Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần May 10

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM

1.1 Khái quát về công ty cổ phần May 10

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty

1.2 Tình hình xuất khẩu của công ty cồ phần May 10

1.2.1 Các thị trường của công ty

1.2.1.1 Hoa Kì

1.2.1.2 EU

1.2.1.3 Nhật Bản

1.2.2 Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty

1.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

1.3 Những rào cản kỹ thuật đang được áp dụng đối với hàng may mặc Việt Nam (trong đó có May 10)

1.3.1 Một số rào cản kỹ thuật chung đối với hàng may mặc

1.3.2 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu vào EU

1.3.2.1Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng

1.3.2.2 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000

1.3.2.3 Quy định đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000

1.3.2.4 Các quy định về bảo vệ môi trường

1.3.3 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Hoa Kì

1.3.4 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Nhật Bản

1.4 Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để đáp ứng các rào cản của nước nhập khẩu

1.5 Đánh giá chung về mức độ đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc xuất khẩu của công ty

1.5.1 Ưu điểm

1.5.2 Nhược điểm

1.5.3 Nguyên nhân

2.1 Quan điểm, định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (bao gồm hàng may mặc)

2.1.1 Quan điểm phát triển

2.1.2 Mục tiêu phát triển

2.1.3 Định hướng phát triển

2.1.3.1 Sản phẩm

2.1.3.2 Đầu tư và phát triển sản xuất

2.1.3.3 Bảo vệ môi trường

2.2 Một số giải pháp thích nghi với các rào cản kĩ thuật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10

2.2.1 Giải pháp đối với công ty

2.2.1.1 Quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường

2.2.1.2 Thực hiện tốt tiêu chuẩn SA 8000

2.2.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cùng sản phẩm may mặc của mình

2.2.1.4 Tích cực xây dựng thương hiệu và thực hiện các biện pháp Marketing thúc đẩy xuất khẩu

2.2.1.5 Bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa

2.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước

2.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

2.2.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cục xúc tiến thương mại

2.2.2.3 Tăng cường sự hiểu biết và thông hiểu về các vấn đề thương mại và môi trường

2.2.2.4 Phát triển các yếu tố đầu vào (bao gồm nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành may và nguồn nhân lực)

2.2.3 Kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam

KẾT LUẬN

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu từ các nước đang phát triển phải tuân thủ với luật của EU khi xuất khẩu vào thị trường này. Vì vậy, tham vấn luật pháp là cần thiết cho bất kì nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nào muốn xuất hàng vào thị trường EU. Hiện nay luật sản phẩm của EU liên quan đến hàng may mặc chủ yếu liên quan đến vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng. 1.3.2.1Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng Hiện nay, EU cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các chất nghi là có hại cho sức khỏe con người trên sản phẩm may mặc. Cụ thể: - Thông tư 2001/95/EC về an toàn sản phẩm: thông tư này áp dụng cho tất cả các sản phẩm trên thị trường EU, cấm đưa ra các sản phẩm gây rủi ro cho sức khỏe nguời tiêu dùng, do các chất nguy hại hoặc do cấu trúc không an toàn gây ra. Đối với sản phẩm dệt may, có 2 tiêu chuẩn về tính an toàn sản phẩm bao gồm: Tiêu chuẩn EN 14682: 2004 về dây luồn trên quần áo trẻ em, áp dụng cho tất cả quần áo trẻ em dưới 14 tuổi. Tiêu chuẩn đặt ra yêu cầu: cấm sử dụng dây luồn ở vùng đầu và cổ của áo cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 7 tuổi; hạn chế sử dụng dây luồn ở vùng đầu và cổ cho trẻ em từ 7-14 tuổi (dây luồn có chức năng trang trí không được dài quá 75mm và cấm sử dụng dây nhựa). Mục đích của tiêu chuẩn nhằm giảm rủi ro tai nạn do dây luồn trên quần áo trẻ em gây ra (nghẹt cổ, một số vụ việc gây chết người đã xảy ra tại sân chơi). Tiêu chuẩn EN 14878: 2007 về phản ứng cháy của quần áo ngủ trẻ em. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu thử nghiệm để phân loại khả năng cháy của quần áo ngủ trẻ em. Bảng 1.8: Phân loại khả năng cháy của quần áo trẻ em Loại Ứng dụng Các thông số được đo Yêu cầu tối thiểu A Quần áo ngủ trẻ em (không phải pyjama) Tia sáng lóe trên bề mặt Thời gian lóe sáng Không có tia sáng lóe trên bề mặt Sợi chỉ đánh dấu thứ ba không cháy trong thời gian chưa đến 15 giây B Pyjama trẻ em Tia sáng lóe trên bề mặt Thời gian tia sáng lan truyền Không có tia sáng lóe trên bề mặt Sợi chỉ đánh dấu thứ ba không cháy trong thời gian chưa đến 10 giây C Quần áo ngủ của trẻ nhũ nhi Không phải thử Không phải thử Nguồn: Viện dệt may Việt Nam - Thông tư 94/62/EC về bao bì và phế liệu bao bì: yêu cầu giảm thiểu phế liệu bao bì hoặc ưu ái các vật liệu bao bì từ nguyên liệu tái chế (xem phụ lục I). - Thông tư 2002/61/EEC về thuốc nhuộm azo trong các sản phẩm dệt và da: EU cấm lưu thông các sản phẩm có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư. Thuốc nhuộm azo thường được sử dụng để nhuộm các sản phẩm dệt và da (quần áo, sản phẩm dùng trên giường, khăn lông, tóc giả, mũ, túi ngủ, găng tay, dây đeo, túi xách, sợi và vải…), thuốc nhuộm azo có thể giải phóng một hoặc nhiều amin có thể gây ung thư (xem phụ lụcII). - Thông tư 91/338/EC về Cadimi trong một số sản phẩm: các hợp chất Cadimi là các chất gây ung thư. Cadimi có thể có mặt trong một số thuốc nhuộm hàng dệt và da, và các hợp chất của Cadimi được sử dụng trong chất tráng PVC cho quần áo, túi và các mặt hàng quảng cáo. EU cấm sản xuất và bán các sản phẩm có sơn có chứa một lượng Cadimi cao hơn 0,01% theo khối lượng. - Thông tư 2004/96/EC (sửa đổi từ thông tư 94/27/EC) đưa ra yêu cầu về Nikel trong các vật liệu xỏ lỗ, đồ trang sức và phụ kiện hàng may mặc. Do rất nhiều người bị dị ứng với Nikel, nên EU đã đưa ra quy định về hàm lượng Nikel trong các sản phẩm kim loại có tiếp xúc trực tiếp với da người, quy định tốc độ giải phóng Nikel ra khỏi các chi tiết tiếp xúc trực tiếp với da không được lớn hơn 0,5 microgam/cm2/tuần. - Thông tư 83/264/EC và 2003/11/EC về các chất làm chậm cháy trong sản phẩm dệt: theo đó, EU cấm sử dụng các chất làm chậm cháy (TRIS, TEPA, PBB- các chất này gây ung thư và làm biến đổi gen, độc với sinh sản, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ miễn dịch của con người) trong các mặt hàng có tiếp xúc với da người như quần áo, quần áo lót, khăn trải giường…; đồng thời cấm đưa ra bán các mặt hàng nếu các mặt hàng này hoặc bộ phận của chúng có chứa chất làm chậm cháy brom hóa (penta BDE, octa PDE- là chất tích lũy sinh học, gây ảnh hưởng đến môi trường và được tìm thấy trong sữa mẹ với hàm lượng tăng dần) với nồng độ vượt quá 0,1% theo khối lượng. - Thông tư 2003/53/EC về Nonyl phenol và ethoxylat ( là các chất bền vững và tích lũy sinh học, nghi là có ảnh hưởng lên nội tiết): thông tư cấm bán các sản phẩm mà trong thành phần của nó có chứa các chất này với nồng độ vượt quá 0,1% theo khối lượng. - Quy chuẩn EC 850/2004 về các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm (POP): các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm là các chất bền vững trong môi trường, tích lũy sinh học thông qua chuỗi thức ăn và có rủi ro gây ra tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Quy chuẩn này cấm sản xuất, bán và sử dụng các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm ở EU. - Thông tư 2006/122/EC về các chất Perluorooctane Sulphonat (PFOS). PFOS thường được sử dụng để tạo ra các chất chống bám dầu, mỡ và chống thấm nước. Nghiên cứu gần đây cho thấy PFOS bền vững, tích lũy sinh học và độc với động vật có vú. PFOS tiềm năng lan rộng đi rất xa và ảnh hưởng xấu đến môi trường. EU cấm việc bán các sản phẩm trong thành phần có chứa PFOS vượt quá 0,1% theo khối lượng. - Thông tư 91/173/EC về Pentaclophenol (PCP). PCP là chất được sử dụng để tránh sự phát triển của nấm mốc và thối rữa do vi khuẩn gây ra. PCP có độ độc cao cho hệ thủy sinh, nguy hiểm cho sức khỏe con người và bền vững trong môi trường. EU cấm sử dụng PCP trong các sản phẩm quần áo hoặc phụ kiện. 1.3.2.2 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn. Nó bao gồm 20 yêu cầu chia thành 4 nhóm chủ yếu: ISO 9001: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, thiết kế, lắp đặt và dịch vụ. ISO 9002: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ sau bán hàng. ISO 9003: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm. ISO 9004: Những hướng dẫn cho thiết kế và thực thi các hệ thống chất lượng. Mục đích cuối cùng của ISO 9000 là cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ. Tuy ISO 9000 không phải là một tiêu chuẩn bắt buộc, nhưng nhìn chung những hàng hóa được sản xuất bởi nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9000 sẽ được khách hàng đánh giá cao hơn. 1.3.2.3 Quy định đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 Hệ thống tiêu chuẩn SA 8000 được xây dựng dựa trên Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, Công ước của tổ chức Lao động quốc tế và tuyên bố toàn cầu về nhân quyền. Mục đích của SA 8000 là cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao động. Tiêu chuẩn đưa ra những quy định về việc sử dụng lao động trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. SA8000 bao gồm các lĩnh vực sau của trách nhiệm giải trình: - Lao động trẻ em: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động của trẻ em dưới 14 (hoặc 15 tuổi tùy theo từng quốc gia) và trẻ vị thành niên 14(15)-18. - Lao động cưỡng bức: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động tù tội, lao động để trả nợ cho người khác v.v - An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: Các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không khí, các theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ), các trang thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có để sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện thiết bị phòng cháy-chữa cháy cũng như hướng dẫn, thời hạn sử dụng, các vấn đề về phương án di tản và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ. - Quyền tham gia các hiệp hội: Công đoàn, nghiệp đoàn - Phân biệt đối xử: Các vấn đề về phân biệt đối xử theo các tiêu chuẩn tôn giáo-tín ngưỡng, dân tộc thiểu số, người nước ngoài, tuổi tác, giới tính. Tiêu chuẩn SA8000 không cho phép có sự phân biệt đối xử. - Kỷ luật lao động: Các vấn đề liên quan đến các hình thức kỷ luật được phép và không được phép (đánh đập, roi vọt, xỉ nhục, đuổi việc, hạ bậc lương, quấy rối tình dục v.v) - Thời gian làm việc: Nói chung được đưa ra tương thích với các tiêu chuẩn trong bộ Luật lao động của từng quốc gia cũng như các tiêu chuẩn của ILO về thời gian làm việc thông thường, lao động thêm giờ, các ưu đãi về thời gian làm việc đối với lao động nữ (trong hay ngoài thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi). - Lương và các phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v) - Quản lý doanh nghiệp: Các vấn đề về quản lý của giới chủ, bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền được khiếu nại của người lao động và nghĩa vụ phải trả lời hay giải đáp khiếu nại của chủ. - Quan hệ cộng đồng: Bao gồm quan hệ với các tổ chức, cơ quan khác hay dân cư trong khu vực. 1.3.2.4 Các quy định về bảo vệ môi trường - Quy chuẩn về đăng kí, đánh giá và cấp phép hóa chất (REACH- Registration, Evaluation, Authorization, Restriction of Chemical substances). Để cải thiện việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, Ủy ban châu Âu đã soạn thảo và ban hành REACH- một hệ thống quản lý hóa chất mới thay thế cho 40 luật về hóa chất ở EU. Đây là luật nghiêm ngặt nhất về hóa chất trên thế giới cho đến nay. REACH có hiệu lực từ ngày 1/6/2007. Đưa ra danh mục khoảng 900 chất được xếp loại theo mức độ độc hại và đề ra tỷ lệ cho phép tối đa trong sản phẩm.Trong danh mục đó, có khoảng 200 loại có liên quan đến ngành dệt may, da giày. REACH yêu cầu phải đăng kí các chất trong mặt hàng khi: Chất giải phóng ra khỏi mặt hàng một cách có chủ định trong điều kiện sử dụng thông thường. Tổng lượng của chất có trong mặt hàng vượt quá 1 tấn/ năm/ nhà sản xuất. Chất chưa được đăng kí cho mục đích sử dụng ấy. Ngoài ra, các chất có mối quan ngại cao (xem phụ lục III) có mặt trong mặt hàng cần được thông báo khi: Chất có mặt trong mặt hàng với nồng độ vượt quá 0,1% theo khối lượng. Chất có mặt trong mặt hàng với lượng từ 1 tấn/ năm/ nhà sản xuất hoặc nhập khẩu. Chất chưa được đăng kí cho mục đích sử dụng ấy. - ISO 14001 Hiện nay tiêu chuẩn môi trường cho các quốc gia đang phát triển được áp dụng nhiều nhất là ISO 14001. Mục đích của tiêu chuẩn ISO14001 về bản chất cho phép mọi người biết rằng công ty được quản lý dưới hệ thống quản lý môi trường. Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001 Chứng nhận ISO dựa trên cơ sở tự nguyện, mặc dù nó có một sức ép đáng kể từ những người mua hàng Tây Âu. Nó là một quyết định của đội ngũ quản lý nhằm tránh sự ô nhiễm và chất thải đồng thời trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn khi tôn trọng môi trường. Các bộ tiêu chuẩn được thể hiện chi tiết dưới dạng thực hiện các công việc gì chứ không phải là như thế nào. Một chính sách môi trường cần được trình bày 1 cách có hệ thống. Huấn luyện nhân viên đóng vai trò gì trong các vấn đề môi trường. Kế hoạch, trách nhiệm và các tiến trình phải được ghi chép bằng văn bản. Các cơ chế kiểm soát, điều chỉnh và hoạt động ngăn cản cần được định ra. Yêu cầu kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài. Yêu cầu thực hiện kiểm tra quản lý định kỳ. Giấy chứng nhận do phía thứ 3 cấp. 1.3.3 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Hoa Kì - Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA): Luật áp dụng đối với những sản phẩm cho trẻ em dưới 12 tuổi. Đối với mỗi chuyến hàng, cần có giấy chứng nhận hợp chuẩn tổng quát. Giấy chứng nhận nêu lên sự hợp chuẩn đối với các yêu cầu lien quan của CPSC (Ủy ban an toàn tiêu dùng Hoa Kì) bao gồm các quy định, lệnh cấm, tiêu chuẩn và quy tắc. Sản phẩm không có giấy chứng nhận không thể nhập khẩu hay phân phối tại Hoa Kì. Luật cũng đưa ra yêu cầu phải thử nghiệm bởi bên thứ ba đối với các sản phẩm này. Theo đó các sản phẩm cho trẻ em cần được thử nghiệm bởi một “Cơ quan đánh giá hợp chuẩn” độc lập (phòng thí nghiệm). Một số tiêu chuẩn bao gồm: 16 CFR 1615/1616 (tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em), Pl 110-314 sec 108 (Hàm lượng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em), 16 CFR 1500.48-49 (các điểm nhọn và cạnh sắc đối với sản phẩm cho trẻ em), 16 CFR 1501,1500.50-53 (các phần nhỏ trong sản phẩm và đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi). Vi phạm có thể dẫn đến các mức phạt dân sự và hình sự. Chính phủ Hoa Kì có thể ra lệnh tiêu hủy sản phẩm nếu nó vi phạm các yêu cầu của CPSC. - Quy định hải quan về xuất xứ hàng hóa: Cơ sở pháp lý để thực hiện quy định về xuất xứ là dựa trên luật thuế quan năm 1930, 1984, luật thương mại và cạnh tranh 1988, và mới nhất là quy định mới của Hải quan Hoa Kì về khai báo xuất xứ hàng dệt may và cách thức xây dựng mã số nhà sản xuất (từ năm 2005). Luật áp dụng cho tất cả các hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước, bao gồm cả hàng may mặc bị áp dụng điều khoản tự vệ đặc biệt và các nước chưa là thành viên của WTO mà vẫn phụ thuộc vào hiệp định hàng dệt song phương. Nhà nhập khẩu là người sẽ xác định MID (Manufacturer Identification Code- Mã số của nhà sản xuất) dựa trên những thông tin về công ty, điền vào các form khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu. Chỉ có nhà sản xuất mới được tạo MID; công ty kinh doanh, người bán hàng không phải là nhà sản xuất thì không thể tạo ra MID. Nếu hải quan tại một cảng thấy nghi ngờ về khai báo MID không phải là của nhà sản xuất, cảng có thể yêu cầu sửa chữa thông tin sau khi hàng đã qua cửa khẩu. Những lỗi lặp lại về việc xác định MID khi nhập khẩu hàng dệt may sẽ đưa đến việc đánh giá mức phạt đối với nhà nhập khẩu hay môi giới hải quan do không lưu tâm đúng mức. Mức xử phạt đối với những vi phạm về xuất xứ sẽ là 10% trị giá hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Hoa Kì. Bảng 1.9: Những nguyên tắc tạo mã số của nhà sản xuất Nước Tên công ty Số nhà trong dòng địa chỉ Tên thành phố 2 kí tự về tên nước theo tiêu chuẩn ISO Ví dụ: VN (Việt Nam) 6 kí tự tạo nên từ 3 kí tự đầu tiên của 2 chữ đầu tiên trong tên của công ty Ví dụ: ABCCOM (A.B.C Company) Tối đa 4 kí tự lấy từ số nhà hoặc số phòng Ví dụ: 1234 (12-34-56 Alaska Road) 3 kí tự đầu của tên thành phố Ví dụ: HAN (HÀ Nội) Nguồn: www.moit.gov.vn Quy định về chất lượng sản phẩm: Cơ sở thực hiện là các luật về các Hiệp định thương mại 1979 của Hoa Kì đưa ra các tiêu chuẩn và các thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng đối với hàng nhập khẩu. Luật này đưa ra các quy định và trách nhiệm của nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ hàng hóa trong việc đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, hướng dẫn sử dụng và các cảnh báo về khuyết tật của sản phẩm nhằm tránh những tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng và những bồi thường về sức khỏe do việc tiêu dùng hàng hóa gây ra. Luật về các chất nguy hiểm: Cơ sở thực hiện là luật 65 California về thông báo sử dụng các hóa chất độc hại. Các hóa chất độc hại bao gồm: các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo), các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng, các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thủy ngân, niken…), các hợp chất hữu cơ thiếc (MBT, TBT, TPhT…), các hợp chất có chứa clo (chất tải hữu cơ có chứa clo như clobenzen, clotoluen), các chất chậm cháy (PBBs, Peta- BDE, octo BDE…), Focmaldehyt, Phtalat (DEHP, DINP…), tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ. Luật quy định những yêu cầu của việc dán mác, đóng gói, trong đó cần ghi đầy đủ các thông tin về xuất xứ của hàng hóa, thành phần của sản phẩm, và hướng dẫn cách sơ cứu khi xảy ra tai nạn. Theo quy định của luật này, các sản phẩm được coi là có chứa chất rất nguy hiểm sẽ bị cấm nhập khẩu vào thị trường này. Quy định về trách nhiệm đối với người lao động (SA 8000): theo quy định của hệ thống tiêu chuẩn này, Hoa Kì sẽ tiến hành đưa ra lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm có sử dụng lao động trẻ em, hoặc lao động cưỡng bức. Đồng thời hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm do các cơ sở sản xuất không đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về điều kiện làm việc, thời gian làm việc, mức lương tối thiểu, chế độ bồi thường,…đối với người lao động theo tiêu chuẩn quốc tế. Đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ (từ ngày 1/1/2010): theo đó ngành dệt may phải quan tâm đến điều kiện môi trường ở nơi sản xuất, xây dựng các khu công nghiệp nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đồng thời phải có phòng thí nghiệm sinh thái ở Viện dệt may. Đây là cơ sở để kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm an toàn cho người sử dụng cũng như để được cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu. Quy định đối với hàng may mặc có thành phần từ lông thú: Hàng may mặc bằng lông thú hay có một phần bằng lông thú nhập khẩu vào Mỹ, trừ những sản phẩm mới có đơn giá dưới 7 USD phải ghi mark, mã theo quy định của luật nhãn hiệu hàng lông thú (Fur products label act- FPT) bao gồm: Tên người sản xuất hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã có số đăng ký với FPT, số đó có thể được ghi thay cho tên. Ghi chú nếu có sử dụng lông hư hỏng hoặc lông cũ. Ghi rõ nếu lông được tẩy, nhuộm. Ghi rõ nếu lông đó gồm toàn bộ hay của các phần cơ thể động vật. Tên nước xuất xứ nhập khẩu lông để làm ra sản phẩm may mặc. Nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền. - Trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu (Tiêu chuẩn WRAP): “WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với 12 nguyên tắc chủ yếu sau: 1.        Luật pháp và quy tắc nơi làm việc 2.        Ngăn cấm lao động cưỡng bức 3.        Ngăn cấm lao động trẻ em 4.        Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi 5.        Bồi thường và phúc lợi 6.        Giờ làm việc phải không được vượt quá giới hạn của luật pháp 7.        Ngăn cấm phân biệt đối xử 8.        Sức khoẻ và an toàn môi trường làm việc 9.        Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội và thoả thuận tập thể 10.     Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường 11.     Thực hiện đúng thủ tục thuế quan 12.     Cấm chất ma tuý Tham gia vào chương trình chứng nhận WRAP chứng minh lời cam kết của ngành công nghiệp may mặc đối với trách nhiệm xã hội trong thực tiễn kinh doanh bằng việc tôn trọng triệt để các nguyên tắc sản xuất WRAP.” 1.3.4 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Nhật Bản Tại thị trường Nhật Bản, hàng may mặc nhập khẩu phải tuân thủ các đạo luật sau: Luật ghi nhãn chất lượng hàng hóa gia dụng (được kiểm soát bởi Phòng Bảo vệ Người tiêu dùng, Ban Vấn đề người tiêu dùng, Cục Chính sách thương mại và Thông tin, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp): mục tiêu của đạo luật này là để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách ghi nhãn thích hợp với chất lượng của hàng hóa gia dụng. Việc ghi nhãn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Thành phần xơ: yêu cầu ghi nhãn thành phần xơ được sửa đổi vào năm 1997 cho phép ghi nhãn cả bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, phải chỉ ra các loại xơ được dùng cho sản phẩm bằng thuật ngữ quy định và tỷ lệ phần trăm của mỗi loại xơ (theo khối lượng). Giặt gia dụng và các phương pháp giặt: sử dụng các kí hiệu được quy định tại tiêu chuẩn JIS 1 0217 (Japan Industrial Standards- Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, điều khoản 0217 quy định kí hiệu ghi nhãn cho sản phẩm dệt và các phương pháp ghi nhãn sản phẩm dệt) để chỉ ra phương pháp giặt gia dụng và các phương pháp xử lý khác. Chống thấm nước: quần áo có lớp tráng cần ghi nhãn đặc biệt để chỉ ra công năng chống thấm nước trừ trường hợp lớp tráng được yêu cầu cho các mục đích khác. Chỉ ra loại da cho sản phẩm dùng da một phần: quần áo có một phần dùng da hoặc da tổng hợp phải được ghi nhãn để chỉ ra loại da phù hợp với các điều khoản về ghi nhãn chất lượng của hàng hóa công nghiệp khác. Người ghi nhãn: phải chỉ ra tên, địa chỉ hoặc số điện thoại của người ghi nhãn Hình 1.2 Thí dụ về nhãn mác đối với đồ vải lụa Hình 1.3. Thí dụ về nhãn mác đối với đồ vải vóc Đạo luật chống lại phần thưởng không thể biện minh được và giới thiệu lừa dối (được kiểm soát bằng Ủy ban Mậu dịch công bằng Nhật Bản, Phòng Thương mại liên quan tới người tiêu dùng, Vụ Tập quán Thương mại): mục tiêu của đạo luật này là ngăn ngừa việc khuyến khích người tiêu dùng bằng phần thưởng không biện minh được hoặc bằng giới thiệu lừa dối liên quan đến giao dịch hàng hóa. Đạo luật quy định các thực hành ghi nhãn chính xác cho hàng nhập khẩu để đảm bảo người tiêu dùng không nhận được thông tin lừa dối về xuất xứ thực. “Nước xuất xứ” nghĩa là nước tại đó thực hiện các hành động mà gây ra sự biến đổi quan trọng về bản chất của sản phẩm. Chú ý rằng nhãn chứng thực nước xuất xứ phải được may vào quần áo. Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm (được kiểm soát bởi Văn phòng An toàn Hóa chất, Phòng Đánh giá và Cấp phép, Cục An toàn Y-dược Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) mục tiêu của luật này là hạn chế các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm, nhờ vậy mà đóng góp vào bảo vệ sức khỏe của dân tộc. Luật yêu cầu tất cả các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ tiêu chuẩn về hàm lượng các chất nguy hiểm có thể gây tổn thương cho da. Các sản phẩm may mặc có mức độ độc hại cao hơn mức cho phép sẽ bị cấm bán ở thị trường Nhật Bản. Bộ Phúc lợi và Lao động Nhật Bản chỉ rõ 20 chất nguy hiểm và có bằng chứng là gây nguy hiểm cho sức khỏe con người như sau (cho đến tháng 9/2007): Hydro clorua, Vinyl Clorua, 4.6-Diclo-7, Kali hydroxit, Natri hydroxit, Tetra clo etylen, Triclo etylen, Tris phosphin oxit, Hợp chất Tris phosphat, hợp chất tributil thiếc, hợp chất triphenil thiếc, hợp chất Bis phosphat, Dieldrin, Benzo anthracen, Benzo pyren, Formaldehyde, Metanol, hợp chất thủy ngân hữu cơ, Axit sunfuric. Luật hải quan: điều 71 của Luật hải quan cấm nhập khẩu hàng hóa có nhãn ghi nước xuất xứ giả hoặc dẫn đến sự lừa dối. Điều 69-11 của Luật hải quan cấm nhập khẩu hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (như hàng giả nhãn hiệu, hàng nhái). Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để đáp ứng các rào cản của nước nhập khẩu Tăng năng lực sản xuất Đầu tư mở rộng năng lực các xí nghiệp địa phương như Hưng Hà, Bỉm Sơn, Thiệu Hóa, Hà Quảng…nhằm phát huy lợi thế về đất đai và lao động. Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để xây dựng các nhà máy mới như Xí nghiệp Vĩnh Bảo- Hải Phòng, CTCP Đông Bình- Bắc Ninh. Mặt khác tìm kiếm các đơn vị vệ tinh gia công để cùng hợp tác sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu tư nhà xưởng thiết bị…Các việc trên nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Đồng thời việc minh bạch hóa các chứng từ để chứng minh sản xuất và bán hàng trên giá thành của mình nhằm chống nguy cơ bị kiện bán phá giá. Ưu tiên đầu tư các thiết bị hiện đại, xây dựng May 10 thành trung tâm sản xuất có công nghệ cao, chuyên sản xuất sản phẩm sơ mi và veston cao cấp. Cải tiến các thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Tạo môi trường tốt nhất để mỗi thành viên phát huy khả năng sáng tạo. Tiếp tục cải tiến công tác quản lý, cải tiến các quy trình làm việc đảm bảo ngày càng khoa học hơn; giảm thiểu được các bất cập và lãng phí trong quá trình sản xuất; tăng năng suất lao động góp phần làm tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt tập trung cải tiến công tác tổ chức sản xuất, áp dụng phần mềm cải tiến năng suất IEES và công cụ CLEAN OFFICE, EDOCMAN trong toàn công ty. Phát triển tiêu thụ sản phẩm may mặc, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh Củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng may mặc. Kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu, hàng dởm, hàng nhái ra khỏi hệ thống tiêu thụ của công ty nhằm tăng lòng tin cho khách hàng. Tập trung nghiên cứu cải tiến mẫu mã hiện có từ những chi tiết nhỏ nhất đảm bảo hình dáng thông số, mầu sắc…phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Duy trì sản phẩm mũi nhọn của công ty như sơ mi nam và veston cao cấp. Đồng thời tăng cường các hoạt động thiết kế thời trang và may đo nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục mở rộng các kênh phân phối, các phương pháp tiếp cận khách hàng, xây dựng cơ chế bán hàng linh hoạt, chuẩn hóa và cải tạo các cửa hàng các đại lý. Tư vấn về công tác quản lý, tổ chức sản xuất đào tạo, chuyển giao công nghệ…cho các doanh nghiệp trong ngành nhằm tạo ra một hệ thống các doanh nghiệp có trình độ tương đương, có khả năng liên kết, hỗ trợ nhau cùng sản xuất kinh doanh, đối phó với những khó khăn trên thị trường quốc tế. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Phát huy hình thức đào tạo tại chỗ. Khai thác triệt để kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực. Đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ trẻ trong công việc, đặc biệt công việc liên quan đến hoạt động ngoại thương. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang. Ngay từ những năm 1997-1998, công ty đã liên kết với các công ty nước ngoài ở CHLB Đức, Pháp…để gửi người đi đào tạo về thiết kế thời trang. Trong nước, công ty liên doanh với Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế thời trang cho Công ty và các đơn vị. Ưu tiên cho chiến lược phát triển thương hiệu Tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm bằng cách tập trung nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang; tăng cường nghiệp vụ marketing; tìm hiểu và có kế hoạch tiếp cận các t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112278.doc
Tài liệu liên quan