Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Bắc Việt GROUP

 

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 5

Chương I: LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 8

I. Khái luận chung về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 8

1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh 8

1.1- Khái niệm 8

1.2- Vai trò 9

2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược nói chung 10

3. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 11

II. Các loại chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 13

1. Chiến lược tổng hợp cấp công ty 13

1.1- Chiến lược tăng trưởng: 13

1.2- Chiến lược ổn định 14

2. Chiến lược của các bộ phận kinh doanh 15

3. Chiến lược sản phẩm 15

3.1- Chiến lược Chuyên môn hóa 15

3.2- Chiến lược Đa dạng hóa 16

3.3- Chiến lược liên kết sản phẩm. 19

Chương II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BẮC VIỆT GROUP 22

I- Tổng quan Bắc Việt GROUP 22

1. Lịch sử hình thành 22

2. Các loại hình kinh doanh 23

3. Các thành viên và quá trình phát triển của Bắc Việt GROUP 23

3.1- Các thành viên: 23

3.2- Quá trình phát triển 24

II- Tình hình hoạt động của Bắc Việt GROUP trong giai đoạn 2005-2008 26

1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP hiện nay 26

2. Quá trình thực hiện chiến lược 27

3. Tình hình hoạt động của Bắc Việt GROUP trong giai đoạn 2005-2008 29

III. Đánh giá chung về chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP 35

1. Những mặt tích cực 35

2. Những khiếm khuyết và khó khăn 37

2.1- Vấn đề vốn đầu tư lớn 37

2.2- Vấn đề rủi ro trong kinh doanh 37

2.3- Bỏ qua một số cơ hội kinh doanh 38

Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO BẮC VIỆT GROUP 40

I- Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược cho Bắc Việt GROUP 40

1. Dự báo nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm mà công ty có thể cung cấp 40

2. Năng lực hiện tại của công ty 43

3. Tình hình kinh tế xã hội thời điểm hiện tại 44

II- Phương hướng hoàn thiện chiến lược cho Bắc Việt GROUP 46

1. Tiếp tục thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm 46

1.1- Tiếp tục tập trung vào các mặt hàng sẵn có 46

1.2- Mở rộng sang sản xuất container ( 1 sản phẩm từ thép) 47

2. Thực hiện thêm chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang 48

2.1- Sản xuất đồ nhựa tiêu dùng 48

2.2- Góp vốn đầu tư mở trường đào tạo nghề 49

3. Điều kiện để thực hiện các phương hướng chiến lược trong tương lai 50

III- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cho Bắc Việt GROUP 52

1. Nghiên cứu thị trường để lập ra chiến lược kinh doanh thích hợp 52

2. Nghiên cứu khoa học công nghệ áp dụng trong những hoạt động sản xuất kinh doanh 53

3- Tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân lực phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh mà công ty hoạt động 54

KẾT LUẬN 56

Tài liệu tham khảo: 57

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 58

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Bắc Việt GROUP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Các loại hình kinh doanh - Sản xuất thép tấm, lá , hình sảm xuất thép cán và cơ khí. - Sản xuất nhà thép tiền chế, thiết bị nâng hạ, thiết bị tàu thuỷ. - Kinh doanh thương mại, mạng phân phối, logistics và nội thất văn phòng. - Xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng. - Kinh doanh bất động sản và đầu tư. 3. Các thành viên và quá trình phát triển của Bắc Việt GROUP 3.1- Các thành viên: Hiện tại, Bắc Việt GROUP gồm 7 thành viên chính thức mỗi thành viên hoạt động trong một lĩnh vực khác nhau nhưng nhìn chung đều có ít nhiều liên quan và hỗ trợ được lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh. Hai thành viên chủ chốt nhất hiện tại là Công ty cổ phần thép Bắc Việt và công ty cố phần thép Bắc Việt - Vinashin là nhưng công ty đem lại phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho Bắc Việt. Còn lại, hầu hết các công ty đều là công ty mới thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng cũng hoạt động tương đối tốt và góp phần vào sự phát triển chung của Bắc Việt GROUP. Tên công ty Địa chỉ Lĩnh vực hoạt động Công ty cổ phần thép Bắc Việt 53 Đức Giang - Hà Nội Xuất nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh thép tấm, lá... Công ty cổ phần thương mại Bắc Việt 109/53 Đức Giang - Long Biên - Hà Nội Kinh doanh thươngmaij phân phối nội thất văn phòng Công ty cổ phần thép Bắc Việt - Vinashin Km7 - Quốc lộ 18 - Xã Phương Liễu - Quế Võ - Bắc Ninh Sản xuất thép tiền chế, thiết bị tàu thủy Công ty T.N.H.H nội thất Bắc Việt 422 Điện Biên Phủ - Đà Nẵng Kinh doanh thương mại, mạng phân phối, nội thất Công ty cổ phần và xây dựng Bắc Việt 109/53 Đức Giang - Long Biên - Hà Nội Xây dựng và kinh doanh bất động sản Công ty cổ phần giao nhận vận chuyển Bắc Việt 109/53 Đức Giang - Long Biên - Hà Nội Đại lý vận tải đường bộ, đường biển, dịch vụ logistic Công ty cổ phần Công nghiệp Bắc Việt Gia Lễ - Đông Hưng - Thái Bình Sản xuât thép cán và cơ khí, sản xuất container. 3.2- Quá trình phát triển Thép Bắc Việt thành lập ngày 20/3/2000, từ đó đến năm 2004, doanh nghiệp vẫn chưa có ý định thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Đây là thời gian đầu khi doanh nghiệp mới được thành lập với vô số khó khăn về mọi mặt. Trong gian đoạn này, doanh nghiệp hoạt động mà gần như không có một chiến lược cụ thể, lý do chính là do lúc này Bắc Việt không có đủ nguồn lực để thực hiện những chiến lược lớn mà cụ thể là chiến lược cần nhiều sự đầu tư như chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Đến cuối năm 2004, khi mà Bắc Việt đã đạt được một số thành tựu nhất định, năng lực của doanh nghiệp đã được nâng cao về mọi mặt từ tài chính đến nguồn nhân lực. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội trong việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dựa trên một mặt hàng cơ sở là sắt thép và bắt đầu khởi động việc thực hiện chiến lược này với việc thành lập một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhà thép tiền chế. 4/8/2006, công ty kết cấu thép Bắc Việt chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Với việc thành lập công ty kết cấu thép Bắc Việt, Bắc Việt chính thức bước qua giai đoạn khó khăn và đi vào giai đoạn phát triển với tốc độ chóng mặt. Thành công bước đầu của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm không những làm Bắc Việt có thêm tiềm lực về mọi mặt mà còn làm ban giám đốc công ty có thêm niềm tin vào sự đúng đắn của chiến lược kinh doanh đang được thực hiện. Do vậy, đến giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008, khi cảm thấy cơ hội đã tới, lãnh đạo của Bắc Việt quyết định thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm một cách triệt để và rộng rãi hơn bằng cách thành lập thêm một loạt các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Bắc Việt GROUP chính thức ra đời: + 20/09/2007, công ty cổ phẩn thương mại Bắc Việt được thành lập. + 21/12/2007, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nội thât BắcViệt ra đời. + 30/01/2008, Công ty cổ phần giao nhận vận chuyển Bắc Việt đi vào hoạt động. + 30/01/2008, công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Bắc Việt chính thức thành lập. + 31/01/2008, công ty cổ phần công nghiệp Bắc Việt đăng ký kinh doanh. II- Tình hình hoạt động của Bắc Việt GROUP trong giai đoạn 2005-2008 1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP hiện nay Hiện tại Bắc Việt đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đồng tâm dựa trên một mặt hàng ban đầu là sắt thép. Mục tiêu phát triển Công ty đặt ra mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, phát triển, mở rộng doanh nghiệp, làm cho Bắc Việt ngày một lớn mạnh, trở thành một thương hiệu lớn ở Việt Nam. Các quan điểm phát triển - Công ty mong muốn từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm qua đó tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn cho sản phẩm. - Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra thêm sản phẩm mới có sức cạnh tranh tốt trên thị trường. - Không ngừng nghiên cứu công nghệ mới, cải tiến công nghệ sẵn có để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. - Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Coi nhân tố con người là yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty đồng thời là chìa khóa cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược phát triển Chủ động sử dụng các điểm mạnh của công ty như công nghệ sẵn có, kinh nghiệm hoạt động,... để khắc phục các điểm yếu như sự hạn chế về mặt tài chính, hạn chế về khả năng tham gia vào lĩnh vực mới,... qua đó tận dụng các cơ hội xuất hiện trên thị trường nhằm tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng những lợi thế của doanh nghiệp. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đầu tư, đào tạo... một mặt để thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm, mặt khác để nâng cao năng suất, tăng chất lượng sản phẩm nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để công ty có được những công nghệ tiên tiến, đội ngũ lao động có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hiện tại và tương lai. 2. Quá trình thực hiện chiến lược Năm 2004, ban lãnh đạo công ty Thép Bắc Việt nhận thấy thời cơ đã chín muồi để thực hiện một chiến lược kinh doanh có quy mô lớn nhằm làm cho công ty phát triển mạnh mẽ hơn. Sau khi phân tích tình hình thị trường thép thời điểm đó, ban lãnh đạo công ty đưa ra kết luận về cơ hội mới trên thị trường: Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, các doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư vào thị trường trong nước cùng với việc Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập WTO trong tương lai gần sẽ tạo ra rất nhiều dự án đầu tư mới, những khu công nghiệp lớn. Khi xây dựng cơ sở sản xuất, các nhà đầu tư thường tính đến việc xây dựng nhà xưởng theo mô hình nhà thép tiền chế vì đây là mô hình rất phù hợp với việc xây dựng nhà xưởng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp với đặc điểm bền, đẹp,chịu lực tốt, thi công nhanh, có thê xây dựng trên một diện tích rất lớn và có giá thành rẻ hơn rất nhiều nếu xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt thép. Bên cạnh đó, thép Bắc Việt cũng có những lợi thế rất lớn để tham gia vào lĩnh vực sản xuất kết cấu thép như việc công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng sắt thép tức là đã có sẵn nguồn nguyên liệu đầu vào, đội ngũ cán bộ công nhân viên an hiểu về mặt hàng sắt thép cùng với các loại máy móc, công nghệ phục vụ cho chế biến sắt. Đứng trước cơ hội đó, ban lãnh đạo công ty đã ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nhà thép tiền chế. Với việc công ty kết cấu thép Bắc Việt thành lập vào năm 2006, Bắc Việt đã tiến một bước dài trong quá trình phát triển cũng như thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dựa trên một mặt hàng cơ sở ban đầu là sắt thép. Kết cấu thép Bắc Việt đã tận dụng tốt nguồn nguyên vật liệu (kể cá nguyên vật liệu dư thừa), năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng nhưng những mỗi quan hệ với khách hàng đã được tạo dựng từ trước của công ty Thép Bắc Việt để hoạt động kinh doanh hết sức hiệu quả. Cuối năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO khiến cho thị trường mở cửa, các dự án đầu tư tăng vọt đem đến rất nhiều đơn đặt hàng cho Kết cấu thép Bắc Việt khiến cho công ty tăng trưởng không ngừng. Bản thân thép Bắc Việt cũng hoạt động hiệu quả hơn khi công ty Kết cấu thép Bắc Việt thành lập vì nhờ đó mà có nguồn tiêu thụ những sản phẩm dư thừa, tạo dựng thêm thương hiệu, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy với điều kiện là một doanh nghiệp tư nhân, hạn hẹp về nguồn lực tài chính Bắc Việt đã áp dụng chiên lược đa dạng hóa đồng tâm để tận dụng tối đa công suất máy móc, sản phẩm dư thừa và năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Từ một sản phẩm cơ sơ là thép, Bắc Việt đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, không chỉ kinh doanh thép, sản xuất thép tấm và tấm lợp, Bắc Việt đã mở rộng ra sản xuất nhà thép tiền chế - một sản phẩm từ thép. Từ khi thành lập công ty kết cấu thép Bắc Việt cho đến nay, Bắc Việt GROUP vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đồng tâm. Tiếp theo những thành công đạt được trong bước đầu thực hiện chiến lược kinh doanh này, ban lãnh đạo công ty đã quyết định thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm với việc mở rộng đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có sự liên hệ với ngành thép để tận dụng những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực hiện công ty đang tham gia. Công ty đã mở rộng sự đầu tư vào các hoạt động như vận tải, cho thuê kho bãi, làm dịch vụ logistic và tham gia vào lĩnh vực xây dựng. Với những mối quan hệ được tạo dựng từ trước khi tham gia hoạt động kinh doanh sắt thép đã giúp công ty thâm nhập dễ dàng hơn vào lĩnh vực vận tải, cho thuê kho bãi và xây dựng. Đồng thời nhờ đảm nhận thêm một số khâu trong chuỗi giá trị mà hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thép được nâng cao. Song song việc tham gia vào lĩnh vực vận tải, Bắc Việt còn đảm nhận vai trò là đạo lý phân phối sản phẩm cho công ty nội thất 190. Đây cũng là một hoạt động kinh doanh rất có tiềm năng đồng thời cũng tạo ra thêm đơn đặt hàng cho hoạt động vận tải, tận dụng được tối đa khả năng của đội xe và đội ngũ quản lý. 3. Tình hình hoạt động của Bắc Việt GROUP trong giai đoạn 2005-2008 Ta có thể thấy được những mặt tích cực cũng như những mặt tích cực cũng như những khiếm khuyết của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Bắc Việt GROUP thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của họ trong giai đoạn thực hiện chiến lược kinh doanh này. Bảng 1: Doanh thu và lợi nhuận của Bắc Việt GROUP giai đoạn 2005-2008 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 143,693,810 160,210,100 429,288,944 557,650,325 Lợi nhuận trước thuế 320,856 386,742 17,082,486 24,591,801 Lợi nhuận sau thuế 183,867 257,454 16,126,107 17,525,111 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Bắc Việt GROUP Hình 1: Doanh thu của Bắc Việt GROUP (2005-2008) Hình 2: Lợi nhuận của Bắc Việt GROUP (2005-2008) Từ khi bắt đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ( tháng 8/2006 với sự ra đời của công ty kết cấu thép Bắc Việt) hoạt động của công ty có sự khởi sắc rõ rệt. Đặc biệt trong 2 năm 2007 và 2008 công ty đã có được một tốc độ phát triển chóng mặt. Ta có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ về doanh thu và lợi nhuận của Bắc Việt trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến hết năm 2008. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng năm 2005 Bắc Việt đạt doanh thu khoảng 140,7 tỷ VND, sang đến năm 2006, doanh thu đạt hơn 160 tỷ tốc độ tăng trưởng danh nghĩa khoảng 11,5%. Đến năm 2007, với việc công ty Kết cấu thép Bắc Việt bắt đầu đi vào hoạt động, doanh thu đã vọt lên đến hơn 429 tỷ VND, tức là gấp gần 2,7 lần so với năm 2006. Sang đến năm 2008 doanh thu của Bắc Việt đạt 557,6 tỷ VND với tốc độ tăng trưởng danh nghĩa đạt gần 30% tức là gấp gần 3 lần so với giai đoạn 2005-2006 khi chỉ có một công ty là Thép Bắc Việt hoạt động. Đương nhiên, nếu chỉ có doanh thu tăng lên thì không đủ đê chứng minh rằng một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chúng ta cần xem xét đến một thước đo mà bàn thân nó là mục đich hoạt động chung của tất cả các doanh nghiệp tư nhân: Lợi nhuận. Nhìn vào bảng biểu, trong khi năm 2005 và năm 2006 lợi nhuận sau thuê chỉ đạt trên dưới 200 triệu VND thì ngay sau khi bắt đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm thì lợi nhuận năm 2007 đã đạt đến một con số đáng kinh ngạc : 16,1 tỷ đồng - gấp tới 62,5 lần so với năm 2006. Năm 2008 đã chứng minh rằng lợi nhuận của năm 2007 không chỉ là hiện tượng nhất thời khi lợi nhuận của năm 2008 đạt 17,5 tỷ ( tốc độ tăng trưởng 8,7%). Đương nhiên lợi nhuận năm 2008 còn có thể cao hơn nữa nếu như không có cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào thời điểm cuối năm. Nguyên nhân Việc doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến sau khi thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đồng thời giữa được tốc độ tăng trưởng ở mức tương đối cao đã chứng minh sự hiệu quả trong chiến lược kinh doanh của Bắc Việt. Có thể nói nguyên nhân quan trọng nhất để Bắc Việt đạt được kết quả kinh doanh tốt như vậy là nhờ vào việc thức hiện thành công chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dựa trên một mặt hàng cơ sở là sắt thép. Bên cạnh nguyên nhân trên không thể không kể đến các nguyên nhân khác như sự nỗ lực của toàn thể các thành viên của công ty, sự ưu ái và tín nhiệm của khách hàng cùng với một số điều kiện khách quan khác như là điều kiện thị trường thuận lợi cho sự hoạt động của các doanh nghiệp thép: Kinh tế phát triển mạnh, các dự án được đầu tư mới nhiều, giá thép không ngừng tăng lên... Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận của Bắc Việt GROUP trong năm 2008 Quý I và II Quý III Quý IV Doanh thu 304,319,575 146,903,611 106,427,139 Lợi nhuận trước thuế 13,596,218 10,560,629 434,954 Lợi nhuận sau thuế 9,608,293 7,603,652 313,166 [ Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Bắc Việt GROUP Hình 3: Tỷ trọng doanh thu của Bắc Việt GROUP trong năm 2008 [ Hình 4: Tỷ trọng lợi nhuận của Bắc Việt GROUP trong năm 2008 3 tháng cuối năm 2008 là quãng thời gian công ty hoạt động không thực sự hiệu quả. Ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng thống kê doanh thu và lợi nhuận của Bắc Việt GROUP. Trong 3 quý I, II và III của năm 2008, doanh nghiệp đã hoạt động rất có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận luôn ở mức rất cao, đặc biệt là lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 quý này đã đạt 17,2 tỷ VND tức là hơn cả con số cả năm 2007 đạt được ( 16,1 tỷ). Tuy nhiến, 3 tháng cuối năm lại là giai đoạn công ty hoạt động không được như mong muốn, không chỉ doanh thu giảm ( 106 tỷ so với gần 147 tỷ trong quý III) mà lợi nhuận cũng giảm mạnh xuống chỉ còn 313 triệu VND tức là chỉ bằng 5,5% lợi nhuận trung bình của 3 quý đầu năm. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 đã làm cho Bắc Việt GROUP hoạt động không hiệu quả. Doanh thu và lợi nhuận của Bắc Việt giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng kinh tế này đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế mà sắt thép và xây dựng là một trong những ngành hàng bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Đó là vì khi kinh tế khủng hoảng thì đương nhiên sự đầu tư sẽ bị hạn chế đến mức tối đa. Với đặc thù hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất ra tư liệu sản xuất thì Bắc Việt cũng như những doanh nghiệp sắt thép khác không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, không còn đầu tư, sắt thép không bán được đã đồng loạt hạ giá., một số loại thép đã hạ từ 17000Đ/Kg xuống chỉ còn 8000Đ/Kg gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh thép. Không chỉ vậy, với đặc thù của ngành kinh doanh là cần lượng vốn đầu tư cực lớn, mà phần rất lớn là vốn vay ngắn hạn, khi hàng hóa không thể bán ra thì các doanh nghiệp không thể quay vòng tài chính, từ đó không thể trả các khoản gốc và lãi vay ngân hàng. Lãi suất ngân hàng đã tạo một áp lực khủng khiếp lên các doanh nghiệp, thậm chí có thể khiến họ bị phá sản. Trong quy luật chung đó Bắc Việt GROUP đã bị ảnh hưởng dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh không được khả quan trong quý IV này. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế thế giới không phải là nguyên nhân duy nhất. Một nguyên nhân khác là việc Bắc Việt GROUP đã không phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Với việc tập trung hoàn toàn vào các ngành sản xuất kinh doanh liên quan đến sắt thép và xây dựng, Bắc Việt đã chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề khi khủng hoảng kinh tế xảy ra mà không có hoạt động kinh doanh nào khác cỏ thể giảm bớt gánh nặng về tài chính cho họ. Giả sử nếu Bắc Việt có tham gia vào một ngành sản xuất kinh doanh ít biến động hơn như một ngành nào đó sản xuất ra tư liệu tiêu dùng thiết yếu (đường cầu ít co giãn) thì khi kinh tế có biến động lĩnh vực này sẽ là phao cứu sinh cho các lính vực bị ảnh hưởng nặng hơn. Ít nhất nó cũng sẽ giúp Bắc Việt giải quyết vấn đề tính thanh khoản trong từ thời điểm qua đó giảm được sự thiệt hại cho toàn bộ hệ thống. III. Đánh giá chung về chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP 1. Những mặt tích cực Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dựa trên cơ sở một mặt hàng cơ bản là sắt thép, Bắc Việt đã đạt được nhiều thành công, doanh thu và lợi nhuận thường xuyên được cải thiện, hiệu quả kinh doanh được nâng cao, kết quả kinh doanh khởi sắc: Thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, Bắc Việt đã tận dụng được tối đa công suất của toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị cũng như năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Trong khi sản xuất kinh doanh thép tấm, tôn lợp và các mặt hàng sắt thép khác thường hay tạo ra những mảnh sản phẩm thừa được loại ra và bán thanh lý với giá rẻ. Tuy nhiên, từ khi thành lập công ty kết cấu thép Bắc Việt, thì những sản phẩm thừa này vẫn có thể được tận dụng trong hoạt động sản xuất ra mặt hàng kết cầu thép qua đó tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ta có thể thấy rằng một trong những điều quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư là công nghệ và nguồn nhân lực. Các công ty mới thành lập thường gặp nhiều khó khăn khi đi tìm công nghệ thích hợp, đào tạo nguồn nhân lực sao cho thích hợp với công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng với đặc thù doanh nghiệp đã có thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép nên Bắc Việt không gặp phải quá nhiều khó khăn trong việc xử lý các công nghệ chế biến thép như cắt, đột, hàn... cũng như đào tạo nguồn nhân lực vì Bắc Việt đã có sẵn một đội ngũ nhân viên với kinh nghiệm và năng lực mạnh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh sắt thép để làm nòng cốt cho công ty kết cấu thép Bắc Việt khi mới được thành lập. Việc đa dạng hóa sản phẩm làm cho công ty có thể đáp ứng nhiều nhu cầu thị trường hơn, nắm bắt những cơ hội xuất hiện trên thị trường, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, tìm được những bạn hàng lâu dài, tạo tiền đề để phát triển bền vững trong tương lai. Đối với một loại mặt hàng, khách hàng có thể có các nhu cầu khác nhau, có những khách hàng chỉ đơn giản là mua sản phẩm nhưng cũng có những người có nhu cầu chế biến và vận chuyển. Với chiến lược đa dạng hóa đồng tâm mà Bắc Việt đang thực hiện, công ty có khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm sắt thép. Có thể thực hiện nhiều yêu cầu của khách hàng tức là đã tăng thêm cơ hội kinh doanh, tạo dựng được thương hiệu vững chắc hơn. 2. Những khiếm khuyết và khó khăn Tuy đạt được nhiều thành tựu với những mặt tích cực không thể phủ nhận nhưng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Bắc Việt không phải là không có những khiếm khuyết, khuyết điểm. 2.1- Vấn đề vốn đầu tư lớn Bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép đều cần lượng vốn đầu tư lớn, với việc tập trung đầu tư chỉ đang dạng hóa sản phẩm dựa trên một mặt hàng cơ sở là thép làm cho doanh nghiệp không phân tán được rủi ro khi có sự biến động bất lợi của thị trường liên quan đến ngành thép. Như việc đầu tư để thành lập công ty Kết cấu thép Bắc Việt đã tiêu tốn tới gần 40 tỷ VNĐ, các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực sắt thép cần điều kiện máy móc nhiều, diện tích nhà xưởng lớn và yêu cầu kỹ thuật rất cao. Việc đầu tư thành lập một công ty đã cần một tiềm lực tài chính khá lớn với thời gian thu hồi vốn tương đối dài. Đồng thời ngay khi doanh nghiệp hoạt động thì lượng vốn lưu động dùng để mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cũng là rất lớn. Nếu không quay vòng được vốn thì chỉ riêng tiền lãi vay đầu tư cũng đủ sức bóp chết một doanh nghiệp. Nguyên nhân: Đặc thù của các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất thép nói riêng và công nghiệp nặng nói chung đó là cần lượng vốn đầu tư ban đầu cũng như vốn lưu động là rất lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu là tương đối dài. Đây là một vấn đề rất bất lợi một khi vòng quay của tiền tắc ở một khâu nào đó. Một nguyên nhân nữa đó là do kinh doanh quá mạo hiểm nên đã vay lượng vốn lớn đến mức khó có thể kiểm soát nếu xảy ra biến động. 2.2- Vấn đề rủi ro trong kinh doanh Cùng với đó việc đầu tư tập trung vào một ngành kinh doanh khiến cho doanh nghiệp không phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Nếu như có một sự biến động bất lợi nào đó của thị trường ảnh hưởng đến ngành thép thì toàn bộ hệ thống kinh doanh của Bắc Việt đều sẽ bị ảnh hưởng. Với toàn bộ hoạt động kinh doanh nằm trong ngành thép thì nếu như xảy ra biến động thì doanh nghiệp sẽ không có một hoạt động kinh doanh nào khách để phân tán rủi ro, chia sẽ gánh nặng tài chính. Minh chứng rõ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008. Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, các dự án đầu tư bị đình lại khiến lượng đơn đặt hàng của công ty giảm mạnh. Giá thép hạ khiến công ty bị thiệt hại nặng. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ làm cho công ty mất tính thanh khoản, khó khăn trong việc xoay tài chính. Lượng vốn đầu tư lớn làm cho gánh nặng lãi ngân hàng đè nặng lên Bắc Việt là vô cùng khủng khiếp. Lúc này vì chỉ hoạt động trong lĩnh vực sắt thép mà công ty không có một phao cứu sinh về tài chính nào dù chỉ là phao cứu sinh tức thời để giải quyết tính thanh khoản tại thời điểm. Nguyên nhân: Mặc dù tập trung đầu tư vào ngành thép có thể tận dụng được kinh nghiệm, máy móc, nguyên vật liệu thừa... nhưng cũng vì tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều trong ngành thép nên khi thị trường thép có biến động bất lợi thì toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một bộ máy. Đây là vấn đề không phân tán được rủi ro trong kinh doanh do chỉ tập trung đầu tư vào một lĩnh vực. 2.3- Bỏ qua một số cơ hội kinh doanh Ngoài ra, việc tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến mặt hàng sắt thép làm cho Bắc Việt chưa đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng lớn mà doanh nghiệp có thể tham gia. Trong thời gian doanh nghiệp hoạt động từ năm 2000 đến nay, thị trường trong nước xuất hiện rất nhiều cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng nắm lấy như thời điểm năm 2005 đã có một số đối tác ngỏ ý muốn hợp tác đầu tư với Bắc Việt trong một số lĩnh vực như: đồ uống, nước giải khát, nước hoa quả đóng hộp,... Tuy nhiên ban lãnh đạo Bắc Việt đã từ chối vì muốn tập trung toàn bộ nguồn lực cho việc đầu tư vào công ty Kết cấu thép Bắc Việt. Vào thời điểm đó đây là một lựa chọn hợp lý, tuy nhiên, sau khi đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất kết cấu thép và thu được những thành tựu nhất định thì lãnh đạo công ty vẫn không hướng sự chú ý đến những thị trường trong các lĩnh vực khác mà vẫn chỉ tập trung phát triển trong lĩnh vực sắt thép và xây dựng để tận dụng những lợi thế sẵn có. Do đó đã bỏ qua một số cơ hội kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận, thương hiệu và sự bảo hiểm về tình thanh khoản cho doanh nghiệp Nguyên nhân: Vấn đề này xuất hiện là do doanh nghiệp quá tập trung vào thị trường quen thuộc là thị trường những mặt hàng liên quan đến sắt thép mà không nghiên cứu thị trường để tìm những cơ hội đầu tư mới, nhưng lĩnh vực có tiềm năng. Đây là tâm lý đi theo lối mòn và không chịu thay đổi con đường đã từng thành công. Nhận xét: Nhìn chung trong giai đoạn 2005-2008, do áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dựa trên một mặt hàng cơ sở là thép mà công ty đã hoạt động tương đối tốt và đạt được nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2008 công ty đã có dấu hiệu chững lại, kết quả hoạt động không được tốt như giai đoạn trước đó. Một phần nguyên nhân của tình trạng này chính là do chiến lược kinh doanh của công ty còn một số khiếm khuyết. Cụ thể là sự không phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Đề giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới cần phải tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP. Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO BẮC VIỆT GROUP I- Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược cho Bắc Việt GROUP 1. Dự báo nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm mà công ty có thể cung cấp Hiện nay, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển với nhu cầu xây dựng cơ bản là rất lớn, các mặt hàng như thép tấm, tôn lợp, nhà thép tiền chế nhu cầu vẫn sẽ ổn định trong thời gian tới. Qua thời kỳ khó khắn, đến khi kinh tế phục hồi thì Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21876.doc
Tài liệu liên quan