Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng cói của doanh nghiệp Quang Minh

MỤC LỤC

Trang

 Lời mở đầu

Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp Quang Minh 1

I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp. 1

1. Tên doanh nghiệp. 1

2. Loại hình doanh nghiệp. 1

3. Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của công ty 1

3.1 Chức năng 1

3.2 Nhiệm vụ của Doanh nghiệp 1

3.3 Phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp 2

4. Địa điểm giao dịch 3

Điện thoại: 030.862207. 3

II. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 3

1. Cơ cấu tổ chức theo không gian 3

2. Cơ cấu bộ máy quản trị 4

2.1 Ban giám đốc 6

2.2. Các phó giám đốc 6

2.3. Các trưởng phòng (hoặc trưởng xí nghiệ) 7

2.4. Các bộ phận sản xuất kinh doanh 9

III.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 10

1. Trước năm 1993 Quang Minh là một hợp tác xã. 10

2. Sau năm 1993. 10

IV. Kết quả hoạt sản xuất kinh doanh của công ty 11

1. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gân đây. 11

2. Đánh giá chung 12

2.1. Mặt được 12

2.2. Chưa được. 12

PHẦN II:Thực trạng tiêu thụ sản phẩm cói của doanh nghiệp 13

Quang Minh 2001-2005 13

I. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ 13

1. Đặc điểm về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 13

1.1. Sự kết tinh của văn hoá tinh thần 13

1.2. Tính cá biệt, tính riêng biệt 14

1.3. Sản phẩm nghệ thuật 15

2. Sản phẩm 15

3. Thị trường và khách hàng thủ công mỹ nghệ 17

3.1. Sức mua của thị trường thế giới về hàng thủ công mỹ nghệ 17

3.3. Đánh giá thị trường và khách hàng sản phẩm cói của doanh nghiệp 21

4. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn 22

4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị 23

5. Đặc điểm về lao động 24

 6. Đặc điểm về công tác quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm 26

II. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm cói của doanh nghiệp 27

1. Kết quả từ các sản phẩm cói 27

3. Thị trường tiêu thụ của doanh nghiep 28

3. Giải pháp mà công ty đã áp dụng. 29

3.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường và tìm đối tác 29

3.2. Hoạt động Marketing 30

3.3Tổ chức thực hiện hoạt động tiêu thụ 34

3.4.Thanh lý hợp đồng xuất khẩu 38

III. Đánh giá chung. 39

1. Ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp 39

2. Tồn tại trọng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp 40

3. Nguyên nhân của các tồn tại 40

Phần 3:Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng cói của doanh nghiệp 41

I. Xu thế phát triển của linh vực kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2010 41

1. Xu thế phát triển của ngành đến năm 2010 41

1.1. Về kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 41

1.2. Về mặt hàng thủ công mỹ nghệ 41

1.3. Về thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 42

2. Xu thế tiêu dùng của thị trường thế giới về mặt hàng thủ công mỹ nghệ. 42

II. Phương hướng và mục tiêu của doanh nghiệp 44

1.Định hướng 44

 1.1 Cơ hội 45

1.2 Thách thức. 45

 2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp 45

 2.1. Về doanh thu: 45

 2.2. Về lao động: 45

 2.3. Về trang thiết bị: 46

 2.4. Về bộ máy tổ chức 46

 2.5. Về sản phẩm 46

 2.6. Về thương hiệu 46

 2.7. Về hình thức pháp lý 46

III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010 46

1. Từ phía công ty 46

1.1. Thiết lập một phòng Marketing 46

1.2. Thiết lập các chi nhánh tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu 49

1.3. Chú trọng công tác đàm phán 50

2. Kiến nghị với nhà nước 51

2.1. Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi cho đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ 51

2.2. Cần có các quy định cụ thể về vay vốn nhất là vốn ưu đãi 52

2.3. Công tác thị trường 52

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng cói của doanh nghiệp Quang Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt nam, trong đó, Sigapore, Malaysia và Inđônêxia nhập khẩu từ 10 đến 12 triệu USD/ năm. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và cơ cấu sản xuất tương đồng, các nước ASEAN nói chung được xem là đối thủ cạnh tranh hơn là thị trường xuất khẩu tiềm năng. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam những năm qua sang thị trường Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, đã có những bước tiến đáng kể. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam phần lớn là các mặt hàng gia công. Theo thống kê của Bộ công nghiệp nước này, kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam đã tăng lên 14,6 triệu USD năm 2002. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này. Tuy vậy, Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước ASEAN. (Xem bảng 1.1) Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các thị trường Đơn vị: Triệu USD TT Thị trường 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1 Hoa kỳ 13,1 19,2 33,8 43,6 55,2 73,5 2 Canada 2,933 3,037 5,636 6,415 8,8527 12,22 3 Đài Loan 15,41 16,78 18,28 15,23 16,28 17,32 4 Hàn Quốc 14,40 12,03 11,46 9,97 10,05 11,22 5 Đông Nam Á 21,17 20,35 43,33 35,59 37,48 39,42 6 Hồng Công 12,12 7,82 22,65 22,50 23,11 24,43 Nguồn: BộThương mại 3.3.2. Đánh giá về nhu cầu thị trường quốc tế đối với hàng thủ công mỹ nghệ Dựa vào những số liệu và phân tích ở trên có thể đưa ra một kết luận chung về thị trường quốc tế đối với hàng thủ công mỹ nghệ như sau: Với số lượng dân số đông, thu nhập bình quân đầu người cao do đó mà nhu cầu tiều dung là rất cần thiết. Nhu cầu thị trường thế giới đối với hàng thủ công mỹ nghệ của thị trường EU, Nhật Bản, và nước phát triển như Mỹ có tiềm năng lớn về nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ hiện tại cũng như trong tương lai. Xu hướng tiêu dùng gắn liền với bản sắc văn hoá của các quốc gia ngày càng được ưa chuộng, hơn thế nữa các mặt hàng thủ công mỹ nghệ lại là các mặt hàng thích ứng với nhiều sở thích tiêu dùng của các nước bởi nó có thể biến đổi với mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tuy nhiên không thể không nhắc đến sự cạnh tranh đối với mặt hàng này, đó là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc, Malaysia, Indonexia… điều này minh chứng thêm rằng nhu cầu thị trường thế giới về hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn dẫn đến có nhiều nước tham gia kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này. 3.3. Đánh giá thị trường và khách hàng sản phẩm cói của doanh nghiệp Trước đây, khi mới ra đời thị trường của doanh nghiệp chủ yếu là Trung Quốc, người Trung Quốc mua hàng của doanh nghiệp, dán nhãn hiệu của họ. Sau đó, xuất khẩu sang một số nước khác. Sau đó, do nhu cầu mở rộng sản xuất, tăng doanh số đặc biệt là do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng. Doanh nghiệp đã tìm đến một số đơn vị trong và ngoài nước để có nhiều hơn nữa các nhà phân phối, song song với nó một số doanh nghiệp cũng đã tìm đến để hợp tác. Thị trường của doanh nghiệp chủ yếu là Nhật Bản, EU, Mỹ, Canada và…. ở thị trường này, sản phẩm vừa phù hợp với khí hậu thời tiết, lại nắm bắt đúng tâm lý muốn gần gủi với thiên nhiên, muốn có cảm giác sống trong môi trường lành mạnh. Mặt khác, các sản phẩm dùng xong có thể cho phân hủy dùng chế biến các sản phẩm khác mà không gây hại đến môi trường rất hợp với quan điểm bảo vệ môi trường của họ. Một khía cạnh khác là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phù hợp với kiến trúc nội thất gỗ của người nước ngoài tạo thành một không gian hài hòa. Thị trường trong nước hiện nay chưa chuộng lắm về sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ cây cói? Một mặt, do thời tiết, mặt khác là do điều kiện sống. Thậm chí có thể nói thị trường trong nước khá thờ ơ với mặt hàng này. Bảng2.3: hệ thống hoá sản phẩm và thị trương của doanh nghiệp STT Sản phẩm Công dụng Thị trường Khách hàng 1 Thảm cói Chui chân Nhật Bản Xí nghiệp, người dân 2 Giỏ cói Đựng đồ, làm Nhật Bản, EU Người dân, Giỏ hoa Canada Sơ sở 3 Lán cói Đựng đồ Nhật Bản, EU, Canada Người dân 4 Hộp cói Đựng đồ vật Trang sức NB, EU, úc người dân 5 Các mặt hàng Làm đồ đan NB, EU Người dân 6 Đam mẫu nhỏ Trang trí 7 Tủ giặt Đựng quần áo NB, EU Người dân (nguồn:phòng kinh doanh thị trươngdoanh nghiệp Quang Minh) Thị trường chủ yếu là nước ngoài nên việc nắm bắt đúng yêu cầu đúng đối tượng khách hàng là rất khó. Phần lớn là phụ thuộc vào việc các đối tác bạn bên nước ngoài đặt hàng mẫu đan thứ, rồi làm đơn hàng. 4. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn QUANG MINH là một doanh nghiệp tư nhân do đó chủ sở hữu là tư nhân.Qua một số năm hoạt động doanh nghiệp đó phat triển quy mo tăng gấp nhiều lần.nguồn vốn của doanh nghiệp liên tục tăng chủ yếu được bổ sung từ lợi nhuộn của hoạt động kinh doanh. Năm qua công ty đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng vào cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm mở rộng quy mô hoạt động sản xuất. Như vậy có thể thấy nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu từ 3 nguồn vốn chính: Vốn từ vốn, vốn đi vay, vốn tự bổ xung. Nếu như năm 2005 số vốn là 10.5( tỉ đồng) thì sau một năm hoạt động sản xuất kinh doanh tổng nguồn vốn của DN Là 12(tỉ đồng). (Xem bảng 2.5) Bảng2.4: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiÖp (Đơn vị tính: tỉ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) 1 Tài sản 10.5 100 12 100 -TS cố định 3.3 31.5 3.6 23 -TS lưu động 7.2 68.5 8.4 70 2 Nguồn vốn 10.5 100 12 100 -Vốn CSH 7.8 74.3 9.1 75.8 -Vốn vay 2.2 20 2.3 19.17 +Vốn tự bổ sung 0.5 5.7 0.6 5 Nguồn: phòng kế toán 4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị Trước đây, khi kế thừa của hợp tác xã Quang Minh, cơ sở vật chất của doanh nghiệp tương đối nghèo nàn thiết bị thiếu thêm, không đảm bảo. Dẫn theo năm tháng, doanh nghiệp lớn mạnh đến nay thì tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Hệ thống kho bài khang trang sạch sẽ đảm bảo điều kiện an toàn sản xuất.Xí nghiệp được xây dựng trên diện tích 4700m2 trong đó có 2000m2 là hệ thống gồm: Bang2.5:Cơ sở vật chất của doanh nghiệp Quang Minh STT Chi tiết Số lượng Ghi chú 1 Nhà xưởng 02 2 Nhà sấy 01 (Đối tác NB đầu tư) 3 Nhà làm việc 01 4 Nhà kho 06 (nguồn :Phòng kỹ thuât của doanh nghiêp) - 06 nhà kho trong đó có 02 kho dùng để chứa nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, còn lại là các khoa chứa hàng thành phẩm. - 02 nhà xưởng trong đó. + 01 nhà xưởng dùng để diệt thảm. + 01 nhà xưởng dùng cho đóng gói và hoàn thiện sản phẩm - 2700 m2 còn lại là ao hồ và sân phơi hàng hóa Một số mặt hàng đòi hỏi phải có màu sắc thì doanh nghiệp có xưởng nhuộm màu, nhuộm có người ta dùng phẩm màu để pha trộn. Bảng 2.6: Thiết bị của Doanh nghiệp STT Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất Năm trang bị 1 Dây chuyền lưỡng tính 1 Nhật Bản 2001 2002 2 Lò sấy 1 Nhật Bản 2001 2002 3 Máy công nghiệp 20 Việt Nam 1998 1998 4 Máy là hơi 3 Trung Quốc 2004 2005 5 Máy vi tính 4 Đông Nam Á 2004 2005 (Nguồn: Phòng kỹ thuật Doanh nghiệp Quang Minh) 5. Đặc điểm về lao động Lao động của doanh nghiệp với số lượng không ổn định tăng giảm tuỳ vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (Xem bảng 2.1) Bảng 2.7: Bảng tổng hợp về lao động của doanh nghiệp trong 2 năm 2004–2006 Năm Tổng số Giới tính Cán bộ công nhân viên gián tiếp Công nhân trực tiếp sản xuất Nam Nữ Tổng số Cán bộ Nhân Viên Phục vụ Công nhân Chính Công nhân Phụ 2004 90 27 63 21 07 10 04 50 19 2005 100 28 72 21 07 10 04 57 22 2006 120 32 88 28 10 13 05 68 24 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp sử dụng lao động của doanh nghiệp) Nguồn lao động của Doanh nghiệp có một số đặc điểm sau : Thứ nhất: Nguồn lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tới 93.6% tổng số lao động của toàn công ty. Lao động có trình độ chỉ chiếm có 6.4%. Như vậy nguồn lao động của công ty có trình độ đã dược đào tạo qua trường lớp là rất ít so với lao động phổ thồng. Điều này phản ảnh đến cường độ phát triển của công ty trong tương lai. Thứ hai: Lao động nữ thường có số lao động cao hơn 1,5 lần so với lao động nam, điều này cho thấy lao động nữ chiếm ưu thế trong công ty và phản ảnh một hiện tượng là số lao động nữ là nhân viên và công nhân trong hàng thủ công mỹ nghệ là cao hơn so với nam giới. Thứ ba: Số lao động gián tiếp của công ty chiếm tới 20%. điều này phản ảnh một tình trạng là cơ cấu bộ máy hoạt động của công ty chưa có tính chuyên môn hoá, còn cồng kềnh, và điều này cho thấy nhiệm vụ công việc của các cán bộ trong công ty cò chồng chéo, chưa phân công, phân cấp công việc chuyên môn cao. Thứ tư: Như vậy qua 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, dựa vào bảng số liệu có thể thấy đội ngũ của công nhân viên trong công ty đã lớn mạnh về quy mô. Chỉ trong vòng 3 năm hoạt động sản xuất số công nhân viên đã tăng 1.3, như vậy sản xuất kinh doanh của công ty đã phát triển rất mạnh cà về đội ngũ lãnh đạo lẫn nhân viên sản xuất. 6. Đặc điểm về công tác quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Công tác quản lý thường xuyên được chú trọng. Trong năm qua không để xảy ra sai phạm, thất thoát tài sản, tiền vốn cuả công ty. Tài sản, tiền vốn của công được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Tình hình tài chính của Công ty luôn ổn định góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh. Các phòng ban, phân xưởng thực hiện quản lý điều hành theo quy chế, quyền lợi, trách nhiệm luôn gắn liền với hiệu quả công tác. Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh từ khâu thu mua đến khâu hoàn thiện sản phẩm theo các công đoạn hợp lý, khoa học và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất mà trọng tâm nhất là công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm. Mặc dù mới thành lập và gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn, Công ty rất coi trọng mục tiêu việc làm và thu nhập của người lao động. Mở rộng sản xuất, phát triển mặt hàng, tích cực tìm kiếm khai thác thị trường nhằm đảm bảo cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định. + Doanh thu bình quân: 30tỷ đồng/ năm. + Lợi nhuận bình quân: 3tỷ đồng/ năm. + Thu nhập bình quân: 1,0triệu đ/người/tháng II. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm cói của doanh nghiệp 1. Kết quả từ các sản phẩm cói Qua quá trình hoạt động từ năm 2001 - 2005. Doanh thu từ các sản phẩm cói như sau: Bảng2.8 :Kết quả kinh doanh từ các sản phẩm cói Đơn vị:Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng doanh thu 19 20 34 35 32 Doanh thu từ cói 17,5 18,6 27,8 28,7 26,8 DT cói/ Tổng DT 92% 93% 81.75% 82% 83.75% (phòng kế toán) Nhìn vào bảng ta thấy. Doanh thu từ các sản phẩm cói tỷ lệ thuận với tổng doanh thu. Khi tổng doanh thu tưng thì các sản phẩm chế biến từ cây cói cũng có doanh thu tăng và ngược lại. Từ năm 2004 - 2005. Doanh thu từ sản phẩm cói giảm là do thị trường lúc này xuất hiện một mặt hàng mới cũng khá ăn khách đó là sản phẩm bèo tây. Về cách thức đan cũng không khác so với cói chẻ. Sản phẩm này có đặc tính bền đẹp và có thể nói trông nó hấp dẫn hơn các sản phẩm làm từ cây cói. Bang 2.9:Bảng doanh thu của từng sản phẩm cói của doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Thảm 5 6 6,8 6,8 7,0 Hộp 4 5 5,0 5,4 5,0 Lán cói 6 5.6 12 12.2 11.3 Các mặt hàng khác 2,5 2,0 4,0 4,3 3,5 (Nguồn: Phòng kế toán - công ty) Trong bảng chúng ta có thể thấy mặt hàng thảm vào làm cói chiếm doanh thu khó lớn trong doanh thu từ các sản phẩm cói mang lại. Lý do là thảm chùi chân và làn cói dùng đi chợ, đựng đồ. Dùng một thời gian ngắn người ta lại thải ra và thay vào đó là một sản phẩm mới tương tự, nhưng có mẫu mã hấp dẫn hơn trước. Các mặt hàng còn lại cũng được khách hàng khá ưa chuông với lượng doanh thu khá. Bảng2.10:Tỷ trọng các măt hàng cói của doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng STT Mặt hàng 2004 2005 Trị giá % Trị giá % 1 Thảm 6,8 23,6 7,0 26,1 2 Hộp 5,4 18,8 5,0 18,6 3 Làn cói 12,2 42,5 11,3 39,5 4 Các mặt hàng khác 4,3 15,1 3,5 15,8 5 Tổng 28,7 26,8 Nguon:Phòngkếtoán 3. Thị trường tiêu thụ của doanh nghiep Hiện nay, sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Á, dưới dạng các đơn đặt hàng của đối tác. Trong đó thị trường Châu Âu là thị trường truyền thống đồng thời là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. Châu Âu chính là một thị trường nhập khẩu tiêu thu lớn nhất tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Châu Âu chính là thị trường lớn nhất của QUANG MINH Trong thời gian qua, Châu Âu chính là thị trường chủ lực của công ty, chiếm đến trên 70% kim ngạch xuất khẩu. Chính vì thế hoạt động của công ty tốt hay không tốt là phụ thuộc vào thị trường này. (Xem bảng 2.6) Thị trường Châu Á là thị trường lớn thú hai của công ty thi trường này chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu của công ty và chủ yếu là các xuất khẩu Bảng 2.11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty qua 2 năm ( Đơn vị: % ) Khu vực Năm2005 Năm 2006 Châu Âu 82 84 Châu Á 18 16 Tang 100 100 Nguồn: Phòng Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và các nước có nhỏ bé có thu nhập cao nhưng khối lượng tiêu thụ không lớn. 3. Giải pháp mà công ty đã áp dụng. 3.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường và tìm đối tác Trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường Công ty đã sử dụng các biện pháp tiếp cận thị trường sau: - Thông qua hệ thống thương vụ của Việt Nam tại các nước. - Thông qua các cơ quan xúc tiến thường mại như phòng công nghiệp Việt Nam, cục xúc tiến thương mại, sở thương mại… - Thông qua mối quan hệ qua lại của các nhân viên trong Công ty và qua các thông tin quảng cáo. - Thông qua hội thảo, hội chợ, triển lãm… Qua quá trình nghiên cứu, tiếp cận thị trường Công ty đã tìm được các đối tác xuất khẩu trung gian là các bạn hàng tù Trung Quốc, Thái Lan, và các tổ chức xuất khẩu trong nước sang thị trường mục tiêu ở nước ngoài, bao gồm thị trường Nhật Bản, các nước EU. 3.2. Hoạt động Marketing 3.2.1 chính sánh sản phẩm: Sản phẩm là một trong những điều kiện trên quyết định đến đầu ra của nó như thế nào.Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp đã cho ra nhiều sản phẩm cói với các mẫu mã khác Nhau,Ngay mặt hàng thảm cũng đã có đến mấy loại với kích cỡ khác nhau; thảm dùng trong nhà, thảm dùng trong các công xưởng nhà máy… Việc đa dạng hóa sản phẩm làm từ cói, tìm hiểu học hỏi thiết kế các mẫu mã mới, sau đó chào hàng phía đối tác đấy là một trong những biện pháp mà doanh nghiệp đang áp dụng. Việc này cũng thu được nhiều kết quả và đem lại cho doanh nghiệp khá nhiều hợp đồng từ phía các bạn hàng. Trong ngành thủ công mỹ nghệ mẫu mã sản phẩm là một trong những lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. 3.2.2 Chính sách giá : Trong quá trình hoạt động, hầu như là quá trình kể từ khi làm cói nguyên liệu cho đến khi ra đến sản phẩm là giống nhau. Do vậy mức giá của các doanh nghiệp trong ngành không có sự khác xa nhau là lớn. Mẫu mã vừa mới ra đã bị ăn cắp. Do vậy, doanh nghiệp đã có những biện pháp tiết kiêm chi phí để giảm giá thành xuống như bố trị lượng nhân công cần thiết, giảm bướt các công đoạn sản xuất của doanh nghiệp xuống càng nhiều càng tốt. Điều đó làm cho cùng một loại sản phẩm nhưng giá cả của doanh nghiệp đưa ra tương đối phù hợp và được phía đối tác chấp nhận. Cụ thể chính sách giá đã được doanh nghiệp áp dụng: chính sách giá thấp:áp dụng đối với các thị trường mới và sản phẩm mới vào thị trường truyền thống.Doanh nghiệp định giá thấp hơn giá thị trương chung nhưng vẫn đảm bảo giá trị bù đắp,áp dụng chính sách giá này co ưu điểm là nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng lại rất khó cho doanh nghiệp tăng giá khi cần thiết. chính sách giá ổn định:được áp dụng với các sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp tại thị trường Châu âu .Quy định mức bán sản phẩm ổn định trên toàn bộ các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên địa bàn này.Điều này tạo ra sự an tâm cho người tiêu dùng. Với chính sách giá cả như trên doanh nghiệp đă có những sự thay đổi với sự biến động của thị trường ,tuy vậy vẫn bộc lộ một số điểm yếu cần khắc phục như cao hơn 20-30% so với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc.Đây là một điểm doanh nghiệp cần chú ý để tìm ra lợi thế thật sự cho mình. 3.2.3Chính sách phân phối:Hiện tại doanh nghiệp sử dụng 2 hình thưc kênh phân phối Xuất khẩu gián tiếp Đây là loại hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty. Do công ty mới thành lập nên công ty phải xuất khẩu qua trung gian bằng các đơn đặt hàng của trung quốc và Thái Lan… Sau đó các nước này lại xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU…(Xem hình 2.1) Nhà phân phối trung gian Thị trường mục tiêu Công ty Hình 2.1: Mô hình xuất khẩu gián tiếp của Công ty Hình thức này có lợi thế cho công ty vì không phải mất chi phí nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác giao dịch buôn bán, nhưng lại phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty hiện nay cũng như quy mô sản xuất của công ty chưa lớn. Song Công ty thu được lợi nhuận thấp vì phải chia sẻ lợi nhuận với khâu trung gian. Hiện tai Công ty cũng đang cố gằng xuất khẩu trực tiếp với các đối tác tại thị trường mục tiêu, nhưng đang ở bước đầu do vậy các hợp đồng còn ít. Xuất khẩu tại chỗ Xuất khẩu tại chỗ của công ty thường qua con đường du lịch và mua sắm của du khách quốc tế đến Việt Nam. (Xem hình 2.2) Doanh nghiệp Các đại lý Người tiêu dùng Người bán lẻ Người tiêu dùng H ình 2.2: Mô hình xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp Đâylà hình thức xuất khẩu đơn giản và có hiệu quả cao vì việc xuất khẩu tại chỗ thông qua các đại lý bán lẻ ở trong nước, tuy nhiên xuất khẩu theo hinh thức này có quy mô hàng bán không lớn. Kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu tại chỗ của Công ty được biểu thị qua hình 2.3. Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng cói mỹ nghệ của Công ty theo hình thức xuất khẩu tại chỗ Sản lượng xuất khẩu của công ty theo hình thức xuất khẩu tại chỗ tăng đều qua các năm, hình thức xuất khẩu này không có sự mang tính đột biến như hình thức xuất khẩu gián tiếp và nó mang tính ổn định, Nếu công ty tăng quy mô sản xuất lên gấp 2 lần thì số hàng bán được chỉ tăng 1/4 lần. Như vậy hình thức xuất khẩu tại chỗ sẽ không phải là hướng trọng tâm kinh doanh của công ty trong tương lai. 3.2.4.Chính sách xúc tiến hỗn hợp Đàm phán kỹ kết hợp đồng xuất khẩu Ban đầu công ty Công ty Quang Minh gặp và thực hiện đàm phán với đối tác là tổ chức xuất khẩu trong nước tại sở xúc tiến thương mại Nam Định, sau đó là các đối tác nước ngoài từ Trung Quốc và Thái Lan qua sự giới thiệu của hệ thống thương vụ của Việt Nam tại các nước này. Trong các cuộc đàm phán tất cả được chuẩn bị và đón tiếp khá chu đáo và đã thu được kết quả cao. Qua đó các đối tác đã cử nhân viên đến kiểm tra hàng và quy trình sản xuất của công ty. Đối với những cuộc đàm phán mang tích chất quan trọng có thời hạn áp dụng hợp đồng trong thời gian dài (thường là 3 năm) thì được tổ chức đàm phán trực tiếp. Còn đối với các hợp đồng được thực hiện qua việc đàm phán bằng điện thoại hoạc có thể bằng thư tín thì không cần tổ chức các đoàn đàm phán. Trong hợp đồng xuất khẩu của công ty cổ phần NAJIMEX và các đối tác quy định về các vấn đề như: - Về thành phẩm: Sản phẩm chính là mây, chuối, tre ép, cói. Các mã hàng, số lượng, phẩm chất quy cách đóng gói được quy định cụ thể trong các hợp động. - Về nguyên liệu: Nguyên liệu cần thiết cho sản xuất được cung cấp từ nguồn địa phương cung cấp (thường là các đạ lý). Nguyên liệu sản xuất được cung cấp dưới sự kiểm tra của phòng kỹ thuật và bảo đảm sự tin tưởng cho các đối tác bằng các thồn số đo lường kỹ thuật. - Về giá cả: Về cơ bản sẽ được quyết định theo yêu cầu của thị trường. Khi giá đã định sẽ không thay đổi trong thới gian 6 tháng nếu không có sự biến động lớn của hoàn cảnh khách quan. Giá những sản phẩm mới phải được hai bên thoả thuận trong khi đặt hàng, giao nguyên liệu, tiến hành sản xuất. - Về nghiệm thu: Hai bên thoả thuận việc xác nhận thành phẩm sẽ được tiến hành tại trụ sở giao dịch của doanh nghiệp Quang Minh - Về thanh toán: Hai bên sẽ theo thuận thanh toán tuy theo tính hợp lý trên nguyên tắc bảo đảm an toàn và công bằng (thướng sau 10 ngày kể từ sau khi xác nhận thành phẩm, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản theo chỉ định. - Lập hợp đồng: Thông thường hợp đồng được lập 4 bản bằng tiếng Anh, mỗi bên đương sự hợp đồng sẽ giư 2 bản. Mọi sự thay đổi, bổ sung vào điều kiện của hợp đồng đều phải làm bằng văn bản và phải được xác nhận của hai bên. Văn bản xác nhận này được ký, đóng dấu chính thức của người đại diện của các bên được sự hợp đồng. Nếu có sự uỷ nhiệm chính thức của người đại diện, thì trong giới hạn nội dung đã được chỉ định đó, thì chữ ký của một người đó cũng được công nhận có giá trị hiệu lực. Tham gia các chương trình quảng bá thương hiệu : Trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp không ngừng dùng các biện pháp nhằm xúc tiến bán như in các quyển giới thiệu sản phẩm,đầu tư vào công nghệ thông tin để cho các đối tác dễ liên lạc,tham dự các hội trợ triển lăm nhằm giới thiệu sản phẩm,tìm đối tác gần đây nhất mà doanh nghiệp tham dự là hội chợ EXPO được tổ chức tại Thành phố HCM về hàng thủ công mỹ nghệ. 3.3Tổ chức thực hiện hoạt động tiêu thụ 3.3.1 Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu: Hiện nay, để sản xuất hàng mỹ nghệ làm từ cói hoặc cói kết hợp với Nguyên liệu khác doanh nghiệp phải nhập nguyên vật liệu từ các đại lý và từ các công ty sản xuất nguyên liệu khác, đồng thời thu gom từ các nguồn khác từ địa phương. Tùy theo đơn đặt hàng mà nguyên liệu sản xuất các năm khác nhau đối với các loại sản phẩm cũng khác nhau. 3.3.2Tổ chức sản xuất: Diện tích nhà xưởng của doanh nghiệp. Bảng: 2.12: Bảng diện tích nhà xưởng sản xuất Danh mục Diện tích m Diện tich nhà xưởng 1800 Diện tích văn phòng 400 Kho bãi 2500 Tổng diện tích 4700 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Sân bãi: có nơi để xe, xe container xuất hàng. Xí nghiệp có môi trường tốt cho người sản xuất, không gian thoáng đáng và yêu tâm làm việc. Quy trình công nghệ sản xuất Sau khi ký hợp đồng nhận đơn đặt hàng của khách hàng gửi tới, bộ phận nghiệp vụ sẽ kiểm tra và tính toán lập kế hoạch xác nhận nhập nguyên liệu sản xuất thành phẩm. Sau đó phòng kỹ thuật sẽ làm tiếp khâu tiếp theo là kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập khẩu sản xuất. Các bộ phận khác vẫn làm theo các chức năng của mình. Cuối cùng là thông tin số liệu sản xuất thành phẩm xuống các xí nghiệp sản xuất. Đóng gói, nhập kho Hình2.4:Quy trình sản xuất của doanh nghiệp Xưởng tổ chức sản xuất theo kế hoạch và quy trình của công nghệ sản phẩm và được đánh giá chất lượng qua KCS. Sản phẩm được đóng gói đúng quy trình theo yêu cầu của khách hàng và nhập kho chờ xuất xưởng theo lịch nhận hàng của khách. Tổ chức sản xuất - Bộ máy xí nghiệp sản xuất bao gồm ban giám đốc, kế toán hành chính, kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu thuộc phòng nnghiệp vụ. Xưởng xí nghiệp sản xuất được phân chia ra làm hai là xí nghiệp I và xí nghiệp II. Xí nghiệp I có xưởng sản xuất thảm ,có phòng kiểmtra chất lượng KCS trong đó được phân chia ra làm 3 tổ sản xuất. Xí nghiệp sản xuất II cũng được phân chia tương tự cho xưởng đan và có phòng kiểm tra chất lượng KCS. - Cách thức sản xuất: sau khi nhập nguyên liệu vật tư cho sản xuất và xác định mẫu hàng mà khách hàng yêu cầu cung cấp, tổ chức chế tạo theo mẫu và xác định lại định mức tiêu hao nguyên vật liệu, Công ty tiến hành nhập nguyên liệu, vật tư sản xuất và triển khai sản xuất tại nhà xưởng theo mẫu, định mức tiêu hao nguyên liệu và tiến độ giao hàng. - Phương thức kiểm tra: Việc sản xuất dựa theo các mẫu khách hàng đặt, Phòng kỹ thuật cho người hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chịu trách nhiệm và duy trì chất lượng sản phẩm, giám sát công nhân tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất. Trước khi đi vào sản xuất theo mẫu, công nhân được phổ biến về tên hàng, số lượng, chất lượng yêu cầu, thời gian giao hàng… Trong quá trình sản xuất, tổ trưởng thực hiện việc kiểm tra trên dây chuyền sản xuất theo từng công đoạn sản xuất và sau đó kiểm tra từng sản phẩm trước khi đóng gói. Khi sản phẩm được đóng gói thì bộ phận KCS thực hiện việc kiểm tra bất kỳ theo tỷ lệ và vị trí hàng hoá. Người sản xuất chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng. Qua quá trình sản xuất và kiểm tra hàng hoá, hầu hết hàng xuất khẩu đều đạt chất lượng đảm bảo đúng yêu cầu của khách hàng, tuy nhiên không trách khỏi việc vẫn lẫn các sản phẩm chưa đạt chất lượng trong các lô hàng xuất khẩu. Tiền lương công nhân trực tiêp sản xuất: Giá sản phẩm xuất khẩu của công ty hiện nay theo điều kiện giao hang FOB cảng biển Hải Phòng hoạc của cửa khẩu hàng không Nội Bài là 0.00632 USD/Sản phẩm, người lao động được hưởng 50%. Một ngày công là 8h, lương công nhân phụ trợ 4%, bộ máy quản lý 3%, công việc khác 2%, BHXH cho người lao động 6%; chi phí giao nhận, khấu hao nhà xưởng, vật tư 23%. Dựa trên chi phí sản xuất và giờ công lao động của người công nhân lương bình quân của công nhân trong công ty hiện nay là 1000000 đ/người/tháng. 3.3.3. Quy trình xuất khẩu, thanh toán: Xuất khẩu: Theo hợp đồng được ghi thì mọi thủ tục xuất khẩu tại cảng Hải Phòng, mọi chi phí kể từ khi xuất hàng do bên kia chịu, vận tải là do bên đối tác chỉ định, đối tác phải thực hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31935.doc
Tài liệu liên quan