Chuyên đề Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4

1. XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 4

1.1. Khái niệm xuất khẩu 4

1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 5

1.2.1. Xét ở góc độ vĩ mô 5

1.2.2. Xét ở góc độ vi mô 7

2. NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA XUẤT KHẨU 9

2.1. Tiến trình hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 9

2.1.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu: 9

2.1.2. Xây dựng phương án kinh doanh 9

2.1.3. Giao dịch đàm phán trong xuất khẩu 11

2.2. Các hình thức xuất khẩu 11

3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 12

3.1. Môi trường kinh doanh quốc tế: 12

3.1.1. Môi trường kinh tế: 12

3.1.2. Môi trường chính trị 13

3.1.3. Môi trường luật pháp: 13

3.1.4. Môi trường xã hội 13

3.1.5. Môi trường công nghệ 14

3.1.6. Môi trường vật chất 14

3.2. Cơ chế chính sách của Nhà nước: 14

3.3. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 15

3.3.1. Mặt hàng xuất khẩu 15

3.3.2. Giá cả hàng hóa: 16

3.3.3. Chất lượng và mẫu mã của hàng hóa 16

3.3.4. Hoạt động xúc tiến thương mại 17

3.3.5. Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường 17

3.3.6. Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp: 17

3.3.7. Các nguồn lực của doanh nghiệp 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 18

 

1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 18

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Chiến Thắng 18

1.2. Cơ cấu bộ máy của công ty cổ phần May Chiến Thắng 21

1.3. Đặc điểm về nguồn vốn 25

1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Chiến Thắng những năm gần đây 25

1.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Chiến Thắng 29

1.5.1. Thị trường xuất khẩu 29

1.5.2. Thị trường nội địa 32

2. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 33

2.1. Đặc điểm của thị trường Mỹ 33

2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 35

3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 38

3.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 38

3.1.1. Môi trường quốc tế 38

3.1.2. Cơ chế chính sách của Nhà nước 41

3.1.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần may Chiến Thắng 42

3.2. Môi trường bên trong: 44

3.2.1. Mặt hàng xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng 44

3.2.2. Chính sách giá xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng 44

3.2.3. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng 45

3.2.4. Thương hiệu, uy tín của công ty cổ phần may Chiến Thắng 46

3.2.5. Hoạt động xúc tiến thương mại của công ty cổ phần may Chiến Thắng 47

3.2.6. Cơ sở vật chất của công ty cổ phần may Chiến Thắng 47

3.2.7. Về lao động của công ty cổ phần may Chiến Thắng 47

3.2.8. Tình hình tài chính của công ty cổ phần may Chiến Thắng 48

4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 49

4.1. Ưu điểm 49

4.2. Tồn tại 49

4.3. Nguyên nhân tồn tại 50

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2008-2010 53

 

1.ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG TRONG THỜI GIAN TỚI 53

1.1. Dự báo về môi trường thế giới ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam 53

1.2. Dự báo nhu cầu thế giới về hàng dệt may trong thời gian 2005-2010 55

1.3. Chiến lược phát triển tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới 55

1.4. Định hướng chiến lược của công ty cổ phần may Chiến Thắng trong thời gian tới 57

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MAY CHIẾN THẮNG 57

2.1. Đối với doanh nghiệp 57

2.1.1. Nâng cao chất lượng hàng hoá 57

2.1.2. Xây dựng chính sách giá hợp lý 59

2.1.3. Nâng cao trình độ chuyên môn người lao động: 61

2.1.4. Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp, tuân thủ các quy định về nhãn hiệu sản phẩm, xuất xứ sản phẩm 63

2.1.5 Tăng tỷ trọng hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB: 63

2.1.6. Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành 64

2.1.7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu: 64

2.1.8. Các giải pháp khác 66

2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước 67

2.2.1. Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống luật pháp cho tương thích với luật pháp của nước Mỹ cũng như Hiệp định thương mại Việt - Mỹ 67

2.2.2. Thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: 68

2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến những thông tin về thị trường Mỹ, chính sách xuất nhập khẩu của Mỹ và Hiệp định thương mại Việt-Mỹ: 68

2.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: 69

2.2.5. Chính sách thuế và trợ cấp xuất khẩu 69

2.2.6. Hoàn thiện chính sách tín dụng: 71

2.3. Kiến nghị đối với hiệp hội dệt may Việt Nam 71

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 2008-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp nhận sản phẩm may mặc của công ty may Chiến Thắng với kim ngạch xuất khẩu lên tới 3,311,014 USD cho trị giá gia công và 4,799,968 USD cho trị giá FOB chiếm hơn 45% tồng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2006.Đây là một kết quả đáng khích lệ.Song các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ do tính phức tạp trong hệ thống luật pháp của Mỹ.Chính vì vậy khi định hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần tập trung tìm khả năng tiếp cận thị trường trên cơ sở nghiên cứu các quy định, luật thương mại được Mỹ áp dụng, liên kết với các nhà đầu tư Mỹ trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Một số trở ngại nữa cho chúng ta là phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Mêhicô...không chỉ bởi các nước này có bề dày xuất khẩu vào Mỹ mà còn được Mỹ dành cho các ưu đãi đặc biệt trong khi khả năng cạnh tranh của chúng ta còn thấp và ít được hưởng các ưu đãi trong xuất khẩu. Thứ hai là thị trường EU.Với vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty may Chiến Thắng sang EU chỉ đạt 822,313 USD trị giá gia công và 1,285,178 USD theo trị giá FOB.Theo các chuyên gia Vụ Xuất nhập khẩu, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam.Tuy nhiên, việc mất giá của đồng đôla Mỹ so với đồng euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2008, EU cũng sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Thứ ba là thị trường Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 các sản phẩm của Việt Nam (sau Mỹ và EU), đồng thời Việt Nam cũng đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và EU) trong các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật. Trong những năm gần đây, tuy không tạo được sự tăng đột biến, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật vẫn duy trì được mức tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận định, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó khăn về cạnh tranh trong thời gian tới.Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật năm 2006 là 479,599 USD theo trị giá gia công và 1,278,254 USD theo trị giá FOB. 1.5.2. Thị trường nội địa Một thực tế ở công ty may Chiến Thắng là doanh thu từ nội địa chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu toàn công ty. Thị trường nội địa chưa được công ty quan tâm một cách đúng mức. Cũng phải nói tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa là một bài toán khó, đặt ra cho các doanh nghiệp may của Việt Nam khi mà có hơn 70% hàng hoá trên thị trường nội địa là các sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan…với mẫu mã phong phú, giá cả vừa phải phù hợp với đại đa số người dân Việt Nam. Cùng với hàng nhập khẩu lậu nên số lượng và giá cả lại vô cùng hấp dẫn với người dân chúng ta. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng sản phẩm của chúng ta vẫn chưa phát huy hết các khả năng vốn có của nó, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Ví dụ như giá còn cao, mẫu mã qua đơn điệu, hàng chất lượng cao thì không phù hợp với túi tiền của người dân, còn hàng bình quân thì chất lượng laị kém, vải còn sờn và bạc màu…Chưa có hệ thống phân phối, đại lý trên cả nước nên hạn chế về khả năng tiêu thụ hàng hoá. Nhận ra được nhu cầu cần thiết đó mà công ty may Chiến Thắng ngày càng chú trọng hơn vào thị trường nội địa. Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị và nhân công vật lực để nghiên cứu sản xuất và cho ra đời những sản phẩm phù hợp để tiêu thụ ở thị trường nội địa, có sử dụng những sản phẩm dệt có chất lượng cao của các công ty dệt trong nước nhằm thắt chặt hơn các mối quan hệ liên kết dệt may vốn đang lỏng lẻo. 2. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 2.1. Đặc điểm của thị trường Mỹ Nước Mỹ (hay Hoa Kỳ) gồm 48 bang nằm ở Bắc Mỹ, giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, phía bắc giáp Canada, phía nam giáp Mexico. Còn có thêm 2 bang tách rời là Alaska ở tây-bắc của Bắc Mỹ và bang Hawaii gồm một số đảo trên Thái Bình Dương. Tổng diện tích là 9 629 091 km2, là lãnh thổ lớn thứ 4 trên thế giới, bằng nửa nước Nga, rộng hơn Trung Quốc một chút, bằng khoảng một nửa Nam Mỹ, bằng 3/10 châu Phi, lớn gấp 2,5 lần Tây Âu. Nước Mỹ có dân số là 295 734 000 người (điều tra tháng 7-2005. * Đặc điểm: -Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, gấp 3 kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức.. Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại, 785,5 tỷ đô-la trong năm 2006, lớn hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác. Đứng thứ hai về chuyên chở container đường biển trong năm 2006, chỉ sau Trung Quốc. Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỷ đô-la vào giữa năm 2006. Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất – trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006. Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang phát triển. Đứng đầu về nguồn tiền gửi tại châu Mỹ La tinh và Khu vực Caribê, chiếm khoảng ¾ trong tổng số 62 tỷ đô-la trong năm 2006, từ những người di cư khỏi các khu vực này để tìm kiếm việc làm ở nước ngoài. Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2006 và đứng thứ nhất về nhập khẩu dầu thô với hơn 10 triệu thùng mỗi ngày. Thói quen tiêu dùng: người tiêu dùng Mỹ đặc biệt thích mua hàng hiệu và họ rất tin vào hệ thống đại lý bán lẻ, các nhà phân phối có uy tín. Do đó hệ thống này phát triển dày đặc ở Mỹ. Họ đảm bảo cho hàng hóa về chất lượng, các dịch vụ sau bán. Vì vậy hàng hóa muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ đặc biệt là các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường này thì phải lựa chọn được nhà phân phối có uy tín thì mới mong thành công. Người Mỹ lại bị chi phối rất nhiều bởi ấn tượng ban đầu đối với sản phẩm khi mua sắm nên họ có ấn tượng xấu về một sản phẩm nào đó thị sản phẩm đó khó có thể được tiêu dùng lại. Do đó việc xây dựng uy tín tạo dựng ấn tượng ban đầu cho người tiêu dùng về sản phẩm là rất quan trọng. Ngoài ra thì người tiêu dùng Mỹ hay có tâm lý nôn nóng, nóng vội nhưng chóng chán. Do đó để giữ chân được họ thì các doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, luôn tự làm mới mình. Chính sự thuận tiện nhưng lại độc đáo của hàng hóa sẽ được người tiêu dùng Mỹ ưa thích. Người tiêu dùng Mỹ rất tôn trọng pháp luật. Họ chấp hành luật rất nghiêm chỉnh. Đó cũng là yêu cầu đối với đối tác kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiêp phải biết giữ chữ "tín" và cũng phải tôn trọng và chấp hành luật pháp. 2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Các sản phẩm dệt may mà công ty cổ phần may Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường Mỹ khá đa dạng từ áo Jacket, sơ mi, quần, khăn tay trẻ em, găng tay da, váy, áo thun, áo bơi nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ tốt hơn. Cụ thể tình hình xuất nhập khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng theo cơ cấu mặt hàng sẽ được phản ánh theo bảng số liệu sau: Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Đơn vị: USD Mặt hàng Năm So sánh 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Áo Jacket 1684474 33.04 3231481 55.39 393947 56.36 1547007 1.68 -2837534 1.02 Quần 3217212 63.10 2394792 41.05 244520 34.98 -822420 0.65 -2150272 0.85 Sơ mi 37396 0.73 41936 0.72 25432 3.64 4540 0.98 -16504 5.06 Găng tay da 105363 2.07 114944 1.97 5435 0.78 9581 0.95 -109509 0.39 Váy 6560 0.13 7457 0.13 7953 1.14 897 0.99 496 8.90 Áo thun 30610 0.60 41253 0.71 3213 0.46 10643 1.18 -38040 0.65 Quần thể thao 17061 0.33 1686 0.03 18456 2.64 -15375 0.09 16770 91.36 Tổng cộng 5098676 5833549 698956 734873 -5134593 ( nguồn từ phòng kế hoạch và phát triển thị trường) Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty sang thị trường Mỹ khá đa dạng. Trong đó các mặt hàng chủ lực của công ty là áo Jacket, quần các loại, găng tay da ( chiếm khoảng trên 85%). Tuy nhiên chỉ có mặt hàng áo Jacket là vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là năm 2006 đạt được doanh thu là 3231481 USD chiếm 55,39% trong tổng số doanh thu xuất khẩu của công ty trong năm 2006 tăng 1547007 USD so với năm 2005. Năm 2007 doanh thu giảm chỉ chiếm có 393947USD giảm so với hai năm trước, giảm so với năm 2006 là 2837534 USD và 1,02% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số sản phẩm xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ, chiếm 56,36%. Đạt được kết quả này công ty đã nỗ lực tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm thị trường thích hợp. Đây là một mặt hàng mũi nhọn của công ty trong giai đoạn này, và công ty cũng đang có kế hoạch để nâng cao thị phần của mình ở thị trường này trong thời gian tới. Mặt hàng quần cũng là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần may Chiến Thắng. Mặt hàng này tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng những năm gần đây có xu hướng giảm hơn. Doanh thu cao đạt được của mặt hàng này ở năm 2005 là 3217212 USD chiếm tận 63,10% trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, đây là một tỷ lệ rất cao của sản phẩm này, nhưng sang năm 2006 doanh thu đạt được của mặt hàng này đã giảm chỉ còn 2394792 USD, chiếm 41,05% giảm so với năm 2005 là 0,65%, và năm 2007 lại tiếp tục giảm nữa từ 2394792 USD xuống chỉ còn 244520 USD và chỉ còn chiếm 34,98% giảm so với năm 2006 là 0,85%. Như vậy ta có thể thấy mặc dù doanh thu đạt được của mặt hàng này là cao nhưng tốc độ tăng lại giảm dần và ngày càng mất vị trí dẫn đầu trong các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ thế nhưng đây vẫn là một trong những mặt hàng quan trọng của công ty khi xuất khẩu. Mặt hàng cũng quan trọng nữa là găng tay da, giữ doanh thu năm 2005 là 105363USD, chiếm 2,07% trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty, năm 2006 doanh thu của mặt hàng này có tăng lên so với năm 2005 là 114944 USD tăng 9581 USD, tăng 0,95%. Đây không phải là một tỷ trọng cao nhưng đây vẫn là mặt hàng quan trọng của công ty. Năm 2007, doanh thu của sản phẩm có chiều hướng giảm mạnh chỉ còn 5435 USD giảm 109509 USD so với năm 2006, giảm 0,39%. Mặt hàng này đang ngày càng mất vị trí của mình trong các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty trong những năm vừa qua. Nếu không có chiến lược thích hợp đối với mặt hàng này thì công ty sẽ mất vị trí của nó ở thị trường Mỹ. Còn lại các mặt hàng khác thì công ty cũng đang ngày càng nỗ lực để nâng cao thị phần của nó ở thị trường Mỹ. Một số mặt hàng đã có sự tăng trưởng đáng kể như: Áo sơmi năm 2005 doanh thu chiếm 37396 USD thì năm 2006 tăng lên 41936 USD, tăng 4540 USD, tăng 0,98% rồi tỷ trọng của năm 2007 cũng tăng lên chiếm 3,64% trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, váy cũng là mặt hàng có sự tăng trưởng trong những năm vừa qua, từ doanh thu 6560 USD năm 2005 chiếm 0,13% đã tăng lên 7475 USD năm 2006 và đến năm 2007 tăng lên 7953 USD, chiếm tỷ trọng 1,14%...rồi các sản phẩm khác như quần thể thao, áo thun…Tuy lượng tăng của sản phẩm chưa được cao như mong muốn của công ty nhưng đấy cũng là dấu hiệu tốt cho thấy sự tăng trưởng của công ty trong thời gian tới đây. Các mặt hàng mới sẽ đựơc chú trọng để phát triển hơn nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân Mỹ như áo bơi, áo thun, quần thể thao và đã đạt đựơc những bước tiến nhất định. Nếu trong thời gian tới công ty có những chính sách thích hợp như chính sách Marketing, chính sách phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm…thì sẽ thúc đẩy được nhiều hơn lượng tiêu thụ các mặt hàng này sang thị trường Mỹ. 3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 3.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 3.1.1. Môi trường quốc tế 3.1.1.1. Môi trường kinh tế: Mỹ là một cường quốc kinh tế mạnh nhất trên thế giới do đó Mỹ có vị trí đặc biệt quan trọng và chi phối nền kinh tế thế giới với một tiềm lực tài chính mạnh Mỹ có ảnh hưởng lớn đến nhiều tổ chức kinh tế như ngân hàng thế giới ( WB), quỹ tiền tệ thế giới (MFN), tổ chức thương mại quốc tế (WTO)…sự thịnh vượng hay suy thoái của nền kinh tế Mỹ sẽ kéo theo sự phát triển hay khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu. Trong những năm 90 nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhanh nhưng sau sự kiện 11-9-2001 nền kinh tế Mỹ bắt đầu khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã tìm mọi cách để vượt qua khủng hoảng nhằm tiếp tục duy trì vị trí độc tôn của mình. Hoạt động ngoại thương của Mỹ rất phát triển người ta nói rằng nước Mỹ giàu lên nhờ vào hoạt động ngoại thường. Mỹ là một nước xuất siêu các mặt hàng mà Mỹ xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao tiên tiến bậc nhất thế giới cũng vì vậy mà nó đem lại lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế Mỹ. Người Mỹ tự hào rằng họ chỉ xuất khẩu những gì thế giới không sản xuất được. Các công ty làm ăn phát đạt nhất thế giới thường là các công ty của Mỹ. Xuất siêu nhưng Mỹ cũng là một nước nhập siêu. Mỹ chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng có giá trị thấp cần sử dụng nhiều lao động như thuỷ sản, dệt may, giày dép…với cơ cấu chủng loại đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đây là điều kiện thuận lợi để các quốc gia kể cả những nước đang phát triển như Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ. Đồng đô la Mỹ cũng là một trong những đồng tiền mạnh trên thế giới và khs ổn định và cũng được sử dụng ở trên nhiều nước vì vậy mà nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế. Hệ thống hạ tầng cơ sở của Mỹ thì lại rất hiện đại từ hệ thống giao thông vận thông, hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, dịch vụ ngân hàng…rất phát triển. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch thương mại quốc tế. 3.1.1.2. Môi trường chính trị Mỹ là quốc gia theo chế độ cộng hoà dân chủ tư sản tổng thống và được tổ chức theo chế độ "tam quyền phân lập". Quyền lập pháp được trao cho Quốc hội, quyền hành pháp do thủ tướng và quyền tư pháp do tối cao pháp viện. Mỹ là nước có đa Đảng nhưng trên thực tế chỉ có hai Đảng là Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà thay nhau lên nắm quyền. Nhưng cho dù là Đảng nào cầm quyến thì cũng chung một mục tiêu là củng cố địa vị thống nhất thế giới của nước Mỹ, do đó mọi chính sách của Mỹ đều nhằm đưa Mỹ thành một cường quốc mạnh về kinh tế, chính trị… Môi trường chính trị của Mỹ khá ổn định. Mặc dù nạn khủng bố vẫn đnag hoành hành mà đỉnh cao là sự kiện 11-9-2001. Tuy nhiên Chính phủ Mỹ vẫn có thể kiểm soát được những biến động về chính trị điều đó giúp các doanh nghiệp an tâm sau khi tạo dựng mối quan hệ kinh tế với Mỹ. 3.1.1.3. Môi trường luật pháp Mỹ sử dụng hệ thống Commonlaw. Đây là hệ thống luật bất thành văn mà việc áp dụng nó được dựa vào án lệ. Các Toà án là người xây dựng luật, vừa là người thi hành luật. Do đó, không có một hệ thống các điều luật mà chỉ có các án lệ. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu luật pháp Mỹ. Hệ thống luật pháp gồm có công pháp và tư pháp. Công pháp được cụ thể hoá bằng các văn bản như Hiến pháp, đạo luật…còn tư pháp thì dựa vào các án lệ, ở Mỹ không có sự phân biệt giữa luật thương mại và luật dân sự. Mỹ gồm có nhiều bang có nhiều hệ thống luật khác nhau. Vì vậy luật pháp nước Mỹ rất phức tạp. Để hiểu rõ nó là việc không hề đơn giản nhất là đối với những nước mới xâm nhập vào thị trường này như Việt Nam. Chính sự thiếu rõ ràng, minh bạch của hệ thống luật pháp Mỹ mà đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mà tính hiệu lực của luật pháp Mỹ lại rất cao. Do đó với kinh nghiệm còn thiếu, hiểu biết luật pháp còn non kém các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ bị vi phạm mà khi không biết, gây những hậu quả nghiêm trọng. 3.1.1.4. Môi trường xã hội Mỹ là quốc gia có dân số đông trên thế giới ( khoảng 290 triệu dân). Đây cũng là một trong những thị trường tiêu thụ lớn và đầy hấp dẫn. Mà xã hội Mỹ lại là xuất khẩu tiêu dùng. Người dân Mỹ rất thích mua sắm, nhiều khi rất lãng phí. Họ giành phần lớn thu nhập cho tiêu dùng. Chính điều này tạo động lực kích thích sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu phát triển. Vì thói quen tiêu dùng: người tiêu dùng Mỹ đặc biệt thích mua hàng hiệu và họ rất tin vào hệ thống đại lý bán lẻ, các nhà phân phối có uy tín. Do đó hệ thống này phát triển dày đặc ở Mỹ. Họ đảm bảo cho hàng hóa về chất lượng, các dịch vụ sau bán. Vì vậy hàng hóa muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ đặc biệt là các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường này thì phải lựa chọn được nhà phân phối có uy tín thì mới mong thành công. Người Mỹ lại bị chi phối rất nhiều bởi ấn tượng ban đầu đối với sản phẩm khi mua sắm nên họ có ấn tượng xấu về một sản phẩm nào đó thị sản phẩm đó khó có thể được tiêu dùng lại. Do đó việc xây dựng uy tín tạo dựng ấn tượng ban đầu cho người tiêu dùng về sản phẩm là rất quan trọng. Ngoài ra thì người tiêu dùng Mỹ hay có tâm lý nôn nóng, nóng vội nhưng chóng chán. Do đó để giữ chân được họ thì các doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, luôn tự làm mới mình. Chính sự thuận tiện nhưng lại độc đáo của hàng hóa sẽ được người tiêu dùng Mỹ ưa thích. Người tiêu dùng Mỹ rất tôn trọng pháp luật. Họ chấp hành luật rất nghiêm chỉnh. Đó cũng là yêu cầu đối với đối tác kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiêp phải biết giữ chữ "tín" và cũng phải tôn trọng và chấp hành luật pháp. 3.1.1.5. Môi trường công nghệ: Mỹ là nước đi đầu thế giới về nghiên cưú khoa học. các phát minh sáng chế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật có một số lớn là ở nước Mỹ. Vì Mỹ có rất nhiều nhà khoa học từ khắp thế giới tập trung ở Mỹ. Chính điều đó đã giúp nước Mỹ có những bước tiến lớn trong quá trình phát triển bỏ xa các nước khác. Đặc biệt là sự phát minh ra Internet đã châm ngòi cho cuộc bùng nổ của Mỹ cách mạng về thông tin và truyền thông. Internet đã trở thành phương tiện truyền thông không thể thiếu được giữa các quốc gia và nó đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn với thương mại. Sự ra đời và phát triển thương mại điện tử là một ví dụ điển hình về những ảnh hưởng đó. Trong một môi trường công nghệ tiên tiến, hiện đại nên các tiêu chuẩn công nghệ của Mỹ đối với các sản phẩm nhập khẩu cũng rất chặt chẽ như tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh, tiêu chuẩn dây chuyền công nghệ…Đây cũng là một rào cản đối với các hàng hoá của Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Mỹ. 3.1.2. Cơ chế chính sách của Nhà nước Cùng với chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, dệt may được coi là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Do đó Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dệt may như ưu đãi thuế, tín dụng, các đòn bẩy kinh tế đặc biệt là những nổ lực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành dệt may. Và một trong những thành công của Đảng và Nhà nước ta là đã ký kết được Hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Đây là một bước tiến lớn trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường hấp dẫn này. Riêng đối với ngành dệt may từ khi hiệp định được kí kết hạn ngạch cho dệt may Việt Nam đã được tăng lên, mặc dù vẫn chưa tương xứng với năng lực của các doanh nghiệp nhưng đó cũng đã là thành công lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thành công tiếp theo phải kể đến là Việt Nam đã hoàn thành quá trình đàm phán với Chính phủ Mỹ về việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Mỹ vốn được coi là cửa ải khó khăn nhất nhưng chúng ta đã vượt qua được. Chúng ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế vào năm 2006 vừa qua. Đây là một thành công rất lớn đối với nước ta. Cánh cửa hội nhập với nền kinh tế đã mở rộng cho chúng ta. Chúng ta cần phải nắm giữ nó để có cơ hội phát triển nền kinh tế, mở rộng tầm nhìn ra thế giới, cơ hội học hỏi ở các nước lớn…Khi vào WTO thì các doanh nghiệp của chúng ta đã được hưởng những ưu đãi như các quốc gia khác tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn. Với từng bước đi vững chắc thì các doanh nghiệp của chúng ta đang ngày càng hội nhập sau hơn vào nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực để tìm kiếm cơ hội và chỗ đứng cho mình trên thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây các cơ quan của Chính phủ cũng có những hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế, như thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ thưởng xuất khẩu, hưởng các thuế ưu đãi khi vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đặc biệt là sự hỗ trợ về thông tin. Trong thời buổi kinh tế thị trường thông tin cũng được coi là nguồn lực rất quan trọng cho các doanh nghiệp. Các cơ quan của Chính phủ ở nước ngoài cũng đứng ra làm đầu mối và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc hoàn tất thủ tục, mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, đặc điểm kinh tế xã hội. 3.1.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần may Chiến Thắng Mỹ là một thị trường lớn hấp dẫn do vậy các sản phẩm của công ty cổ phần may Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường Mỹ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nước trên thế giới cũng như các đối thủ cạnh tranh trong nước. * Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Trên thị trường Mỹ hàng dệt may Việt Nam chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các nước sản xuất dệt may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Bangladest, Campuchia và Ấn Độ.... Trong đó, có những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu như Trung Quốc và Ấn Độ.Đây là một trong những đối thủ có tầm cỡ quốc tế. Sản phẩm của họ nổi tiếng về đẹp hình thức, chất lượng cao và có lợi thế về giá. Một đối thủ quan trọng chiếm thị phần lớn ở Mỹ về dệt may trong những năm gần đây là Trung Quốc.Kinh tế Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế siêu cường, có tầm ảnh hưởng toàn cầu cũng như với mỗi quốc gia. Đây là nước nổi tiếng với mặt hàng đẹp phong phú nhiều chủng loại mà lại giá rẻ. Mặt khác do Việt Nam tham gia vào thị trường chậm hơn họ nên không có nhiều kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết về thị trường Mỹ như thế. Chúng ta chưa được biết đến nhiều cũng như chưa có uy tín đối với khách hàng Mỹ. Một điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam là vẫn chưa đáp ứng đựơc nhu cầu về nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất. Đó là một trong những nguyên nhân làm giá thành hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao so với các đối thủ cạnh tranh, riêng so với Trung Quốc cao hơn 7-10% tuỳ các chủng loại. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. * Các đối thủ cạnh tranh trong nước: Không chỉ chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tầm cỡ quốc tế đã nêu ở trên, mà công ty còn phải chịu áp lực cạnh tranh ở trong nước vì ở trong nước cũng có rất nhiều doanh nghiệp cũng sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc giống sản phẩm của công ty và họ đều là đối thủ cạnh tranh của công ty. Hiện nay cả nước có hơn 190 doanh nghiệp dệt may Nhà nước trong đó có hơn 120 doanh nghiệp may và 70 doanh nghiệp dệt. Bên cạnh đó có hơn 800 công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Trong đó có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Có thể nói đây là một số lượng không nhỏ, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước rất mạnh mẽ, nổi bật là các công ty như: May 10, may Việt Tiến, may Thăng Long, may An Phước, may Hải Phòng, may Hồ Gươm, may Nhà Bè, may Thái Tuấn… Các công ty này đều chuyên sản xuất, kinh doanh may mặc có quy mô tương đối lớn, mặt hàng kinh doanh của họ rất đa dạng và phong phú. Một điểm mạnh của họ là thương hiệu của các công ty này được người tiêu dung biết đến và rất yêu thích, đặc biệt là người tiêu dùng trong nước biết đến nhiều hơn so với công ty cổ phần May Chiến Thắng rất nhiều, mà giá cả của họ lại tương đương như của công ty. Như vậy có thể nói sự cạnh tranh sẽ càng gay gắt đối với công ty cổ phần May Chiến Thắng cả ở trong và ngoài nước. 3.2. Môi trường bên trong: 3.2.1. Mặt hàng xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng Công ty cổ phần may Chiến Thắng vẫn duy trì các mặt hàng kinh doanh truyền thống như áo Jacket các loại, sơ mi các loại, quần áo các loại, găng tay, quần áo trẻ em và các sản phẩm khác. Đây là những mặt hàng đã được nhiều người tiêu dùng chấp nhận và ưa chuộng. Để giữ chân được khách hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20427.doc
Tài liệu liên quan