Chuyên đề Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Viglacera: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4

1.1. Khái niệm, thực chất, vai trò của xuất khẩu 4

1.1.1. Một số khái niệm cở bản 4

1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa ở nước ta 5

1.1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của các công ty trong nền kinh tế thị trường 5

1.1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các Công ty ở nước ta 6

1.2. Các hình thức xuất khẩu chính. 8

1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 8

1.2.1.1. Khái niệm 8

1.2.1.2. Ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp 9

1.2.2. Xuất khẩu ủy thác 9

1.2.3. Xuất khẩu tại chỗ 9

1.2.4. Buôn bán đối lưu 10

1.2.4.1. Khái niệm 10

1.2.4.2. Đặc tính của mua bán đối lưu 10

1.2.4.3. Các loại hình mua bán đối lưu 11

1.2.5. Gia công quốc tế 11

1.2.5.1. Khái niệm 11

1.2.5.2. Các hình thức gia công quốc tế 12

1.2.6. Tạm nhập tái xuất 12

1.2.7. Đấu giá quốc tế 13

1.2.7.1. Khái niệm 13

1.2.7.2. Các loại hình thức đầu giá 13

1.2.8. Giao dịch tịa hội trợ và triển lãm 13

1.2.8.1. Khái niệm 13

1.2.8.2. Các loại hội trợ và triển lãm 13

1.2.9. Giao dịch tại sở giao dịch 14

12.9.1. Khái niệm 14

1.2.9.2. Các hình thức giao dịch tại sở giao dịch 14

1.3. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu 15

1.3.3. Nghiên cứu, lựa chọn thị trường và đối tác xuất khẩu 15

1.3.3.1. Nghiên cứu thị trườngvà đối tác xuất khẩu 15

1.3.3.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu 17

1.3.2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu 18

1.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng 19

1.3.4. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 21

1.3.5. Thực hiện hợp đồng 23

1.3.6. Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh xuất khẩu của các Công ty KDQT 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA 30

2.1. Vài nét về Công ty Kinh doanh và Xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty Viglacera 30

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty 30

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 31

2.1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Công ty 32

2.1.3.1. Ban điều hành: 32

2.1.3.2. Các phòng, ban nghiệp vụ 34

2.1.4. Một số đặc điểm kinh tế của Công ty 35

2.1.4.1. Một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh 35

2.1.4.2. Các đặc điểm cơ bản về vốn, lao động của Công ty 36

2.1.5.1. Kết quả sản xuất kinh doanh 38

2.1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 39

2.1.5.4. Các mặt hàng chủ yếu được xuất nhập khẩu 41

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 42

2.2.1. Các hình thức xuất khẩu của Công ty kinh doanh và XNK 42

2.2.2. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 44

2.2.2.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu 44

2.2.2.2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu 47

2.2.2.3. Đàm phán ký kết hợp đồng 49

2.2.2.4. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 49

2.2.2.5. Thực hiện hợp đồng 50

2.3. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.53

2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng 52

2.3.3. Sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên các thị trường xuất khẩu.57

2.3.4. Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Kinh doanh và XNK 59

2.3.5. Những thành công, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 61

2.3.5.1.Những thành công đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu của Công ty và nguyên nhân 61

2.3.5.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân 62

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XNK - VIGLACERA 65

3.1 Một số dự báo và định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010 65

3.1.1. Những thời cơ và thách thức chủ yếu đối với Công ty Kinh doanh và XNK 65

3.1.2. Một số dự báo thị trường xuất khẩu ngành kinh doanh của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010 66

3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010 68

3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 70

3.2.1. Tăng cường nghiên cứu về thị trường xuất khẩu, khảo sát và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, xác định thị trường mục tiêu và tập trung vào thị trường tiềm năng 70

3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu 73

3.2.3. Cần chú trọng đến công tác đàm phán ký kết hợp đồng 73

3.2.4. Xây dựng giá bán hợp lý 73

3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, tạo ra những sản phẩm tinh xảo, chất lượng cao 74

3.2.6. Tăng cường đầu tư vào hoạt động xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu và sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu 75

3.2.7. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ làm công tác xuất khẩu 76

3.3. Mốt số kiến nghị 77

3.3.1. Với quản lý nhà nước và Bộ Thương Mại 77

3.3.1.1. Kiến nghị đối với nhà nước 77

3.3.1.2. Kiến nghị với bộ thương mại 79

3.3.2. Với Tổng công ty 80

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Viglacera: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh cách nhiệt, thủy tinh lỏng… Sứ thủy tinh, bồn tắm, gạch lát nền và gạch ốp tường tráng men… . - Tấm lợp và các sản phẩm phục vụ cho trang trí nội thất… - Vật liệu chụi lửa: như gạch Chammot, gạch kiềm tính và các loại bột vữa tương ứng. - Gạch ngói thông dụng: gạch xây các loại có độ rỗng từ 30- 70%, ngói thường, ngói tráng men và các sản phẩm khác làm từ đất sét nung. - Vật liệu ma sát: Má phanh ôtô, Carton chụi nhiệt Trực tiếp xuất nhập khẩu vật tư, hóa chất, phụ tùng thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng. Phạm vi hoạt động của Công ty không chỉ giới hạn trong nước mà còn vươn ra cả nước ngoài. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện một số hoạt động khác như: Xuất khẩu ủy thác, gia công ủy thác… 2.1.4.2. Các đặc điểm cơ bản về vốn, lao động của Công ty Về vốn: Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng tiền thân là phòng kinh doanh của Tổng công ty nên năm đầu thành lập vốn kinh doanh của công ty còn ít nhưng vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên qua các năm điều đó một phần phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Bảng1: Vốn KD của Công ty Kinh doanh và XNK Đơn vị: tỷ đồng Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Vốn KD 29 34 51 70 92 112 Vốn kinh doanh của công ty được phản ánh dưới 2 dạng là vốn cố định và vốn lưu động. Năm 2004 vốn kinh doanh của công ty là 137 tỷ đồng. Trong đó: - Vốn cố định: 19,18 tỷ đồng chiếm 14% - Vốn lưu động: 117,82 tỷ đồng chiếm 86% Xét về mặt nguồn vốn thì tổng số vốn hiện có của công ty được cấu thành từ các nguồn vốn chủ yếu sau: - Vốn tín dụng Ngân hàng: 24,63 tỷ đồng chiếm 17,98% - Vốn tự huy động: 19,317 tỷ đồng chiếm 14,1% - Vốn vay ngân hàng: 13,974 tỷ đồng chiếm 10,2% - Vốn Tổng công ty cấp: 14,111 tỷ đồng chiếm 10,3% - Vốn tự có: 49,95 tỷ đồng chiếm 36,46% - Vốn góp liên doanh, liên kết: 9 tỷ đồng chiếm 10,96% Phấn đầu đến năm 2010 tổng số vốn của công ty sẽ lên đến 250 tỷ đồng. ( Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính năm 2005 - Phòng kế toán công ty) Về lao động: Với chức năng là một Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu các mặt hàng của các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty và một số mặt hàng khác, với tính năng tinh giảm, nhanh gọn và hiệu quả nên số lao động trong công ty tương đối gọn nhẹ. Có thể thấy lao động của công ty thay đổi qua các năm như sau: Bảng 2: Tổng số lao động và tiền lương của công ty Kinh doanh và XNK Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số lao động (người) 45 50 53 100 180 150 210 TNBQ (1.000.000đ) 0,78 0,85 0,988 1,344 1,488 1,522 1,597 (Nguồn: Phòng hành chính Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu) Về cơ bản, nguồn lao động của Công ty năm 2004 tổ chức theo cơ cấu sau: - Cán bộ quản lý: 15 người chiếm 7,14% - Kỹ sư, kỹ thuật viên: 22 người chiếm 10,48% - Nhân viên kinh doanh: 48 người chiếm 22,86% - Thợ bậc cao: 61 người chiếm 29,05% - Lao động phổ thông: 64 người chiếm30,47 % Xét về trình độ chuyên môn thì có: - Trình độ đại học và trên đại học: 96 người chiếm 45,7% - Trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp: 89 người chiếm 42,4% - Còn lại: 25 người chiếm 11,9% Xét theo cơ cấu về tuổi có: - Tuổi từ 50 – 60: 8 nguời chiếm 3,8% -Tuổi từ 40 – 49: 12 người chiếm 5,7% - Tuổi từ 30 – 39: 38 người chiếm 18,1 Tuổi từ 20 – 29: 152 người chiếm 72,4% Xét về giới tính có: Số cán bộ, công nhân viên nữ: 98 người chiếm 46,67% Số cán bộ, công nhân viên nam: 112 người chiếm 53,33% Nhìn chung, với tiềm lực kinh tế với đội ngũ lao động có trình độ, có cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật khá hiện đại, hiện nay Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng đang giữ một vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm thủy tinh và gốm xây dựng tại Việt Nam. 2.1.5. Khái quát chung tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 2.1.5.1. Kết quả sản xuất kinh doanh Nhằm thực hiện nghị quyết của HĐQT về tăng tốc đầu tư phát triển, nhằm tăng sức cạnh tranh, tiến tới trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu của Tổng công ty, ngày 25-10-2002 Công ty Kinh doanh và xuất nhập khẩu đã long trọng tổ chức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất gương và sản phẩm sau kính. Dựa vào cơ sở nghiên cứu kỹ tính năng công nghệ cũng như nhu cầu và triển vọng thị trường, sản phẩm gương tráng bạc của nhà máy sẽ có chất lường và tính năng ưu việt nhất, có thể so sánh với các sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất gương nước ngoài, chiếm lĩnh được thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng kim ngạch XNKcủa Công ty trong chiến lược phát triển đến năm 2010. Do có sự đầu tư và chỉ đạo đúng đắn mà từ khi đi vào hoạt động đến nay nhà máy của Công ty đã đạt được những kết quả to lớn, có thể phản ánh qua bảng tổng kết sau. Bảng 3: Kết quả sản xuất kính của Công ty Kinh doanh và XNK Đơn vị: Trm2 Chủng loại Năm Kính 3mm Kính 5mm 2003 0,6 0,9 2004 0,72 0,95 2005 0,81 1,12 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán của Công ty Kinh doanh và XNK) Có thể nói, nhờ mạnh dạn đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến từ khi đi vào hoạt động sản xuất Công ty đã khai thác được gần hết công suất sản xuất của nhà máy, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và đa dạng, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước. 2.1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Ngay từ khi đi vào hoạt động Công ty Kinh doanh và XNK đã hình thành nên đầu mối kinh doanh của Tổng công ty và hoạt động XNK có hiệu quả, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Công ty, đồng thời tạo nguồn cân đối tài chính trong việc hỗ trợ vay trả đối với các đơn vị thành viên. Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của Công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Điều này có thể chứng minh qua bảng số liệu sau: Căn cứ vào số liệu thống kê trong bảng sau, ta thấy chỉ trong vòng 1 năm sau khi thành lập kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đã tăng 6 lần. Sở dĩ có sự tăng đột biến này là do Công ty được thành lập vào tháng 11 năm 1998 nên lượng hàng xuất nhập khẩu trong năm này là chưa nhiều. Sang năm 1999, sau khi đi vào hoạt động ổn định lượng hàng xuất nhập khẩu đã tăng một cách đáng kể. Sang năm 2000, Công ty bắt đầu nhập dây chuyền thiết bị cho một số dây chuyền như Xuân Hòa, Thạch Bàn… nên đã đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên. Đến năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt mức 32,276 triệu USD và tính đến tháng 7 năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt 16,985 triệu USD. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 6 năm hoạt động tổng kim ngạch XNK của công ty đã đạt mức hơn 30 triệu USD. Đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ với một doanh nghiệp nhà nước còn non trẻ như Viglacera nói chung và Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu nói riêng. Bảng4. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu - Viglacera Chỉ tiêu Năm Kim ngạch XNK Thực hiện (Triệu USD) Tỷ lệ tăng (%) So với năm trước 1999 25,986 7,39 2000 27,857 9,51 2001 29,07 15% 2002 30,6 25% 2003 31,01 22% 2004 32,276 28% \(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999 – 2004 của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu) 2.1.5.3. Về thị trường và bạn hàng xuất nhập khẩu Do đặc điểm hàng vật liệu xây dựng dễ vỡ, phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng, hàng vật liệu xây dựng khó vận chuyển đi quá xa vì như vậy cước vận tải sẽ chiếm một tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm, mà đa số sản phẩm của Tổng công ty có giá trị thương mại không cao nên hoạt động kinh doanh ngoại thương chỉ đạt hiệu quả khi xuất nhập khẩu một lượng hàng lớn điều này ảnh hưởng đến thị trường và bạn hàng xuất nhập khẩu của Công ty. Các bạn hàng và thị trường xuất nhập khẩu chính của Công ty bao gồm: Thị trường Singapore: Công ty BP PTE Ltd, Công ty Offshore, Công ty Onshore PTE Ltd, ICI Singapore. Thị trường Lào: Tổng công ty Lao Building Materials, Công ty Luxe Company Ltd. Thị trường Italy: Tập đoàn Bongioanni SRL Group, Siti S.P.A, Hãng Unicer, Cover. Thị trường Nga: Công ty Albrus Joint Stoch Company, Vitalex Company, Danka Consosium. Thị trường Mỹ: Swindel Dresler Company, Harbinson Walker, Ferro. Thị trường Malaysia: Công ty Commercial Mineral Inc. Thị trường Đài Loan: Công ty China Glaze Inc. Thị trường các nước ASEAN Hiện nay, Công ty cũng nhận thấy ngoài một số thị trường quen thuộc còn có một số thị trường khác mà Công ty có thể xuất nhập khẩu hàng hóa như: Pháp, Australia… 2.1.5.4. Các mặt hàng chủ yếu được xuất nhập khẩu Trong những năm gần đây, các mặt hàng được công ty xuất nhập khẩu ngày càng phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, tăng về số lượng và chất lượng. Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Công ty như: Sứ vệ sinh, gạch đỏ xây dựng, gạch Granite, gạch Ceramic, kính xây dựng, men màu các loại, máy móc thiết bị, khuôn sản xuất gạch, hóa chất, lò nung sứ vệ sinh, đá mài, thanh lăn… Song song với việc tìm kiếm một số thị trường mới, phát triển, đa dạng hóa các mặt hàng xuất nhập khẩu, Công ty đang triển khai kế hoạch tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã theo thị hiếu người tiêu dùng tiến tới một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế đồng thời không ngừng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên kinh doanh. 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 2.2.1. Các hình thức xuất khẩu của Công ty kinh doanh và XNK Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng nên hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty là xuất khẩu ủy thác. Công ty ủy thác cho các đơn vị thành viên theo những đơn đặt hàng từ phía nước ngoài, mặt khác Công ty cũng chủ động trực tiếp tìm kiếm bạn hàng nhằm xuất khẩu mặt hàng thủy tinh và gốm xây dựng ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, Công ty đang cố gắng tìm cách xuất khẩu thông qua giao dịch tại hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, thông qua các trung gian ở nước ngoài. Có thể thấy trong những năm qua Công ty đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm như: Hội chợ Gốm sứ Quảng Châu – Trung Quốc Việt Nam năm 2003, Hội chợ Tây Ban Nha, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ tháng 6 – 2003, Hội chợ Gốm sứ tại Việt Nam năm 2005… Thông qua các hội trợ này Công ty đã xuất khẩu được một số lượng sang thị trường nước ngoài. Tuy khối lượng hàng xuất khẩu theo hình thức này còn khiêm tồn nhưng cũng đã phản ánh được những cố gắng không ngừng của Công ty Ta có kết quả hoạt động xuất khẩu theo các hình thức xuất khẩu của Công ty dưới biểu đồ sau: Đvt: 1000.000đ Biểu đồ 1: Các hình thức xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK (Nguồn: Phòng XNK Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu) Qua biều đồ trên ta thấy hình thức xuất khẩu ủy thác luôn đạt giá trị lớn đồng thời chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua các năm. Do đó, đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty. Hình thức xuất khẩu trực tiếp cũng tăng dần qua các năm về mặt giá trị. Ta có thể thấy hình thức xuất khẩu này tăng khá nhanh qua các năm cụ thể là: năm 2002 đạt 1,350 tỷ đồng, năm 2003 đạt 1,431 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2002; năm 2004 đạt 1,531 tỷ đồng tăng 6,5% so với năm 2003; năm 2005 đạt 1,653 tỷ đồng tăng 7,4% so với năm 2004. Kết quả phản ánh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng… đã gặt hái được một số kết quả, nhưng so với hình thức xuất khẩu ủy thác thì vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 15% chủ yếu cung cấp cho các công trình xây dựng mà phía Việt Nam thắng thầu. Hy vọng rằng hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ dần dần chiếm ưu thế trong hình thức xuất khẩu của Công ty, bởi vì điều này sẽ giúp cho Công ty chủ động hơn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. 2.2.2. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 2.2.2.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu là một khâu quan trọng và rất cần thiết đầu tiên đối với bất cừ Công ty KDQT nào. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một hay một nhóm sản phẩm nhất định, kể cả phương thức thực hiện mục tiêu đó. Khi mở rộng ra thị trường quốc tế, các Công ty KDQT theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau và bất cứ công ty nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được mục tiêu cơ bản của nó là lợi nhuận hoặc thị trường. Để có thể đạt được mục tiêu đó thì nghiên cứu thị trường là hoạt động nghiệp vụ đầu tiên tạo tiền đề cho những nghiệp vụ tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu từ khi mới thành lập Công ty đã chú trọng đến vấn đề này. Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu chủ yếu nghiên cứu thì trường các hình thức sau: Thông qua hội chợ Thương mại quốc tế: Việc tìm kiếm thị trường thông qua các hội chợ Thương mại quốc tế là hình thức phổ biến của các Công ty KDQT nước ta nói chung và Công ty Kinh doanh và xuất nhập khẩu nói riêng. Vì thế, Công ty đã tổ chức tham gia được các hội chợ Thương mại quốc tế như: Cevisama tại Tây Ban Nha vào năm 2000 và 2002; Hội chợ Tiger of ASIA vào năm 2001; Covering vào năm 2002 tại Hoa Kỳ và các hội chợ tại các nước khác như CHLB Đức, Nhật Bản, Nga… - Thông qua các hội trợ triển lãm: Ở đó Công ty tiếp xúc giao dịch trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu đối tác và giới thiệu sản phẩm của mình. Công ty cũng đã chủ động giới thiệu, chào hàng các sản phẩm mới. Ngoài ra, Công ty đã cử một số cán bộ xuất khẩu kiêm nghiên cứu về thị trường xuất khẩu. Theo tổng kết của cán bộ nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thì việc tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên chỉ chiếm 16% trong công tác nghiên cứu thị trường, 75% tiến hành nghiên cứu thị trường không làm thường xuyên, Công ty chỉ tiến hành nghiên cứu trước khi có ý định xâm nhập thị trường, còn lại dựa vào nghiên cứu của Tổng công ty. Cán bộ nghiên cứu thị trường của Công ty mới thỉnh thoảng có cuộc đi thăm thị trường nước ngoài nhưng chủ yếu là thị trường các nước: Nga, Đông Âu và ASEAN… còn một số thị trường không một lần đặt chân lên. Trong những năm qua Công ty đã có nhiều nỗ lực trong công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu nhưng kết quả đạt được của việc nghiên cứu còn hạn chế và yếu kém. Những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là những thông tin thứ cấp do ngân sách của Công ty dành cho công tác này còn hạn hẹp. Vì vậy, tính cập nhật của các thông tin này thường kém, độ tin cậy không cao, không phản ánh được khía cạnh quan trọng của thị trường. Các thông tin sơ cấp về thị trường thì Công ty không đủ chi phí để thu thập. Khả năng thăm quan, khảo sát thị trường nước ngoài của Công ty còn rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao do trình độ ngoại ngữ, khả năng tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí . Hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính và dựa trên kết qủa nghiên của Tổng công ty. Công ty chưa thực sự có một số bộ phận chuyên trách về thị trường, mà chỉ do các cán bộ làm công tác xuất khẩu kiêm nghiệm luôn vai trò này. Lựa chọn thị trường mục tiêu xuất khẩu Với uy tín của thương hiệu Viglacera, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hơn 22 quốc gia trên thế giới chủ yếu tập trung ở Châu Á, vùng Đông Âu và một số nước thuộc EU. Trong phương hướng phát triển của mình Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đã xác định các thị trường xuất khẩu tiềm năng cần phải tập trung để đẩy mạnh là: - Thị trường Nga và Đông Âu Đây được coi là thị trường truyền thống có nhiều tiềm năng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm sứ vệ sinh và gạch ốp lát đang tiêu thụ tốt ở thị trường này chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu. Để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường này, những năm gần đây Công ty mới tiến hàng các hoạt động khảo sát, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng và các đặc tính về khí hậu để tiến hàng nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm cho phù hợp. Công ty sẽ thực hiện việc chào hàng các sản phẩm mới của mình thông qua các Phòng thương mại của các nước tại Việt Nam, văn phòng đại diện của Viglacera tại Nga và một số đối tác có quan hệ làm ăn tốt với Tổng công ty như Albrus Joint Stock Co., Vinatex Co.… - Thị trường Asean: Đây là thị trường có quan hệ gần gũi và lâu năm, có vị trí địa lý gần với Việt Nam, do đó hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này có nhiều thuận lợi như chi phí vận chuyển thấp, ít bị rủi ro…Đối với khu vực này, Công ty đặc biệt coi trọng thị trường Đông Dương vì đây là các thị trường mà đặc tính tiêu dùng tương đương với thị trường Việt Nam. Trị giá xuất khẩu của Công ty sang các nước này đã chiếm tới 20% kim ngạch xuất khẩu của mình. Nhìn chung, công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn yếu kém, việc xác định lựa chọn thị trường mục tiêu theo cách phản ứng lại với thị trường. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là các sản phẩm kính vì đây là thế mạnh của Công ty, sản phẩm như sứ vệ sinh, gạch ốp lát, ngạch ngói xây dựng vẫn chưa được thị trường các này ưu chuộng. Vì mẫu mã sản phẩm của Công ty chưa đẹp và phong phú, chất lượng sản phẩm chưa cao, giá cả còn tương đối cao so với đối thủ cạnh trạnh. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, Ban lãnh đạo Công ty cần phải đầu tư nghiên cứu thị trường một cách chủ động hơn và có chiến lược Marketing xuất khẩu phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. 2.2.2.2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường của Công ty hoặc Tổng công ty và với mục tiêu là duy trì quan hệ buôn bán với các thị trường truyền thống và từng bước xâm nhập thị trường EU, Công ty xây dựng kế hoạch xuất khẩu riêng cho từng thị trường mục tiêu. Những mục tiêu của Công ty đặt ra thường xuất phát từ những quyết định trước đó về thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng… Kế hoạch xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu từ năm 2003 đến nay được phản ánh qua bảng sau: Bảng 5: Kế hoạch xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK từ năm 2003 - 2006 Năm Danh mục hàng hoá Tên nước Đơn vị tính Số lượng Gía trị ( USD) 2003 Sứ vệ sinh Kính Sản phẩm khác Nga, Ucraina, Italy, Bangladesh Malaysia, Đông Âu Thái Lan Sản phẩm m2 38.600 42.800 671.876 12.600 1.140.300 2004 Sứ vệ sinh Gạch Granite Gạch chịu lửa Kính Sản phẩm khác Nga, Ucraina, Italy, Bangladesh Nhật, Hàn Quốc Lào,Campuchia, Hồng kông Malaysia, Irac… ASEAN, Đài Loan Sản phẩm M2 Tấn M2 69.500 2.890 220.460 50.600 1.903.014 21.231 102.478 14.837 1.650.324 2005 Sứ vệ sinh Gạch Granite Gạch chịu lửa Kính, gương các loại Sản phẩm khác Nga, Ucraina, Italy, Bangladesh… Nhật, Hàn Quốc, Hồng kông Lào,Campuchia, Hồng kông… Malaysia, Irac, Hàn Quốc… ASEAN, Đài Loan, Tây Á Sản phẩm M2 Tấn M2 72.980 3.092 240.301 56.672 1.998.165 22.720 111.700 16.620 1.789.350 2006 Sứ vệ sinh Gạch Granite Gạch chịu lửa Kính, gương các loại Sản phẩm khác Nga, Ucraina, Italy, Bangladesh… Nhật, Hàn Quốc, Hồng kông Lào,Campuchia, Hồng kông… Malaysia, Irac, Hàn Quốc, Pháp… ASEAN, Đài Loan, Tây Á, Pháp Sản phẩm M2 Tấn M2 73.710 3.432 269.137 64.040 2.197.981 25.219 123.987 18.780 1.932.498 (Nguồn: Phòng XNK Công ty Kinh doanh và XNK – Viglacera) Căn cứ vào bảng trên ta thấy, công tác xây dựng kế hoạch xuất khẩu của Công ty luôn được thực hiện thường xuyên, các chỉ tiêu về xuất khẩu cũng rất cụ thể theo từng năm, theo từng thị trường và sản lượng, giá trị xuất khẩu đạt được là bao nhiêu. Tuy những năm qua có nhiều biến động không thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm của Công ty nhưng Công ty vẫn đặt ra chỉ tiêu xuất khẩu sản phẩm của mình sao cho năm sau cao hơn năm trước. Điều đó thể hiện Công ty đã ý thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác xuất khẩu. Các sản phẩm sứ vệ sinh, gạch Granite, Gạch chụi lửa, Kính, Gạch Ceramic… của Công ty đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới, đánh dấu một sự khởi đầu thuận lợi đối với triển vọng xuất khẩu các sản phẩm Viglacera. 2.2.2.3. Đàm phán ký kết hợp đồng Nghiệp vụ này có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Tuỳ thuộc vào từng loại khách hàng và mục đích mà Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu có các cách đàm phán và ký kết hợp đồng khác nhau. Đối với các thị trường truyền thống như Nga và Đông Âu thì việc đàm phán diễn ra thuận lợi hơn, quá trình đàm phán cũng nhanh chóng hơn. Vì thế, phương thức đàm phán của Công ty đối với các thị trường này thường là giao dịch qua thư tìn và qua điện thoại, phương thức đàm phán trực tiếp ít được sử dụng hơn. Đối với các thị trường như Trung Đông, Tây Á, Nam Á và EU thì đàm phán phức tạp hơn, mất nhiều thời gian cũng như chi phí hơn. Vì đây là những thị trường Công ty mới thâm nhập vào, nên sự hiểu biết về đối tác chưa nghiều, quan hệ chưa được gần gũi. Mặt khác do sự khác biệt về pháp luật, văn hoá, tập quán. Vì thế thường gặp khó khăn trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng. 2.2.2.4. Tạo nguồn hàng xuất khẩu Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu Công việc này sẽ cho Công ty biết khả năng cung ứng hàng hoá xuất khẩu của Công ty như thế nào? Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu có hai nguồn hàng chính là nguồn hàng được cung cấp bởi các thành viên trong Tổng công ty và nguồn hàng từ các đơn vị khác trong nước. Đối với nguồn hàng do các đơn vị thành viên trong Tổng công ty cung cầp thì rất ổn định, chất lượng hàng hoá tương đối đồng đều không sợ bị ép giá. Nhưng giá thành sản xuất của các đơn vị thành viên vẫn còn khá cao so với thế giới, mẫu mã, kiểu dáng còn đơn điệu, chưa có những sản phẩm tinh sảo, chất lượng cao. Điều này có xu hướng làm giảm khẳ năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường thế giới gây khó khăn cho việc xuất khẩu. Đối với nguồn hàng do các đơn vị khác trong nước cung cấp thì số lượng hạn chế, không được ổn định và đôi khi bị ép giá. Tổ chức thu mua hàng xuất khẩu Dựa vào các hợp đồng xuất khẩu, Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu tổ chức thu mua hàng hoá của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty và một số đơn vị khác trong nước.Công ty cũng có thể tiến hàng thu mua hàng theo phương thức thu mua trực tiếp hoặc uỷ thác việc thu mua hàng xuất khẩu cho Công ty uỷ thác. Điều này tuỳ thuộc vào hình thức xuất khẩu là trực tiếp hay gián tiếp. Tiếp nhận, bảo quản và xuất kho hàng xuất khẩu - Sau khi tổ chức thu mua hàng hoá để xuất khẩu, Công ty sẽ tiến hành tiếp nhận, bảo quản hàng hoá. Hàng hoá sẽ được cất giữ tại kho của Công ty hay các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Tại đây hàng hoá sẽ được sắp xếp bố trí hợp lý, bảo quản đúng kỹ thuật, thuận tiện cho việc xuất hàng hoá. Do đặc tính hàng hoá của Công ty dễ vỡ, nặng nên việc xắp xếp hàng xuất khẩu phải được tổ chức một cách khoa học, trành vỡ hỏng trong quá trình bảo quản. - Hàng hoá sẽ được xuất kho theo đúng lịch trình đã định để đảm bảo tiến độ giao hàng cho đối tác. Hàng hoá khi xuất kho giao cho đối tác vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. Trước khi giao hàng Công ty cần phải thực hiện các công việc sau: 1. Đối chiếu lệnh xuất khẩu với hàng hoá có trong kho 2. Chuẩn bị các phương tiện vận chuyển, nhân lực bốc xếp hàng 3. Xác định địa điểm giao hàng Địa điểm giao hàng của Công ty thường là tại cảng Hồ Chí Minh và cảng Hải phòng. 2.2.2.5. Thực hiện hợp đồng Xin giấy phép xuất khẩu Sau khi ký kết hợp đồng và tạo nguồn hàng cho xuất khẩu xong, cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu sẽ phải đảm nhận công việc xin giấy phép xuất khẩu. Mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng của Công ty thuộc danh mục những hàng hoá được phép xuất khẩu ngoài hạn ngạch nên việc xin giấy phép xuất khẩu của Hải quan cũng đơn giản hơn, tốn ít thời gian. Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu Trước khi giao hàng, cán bộ nhân viên xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng. Về phía Công ty từ khâu sản xuất cho đến hoàn tất sản phẩm thì tại mội bộ phận, phân xưởng đều có bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hoá. Nếu là hàng do các đơn vị trong Tổng công ty hoặc các đơn vị khác trong nước cung cấp thì trong quá trình mua hàng hoá Công ty đều cử cán bộ, nhân viên kiểm tra chât lượng, số lượng hàng hoá khi mua. Về phía khách hàng họ thuê các Công ty kiểm định để kiểm tra phẩm chất, số lượng, bao bì hàng hoá. Khi chất lượng đạt yêu cầu thì mới cho xếp hàng. Thuê tàu lưu cước Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu mà Công ty hoặc người mua phải thuê tàu biển để chở hàng. Từ năm 2000 trở về trước Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thường sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng là FOB nên giới hạn trách nhiệm đối với hàng hoá là dến khi hàng hoá vượt qua lan can tàu tại cảng bốc quy định, cảng đó có thể là cảng Hải Phòng hoặc cảng TP HCM… Nhưng từ năm 2000 đến nay ngoài việc sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng là FOB Công ty còn sử dụng thêm hình thức giao C&F do đó Công ty còn phải thực hiện thêm việc thuê tàu chở hàng đến cảng đến quy đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 57.doc
Tài liệu liên quan