế tăng từ 53,5% năm 1998 lên đến 55,8% năm 2000 và liên tục giảm vào các năm sau đó. Đến năm cuối của giai đoạn này thì tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế chỉ chiếm 46,6%. Nguyên nhân là do sự tăng lên đột biến của trị giá dầu thô xuất khẩu năm 2000, trong khi đó hàng chế biến xuất khẩu của chúng ta lại chưa cao. Đến năm 2002, trị giá dầu thô xuất khẩu không bằng năm 2000 Năm 2000, trị giá dầu thô xuất khẩu là 3502,7 nghìn tấn; năm 2002 trị giá dầu thô xuất khẩu là 3270,0 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê) nhưng trị giá của các hàng chế biến khác lại cao hơn nhiều. Đây là một xu thế chuyển dịch tích cực. Cùng với đó là sự dịch chuyển tích cực của nhóm hàng chế biến từ 46,5% năm 1998 lên 50,4% năm 2002. Biểu đồ 2.10: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo phân loại của SITC giai đoạn 1998 – 2002 (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Xét riêng từng nhóm mặt hàng trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu là hàng thô thì tỷ trọng nhóm 0 giảm tỷ trọng nhóm 1 và 4 hầu như không đổi, còn tỷ trọng của hàng hoá nhóm 2 và 3 thay đổi lên xuống không rõ xu thế. Bảng 2.3: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu trong nhóm hàng thô hay mới sơ chế giai đoạn 1998 – 2002 Đơn vị tính: % Nhóm 0 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Tổng hàng thô Năm 1998 33.7 0.1 3.0 16.5 0.2 53.5 Năm 1999 28.5 0.1 2.6 20.6 0.2 52.0 Năm 2000 26.1 0.1 2.7 26.4 0.5 55.8 Năm 2001 27.0 0.3 2.7 23.1 0.2 53.3 Năm 2002 24.6 0.5 3.1 21.4 0.1 49.6 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Đối với hàng hoá chế biến hay tinh chế ở giai đoạn này, hàng hoá nhóm 5 vẫn chiếm một tỷ trọng không đáng kể như ở các giai đoạn trước, còn lại hàng hoá thuộc nhóm 8 chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hoá chế biến thì có sự dịch chuyển tích cực vào năm cuối của giai đoạn. Trong khi đó, các hàng hoá khác có xu hướng biến đổi không rõ rệt thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.4: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu trong nhóm hàng chế biến hay đã tinh chế giai đoạn 1998 – 2002 Đơn vị tính: % Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Tổng hàng chế biến Năm 1998 1.0 4.7 8.6 32.1 46.5 Năm 1999 1.3 7.5 8.5 30.8 48.0 Năm 2000 1.1 6.3 8.8 28.0 44.2 Năm 2001 1.5 6.6 9.3 29.3 46.7 Năm 2002 1.6 6.7 8.0 34.1 50.4 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Từ năm 2003 đến năm 2006 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước Biểu đồ 2.11: Cơ cấu hàng hoá theo cơ cấu kế hoạch nhà nước giai đoạn 2003 – 2006 (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Trong giai đoạn này, tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng lên từ 32,2% năm 2003 lên 35,15% năm 2006. Cùng với đó là tỷ trọng hàng nông, lâm, thuỷ sản và hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm. Trong giai đoạn này tỷ trọng hàng nông, lâm, thuỷ sản khoảng từ 24 – 25% và có xu hướng giảm đôi chút từ 25,1% năm 2003 xuống còn 24,17% năm 2006. Trong khi đó, năm 2003, tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là 42,7% thì đến năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống còn 40,6%. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo phân loại của SITC Trong giai đoạn này có sự tăng lên của hàng thô mới sơ chế từ 46,6% năm 2003 lên 49,6% năm 2005. Xét riêng từng nhóm hàng trong nhóm hàng thô hay mới sơ chế thì trong giai đoạn này tỷ trọng các mặt hàng nhóm 0 giảm, trong khi đó tỷ trọng các mặt hàng nhóm 2 và 3 tăng lên Bảng 2.5: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu trong nhóm hàng thô hay mới tinh chế trong giai đoạn 2003 – 2006 Đơn vị tính:% Nhóm 0 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Tổng hàng thô Năm 2003 22,0 0,8 3,1 20,6 0,1 46,6 Năm 2004 19,3 0,7 3,1 23,5 0,1 47,4 Năm 2005 19,0 0,5 3,8 25,8 0,1 49,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của nhóm hàng chế biến ở giai đoạn này chỉ có tỷ trọng hàng hoá thuộc nhóm 7 tăng lên còn các nhóm khác không có sự tăng hay giảm theo xu thế thời gian. Bảng 2.6: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu trong nhóm hàng chế biến hay đã tinh chế giai đoạn 2003 – 2006 Đơn vị tính: % Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Tổng hàng chế biến Năm 2003 1,7 6,7 8,9 36,0 53,3 Năm 2004 1,6 7,1 9,7 34,2 52,6 Năm 2005 1,7 6,7 9,7 32,3 50,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006 Từ năm 2007 đến nay Một năm sau khi Việt Nam ra nhập WTO, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 35,01%, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 41,93% và hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 23,06%. Năm 2007 câu lạc bộ 1 tỷ USD gồm 10 thành viên, trong đó, kim ngạch xuất khẩu cao nhất là dệt may đạt 7,8 tỷ USD, tăng 31% vượt qua cả dầu thô; dầu thô giảm bằng 97,7%; giày dép tăng 9,5%; thuỷ sản tăng 11,9%; sản phẩm gỗ tăng 23,7%; điện tử, máy tính tăng 24,6%. Gạo xuất khẩu đạt 4,5 triệu tấn giảm 3,4% nhưng kim ngạch là 1,5 tỷ USD tăng 14% do giá xuất khẩu thế giới tăng. Cà phê tăng 52,3%, cao su tăng 5,3% so với năm 2006. Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu năm 2006 và 2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Đơn vị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Tr.USD 39826 48561 DNĐTNN (kể cả dầu thô) Tr.USD 23014 27776 DNĐTNN (không kể dầu thô) Tr.USD 14749 19288 Theo cơ cấu Hàng CN nặng và khoáng sản Tr.USD 14000 17000 Hàng CN nhẹ và TTCN Tr.USD 16202 20361 Hàng nông, lâm, thuỷ sản Tr.USD 9624 11200 Mặt hàng chủ yếu 1. Dầu thô Ng.tấn 16419 8265 15062 8487 2. Than đá Ng.tấn 29307 914 31948 1000 3. Hàng dệt may Tr.USD 5834 7750 4. Hàng giày dép Tr.USD 3592 3994 5. Sản phẩm gỗ Tr.USD 1933 2404 6. Hàng điện tử và linh kiện Tr.USD 1708 2154 7. Túi xách, vali, ô dù Tr.USD 503 634 8. Dây điện và dây cáp điện Tr.USD 705 883 9. Sản phẩm nhựa Tr.USD 480 711 10. Xe đạp và phụ tùng xe đạp Tr.USD 117 81 11. Hàng thủ công mỹ nghệ Tr.USD 630 825 12. Thuỷ sản Tr.USD 3358 3763 13. Gạo Ng.tấn 4643 1276 4558 1490 14. Cà phê Ng.tấn 981 1217 1229 1911 15. Cao su Ng.tấn 707 1285 715 1393 16. Hàng rau quả Tr. USD 259 306 17. Hạt điều Ng.tấn 127 504 153 654 18. Hạt tiêu Ng.tấn 117 190 83 271 19. Chè các loại Ng.tấn 106 110 114 131 Tổng KN mặt hàng tính được Tr.USD 32881 38843 Mặt hàng khác Tr.USD 6945 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33112.doc
Tài liệu liên quan