Chuyên đề Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trong quá trình thực hiện với phương thức và mức đóng BHXH như nêu trên, đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm về trích nộp BHXH ngay say khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết toán tiền lương cho người lao động, đồng thời góp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và làm căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua phần lớn các đơn vị sử dụng lao động trong khu vực nhà nước thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, còn đối với các khu vực ngoài khu vực nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định dẫn đến tình trạng nợ BHXH như sau:

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức quản lý, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong toàn ngành BHXH trung tâm công nghệ thông tin là đơn vị dự toán cấp hai, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu tài khoản riêng bao gồm phòng hành chính tổng hợp, phòng công nghệ thông tin. - Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH: tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức làm công tác BHXH. Trung tâm là đơn vị dựa toán cấp hai, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, có tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại Hà Nội bao gồm phòng lãnh đạo, phòng hành chính tổng hợp. - Trung tâm lưu trữ: Giúp tổng giám đốc BHXH Việt Nam hướng dẫn, quản lý, kiểm tra hồ sơ của đối tượng trong toàn ngành và trực tiếp quản lý hồ sơ của đối tượng và tài liệu lưu trữ của cơ quan BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật bao gồm phòng hồ sơ đối tượng, phòng hồ sơ tổng hợp. Như vậy các phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, khác nhau nhưng đều chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của tổng giám đốc BHXH Việt Nam. d) BHXH tỉnh thành phố trực thuộc trung ương BHXH thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp tổng giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản quỹ BHXH, BHYT trên điại bàn tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của tổng giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của uỷ ban nhân dân tỉnh, BHXH tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại tỉnh, có don dấu tài khoản riêng bao gồm phòng chế độ, chính sách, phòng kế hoạch hành chính, phòng thu, phòng giám định chi, phòng BHXH tự nguyện, phòng CNTT, phòng tổ chức hành chính, phòng kiểm tra (đối với BHXH Hà Nội và BHXH TP HCM thì có thêm phòng quản lý hồ sơ, phòng cấp sổ, thẻ.) e) BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Đây là cơ quan nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện. BHXH huyện chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của uỷ ban nhân dân huyện. BHXH có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại huyện, có con dấu và có tài khoản riêng, BHXH huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc. II. Nghiệp vụ thu BHXH 1. Đối tượng tham gia BHXH a) đối tượng tham gia thuộc diện bắt buộc Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1, điều 1 nghị định số 01/2003/ND - CP ngày 09/01/2003 của chỉnh phủ gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở nên và hợp đồng lao động không xác định được thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau: - Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. - Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, bao gồm: Công ty doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Doanh nghiệp của tỏ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội - Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác - Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang: kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính. - Cơ sở bán công, dân lạp, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác. - Trạm y tế xã, phường, thị trấn. - Cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Điển b, các tổ chức khác có sử dụng lao động khác. Điểm c, cán bộ công chức, viên chức thu pháp lệnh cán bộ công chức. Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã tành lập hoạt động theo luật hợp tác xã. Điển d, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a và điểm c mục này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc và giao kết hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc và giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc. Điểm e: Người lao động quy định tại điểm a, b, c, d mục này, đó học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vãn hưởng tiền lương và tiền công do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động trả th ì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc. b) Quân nhân, công an nhan dan thuộc diện hưởng lương và hưởng sinh hoạt phí theo điều lệ BHXH đối với sĩ quan, ,quân nhân chuyên nghiệp, hạn sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo nghị định 45/CP ngày 15/04/1995 của CP. c) Cán bộ xã hội, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí được quy định tại điều 3 nghị định số 09/1998/NĐ - CP ngày 23/01/1998 của chính phủ; Điều 7 nghị định số 40/1999/NĐ - CP ngày 23/6/1999 của chính phủ và điều 1 nghị định số 46/2000/NĐ - CP ngày 12/9/2000 của chính phủ. d) Người lao động ở Việt Nam đi làm việc có thời ở nước ngoài quy định tại nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20/9/1999 của chính phủ. e) Đối tượng đóng BHXH theo quy định tại nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11/4/2002 của chính phủ và đối tượng quy định tại khoản b - điểm 9 mục II thông tư số 07/2003/TT - BLĐTBXH ngày 12/3/2003 Bộ Lao động - TBXH. Như vậy, đối tượng và phạm vi BHXH được mở rộng đến hầu hết các lao động làm việc trong các thành phần kinh tế. Nếu như trước ngày 01/012003 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bị khống chế đối với ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên mới thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. + Còn đối với đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện đó là người nông dân cá thể, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công hoạt động lao động độc lập, những người nầy không có thu nhập, công việc và nơi làm việc ổn định. 2. Tiền lương hàng hàng lầm căn cứ đóng BHXH. * Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tiền công theo ngạch bậc hoặc theo cấp hoặc lương hợp đồng: các khoản phụ cấp chức vụ bầu cử, khu vực đắt đỏ, hệ số chênh lệch bảo lưu, tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH được quy định bằng hệ số lương trong thang bảng lương của nhà nước quy định nhân với tiền lương tối thiệu (hiện nay là 290.000VNĐ). Đối với các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tiền lương hàng tháng làm căn cứu đóng của người lao động được ghi trong hợp đồng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. Xét trong toàn ngành kinh tế nước ta thì trong thời gian vừa qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động. Trong khu vực nhà nước thì tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng áp dụng theo chế độ lương mới trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và trong các doanh nghiệp nhà nước với các bảng lương và thay lương rất cụ thể và chi tiết để áp dụng. Mức tiền lương và phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH được tính bằng hệ số lương (bao gồm cả các khoản phụ cấp) nhân với khoản tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. Tiền lương của người lao động là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH và giải quyết các chế độ về BHXH cho người lao động, cho nên đơn vị phải thực hiện nghiêm túc theo quy định. Trong các khu vực khác ngoài nhà nước mức tiền lương bằng làm căn cứu đong BHXH của doanh nghiệp và người lao động là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp được thoả thuận trên hợp đồng lao động. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp thuộc thành phần ngoài khu vực nhà nước, nhất là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của pháp luật về hợp đồng lao động do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khác khi thực hiện kiểm tra thường gặp nhiều khó khăn vì không có hợp đồng lao động thậm chí các doanh nghiệp này còn ký hợp đồng một đằng mà thực hiện việc chi trả một nẻo, họ thường thoả thuận với người lao động ở một mức lương cao nhưng chỉ ghi trên hợp đồng một con số rất nhỏ (cao hơn mức tối thiểu) để giảm nghĩa vụ đóng BHXH của các doanh nghiệp này. Như vậy các quy định về tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH hiện nay còn bộc lộ các điểm bất hợp lý sau: Thứ nhất: Mức tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Theo số liệu của BHXH Việt Nam năm 2004, số tiền thực nộp BHXH của khu vực hoạt động theo luật doanh nghiệp chỉ bằng 11% quỹ tiền lương thực trả khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 8,78%, khu vực doanh nghiệp nhà nước là 7,37%. tổng hợp lại trên danh nghĩa thu BHXH là 20% tổng tiền lương nhưng thực tế chỉ thu được khoảng 9%. Mặt khác, đối với khu vực nhà nước được sử dụng 5 năm cuối để làm căn cứ tính lương chế đọ hưu trí, các đơn vị khu vực nhà nước tìm mọi cách để năng lương sớm, nâng trong những năm chuẩn bị về hưu, để được hưởng hưu trí với mức cao. Do vậy, tạo ra sự so sánh, phân kỳ của các loại hình doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng và phạm pháp luật BHXH với nhiều hình thức khác nhau. Tóm lại, quy định hiện hành về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH phù hợp với giai đoạn đầu, khi mà hầu hết người tham gia BHXH chủ yếu ở khu vực nhà nước, nhưng cho đến nay khi mà nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần khác nhau, quỹ BHXH từng bước tự cân đối thì nó lại mang tính áp đặt chủ quan của người hoạch định chính sách. Do vậy cần phải nghiên cứu và quy định, mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo mức lương thực tế của người lao động hoặc nâng tỷ lệ đóng góp lên trên 20%. 3. Quy trình thu nộp BHXH a) Quy trình nộp BHXHBHXH * Phương thức nộp BHXH: Khi các đơn vị sử dụng lao động tiến hành thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động cần trích nộp một tỷ lệ phần trăm theo quy định để nộp cho cơ quan BHXH đồng thời các đơn vị này phải có trách nhiệm đóng đầy đủ, kịp thời không nợ đọng các khoản p hải trích nộp cho cơ quan BHXH. Trong trường hợp nộp chậm BHXH từ 30 ngày trở lên so với quy định, thì ngoài việc phải nộp số tiền chậm nộp và nộp phạt hành chính theo quy định hiện hành còn phải nộp số tiền phạt chậm nộp theo lãi suất tiền vay cho quá hạn do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. Đối với những đơn vị cố tình vi phạm thì cơ quan BHXH được quyền đề nghị kho Bạc Nhà nước, ngân hàng nơi đơn vị giao dịch trích tiền từ tài khoản của đơn vị để nộp đủ tiền đóng BHXH và tiền phạt chậm nộp mà không cần có sự chấp thuận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động. + Mức nộp BHXH: Theo quy định hiện hành thì mức đóng BHXH bằng 20% tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, trong đó người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương hàng tháng, người lao động đóng 5% tiền lương tháng. Mức đóng BHXH 15% mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc đối với đối tượng đóng BHXH. Trong quá trình thực hiện với phương thức và mức đóng BHXH như nêu trên, đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm về trích nộp BHXH ngay say khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết toán tiền lương cho người lao động, đồng thời góp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và làm căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua phần lớn các đơn vị sử dụng lao động trong khu vực nhà nước thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, còn đối với các khu vực ngoài khu vực nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định dẫn đến tình trạng nợ BHXH như sau: Nợ chậm đóng: (Số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân một tháng) được tập chung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số doanh nghiệp nhà nước do các đơn vị này không thực hiện nộp BHXH theo tháng và nộp theo quý, với số tiền nợ BHXH là 921,2 tỷ đồng. Nợ tồn đọng (Số tiền nào đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân của tháng 3 tháng) là 268 tỷ đồng chủ yếu thuộc các doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn sắp xếp, cổ phần hoá theo quy định tại nghị định 41/CP của chính phủ; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; sản xuất cầm chứng, không có đơn đặc hàng, không tiêu thụ được sản phẩm…Tập chung ở các ngành thương mại, dịch vụ, công trình giao thong, xây dựng do nhà nước chậm thanh quyết toán nên nợ tiền BHXH ví dụ như: Công ty da giầy Hà Nội nợ 1,5 tỷ đồng Công ty xây dựng cầu 75 nợ một tỷ đồng. Mặt khác, tình trạng chiếm dụng số tiền BHXH của người lao động đã và đang diễn ra ở một số doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, hàng tháng dơn vị sử dụng lao động thu số tiền đóng BHXH (5%) của người lao động nhưng không nộp 15% tổng quỹ lương cho cơ quan BHXH mà lấy để làm vốn để sc kinh doanh như: Công ty không nam thuộc ngành dệt may thu BHXH của hơn 1100 lao động từ tháng 7/203 đến đầu năm 2004 nhưng không nộp tiền cho cơ quan BHXH. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với người lao động, làm mất nhiều quyền lợi của người lao động mà người lao động không hề hay biết bởi vì hàng tháng công ty không nam vẫn thu 5% tiền lương của người lao động nhưng nộp lại cho cơ quan BHXH mà lập thành quỹ riêng của công ty đến khi người lao động gặp rủi ro thì chỉ trích một khoản nhỏ để thăm hỏi và do đó là tiền trợ cấp của BHXH nhưng thực tế người lao động không am hiểu sâu về BHXH cứ thấy có tiền trợ cấp là cảm thấy được yên tâm chứ đâu có ngờ rằng thực chất họ đóng được hưởng mức trợ cấp hơn nhiều. d) Phân cấp quản lý thu BHXH Thực hiện điều lệ BHXH hiện hành điều 39 và điều 40 quy định "việc tổ chức thu BHXH do tổ chức Việt Nam hiện" và "quỹ BHXH Việt Nam được quản lý thống nhất theo chế độ quản lý của nhà nước, hạch toán độc lập và được nhà nước hỗ trợ". Quỹ BHXH duy nhất được hình thành và quản lý tại BHXH Việt Nam.Trên cơ sở xác định chính xác và quản lý chặt chẽ các đối tượng phải thu BHXH cơ quan BHXH phải quản lý số tiền thu được thu đúng chế độ thống kê và kế toán hiện hành của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp. Quản lý thu được tiến hành như sau: - Cơ quan BHXH cấp cơ sở sau khi thu phí bảo hiểm của các đối tượng phải chuyển về kho loại cùng cấp. Đồng thời phải báo cáo cho cơ quan BHXH tỉnh, thành phố và ngành kho bạc huyện chuyển lên kho bạc tỉnh, thành và kho bạc tỉnh thành phải thông báo cho cơ quan BHXH cùng cấp. Những đối tượng phải thu thuộc cấp tỉnh, thành, ngành đảm nhiệm BHXH cấp này phải nộp qua kho bạc cùng cấp và thông báo cho cơ quan BHXH trung ương đến BHXH Việt Nam, cụ thể việc phải cấp quản lý được thực hiện như sau: + BHXH Việt Nam (Ban thu BHXH) chịu trách nhiệm tổng hợp, khám bại đối tượng tham gia BHXH; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, quản lý thu BHXH; cấp sổ BHXH cấp thể BHXH, phải khám chữa bệnh, kiểm tra, đối chiếu, tình hình thu nộp BHXH, cấp sổ BHXH và thẩm định số thu BHXH. + BHXH tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh). BHXH tỉnh (phòng thu BHXH) trực tiếp thu: các đơn vị do trung ương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố; các đơn vị trên địa bàn cho tỉnh quản lý; các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài, tổ chức quốc tế, lao động lượng đồng tại doanh nghiệp lực lượng vũ trang, các đơn vị đưa lao đọng Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, những đơn vị BHXH huyện không đủ điều kiện thu thì BHXH trích trực tiếp thu. Phòng thu BHXH có trách nhiệm: tổ chức, hướng dẫn thu BHXH cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, cấp thẻ BHTY, phiếu khám chữa bệnh đối với các đơn vị do tỉnh quản lý, hướng dẫn BHXH huyện quản lý thu BHXH, cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, cấp thẻ BHTY, phiếu khám chữa bệnh cho đối tượng do huyện quản lý; định kỳ quý, năm thẩm định số thu BHXH, đối với BHXH huyện, phối hợp với phòng kế hoạch tài chính lập và giao kế hoạch, quản lý tiền thu BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh quản lý. BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện) trực tiếp thu BHXH: Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện quản lý, các đơn vị ngoài quốc doanh, ngoài công lập, các xã, phường, thị trấn; các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhận vụ thu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện hiệu quản lý thu, nộp BHXH. Cấp, hướng dẫn sử dụng số BHXH, BHYT phiếu khám chữa bệnh đối với cơ quan đơn vị quản lý đối tượng. c) Lập và giáo kế hoạch thu hoạch BHXH huyện căn cứ vào danh sanh lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị và đối tượng tham gia BHXH do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra đối chiếu tổng hợp và lập hai bản kế hoạch thu BHXH năm sau: một bản lưu lại BHXH huyện, 01 bản gửi cơ quan BHXH tỉnh trước ngày 20/10. BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra, đối chiếu lập kế hoạch thu BHXH năm sau: Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH của BHXH các huyện lập 02 bản, 01 bản lưu tại tỉnh, 01 bản gửi cơ quan BHXH Việt Nam trước ngày 31/10. BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH do BHXH các tỉnh và BHXH khối lực lượng vũ trang lập, giao sổ kiểm tra về thu BHXH cho BHXH các tỉnh, BHXH khối lực lượng vũ trang trước ngày 15/11 hàng năm. Căn cứ sổ kiểm tra của BHXH Việt Nam giao BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình thực tế trên điại bàn, BHXH khối lực lượng vũ trang đối chiếu với quân số sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp lực lượng, hạ sĩ và binh sĩ hưởng phụ cấp đang quản lý nếu chưa phù hợp thì phản ánh về BHXH Việt Nam để được xem xét điều chỉnh. BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc trình hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt để giao dự toán thu BHXH cho BHXH tỉnh và BHXH lực lượng vũ trang trong tháng 01 năm sau. BHXH tỉnh căn cứ vào dự toán thu BHXH của cơ quan BHXH Việt Nam giao tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/11 của năm kế hoạch,. d) Quản lý tiền thu BHXH Thu BHXH bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngan hàng ngay trong ngày không được sử dụng tiền thì BHXH để chi cho bất cứ việc gì khi chưa đưa vào tài khoản, không được sử dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH đối với các đơn vị. Môi trường hợp thoái thu, trung thu BHXH để cộng nối thời gian công tác chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp nhận bằng văn bản của BHXH Việt Nam. Chậm nhất vào cuối tháng, cơ quan đơn vị quản lý đối tượng phải nộp đủ số tiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT. Nếu chậm từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc phải xử lý theo vi phạm của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị còn phải nộp tiền lãi theo mức lãi suất tiền vay quá hạn do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm tuy nộp BHXH tỉnh huyện yêu cầu kho bạc, ngân hàng trích từ tài khoản của cơ quan, đơn cử chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH khoản tiền phải nộp BHXH (kể cả tiền lãi do chậm nộp) mà không cần có sự chấp nhận thanh toán của cơ quan, đơn vị. BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyển thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12. e) Chế độ thông tin báo cáo BHXH Huyện: Lập số theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH, sổ chi tiết thu BHXH và báo cáo tháng, quý, năm gửi về BHXH tỉnh. Đối với báo cáo tháng trước ngày 22 tháng, đối với báo cáo quý trước ngày 15 tháng đầu quý sau, với báo cáo năm trước ngày 20/01 năm sau: BHXH trích lập theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH, số chi tiết thu BHXH và báo cáo tháng, quý, năm gửi về BHXH tỉnh. Đối với báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng, đối với báo cáo quý trước ngày 25 tháng đầu quý sau, báo cáo năm trước ngày 31 tháng 01 năm sau. III.Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH Việt Nam 1. Một số đối tượng thực tế tham gia BHXH Nhận thức tầm quan trọng của đối mới chính sách BHXH đối với mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế, để thực hiện chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước được đúng và đầy đủ, BHXH Việt Nam đã tiếp thu đầy đủ, triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động, với sự lỗ lực tích cực đáng ghi nhận luôn chú trọng phát triển, mở rộng việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động. Tính đến ngày 31/12/2004 theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số lao động bắt buộc tham gia BHXH là 5,82 triệu người bằng 72,3% so với thống kê. Tại địa bàn TD hạn có khoảng 47000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo báo cáo đến hết năm 2004 mới chỉ có 7403 đơn vị đăng ký tham gia BHXH chiếm15,8%. Tại Hà Nội hiện có khoảng 4672 đơn vị ngoài quốc doanh nhưng mới chỉ có 2396 đơn vị đăng ký tham gia BHXH chiếm 51,3% tổng số đơn vị việc quản lý đối tượng tham gai BHXH, hàng năm các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách số lao động tham gia BHXH, quỹ tiền lương và số tiền đóng BHXH cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý thu. Các cơ quan BHXH có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu xác nhận số lao động có đóng BHXH, tổng số tiền đóng BHXH của đơn vị sử dụng lao động và của từng người lao động. Cụ thể số lao động tham gia BHXH theo khối loại hình như sau: Bảng 1: Bảng tổng hợp số lao động tham gia BHXH đến năm 2004 Chỉ tiêu Lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định (người) Lao động tham gia BHXH thực tế đến năm 2004 (2004) Tổng số 8040583 5820 312 1. DN Nhà nước 1.905.316 1.733.164 2. DN vốn ĐTNN 925.652 897.898 3.DN ngoài quốc doanh 1.239.985 702.000 4. DCSN, Đảng, ĐT 1.788.535 1.788.535 5. NCL 927.938 80.259 6. Xã, phường 188.800 183.883 7. HTX 108.558 16.756 8. An ninh quốc phòng 441.000 400.000 9. Đối tượng khác 502.857 7.782 (Nguồn : BHXH Việt Nam ) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia BHXH gần 2,5 triệu người tập trung ở khu vực ngoài nhà nước nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân nguyên nhân là do: các cơ sở kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và thường xuyên biến động. Bên cạnh đó nhận thức về BHXH của người lao động thuộc khu vực này còn hạn chế. Mặt khác một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng với số ít như số lao động quản lý… khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký hợp đồng lao động đồng thời ghi vào sổ BHXH để làm căn cứ duy nhất giải quyết các chế độ cho người lao động. Số lượng đối tượng tham gia BHXH là nhân tố cơ bản quyết định số tiền thu BHXH thực tế. Trong 10 năm thực hiện chính sách BHXH mới, tình hình đối tượng tham gia BHXH như sau: Bảng 2: Số lượng lao động tham gia BHXH từ năm 1995 đến năm 2004 (chưa tính lực lượng vũ trang) Năm Số đối tượng tham gia (Người) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (Người) Tốc độ tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (%) 1995 2.876.298 _ _ 1996 3.362.324 + 486.026 + 16, 89 1997 3.562.424 + 200.100 + 5,95 1998 2.755.498 + 193.074 + 5,42 1999 3.959.367 + 203.869 + 5,43 2000 4.242.277 + 282.910 + 7,15 2001 4.475.925 + 233.648 + 5,51 2002 4.845.670 + 369.745 + 8,26 2003 5.378.008 + 541.338 + 11,17 2004 5.820.800 433.729 + 8,05 (Nguồn BHXH Việt Nam) Theo bảng 1 ta thấy số đối tượng tham gia BHXH năm 1995 là 2876.298 người qua 10 năm thành lập và hoạt động thì số đối tượng tham gia BHXH ở nước ta đã tăng lên đến 5820.800 người về số tuyệt đối tăng thêm 2.944.502 người, về số tương đối tăng 102,37% so với năm 1995. Nhìn chung quy mô người lao động tăng tha gia BHXH tăng đều qua các năm biểu hiện ở tốc độ tăng tuyệt đối liên hoàn qua các năm đều (+). Tuy nhiên tốc độ tăng năm 1996 so với năm 1995 là rất cao về số lượng người lao động tham gia đã tăng 486026 người thể hiện ở số người lao động tham gia BHXH ở cơ quan BHXH Việt Nam tăng lên rất nhanh.Trong số đó, bao gồm cả người lao động thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tốc độ tăng rất cao đạt tới 16,89% và cũng là tốc độ tăng nhanh nhất tỉnh từ năm 1995 đến năm 2004. Trong 10 năm qua ngành BHXH Việt Nam đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH. Để đạt được điều đó phải kể đến nỗ lực hết mình của ngành trong công tác quản lý cũng như giải quyết chế độ cho các đối tượng tham gia BHXH trong thời gian qua, đã gây được lòng tin tuyệt đối của người lao động về BHXH làm cho người lao động cảm thấy được an ủi, yên tâm hơn trong hoạt động lao động sản xuất. BHXH Việt Nam đã tăng cường là soát tuyên truyền vận động để tăng thêm đối tượng tham gia đóng BHXH đối với những đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH nhưng chưa tham gia. Thông qua việc tăng cường công tác tuyên truyền về chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1060.doc
Tài liệu liên quan