Chuyên đề Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn

Luật pháp cuả mỗi quốc gia tạo nên nền tảng môi trường kinh doanh của nước đó. Các qui định luật pháp của nước nhập khẩu cũng như nước xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước đó.

Quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, trình độ và thái độ làm việc của các cơ quan quản lý Nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động xuất khẩu

Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa luật pháp vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi cơ hội có cơ hội cạnh tranh lành mạnh.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vi buôn bán theo pháp luật của nhà nước để ngăn chặn xuất khẩu lậu qua biên giới. Để kiểm tra giấy tờ tránh sai sót giả tạo. Để thống kê số liệu hàng hoá xuất nhập khẩu, việc làm thủ tục hải quan bao gồm các nước sau: Bước 1: Khai báo hải quan - Doanh nghiệp phải khai báo theo mẫu hải quan - Khai báo theo đúng mã số hàng hoá - Phải khai báo chính xác về mặt số lượng, và theo đúng hướng dẫn của hải quan Bước 2: áp thuế - Đối với mặt hàng có biểu giá tính thuế do Tổng cục Hải quan phát hành: Thuế = Số lượng hàng hoá xuất khẩu * Giá tính thuế * Thuế suất Đối với mặt hàng không có trong biểu giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định bằng hoá đơn thương mại + Nếu gía hoá đơn > 70% giá thị trường thì cho phép lấy giá trên hoá đơn làm giá tính thuế. + Nếu giá ghi trên hoá đơn =< 70% giá ghi trên thị trường thì phải áp giá thị trường làm giá tính thuế. Biểu thuế suất do Tổng cục Hải quan ban hành. Bước 3: Kiểm tra hải quan Các hình thức kiểm tra + Kiểm tra toàn bộ hoặc bắt buộc + Miễn kiểm tra + Hậu kiểm + Đối với những lô hàng lớn thường áp dụng kiểm tra hàng mẫu Mục đích của kiểm tra hải quan nhằm phát hiện sự thành thật trong khai báo của các doanh nghiệp về danh mục hang, số lượng, thuế suất, để tiến hành cho thông quan xuất khẩu Bước 4: Lên thông báo thuế và nộp thuế Bộ hồ sơ chủ hàng phải nộp cho cơ quan hải quan theo Quyết định 50/1998/QĐ-TCHQ bao gồm Tờ khai hàng hoá xuất khẩu Hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị như hợp đồng : 01 bản sao Bảng kê chi tiết hàng hoá (Packing List): ) 03 bản chính Giấy giới thiệu của doanh nghiệp : 01 bản chính Qui trình thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu được qui định rõ trong QĐ980/2001/QDD-TCHQ. Giao hàng lên tầu Phần lớn số hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đường sắt và bằng container. Tuỳ thuộc vào phương tiện chuyên chở hàng hoá mà chủ hàng phải làm những công việc khác nhau. Nếu vận chuyển bằng đường biển, chủ hàng phải căn cứ vào chi tiết xuất khẩu để lập bảng đăng ký chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng, bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp lên tầu, lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Mua bảo hiểm hàng hoá Khi hợp đồng xuất khẩu qui định người bán phải mua bảo hiểm hoặc khi xuất khẩu theo điều kiện CIF, CIP thì người xuất khẩu bắt buộc phải mua bảo hiểm cho hàng hoá. Còn khi xuất khẩu theo các điều kiện khác thì người mua và người bán tự quyết định vấn đề mua bảo hiểm. Để ký hợp đồng mua bảo hiểm cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm. Hiện nay trên thế giới người ta đang áp dụng rộng rãi điều khoản bảo hiểm Luân Đôn (áp dụng từ ngày 1/1/1982) bao gồm các điều khoản: + Điều kiện bảo hiểm A (ICCA) + Điều kiện bảo hiểm B (ICCB) + Điều kiện bảo hiểm C (ICCC) + Điều kiện bảo hiểm chiến tranh. + Điều kiện bảo hiểm đình công Ngoài ra ở Việt Nam hiện nay còn có điều kiện bảo hiểm của Bảo Việt bao gồm các điều kiện sau: + Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng (FPA) + Điều kiện bảo hiểm có tổn thất riêng (WA) + Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR) nhưng loại trừ những rủi ro đặc biệt như chiến tranh, đình công, bạo loạn Làm thủ tục thanh toán Tuỳ theo phương thức thanh toán mà hai bên đã thoả thuận mà hoạt động thanh toán được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Đối với trường hợp sử dụng thư tín dụng chứng từ, người xuất khẩu sau khi giao hàng lập xong bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng mà người mua đã mở gửi đến ngân hàng đại diện của người nhập khẩu thông qua ngân hàng đại diện cuả mình để được thanh toán tiền hàng. Giải quyết khiếu nại nếu có Trong trường hợp có phát sinh khiếu nại thì hai bên có thể tự thoả thuận giàn xếp hoặc đưa vụ việc ra cơ quan trọng tài hay toà án kinh tế để giải quyết. 3.6. Một số chỉ tiêu đánh gía hiệu quả kinh doanh của hoạt động xuất khẩu Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó là một số chỉ tiêu : Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu Công thức tính: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu = Tổng chi phí cho xuất khẩu (nội tê) Tổng doanh thu xuất khẩu (ngoại tệ) Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu là số tiền Việt Nam bỏ ra để thu được một đồng ngoại tệ trên cơ sở so sánh với tỷ giá hiện hành trên thị trường để quyết định xem có nên xuất khẩu hàng hoá hay không. Nếu tỷ suất nhỏ hơn tỷ giá hối đoái thì doanh nghiệp nên xuất khẩu . Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho tái sản xuất mở rộng Công thức: Lợi nhuận từ hoạt = Tổng DT - Tổng chi phí cho động xuất khẩu từ xuất khẩu hoạt động xuất khẩu Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Tỷ suất LN/CF = Tổng LN XK Tổng CF XK Đây là chỉ tiêu phản ánh khi bỏ ra một đồng chi phí thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doănh nghiệp 4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. 4.1.1. Các yếu tố kinh tế Các yếu tố kinh tế tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các yếu tố kinh tế không chỉ bao gồm các yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc dân mà còn chịu ảnh hưởng nặng bởi môi trường kinh tế quốc tế, đặc biệt là môi trường kinh tế tại nước mà doanh nghiệp đó thực hiện việc xuất khẩu. Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu. Thứ nhất, đó là phải kể đến mức độ thinh vượng của nền kinh tế: mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thể hiện thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển như GDP, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân bình quân đầu người hàng năm, các chỉ tiêu về tiêu dùng.. khi nền kinh tế ở thời kỳ thịnh vượng cầu tiêu dùng đa dạng, phong phú hơn, tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư và phổ biến là theo xu hướng tăng nhanh, như vậy làm tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu. Như thế tạo cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp của nước khác. Thứ hai, sự thay đổi trong buôn bán quốc tế: Các thay đổi trong quan hệ buôn bán quốc tế đang diễn ra ở nhiều hoạt động khác nhau, với nhiều mức khác nhau. Những yếu tố này tác động không nhỏ đến cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia sau khi ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ thì thuế suất nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ giảm trung bình 10 lần (giảm từ 40% đến 4%). Hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, thuỷ sản… sang thị trường đầy tiềm năng này. Song ngược lại, Việt Nam cũng phải để cho các doanh nghiệp Mỹ vào kinh doanh tại Việt Nam, sẽ đe doạ trước hết đối với một số lĩnh vực mà ta đang duy trì cạnh tranh ở mức hạn chế như ngân hàng, viễn thông.. Thứ ba, tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó tác động cụ thể đến các hoạt động kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩu như mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, bán sản phẩm. Thứ tư, tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp: sẽ tác động đến cả hai mặt sản xuất và tiêu dùng. Khi tỷ lệ lạm phát cao sẽ tác động xấu đến tiêu dùng, số cầu của hẩu hết các loại sản phẩm dịch vụ sẽ giảm, mọi người trong xã hội sẽ dùng tiền để mua vàng tích trữ. Thứ năm, sự ổn định của nền kinh tế: nền kinh tế với mức tăng trưởng ổn định, ít xẩy ra khủng hoảng kinh tế sẽ đem lại môi trường kinh doanh an toàn cho các doanh nghiệp. Tính ổn định về kinh tế trước hết thể hiện ở sự ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là điều mà các doanh nghiệp rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. 4.1.2 . Các qui định của pháp luật quốc gia, luật pháp và thông lệ quốc tế Luật pháp cuả mỗi quốc gia tạo nên nền tảng môi trường kinh doanh của nước đó. Các qui định luật pháp của nước nhập khẩu cũng như nước xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước đó. Quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, trình độ và thái độ làm việc của các cơ quan quản lý Nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động xuất khẩu Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa luật pháp vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi cơ hội có cơ hội cạnh tranh lành mạnh. Môi trường kinh doanh quốc tế và khu vực lại phụ thuộc nhiều vào luật pháp và thông lệ quốc tế. Hiệp định của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về rào cản kỹ thuật trong thương maị quốc tế BTB (agreement on technical barries to trade) có hiệu lực trên toàn thế giới tử 01/01/1980 xác định các rào cản kỹ thuật trong thương mại nhằm tạo ra các cơ cấu, các định chế trong doanh nghiệp, trong các quốc gia, trong các khu vực nhằm làm giảm thiểu hoặc loại trừ dần các rào cản kỹ thuật giữa các tổ chức. Từ lâu trên thế giới đã hình thành hệ thống mua bán tin cậy không có sự kiểm tra chất lượng của bên thứ ba. Cơ sở của các hệ thống mua bán tin cậy là các chứng thư chất lượng do một số tổ chức phi chính phủ được nhiều nước công nhận cấp. Đó là các chứng nhận về ISO 9000, ISO 14000, GMP, SA 8000. Các định chế này tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia và các hoạt động trên thị trường nước ngoài. Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ đã được ký kết tác động đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp: vấn đề bản quyền và sở hữu công nghiệp, thương hiệu phải được các doanh nghiệp chú trọng, nhiều doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu sang thị trường Mỹ và ngược lại nhiều doanh nghiệp trong nước cũng có nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt ngay cả trên thị trường trong nước. Đến năm 2005 khi hiệp định ATC có hiệu lực thì tất cả các thành viên của WTO sẽ rỡ bỏ tất cả các rào cản đối với hàng dệt may của các nước thành viên, khi đó nếu Việt Nam chưa gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì Mỹ vẫn có thể áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, đó là một thiệt thòi rất lớn đối với ngành dệt may. 4.1.3. ảnh hưởng của các nhân tố văn hoá xã hội Văn hoá là tài sản của mỗi quốc gia. Văn hoá làm nên bản sắc của mỗi dân tộc. Văn hoá xã hội có ảnh hưởng một cách chậm chạp song cũng rất sâu sắc đến hoạt động kinh doanh cuả mỗi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đó. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí tôn giáo, tín ngưỡng….có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường. Nhân tố này tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, đến việc thiết kế các sản phẩm may mặc… Văn hoá xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành văn hoá kinh doanh, thái độ ứng xử của các nhân viên quản trị, cách tiếp xúc với khách hàng, cuả các doanh nghiệp, phong cách kinh doanh cũng như phong cách đàm phán của các thương nhân. 4.1.4. Các yếu tố kỹ thuật - công nghệ Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay yếu tố kỹ thuật công nghệ ngày càng quyết định đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp nước ta muốn nhanh chóng vươn lên tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới thì không thể không không chú ý nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển không chỉ ở khả năng chuyển giao công nghệ mà còn phải tiến đến làm chủ công nghệ sáng tạo công nghệ tiên tiến. Sự phát triển hiện nay gắn liền với sự phát triển công nghệ thông tin, việc ứng dụng có chất lượng và hiệu quả công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực thu thập, xử lý, lưu trữ, và truyền đạt thông tin sẽ nâng cao khả năng tiếp cận thị trường thế giới. Đây là yếu tố không thể thiếu được để phục vụ cho các nhà xuất khẩu ra quyết định kinh doanh đúng đắn, không bỏ lỡ cơ hội trong nền kinh tế toàn cầu hoá. 4.1.5.Các nhân tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, các yếu tố thời tiết, khí hậu trong nước cũng như khu vực 4.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 4.2.1. Môi trường cạnh tranh ngành a/ Khách hàng Trong kinh doanh khách hàng là một nhân tố quyết định sự thành baị đối với bất cứ doanh nghiệp. Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp. Đối với mội doanh nghiệp khách hàng không chỉ là khách hàng hiện tại mà phải tính đến khách hàng tiềm ẩn. Khách hàng tạo ra lợi nhuận, và tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp. Cầu về sản phẩm dịch vụ của khách hàng là nhân tố đầu tiên quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng là không giới hạn, doanh nghiệp nào biết khai thác và biến nhu cầu của họ thành cầu thì doanh nghiệp đó nắm chắc phần thắng trong kinh doanh. Doanh nghiệp nào không chú ý đến điều này thì trước sau cũng bị thất bại. Nhận thức được điều này mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang phong cách kinh doanh mới mà không bán phần cứng mà bán phần mềm cho khách hàng. Ví dụ đối với các trang phục thì doanh nghiệp nhấn mạnh vào tính model, thời trang của bộ trang phục đó. b/ Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là các doanh nghiệp cùng hoạt động trên thị trường, cùng ngành nghề với thị trường ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh. Số lượng, qui mô. sức cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng mức độ ảnh hưởng của các đối thủ còn gắn với thị trường bộ phận: thông thường chỉ các đối thủ ở cùng khu vực thị trường bộ phận mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhau. Phạm trù thị trường bộ phận này rộng hay hẹp lại tuỳ thuộc vào đặc điểm sản phẩm dịch vụ và các điều kiện địa hình, giao thông, cơ sở hạ tầng… Theo M. Porter thì tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranh của các đối thủ: Số lượng đối thủ là nhiều hay ít?, mức độ tăng trưởng của ngành là nhanh hay chậm ?, chi phí cố định là cao hay thấp ?, các đối thủ có đủ khả năng để khác bịệt hoá sản phẩm hay chuyển hướng kinh doanh không ?, và năng lực của các đối thủ có tăng không và nếu tăng thì khả năng tăng là bao nhiêu ? Tính chất đa dạng trong kinh doanh của các đôí thủ ở mức độ nào? mức độ kỳ vọng của các đối thủ vào chiến lược kinh doanh ở mức độ nào và sự tồn tại của các rào cản rời bỏ ngành. c/ Sức ép từ phía các nhà cung cấp Nhà cung cấp hình thành thị trường các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp bao gồm cả người bán thiết bị, nguyên vật liệu, người cấp vốn và những người cung cấp lao động cho doanh nghiệp. Tính chất của các thị trường cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường mang tính cạnh tranh, cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền sẽ tác động ở mức độ khác nhau đến hoạt động mua sắm dự trữ , giá cả sản phẩm, cũng như hoạt động tuyển dụng lao động. Mặt khác tính chất ổn định hay không ổn cũng tác động trực tiếp, theo các xu hướng khác nhau đến các hoạt động trên của doanh nghiệp. Theo M.Porter các yếu tố dưới đây sẽ tạo sức ép từ phía nhà cung cấp cho doanh nghiệp: Số lượng các nhà cung cấp ít hay nhiều Tính chất thay thế cuả các yếu tố đầu vào là dễ hay khó Tầm quan trọng của các yếu tố đầu vào Khả năng của các nhà cung cấp và vị trí của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp. 4.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp a./ ảnh hưởng của tình hình tài chính doanh nghiệp Tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến kết quả, hiệu quả, kinh doanh trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của doanh nghiệp. Mọi hoạt động mua sắm, đầu tư, cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng đều phụ thuộc vào tình hình taì chính của nó. Tình hình tài chính cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt được thời cơ trong kinh doanh. b./ Cơ cấu tổ chức và mục tiêu của doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp là những kết quả cần đạt được trong tương lai. Tất cả mọi hoạt động như xây dựng chiến lược, và các giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh đều nhằm phục vụ mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Có thể hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp tác động mạnh đến hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ lao động, đễn sự đảm bảo cân bằng giữa doanh nghiệp với môi trường, mặt khác quản trị doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm có mối quan hệ nhân quả..nên tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. c./ Nhân lực Nhân lực là lực lượng của toàn bộ doanh nghiệp, là tài sản quí đối với doanh nghiệp, là yếu tố quyết định cho thắng lợi của doanh nghiệp. Toàn bộ lực lượng lao động bao gồm cả lao động quản trị và lao động kỹ thuật trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh, lao động nghiên cứu và phát triển tác động rất mạnh và mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kinh doanh, và kinh doanh hàng dệt may đòi hỏi có những cán bộ thiết kế cũng như các cán bộ khác phải có trình độ cao hiểu biết thị trường trong nước và thế giới nên yếu tố nhân lực là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp. d/ Các yếu tố khác Trong kinh doanh thương mại quốc tế ngoài các yếu tố trên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh còn có những yếu tố khác mà ngày nay đang phát huy tác động không nhỏ và càng ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt đông của doanh nghiệp đó là sức mạnh nhãn hiệu, hiệu quả của hoạt động Marketing, chất lượng hàng hoá, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường… PHẦN II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN. 2.1 Vài nét về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn. 2.1.1 Giới thiệu khái quát công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn. - Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng sơn - Tên giao dịch quốc tế: LANGSON EXPORT-IMPORT JOINT STOSK COMPANY. -Tên viết tắt: LASIMEX., JSC - Địa chỉ: Số 2 đường Phai vệ,Phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn - Điện thoại; ( 025 ) 870165 Fax: (025 ) 870202 - Email: LASIMEX76LS@HN.VNN.VN 2.1.2 quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn. Công ty xuất nhập khẩu Lạng Sơn là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn, được thành lập theo quyết định số 691/UB-QĐ ngày 18/12/1992 của UBND Tỉnh Lạng Sơn. Giấp chứng nhận kinh doanh số 104765 do Sở kế hoạch đầu tư Lạng Sơn cấp ngày 08/07/1999. Công ty ra đời trong hoàn cảnh nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách khuyên khích đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu trong các ngành các địa phương Trong thời gian công ty mới thành lập, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự chỉ đạo sát sao của UBND tình, sở thương mại và du lịch, Ban đổi mớí doanh nghiệp tỉnh,sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành chức năng như: Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư,Cục hải quan, ngân hàng… đã tạo điều kiện, tháo gỡ những ách tắc kịp thời giúp doanh nghịêp trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cán bộ công nhân viên trong Công ty có tinh thần đoàn kết cao vượt qua các khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công ty đã đạt được một số thành tích: + Năm 1992 được Chủ tịch nước thưởng huân chương lao động hạng ba. + Trong nhiều năm từ năm 1993 đến năm 1999 đều đượcUBND tỉnh Lạng Sơn tăng bằng khen hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách Tuy Nhiên cùng với nhưng doanh nghiệp trên địa bàn, Công ty xuất nhập khẩu Lạng Sơn đang dần mất ưu thế địa lý của địa phương có đường biên giới gần kề so với các doanh nghiệp cùng ngành đóng ở trung tâm văn hoá kinh tế xã hội lớn như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, nên việc mất dần thị phần là điều khó tránh khỏi. Ngày 01/01/2005 Công ty chính thức chuyển sang cổ phần hoá với tên chính thức là: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 104765 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 08 tháng 07 năm 1999. Bổ sung lần thứ nhất ngày 13 tháng 10 năm 2000 Bổ sung lần thứ hai ngày 22 tháng 03 năm 2001 Bổ sung lần thứ ba ngày 19 tháng 04 năm 2002 Bổ sung lần thứ tư ngày 04 tháng 09 năm 2002 Với các ngành nghề kinh doanh như sau: - Xuất khẩu nông lâm hải sản, hàng công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, lâm sản chế biến thành phẩm. - Nhập khẩu vật liệu xây dựng, vật tư nông lâm nghiệp, vật tư thiết bị cho sản xuất công nghiệp, ngư nghiệp, sự nghiệp y tế, giao thông vận tải, thông tin bưu điện, hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống vật chất tinh thần, phục vụ du lịch với khách hang trong và ngoài nước, phương tiên vận tải máy phụ tùng phục vụ các ngành kinh tế kỹ thuật. - Buôn bán lẻ vật tư hàng tiêu dùng,nhập khẩu và sản xuất trong nước. - Dịch vụ khách sạn, vận tải, xuất ngập khẩu, quá cảnh chuyển khẩu. - Kinh doanh xuất ngập khẩu tiểu ngạch, hàng dệt kim, hoa quả tươi, lương thực thực phẩm chế biến. - Sản xuất gia công tái chế hàng tiêu dùng trong và ngoài nước. - Kinh doanh khoáng sản thông thường. - Kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất thuốc lá(bổ sung lần thứ 1) - Kinh doanh, sản xuất chế biến lâm sản bằng nguồn nguyên liệu là gỗ xoan, gỗ tạp tại các xã của huyện Tràng Định.( bổ sung lần thứ 2) - Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế(bổ sung lần thứ 3) - Kinh doanh tinh dầu hồi, dầu thực vật, vật tư phục vụ ngành bia, sản xuất bia với công suất 1 triệu lít/năm, sản xuất giấy tập kẻ và vở học sinh, mua bán văn phòng phẩm, mua bán hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, mua bán gỗ và các sản phẩm từ gỗ, kinh doanh kho bãi (bổ sung lần thứ 4) Trong nhưng năm vừa qua doanh nghiệp luôn chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định về quản lý tài chính, báo cáo thống kê, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ tiền lương và các chế độ khác cho người lao động. Tổ chức Đảng: Công ty có 01 chi bộ đảng với 35 đảng viên, sinh hoat trưc thuộc Đảng bộ khối cơ quan dân chính đảng tỉnh. Công đoàn cơ sở có 150 đoàn viên công đoàn trực thuộc Công đoàn ngành Thương mại và du lịch Lạng Sơn CBCNV trong công ty tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội do các cấp phát động. Với sự nỗ lực phấn đấu liên tục của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty nhưng năm qua đã đạt đươc nhiều thành tích: + Năm 1992 được Chủ tịch nước thưởng huân chương lao động hạng ba. + Trong nhiều năm từ năm 1993 đến năm 1999 đều đượcUBND tỉnh Lạng Sơn tăng bằng khen hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách. + Kim ngạch XNK trong 3 năm đạt 11,1 triệu USD. + Đóng góp ngân sách nhà nước bình quân hàng năm là 12.962.520.073 đồng 2.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý điều hành của công ty (Truớc khi cổ phần hoá) - Lãnh đạo công ty: + 01 Giám đốc + 01 phó giám đốc - Các phòng ban chức năng: + Phòng Tổ chức hành chính + Phòng kế toán tài vụ + Phòng Kinh doanh. - Các đơn vị trực thuộc: + Trạm kinh doanh xuất nhập khẩu TP. + Trạm kinh doanh xuất nhập khẩu số 2 + Trạm kinh doanh xuất nhập khẩu số 3 + Trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tân Thanh + Trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tràng Định + Trung tâm khách sạn nhà hàng Đông Kinh + Trung tâm Lữ hành Quốc tế + Trung tâm dịch vụ thương mại và nhà hàng 2.2.2 . Hệ thống tổ chức quản lý điều hành của công ty (sau khi cổ phần hóa) Sau khi cổ phần hoá, bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty được tổ chức theo mô hình: - Hội đồng quản trị: 05 người: + 01 chủ tịch + 02 phó chủ tịch Hội đồng quản trị + 02 uỷ viên - Ban giám đốc: + 01giám đốc diều hành (thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm) + 02 phó giám đốc giúp việc. - Ban kiểm soát: 03 người: + 01 trưởng ban kiểm soát + 02 uỷ viên ban kiểm soát Hiện nay tại Công ty đang có 169 người trong đó: Nữ 78 người. Nam 91 người. Trình độ chuyên môn: + Cán bộ trình độ đại học, cao đẳng: 29 người + Cán bộ trình độ trung cấp: 51 người + Công nhân chuyên nghiêp: 07 người + Lao động phổ thông : 82 người Trong đó: + Kinh doanh xuất nhập khẩu sử dụng: 30 người + Kinh doanh lữ hành quốc tế: 10 người + Kinh doanh khách sạn nhà hàng: 94 người + Kinh doanh thương mại tổng hợp: 09 người + Knh doanh dịch vụ kho bãi: 10 người + Lao động quản lý và phục vụ: 16 người Mô hình hệ thống phòng ban Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lạng Sơn: Hội đồng quản trị công ty Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc tài chính Phòng xuât nhập khẩu Phòng Kinh Doanh Phòng dự án Phòng marketing Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán tài chính Phòng kỹ thuật Đơn vị trực thuộc - Giám đốc: chịu trách nhiệm về mọi mặt của Công ty trước phát luật, hội đồng quản trị của công ty, trước tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách các hoạt động kinh doanh của công ty, chịn trach nhiệm trước giám đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc465.doc
Tài liệu liên quan