Chuyên đề Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế

MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt

Lời mở đầu

Chương I: Những vấn đề lý luân chung về xuất khẩu hàng hoá

I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hoá

1. Khái niệm

2. Vai trò

3. Các hình thức xuất khẩu củ yếu

II. Các lý thuyết về xuất khẩu

1. Chủ nghĩa trọng thương

2. Lý thuyết lợi thế so sánh

3. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối

4. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố

III. nội dung của hoạt động xuất khẩu

1. nghiên cứu thị trường

1.1. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu

1.2. Lựa chọ thị trường xuất khẩu

1.3. Lựa chọn bạn hàng

1.4. Lựa chọn phương thức giao dịch

2. Đàm phán và ký kết hợp đồng

3. Thực hiện hợp đồng

IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

1.1. Các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp

1.2. Các yếu tố thuộc môi trường trong nước

1.3. Các nhân tố thuộc môi trường ngoài nước

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu

2.1. Chỉ tiêu tuyệt đối

2.2. Chỉ tiêu tương đối

Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam thời gian qua

I. Tiềm năng sản xuất hàng gia vị của Việt Nam

1. Tiềm năng

2. Những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam

3. Cơ hội xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam

II. Vai trò của việc xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam

1. Giới thiệu chung về xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam

2. Tình hình tiêu thụ gia vị trên thế giới trong thời gian qua

2.1. Diễn biến giá quốc tế các loại gia vị

2.2. Kênh phân phối gia vị trên thị trường thế giới

2.3. Phương thức buôn bán, đóng gói, vận chuyển gia vị

2.3.1. Phương thức buôn bán

2.3.2. Phương thức đóng gói

2.3.3 Phương thức vận chuyển gia vị

3. Vai trò của xuất khẩu gia vị của Việt Nam

II. Thực trạng xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam

1. Những hạn chế trong xuất khẩu gia vị của Việt Nam

1.1. Thuế và hàng rào phi thuế quan

1.2. Trở ngại về đối thủ cạnh tranh

1.3. Các trở ngại khác

1.4. Những tồn tại và vấn đề đặt ra trong xuất khẩu gia vị của Việt Nam

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

2.2. Nguyên nhân chủ quan

Chương III. Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

I. Dự báo nhu cầu tiêu thụ gia vị của thế giới trong thời gian qua

1. Xu hướng nhu cầu gia vị thời gian tới

2. Cơ hội mới trong tiêu thụ hàng gia vị trên thế giới trong thời gian tới

3. Những thách thức mới trong hoạt động tiêu thụ gia vị trong thời gian tới

4. Dự đoán về nhu cầu tiêu thụ gia vị trên thế giới thờigian tới

II. Những điều kiện mới của hội nhập kinh tế quốc tế

1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trên thế giới

3. Những nguyên tắc khi hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

4. Chủ trương của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế

III. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gia vị Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

1. Giải pháp về đầu tư và tài chính

2. Giải pháp chế biến hàng gia vị xuất khẩu

3. Giải pháp về thị trường

4. Giải pháp ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong chế biến gia vị xuất khẩu

5. Giải pháp giáo dục và đào tạo

6. Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

7. Giải pháp phát triển công nghệ sau thu hoạch

IV. Kiến nghị với Nhà nước

Kết luận

Phụ lục

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ trọng xuất khẩu của nhóm gia vị trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của đất nước lên trên 1%. Cũng tính trong 5 năm qua, Việt Nam luôn đứng trong số 5 nước xuất khẩu gia vị đứng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 triệu USD (đứng sau Indonexia, ấn độ, Trung Quốc, Madagaxca) góp phần đưa tổng xuất khẩu gia vị của 7 nước đứng đầu thế giới chiếm hơn 50% lượng xuất khẩu gia vị thế giới. Bảng 2.2: Xuất khẩu gia vị của Việt Nam thời kỳ 1996-2000 (đơn vị: 1000 USD) Loại gia vị 1996 1997 1998 1999 2000 Hạt tiêu đen 46.440,2 65.658,1 64.957,7 139.070,6 146.281 Quế 3.639,9 4.415,4 3.760,6 4.493,7 5.253 Hồi 1.829,7 1.741,8 636,3 1.981,9 6.761,8 Gừng 415 558,1 540,3 1.597,6 206,1 Nghệ 5,6 6,8 63,2 6,4 18,9 Tổng 5 loại gia vị 52384,4 72380,2 69629,1 147150000 158.250.8 Nhịp độ tăng qua năm - +38,2 -3,8 +111,3 +7,5 Tổng xk của Việt Nam 7255950 9185000 9360300 11540000 14.448.667 Tỷ trọng (%) xk gia vị trong xk chung 0,7 0,8 0,7 1,3 1,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam - Xét về thị trường xuất khẩu: hàng gia vị Việt Nam chủ yếu sản xuất ra để phụ vụ cho xuất khẩu (riêng hạt tiêu có tới 90% hạt tiêu được sản xuất ra để xuất khẩu ). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng gia vị xuất khẩu Việt Nam là Singapore, Trung Quốc, các tiểu vương quốc ả rập, Châu Âu,… Tuy nhiên, phần lớn trong khi xuất khẩu, chúng ta phải xuất khẩu qua trung gian là Singapore, Trung Quốc, HongKong…, việc thâm nhập trực tiếp vào những thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ… chưa nhiều. Qua bảng 2.1 ở trên chúng ta thấy xuất khẩu gia vị của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt tiêu. Do tầm quan trọng quyết định của hạt tiêu trong xuất khẩu, chúng ta hãy xem xét mặt hàng này. - Xét về mặt khối lượng: trong vòng 7 năm từ 1996 – 2002, trừ những năm 1997,1998 lượng xuất khẩu hạt tiêu giảm sút còn bắt đầu từ 1999 lượng xuất khẩu hạt tiêu liên tục tăng qua các năm. Nếu năm 1996, chúng ta mới chỉ xuất khẩu 25.300 tấn thì đến năm 2002 là 77.000 tấn (gấp 3,04 lần). Như vậy nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm của thời kỳ 1996 – 2002 là 17% và từ năm 2001, Việt Nam đã vượt Indonexia trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới về mặt lượng. Bảng 2.3: xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam thời kỳ 1996-2003 Lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Đơn giá xuất khẩu Tấn Tốc độ tăng 1000 USD Tốc độ tăng (%) USD/tấn Tốc độ tăng(%) 1996 25300 41,34 46440,3 29,73 1835,58 - 1997 23500 -7,11 65558,1 41,17 2789,7 +51,9 1998 22000 -6,38 64957,7 -0,92 2952,6 +5,8 1999 28000 27,27 140507,5 116,31 5018,1 +70 2000 36465 30,23 153401,6 9,18 4206,8 -16,16 2001 57000 56,3 97000 -36,7 1701,7 -59,5 2002 76607 +34,4 107173 +10,5 1399,0 -17,8 2003 95000 24,01 110500 3,1 1314 -6,08 Nguồn :Tổng cục Hải Quan, Bộ Thương mại - Xét về kim ngạch xuất khẩu: từ năm 1996 –2000, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu tăng trưởng liên tục mà đỉnh cao là 153,4 triệu USD năm 2000. Năm 2001, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam chỉ còn 97 triệu USD, năm 2002 có tăng chút ít ( 108 triệu USD) do giá xuất khẩu hạt tiêu giảm sút. - Xét về chất lượng: Hạt tiêu của Việt Nam có chất lượng thấp, không đồng đều, hạt tương đối nhỏ nên giá xuất khẩu thường thấp hơn nhiều (thấp hơn 20%) so với các nước sản xuất khác trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm tiêu xuất khẩu của Việt Nam hiện nay 100% là dưới dạng thô và là hạt tiêu đen. Tiêu được sơ chế, phân loại và xuất khẩu theo tiêu chuẩn chất lượng FAQ (Fair Average Quality) là phổ biến. Trong thời gian 2001-2002, Việt Nam đã có 3 cơ sở chế biến tiêu hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao (ASTA) xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ. Theo Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam, hiện nay có khoãng 20% khối lượng tiêu được xuất khẩu dưới dạng sản phẩm tiêu sạch tiêu chuẩn ASTA. - Xét về giá cả: Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục thời gian 1996-1999 và đạt đỉnh kỷ lục vào năm 1999 ( trung bình là 5018 USD/ tấn), từ năm 2000 giá bắt đầu giảm và vẫn tiếp tục trượt dốc tới nay. Giá xuất khẩu tiêu bình quân 5 tháng đầu năm 2003 chỉ đạt 1314,2 USD/tấn, thấp hơn 6,1% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2002. Nhìn chung, biến động giá tiêu xuất khẩu cuar Việt Nam phù hợp với xu hướng biến động hcung của giá tiêu quốc tế, giá tăng trong điều kiện cung cấp thiếu ở quy mô thế giới và giá giảm từ năm 2000 đến nay do dư thừa cung cấp. - Xét về thị trường xuất khẩu: Trong thời gian qua, thị trường hạt tiêu của Việt Nam đã được mở rộng đáng kể. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu tiêu sang 40 nước trên thế giới. Tuy nhiên, một khối lượng lớn tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải qua trung gian như Hà Lan, Trung Quốc, Hồng Kông…Hơn nữa, thị trường xuất khẩu tiêu của Việt Nam vẫn chủ yếu là thị trường Châu á, việc thâm nhập trực tiếp vào những thị trường hạt tiêu lớn của thế giới như Châu Âu, Mỹ chưa nhiều. Thời kỳ 1996-2001, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của hạt tiêu sang các thị trường đều tăng, giảm thất thường phụ thuộc vào sự biến động của giá cả. Năm 2001 do giá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu tiêu sang các thị trường chính cũng giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm của tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 36,4% so với năm 2000). 2.Tình hình tiêu thụ gia vị trên thế giới trong thời gian qua 2.1. Diễn biến giá quốc tế các loại gia vị Nhìn chung, giá quốc tế các loại gia vị biến động rất lớn trong thời gian 5 năm qua và phụ thuộc chủ yếu vào tình hình cung cấp gia vị trên thị trường thế giới. Trong khi nhu cầu tiêu thụ gia vị của thế giới ổn định theo xu hướng tăng thời gian qua thì sự biến động lớn về giá quốc tế các loại gia vị phản ánh tình hình biến động của lượng sản xuất, xuất khẩu gia vị của thế giới trước tác động ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi ở các nước sản xuất gia vị chính, tình hình phát triển kinh tế của các nước xuất khẩu gia vị. Những biến động thất thường về giá cả của một số loại gia vị chủ yếu được thể hiện như sau: - Hạt tiêu: Đơn giá xuất khẩu hạt tiêu của thế giới là 2,59 USD/kg năm 1996 đã tăng mạnh năm 1997 và đạt đỉnh cao 4,84 USD/kg năm 1998 trước khi bắt đầu chu kỳ giảm mới từ năm 1999 đến nay (như đã đề cập ở trên). - ớt: Giá ớt quốc tế có xu hướng giảm liên tục từ năm 1996 đến năm 1999 và bắt đầu nhích lên vào năm 2000. Năm 1996, đơn giá nhập khẩu ớt của thế giới đạt 1,91 USD/kg, giá có xu hướng giảm lien tục qua các năm 1997-1999, đến năm 1999 giá chỉ còn 1,6 USD/kg, năm 2000 giá có nhích lên chút ít và đạt 1,63 USSD/kg… - Quế: Trong thời gian 5 năm từ 1996-2000, giá quế biến động theo xu hướng giảm liên tục qua các năm, năm 1996 giá đạt mức cao nhất trong thời kỳ xem xét là 2,11 USD/kg, năm 1997 giá vẫn ổn định ở mức này và bắt đầu tụt dốc từ 1998, giá giảm mạnh qua các năm 1999-2000 và chỉ còn 1,39 USD/kg năm 2000. - Các loại gia vị khác: Trong số các loại gia vị còn lại như gừng, tỏi,rau thơm…thì giá gừng và các loại hạt gia vị biến động theo xu hướng giảm liên tục tương tự như sự biến động của giá quế. Riêng giá rau thơm, nghệ, lá nguyệt quế là biến động thất thường, giá giảm năm 1997 nhưng lại đạt đỉnh cao vào năm 1998, sau đó giảm mạnh vào các năm 1999-2000. Tóm lại, giá quốc tế các loại gia vị trên thị trường thế giới đều có xu hướng giảm trong thời gian qua. Điều này do lượng cung ứng trên thị trường thế giới có phần cao hơn nhu cầu tiêu thụ gia vị; một số nước sản xuất quá ồ ạt, tăng diện tích trồng gia vị khi giá gia vị cao (như ở Việt Nam tăng diện tích trồng hạt tiêu khi giá hạt tiêu cao) trong khi chưa năm rõ thông tin về thị trường, điều này làm giảm giá sản phẩm nhanh chòng và cần phải được khắc phục trong thời tới. 2.2. Kênh phân phối gia vị trên thị trường thế giới Do sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và nhà hàng ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệp phát triển đã dẫn đến sự thay đổi kênh phân phối gia vị trên thị trường quốc tế: - Đối với các nhà chế biến công nghiệp và các công ty dịch vụ thực phẩm lớn thì ngày càng tăng vai trò trong nhập khẩu gia vị. - Đối với các nhà sử dụng cuối cùng và các nhà chế biến gia vị lớn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và dịch vụ nhà hàng ngày càng có xu hướng ít sử dụng đại lý và môi giới mà họ thích quan hệ trực tiếp với các nhà sản xuất và xuất khẩu gia vị hơn vì sẽ đỡ tốn chi phí giao dịch qua đại lý và môi giới. - ở Việt Nam, phương thức thông dụng nhất đối với các nhà xuất khẩu là thông qua các nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu không những có kinh nghiệm hơn trong hoạt động thương mại quốc tế mà còn có quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp trên thế giới, có thể tạo nguồn hàng ổn định từ các nhà cung cấp khác nhau, bù đắp lại những thiếu hụt trong khả năng cung ứng từ các nhà xuất khẩu Việt Nam. 2.3. Phương thức buôn bán, đóng gói, vận chuyển gia vị 2.3.1. Phương thức buôn bán Nhìn chung, trên thị trường thế giới hiênn nay có những phương thức giao dịch buôn bán chủ yếu là: giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, buôn bán đối lưu, đấu giá quốc tế …Trong đó, các phương thức buôn bán thoong thường, buôn bán qua trung gian và giao dịch tại sở giao dịch là những phương thức giao dịch chủ yếu đối với hàng gia vị trên thị trường thế giới. - Buôn bán thông thường: Đây có thể là buôn bán trực tiếp giữa bên mua và bên bán, cũng có thể là buôn bán thông qua thương nhân trung gian được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc trên cơ sở tự nguyện của các bên… Phương thức giao dịch buôn bán thong thường đang ngày càng phát triển do năng lực làm công tác ngoại thương của người sản xuất được nâng cao, công nghệ thông tin phát triển mạnh. Đồng thời, cùng với sự phát triển của sản xuất, sản phẩm càng phong phú và đa dạng, chi tiết phức tạp, do đó trong phương thức buôn bán này cũng thường gắn với dịch vụ trong và sau bán hàng. Phương thức buôn bán này là phương thức phổ biến nhất, thường được sử dụng nhiều nhất đối với tất cả các hàng hoá trong đó có hàng gia vị nhờ cách thức tiến hành và những ưu điểm như: qua thoả thuận trực tiếp, ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc, giảm chi phí trung gian…Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi năng lực hiểu biết về ngoại thương và nghiệp vụ phải sâu, phải có nhiều thời gian tích luỹ kinh nghiệm… - Giao dịch qua trung gian: Đây là giao dịch mà người mua (hay người bán) quy định những điều kiện trong giao dịch mua bán về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán…phải qua một người thứ ba. Hiện nay, giao dịch qua trung gian chiếm khoảng 50% kim ngạch buôn bán trên thế giới, phương thức buôn bán này cũng được sử dụng phổ biến đối với hàng gia vị trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là đối với nước đang phát triển như Việt Nam do chúng ta chưa có đỉều kiện để thâm nhập trực tiếp vào các thị trường lớn ở các nước phát triển. - Giao dịch tại sở giao dịch: Đây là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua hay bán các loại hàng hoá có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, có phẩm chất có thể thay thế đước với nhau. Các trung tâm giao dịch lớn trên thế giới là: London, Newyork, Chicago… Các loại hình giao dịch ở sở giao dịch là: giao dịch ngay (là giao dịch trong đó hàng hoá được giao ngay và trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng), giao dịch kỳ hạn (là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều tiến hành sau một kỳ hạn nhất định), nghiệp vụ tự bảo hiểm( là biên pháp kỹ thuật được nhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tránh rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính, bằng cách lợi dụng giao dịch khống trong sở giao dịch). Trong các loại hình giao dịch trên, giao dịch kỳ hạn là giao dịch rất phổ biến, có lịch sử lâu dài ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. 2.3.2. Phương thức đóng gói Trong buôn bán quốc tế, đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải đ]pcj bao gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, tổ chức đóng gói, bao bì, ký mã hiệu là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu. Do đặc điển của hàng gia vị là chứa nhiều thành phần hoá hữu cơ khác nhau, dễ nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng. việc duy trì chất lượng của gia vị trong quá trình sản xuất, chế biến đến nơi tiêu dùng là một thách thức rất lớn đối với các nhà sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các sản phẩm gia vị với màu sắc hấp dẫn là rất quan trọng để thu hút người tiêu dùng, điều cốt lõi là phải duy trì được màu sắc trong toàn bộ quá trình phân phối. Điều này đòi hỏi bao bì của sản phẩm gia vị vừa phải có chức năng bảo vệ sản phẩm, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, lại vừa có sự thu hút với khách hàng… Các loại tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia đều yêu cầu sản phẩm được đóng gói bằng vật liệu sạch và về sinh, không được tương tác với sản phẩm, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các loại bao bì cho mặt hàng gia vị là: - Bao tải dệt: loại bao bì này được sử dụng phổ biến cho hàng gia vị xuất khẩu. Vật liệu truyền thống để làm bao bì này là đay và sisal. - Bao bì bằng giấy và bìa: được sử dụng cho xuất khẩu gia vị với nhiều loại kích kỡ khác nhau có nhiều tính năng hoá lý. Theo Hiệp hội gia vị Châu Âu, các nhà nhập khẩu Anh coi bao giấy lý tưởng theo tiêu chuẩn là 5kg hoặc 12,5kg đối với thảo dược, các lớp bao bì có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sản phẩm và khoảng cách nhưng bao tải ba lớp là tốt nhất. Đối với các sản phẩm như hành và tỏi thì màng nhựa mỏng, không thẩm thấu được sử dụng làm bao bì bên trong. - Bao tải nhựa: thông thường được làm từ màng nhựa polyethylene. Có nhiều loại nhựa khác nhau và các màu sắc khác nhau. Tuỳ thuộc vào trọng lượng được bao gói mà độ dày của màng có thể thay đổi từ 60-100 microns - Thùng nhựa: Các thùng nhựa lớn đã phát triển từ các thùng bằng gỗ truyền thống, các thùng nhựa này thường dùng để chứa những hàng gia vị có giá trị cao. Hiện nay, các thùng nhựa có dung tích chứa từ 30-200 lit, bất kể hình dạng và hệ thống đóng mở như thế nào, hàng hoá được chứa đựng trong thùng nhựa đòi hỏi phải hoàn toàn khô ráo để phòng ngừa khả năng sinh ra mốc. Việc xếp dỡ thùng nhựa thường bằng các phương tiện máy móc. 2.3.3. Phương thức vận chuyển gia vị Người xuất khẩu căn cứ vào tính chất và đặc điểm hàng hoá của mình để lựa chọn các phương thức vận chuyển thích hợp: đường biển, đường không, đường sắt đường bộ…Những yếu tố chủ yếu quyết định trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển là chi phí, thời gian, khoảng cách cùng với đặc điểm của hàng hoá như tính chất, kích kỡ, trọng lượng của hàng hoá. Chính xuất phát từ tính chất và dặc điểm của hàng gia vị mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phần lớn lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường biển. Trong trường hợp chuyên chở bằng containơ, hàng được giao cho người vận tải theo một trong hai phương thức: - Nếu hàng đủ một containơ, chủ hàng phải đăng ký thuê containơ, chịu chi phí chở containơ từ bãi containơ về cơ sở của mình, đóng hàng vào containơ rồi giao hàng cho người vận tải. - Nếu hàng không đủ một containơ thì chủ hàng phải giao cho người vận tải tại ga containơ. Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường, thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải. 2.4. Tình hình tiêu thụ gia vị trên thế giới trong thời gian qua Buôn bán gia vị của thế giới trong thời gian 1996-2000 đã tăng từ mức 984.000 tấn năm 1996 lên trên 1.162.000 tấn năm 2000 với trị giá tăng từ 2,01 tỷ USD lên 2,54 tỷ USD. Các loại gia vị được buôn bán phổ biến nhất trên thị trường thế giới hiên nay là hạt tiêu (37%), ớt (14%), hạt gia vị (7%), gừng (6%) đinh hương (5%)… Các thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới là EU, Mỹ, Nhật Bản. Trong thời gian 1996-2000, chỉ riêng 3 thị trường này đã mua hơn 60% lượng gia vị xuất khẩu của thế giới. Năm nước nhập khẩu lớn tiếp theo là Singapore(7,3%), Arapxeut (3,9%), Malayxia(2,5%), Mehico(2,4%). Canada (2,4%). Tựu trung lại 8 nước và khu vực này đã mua tới 80% lượng gia vị nhập khẩu của thế giới. Tiêu thụ gia vị phụ thuộc vào các yếu tố như: dân số, thu nhập và chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, các thói quen xã hội. Việc gia tăng số lượng các cộng đồng dân tộc ít người, tăng số lượng người đi du lịch nước ngoài và việc hộc hỏi cách chế biến các món ăn mới lạ về chế biến ở nhà, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông…dẫn đến việc thay đổi lớn trong thói quen tiêu thụ. Tất cả những điều này làm tăng nhu cầu tiêu thụ gia vị trên thị trường thế giới. Như vậy có thể thấy, các nước nhập khẩu gia vị chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển, ở đó các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành tiêu thụ gia vị quan trọng. Còn các nước sản xuất và xuất khẩu gia vị lại chủ yếu là các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, các nước này tiêu thụ gia vị ít (chủ yếu là tiêu thụ bởi các hộ gia đình). 3. Vai trò của việc xuất khẩu gia vị của Việt Nam Như ở các phần trên đã nghiên cứu, chúng ta đều thấy rằng: điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam rất thích hợp cho việc sản xuất và phát triển xuất khẩu mặt hàng gia vị. Do đó mà việc phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Hàng năm, với lượng xuất khẩu tương đối lớn (chiếm khoảng 1,3-1,6% kim ngạch xuất khẩu năm 2000, đưa tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng gia vị của tổng kim ngạch xuất khẩu chung của đất nước đạt 1,1%) góp phần đưa hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung của Việt Nam đi lên, giúp tăng trưởng kinh tế. Trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng gia vị, thì sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, diện tích hồ tiêu cả nước đạt khoảng 26.000 ha, sản lượng 60.000 tấn, cần 60 ngày công/ha, hồ tiêu được trồng ở khu vực vùng núi, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là chủ yếu đã góp phần giải quyết công ăn việc làm , cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho số đông người lao động ở các vùng này. Mặt khác, trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong nhóm 7 nước xuất khẩu gia vị hàng đầu thế giới và nằm trong 3 nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Như vậy, xuất khẩu gia vị còn có vai trò nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu mặt hàng gia vị Việt Nam giúp nước ta có điều kiện hợp tác với các nước , tăng cường giao lưu, buôn bán và học hỏi kinh nghiệm của các nước để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu gia vị của Việt Nam. Tóm lại, xuất khẩu mặt hàng gia vị có vai trò quan trọng đối với Việt Nam. Việc phát huy lợi thế so sánh của mặt hàng gia vị, thúc đẩy xuất khẩu gia vị sẽ góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên. Để làm được điều này, đòi hỏi Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gia vị cần quan tâm hơn đến việc sản xuất, xuất khẩu gia vị thông qua việc xem xét thực trạng xuất khẩu gia vị để khắc phục những nguyên nhân làm cản trở hoạt động xuất khẩu hàng gia vị nước ta. III. Thực trạng xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam 1. Những hạn chế trong xuất khẩu gia vị của Việt Nam 1.1.Thuế và hàng rào phi thuế quan - Về thuế: Hiện nay, Nhà nước ta rất khuyến khích xuất khẩu mặt hàng gia vị, nhất là sản phẩm hồ tiêu, thuế xuất khẩu hồ tiêu là 0% và không có hạn ngạch xuất khẩu. Các nước nhập khẩu gia vị như Mỹ, Nhật Bản…cũng đánh thuế rất ít đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu mà chủ yếu đưa ra các quy địng đối với hàng gia vị nhập khẩu. Do đó, vân đề thuế không đáng ngại đối với hàng gia vị xuất khẩu của Việt Nam. - Về hàng rào phi thuế quan: Hàng gia vị để thâm nhập được vào thị trường các nước thường phải chịu các quy định của nước nhập khẩu thông qua các đạo luật, các tiêu chuẩn môi trường…đối với hàng gia vị nhập khẩu. Với từng nước, các quy định về hàng gia vị nhập khẩu là khác nhau nhưng đều rất chặt chẽ, đảm bảo sản phẩm đến người sử dụng là sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Ví dụ, ở Nhật Bản, nhập khẩu gia vị vào thị trường Nhật Bản phải tuân thủ các quy định của luật bảo vệ và luật vệ sinh thực phẩm nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm các loại sâu bệnh, công trùng có thể làm ảnh hưởng đến cây trồng và mùa màng của Nhật Bản. Sau khi kiểm dịch thực vật, nhà nhập khẩu gia vị phải xuất trình “khai báo nhập khẩu thực phẩm” tại trạm kiểm dịch của cảng đến trước khi lô hàng được đưa vào Nhật Bản để đảm bảo gia vị không có độc tố hay những phụ gia có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Ngoài ra, gia vị nhập khẩu vào Nhật Bản còn phải đảm bảo các quy định về nhãn mác gia vị, trọng lượng tịnh, bao bì… Đối với Mỹ, hàng gia vị nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ các luật và quy định do 4 cơ quan nhà nước tham gia vào việc điều chỉnh. Đó là Cục dược và thực phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), và Hải quan Mỹ. Với mỗi cơ quan có chức năng và nhiệm vụ riêng, ví dụ như với Bộ Nông nghiệp Mỹ thì chịu trách nhiệm bảo vệ ngành nông nghiệp Mỹ chống lại việc nhập khẩu giống loại hay côn trùng từ nước ngoài có thể gây hại và tạo ra sự phá hoại không kiểm soát được; hay với cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ thì chịu trách nhiệm kiểm tra dư lượng hoá chất trong hàng thực phẩm như thuốc trừ sâu, hoá chất được sử dụng nhằm kiểm soát hoặc loại bỏ các côn trùng, sâu mọt, nấm mốc và các loài găm nhấm… Nhìn chung, hàng gia vị Việt Nam khi xuất khẩu đều phải chịu sự quy định nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu gia vị, đặc biệt là các nước phát triển. Đây là những trở ngại lớn đã gây cản trở phần nào tới hoạt động xuất khẩu hàng gia vị nước ta trong thời gian qua. 1.2. Trở ngại về đối thủ cạnh tranh Tuy xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam những năm gần đây luôn là một trong những nước xuất khẩu gia vị nhiều nhất thế giới nhưng hoạt động xuất khẩu hàng gia vị của nước ta vẩn phải cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại của các nước khác như:Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Singapore…Chẳng hạn như đối với mặt hàng tỏi: tỏi Việt Nam tuy thơm và hàm lượng tinh dầu cao hơn tỏi Trung Quốc 1,5 lần nhưng do củ nhỏ bé, năng suất thấp, nhiều tép vụn nên khi chế biến, các lát tỏi hay bị vỡ vụn, màu sắc tối, giá thành cao gấp 2 lần tỏi Trung Quốc nên mất dần khách hàng, do đó mà sản phẩm tỏi của nước ta không cạnh tranh được với sản phẩm tỏi của Trung Quốc. Điều này một phần là do công nghệ chế biến của Trung Quốc hiện đại hơn của Việt Nam. Trong hầu hết các nước đang phát triển, người ta chưa chú ý đến các chương trình nghiên cứu gia vị. Tuy nhiên, một số nước như ấn Độ, Inđônêxia… đã thực hiện nhiều sáng kiến và thu được thành công như các chưong trình đào tạo ở các cấp độ khác nhau được thiết kế cho các nhà trồng trọt, các thương nhân và nhà xuất khẩu về việc làm thế nào để cải tiến chất lượng gia vị. ở các nước này còn tổ chức thực hiện khâu bảo quản, chế biaến sau thu hoạch tốt các sản phẩm gia vị và có tiêu chuẩn hoá quốc gia tương đương với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này ở Việt Nam chưa có, làm cho sản phẩm gia vị của Việt Nam kém chất lượng hơn các nước khác. Đây cũng là bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần học tập. 1.3. Các trở ngại khác (phong tục tập quán, thói quen sử dụng gia vị …của ngưòi dân) Ngoài các trở ngại ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng gia vị như đã kể trên thì phong tục tập quán, thói qủn sử dụng gia vị của người dân.. cũng ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập vào thị trường thế giới nước ta. ở các nước công nghiệp phát triển, tiêu thụ gia vị chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, trên thực tế vẫn còn nhiều người chưa hiểu biết về việc dùng gia vị và hương liệu cũng như xuất xứ của chúng. Do đó họ không có thói quen sử dụng nhiều gia vị trong gia đình. Ngoài ra, có thể thấy trong số các nước công nghiệp phát triển, nhiều nước tiêu thụ gia vị vẫn ở mức thấp do họ chưa hiểu biết hết tác dụng của gia vị, một số nước lại sử dụng phổ biến nhiều gia vị có mùi vị riêng đã quen dùng. Những nước này có thể tăng tiêu thụ gia vị dưới tác động của các hoạt động du lịch, các biện pháp quảng cáo và xúc tiến bán gia vị…Ví dụ ở Nhật Bản, gia vị đựoc đánh giá chủ yếu qua 3 yếu tố: hương thơm, vị cay nóng và màu sắc. Khoảng 1/10 số loại gia vị sử dụng phổ biến trên thị trường Nhật Bản có vị cay, nóng. Sự tưong xứng giữa hương vị với thành phần của gia vị xác định chất lượng của gia vị nhưng chỉ khoảng 10% tổng lựong gia vị tiêu thu trên thị trường Nhật Bản là tiêu thụ tại các hộ gia đình. Do đó, để thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản thì nhà xuất khẩu gia vị phải đảm bảo về mùi vị của hàng hoá đảm bảo phù hợp với người tiêu dùng Nhật Bản; Mặt khác, cần phải quảng cáo về tác dụng của việc sử dụng gia vị để khuyến khích tiêu thụ gia vị tăng lên. 1.4. Những tồn tại và vấn đề đặt ra trong xuất khẩu gia vị của Việt Nam Trong thời gian qua, tuy xuất khẩu gia vị Việt Nam ở mức cao so với các nước khác trên thế giới nhưng hoạt động xuất khẩu hàng gia vị vẫn còn những tồn tại và những vấn đề cần phải được khắc phục trong thời gian tới: Thứ nhất, Thiếu dự báo chính xác về thị trường. Do nước ta mới bước vào nền kinh tế thị trường nên cả Nhà nước, người nông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33627.doc
Tài liệu liên quan