Chuyên đề Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ VẤN ĐỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 1

1.1. DNVVN trong nền kinh tế thị trường. 1

1.1.1. Thực trạng DNVVN ở Việt Nam. 1

1.1.2. Đặc điểm của DNVVN. 4

1.1.3. Vai trò DNVVN trong nền kinh tế thị trường. 6

1.2. Tín dụng Ngân hàng và vấn đề mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 8

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức tín dụng Ngân hàng. 8

1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN. 11

1.2.3. Vấn đề mở rộng tín dụng đối với DNVVN. 14

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN. 17

1.3. Kinh nghiệm của các NHTM ở một số nước trong việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN và bài học rút ra đối với Việt Nam. 21

1.3.1. Kinh nghiệm của NHTM ở một số nước. 21

1.3.2. Bài học rút ra đối với Việt Nam. 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHCT BA ĐÌNH. 24

2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình. 24

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Ba Đình. 24

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. 26

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình trong 3 năm trở lại đây (2005-2007). 26

2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình từ 2005-2007. 39

2.2.1. Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN trong tổng dư nợ của toàn Chi nhánh. 39

2.2.2. Tình hình cho vay- thu nợ- dư nợ đối với DNVVN. 42

2.2.3. Tình hình dư nợ đối với DNVVN theo thời hạn. 44

2.2.4. Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN. 45

2.3. Đánh giá việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình. 46

2.3.1. Kết quả đạt được. 46

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH NHCT BA ĐÌNH. 52

3.1. Sự cần thiết của việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN. 52

3.1.1. Xét trên phương diện các DNVVN. 52

3.1.2. Xét trên phương diện NHTM. 53

3.2. Định hướng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới. 54

3.2.1. Định hướng mở rộng tín dụng đối với DNVVN của NHCT Việt Nam. 54

3.2.2. Định hướng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT Ba Đình. 56

3.3. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNVVN. 57

3.3.1. Cải tiến các thủ tục, quy trình cho vay đối với DNVVN. 57

3.3.2. Đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với DNVVN. 62

3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. 62

3.3.4. Triển khai hoạt động dịch vụ thanh toán. 63

3.3.5. Khai thác tốt các chương trình hỗ trợ cho các DNVVN. 64

3.3.6. Nâng cao chất lượng tín dụng. 64

3.3.7. NHCT Ba Đình cần chủ động cạnh tranh, mở rộng thị phần và tăng trưởng tín dụng. 68

3.4. Kiến nghị. 71

3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước. 71

3.4.2. Kiến nghị đối với NHNN 73

3.4.2. Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam. 74

KẾT LUẬN.

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay vốn, gửi tiền tại Ngân hàng mình, nay không mua vào USD thì dễ bị khách hàng bỏ đi sang Ngân hàng khác. Đứng trước những khó khăn đó, cùng với những định hướng phát triển của đất nước, của ngành và sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình đã đạt nhiều thành tích, kết quả to lớn đáng khích lệ, duy trì và đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng phát triển về mọi mặt và có uy tín đối với doanh nghiệp và nhiều khách hàng xa gần, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Ta có thể xem xét tình hình hoạt động của Ngân hàng thông qua một số nghiệp vụ cơ bản sau: 2.1.3.1. Về công tác huy động vốn Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ một trong những đặc trưng cơ bản là “ đi vay để cho vay” do đó nguồn vốn huy động hay còn gọi là đầu vào của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của Ngân hàng. Một nguồn vốn lớn, ổn định là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi họat động kinh doanh, nó quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác, quyết định đến khả năng thanh toán, chi trả và năng lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã luôn coi trọng công tác huy động vốn tiếp tục tăng trưởng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy không có lợi thế về cơ sở kinh tế, lại có rất nhiều tổ chức tín dụng có trụ sở để huy động vốn nhưng với sự nỗ lực chủ động tìm kiếm, khai thác nguồn vốn nhàn rỗi với các hình thức hấp dẫn, mở rộng mạng lưới quỹ tiếp kiệm ở những nơi dân cư tập trung đông, xây dựng phong cách giao dịch văn minh… sự năng động, sáng tạo của Ban lãnh đạo và đội ngũ CBCNV nên công tác huy động vốn đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Ta có thể thấy rõ ở bảng sau: Bảng 3: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHCT Ba Đình từ năm 2005- 2007. Đơn vị: Tỷ đồng. Năm 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Mức tăng/ giảm % tăng giảm Số tiền Mức tăng/ giảm % tăng giảm Tổng nguồn vốn 4164 4350 1864 4,47% 5141 791 18,18% 1.Theo đối tượng khách hàng - TG của TCKT 2050 1962 - 88 - 4,29% 2817 855 43,58% - TG của dân cư 2114 2388 274 12,96% 2324 - 64 - 2,68% 2. Theo loại tiền gửi - VND 3469 3497 28 0,81% 4040 534 15,53% - Ngoại tệ 695 853 158 22,73% 1101 248 29% Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị - NHCT Ba Đình Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Ba Đình nói chung tăng dần qua các năm, tổng nguồn vốn huy động năm 2006 đạt 4350 tỷ tăng 1864 tỷ đồng, tốc độ tăng 4,47% so với năm 2005. Đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động đã đạt đến 5141 tỷ đồng, tăng lên so với năm 2006 là 791 tỷ đồng. Đây là một thành tích to lớn trong công tác huy động vốn của chi nhánh NHCT Ba Đình. Sự tăng lên mạnh mẽ trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng có thể do một số nguyên nhân sau: - Tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới bất ổn xong kinh tế - chính trị Việt Nam vẫn diễn biến theo tình huống tích cực, các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Chính sách tiền tệ của NHNN cho phép thực hiên cơ chế lãi suất thỏa thuận trong cho vay VND, nới lỏng biên độ tỷ giá +/- 2% tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng quyền tự chủ. - Sự nỗ lực và quyết tâm lớn của toàn thể CBCNV chi nhánh NHCT Ba Đình tìm kiếm, khai thác có chọn lọc với lãi suất hấp dẫn từ nhiều nguồn khác nhau. - Mở rộng thêm mạng lưới tiết kiệm nhằm đảm bảo phục vụ khách hàng chính xác kịp thời. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong cơ chế thị trường hiện nay là vô cùng khó khăn cả về thế và lực. Nằm trên địa bàn có quá nhiều các cơ quan hành chính sự nghiệp và rất ít các đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng để giành giật thị phần, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay một doanh nghiệp tạo ra sự cạnh tranh gay gắt cho Ngân hàng. Nhưng bằng sự nỗ lực và quyết tâm lớn của Ban lãnh đạo và đội ngũ CBCNV Ngân hàng, trong những năm vừa qua Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, từng bước thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt, với những chính sách khách hàng hợp lý bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền bằng cơ chế lãi suất linh hoạt hấp dẫn và phù hợp với điều kiện cạnh tranh, công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của dân cư cũng như tổ chức kinh tế được chú trọng, đội ngũ các bộ nhiệt tình năng nổ… Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, qua 3 năm nguồn vốn huy động theo từng đối tượng khách hàng của Ngân hàng đều có chiều hướng biến động khác nhau. -Trong năm 2006 tiền gửi của các TCKT tại chi nhánh là 1962 tỷ đồng, giảm 88 tỷ đồng so với năm 2005 (tương đương với 4, 29%). Trong khi đó số dư tiền gửi của dân cư trong năm 2006 là 2388 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2005 tăng 274 tỷ đồng (tương đương với 12,96%). Nguyên nhân tăng do các yếu tố chủ yếu sau: + Chi nhánh thường xuyên có những chính sách khuyến mại hấp dẫn thích hợp với từng đối tượng khách hàng, nên đã thu hút được khách hàng với lượng tiền gửi lớn. Đồng thời triển khai được tốt các đợt huy động vốn phát hành kỳ phiếu dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ của NHCT Việt Nam. Cụ thể phát hành kỳ phiếu VND 11 tháng dự thưởng đạt 158 tỷ, vượt kế hoạch 43%, phát hành chứng chỉ tiền gửi USD đạt 5,33 triệu, vượt 18% mức kế hoạch được giao. + Khai thác tiền đền bù cho dân từ các dự án xây dựng đường giao thông Hà Nội, chi nhánh đã thực hiện 31 đợt nhận chi trả, qua đó huy động được trên 97 tỷ đồng tại các phường Phúc Xá, Ô Chợ Dừa, Hàng Bột, Thịnh Quang, Kim Mã, Tây Hồ… + Các dự án có nguồn vốn tài trợ ODA, WB… do chi nhánh khai thác vẫn tiếp tục tăng. Do vậy nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh từ cuối năm 2005 đến nay không những đáp ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, mà còn vốn ngoại tệ về quỹ điều hòa của NHCT Việt Nam. - Tuy nhiên, sang năm 2007 số dư tài khoản tiền gửi của các TCKT đã đạt được là 2817 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2006 là 855 tỷ đồng ( tương đương với 43,58% ). Trong khi đó, số dư tài khoản tiền gửi của dân cư trong năm này là 2324 tỷ đồng, giảm hơn so với năm 2006 là 64 tỷ đồng ( tương đương với 2,68% ). * Nguyên nhân của tình trạng trên là do: + Tiền gửi của các TCKT tại chi nhánh trong năm 2007 so với các năm trước có mức tăng đột biến do huy động vốn từ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng được quan tâm chú trọng hơn. Đặc biệt từ cuối quý II/2007 chi nhánh đã phân công cụ thể cho từng phòng nghiệp vụ có liên quan tới khách hàng về chỉ tiêu huy động vốn, hàng tháng có kiểm điểm, đánh giá kết quả nên huy động vốn của các TCKT đã có chuyển biến tăng lên rõ rệt. Nhiều khách hàng vay vốn có tiềm năng về tiền gửi đã chuyển vốn về gửi tại chi nhánh với khối lượng rất lớn. Mặt khác, chi nhánh đã có những chính sách khuyến mại thích hợp đối với từng doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp có vốn lớn vẫn duy trì được mức tiền gửi khá ổn định hoặc đã chuyển thêm vốn về gửi tại chi nhánh. Do vậy năm 2007, huy động vốn từ TCKT của chi nhánh rất thành công và có mức tăng trưởng rất cao. + Trong khu vực tiền gửi dân cư, chi nhánh đã phối hợp chặt chẽ với UBND các phường tuyên truyền trên các đài phát thanh để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ về tiền gửi dân cư. Mặt khác, chi nhánh cũng tiến hành chỉnh sửa lại một số quỹ tiết kiệm cho khang trang, đẹp đẽ hơn. Đồng thời rất coi trọng công tác giao tiếp với khách hàng… nên đợt huy động kỳ phiếu dự thưởng từ ngày 22/2 đến ngày 24/4 2007, chi nhánh đã huy động vượt 141 tỷ VND so với kế hoạch, đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ vào cuối năm 2007 đã huy động được 5,62 triệu USD đạt 97% kế hoạch mà NHCT Việt Nam đã giao. Tuy nhiên do tác động cạnh tranh của các TCTD và các tổ chức định chế tài chính, giá thị trường nhà đất hồi phục tăng cao trở lại, đặc biệt là giá vàng, giá tiêu dùng tăng liên tục vào những tháng cuối năm, nên vốn huy động từ tiền gửi dân cư đã không giữ được mức tăng 8,5% vào thời điểm 30/6/2007 mà còn bị sụt giảm 2,68% vào cuối năm 2007. Đây là thách thức không nhỏ trong công trong công tác huy động vốn từ khu vực tiền gửi dân cư của chi nhánh trong thời gian tới. Cũng từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: Nguồn vốn huy động bằng VND có xu hướng tăng lên và ngoại tệ có xu hướng giảm vào năm 2007 cụ thể: Tiền gửi VND năm 2006 đạt 3497 tỷ đồng tăng 28 tỷ đồng so với năm 2005 (tương đương với 0,81%), đến ngày 31/12/2007 đạt 4040 tỷ đồng tăng lên 534 tỷ đồng (tương đương với 15,53%) so với năm 2006. Trong khi đó tiền gửi ngoại tệ quy VND năm 2006 đạt 853 tỷ đồng, tăng 158 tỷ đồng (tương đương 22,73%) so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 chỉ đạt 1101 tỷ đồng tăng 248 tỷ đồng (tương đương 29%) so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do: Năm 2006 do ảnh hưởng của việc tăng lãi suất của FED, đồng thời là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất huy động vốn VND luôn không ổn định nên tiền gửi VND tăng rất ít (chỉ 0,81%), trong khi huy động ngoại tệ tăng mạnh (22,37%). Nhưng vào năm 2007, FED đã cắt giảm lãi suất làm tỷ giá đồng USD giảm, Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ vào do đó huy động ngoại tệ chỉ tăng 29% so với năm trước. Như vậy tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động bằng VND nhiều hơn so với tốc độ huy động tiền gửi bằng ngoại tệ quy ra VND. Mặc dù như vậy nhưng trong công tác huy động vốn, chi nhánh NHCT Ba Đình luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của toàn hệ thống NHCT Việt Nam. Nguồn vốn lớn, ổn định, vững chắc và được phát triển thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc cân đối vốn và đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thương trường, giúp Ngân hàng dễ dàng mở rộng công tác tín dụng tạo đà cho sự phát triển của Ngân hàng. 2.1.3.2. Về tình hình sử dụng vốn Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động được nhiều mà không cho vay ra được thì dẫn đến hậu quả “ách tắc vốn” nhưng ngược lại cho vay được mà không thu hồi được nợ thì lại càng không tốt. Do vậy nghiệp vụ sử dụng vốn chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường thậm chí có thể đi tới phá sản đối với bất cứ một Ngân hàng nào. Nhận thức đúng đắn vấn đề này, NHCT Ba Đình luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương, chính sách của NHCT Việt Nam với phương trâm “phát triển- an toàn- hiệu quả”. Chi nhánh chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốn cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành. Trong những năm qua, công tác tín dụng của Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Ta có thể thấy được điều đó qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Ba Đình từ 2005- 2007. Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Mức tăng Tỷ trọng Số tiền Mức tăng Tỷ trọng Tổng dư nợ 2816 100% 2360 -456 100% 2643 283 100% Theo thời gian Ngắn hạn 1850 65,7% 1861 11 78,9% 2195 334 83,05% Trung dài hạn 966 34,3% 499 -467 21,2% 448 - 11 16,95% Theo TPKT DNNN 1708 60,65% 986 -722 41,78% 1120,6 134,6 42,4% DNNQD 1108 39,35% 1374 266 58,22% 2522,4 1148,4 57,6% Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị- NHCT Ba Đình Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Sự tăng trưởng và phát triển dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm: 2005 là 2816 tỷ đến năm 2006 chỉ đạt 2360 tỷ giảm 456 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do: Trong năm này, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn được duyệt hạn mức cho vay thấp hơn, một số doanh nghiệp trả nợ nhiều hơn so với số vay, hoặc một số doanh nghiệp xây dựng cầu đường, nhập khẩu phân bón…có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính yếu kém phải giảm dần dư nợ. Những doanh nghiệp có dư nợ giảm nhiều là VINAFOOD giảm 411 tỷ, nhà máy đạm Phú Mỹ giảm 43 tỷ, VINACHEM 40 tỷ, công ty TRAENCO giảm 14 tỷ, công ty Kim Khí Hà Nội giảm 74 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I giảm 71 tỷ…Mặt khác việc tìm kiếm, khai thác khách hàng tốt để cho vay còn nhiều hạn chế, nên dư nợ năm 2006 không tăng trưởng mà còn bị suy giảm. Một số doanh nghiệp tình hình kinh doanh, tài chính vẫn còn nhiều khó khăn, không trả được nợ đúng hạn, và không thể xử lý dứt điểm trong năm 2006. Tuy nhiên, sang năm 2007 doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ đạt 2643 tỷ tăng hơn so với năm trước là 283 tỷ. Điều này phản ánh xu hướng phát triển, sự nỗ lực đáng mừng của chi nhánh, sự vươn lên vượt qua khó khăn thử thách để đạt được hiệu quả, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Trong tổng dư nợ của chi nhánh thì: Cho vay ngắn hạn năm 2005 đạt 1850 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt 1861 tỷ, và đến năm 2007 đạt 2195 tỷ. Như vậy có thể nói hoạt động cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp tăng đều qua ba năm, đây là một sự cố gắng lớn của chi nhánh. Đối với cho vay trung dài hạn, trong 3 năm gần đây lại có sự giảm sút năm 2006 chỉ đạt 499 tỷ đồng, giảm hơn so với năm trước là 467 tỷ đồng, sang năm 2007 tình hình vẫn chưa có gì khả quan hơn chỉ đạt có 448 tỷ đồng, giảm hơn năm trước 11 tỷ đồng. Nguyên nhân là do: Trong năm Ngân hàng đã thực hiện phân tích tình hình SXKD, tình hình tài chính của các doanh nghiệp để từ đó đánh giá xem những doanh nghiệp nào có tình hình SXKH tốt, tình hình tài chính lành mạnh để cho vay tiếp còn đối với những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp, nhiều lần xin gia hạn nợ thì chi nhánh giảm dần số dư cho vay hoặc không cho vay mà chỉ thu nợ. Điều này làm cho dư nợ trung dài hạn giảm. Cho vay ngoài quốc doanh tăng liên tục qua các năm, năm 2006 đạt 1374 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 266 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2007 chi nhánh đã đạt được thành tích vượt bậc, số dư nợ đối với DNNQD đã đạt đến con số 2522,4 tỷ đồng tăng hơn so với năm trước là 1148,4 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang ngày càng quan tâm đến và mở rộng tín dụng đối với DNNQD. Nhìn chung hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh NHCT Ba Đình đã có rất nhiều biến động qua ba năm điều nảy xảy ra một phần cũng là do sự biến động lớn của thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất cân đối giữa hai hoạt đông huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng. Thể hiện ở chỗ vốn huy động là rất lớn song lượng cho vay lại nhỏ hơn rất nhiều so với số vốn đã huy động được. Bảng 5: Tình hình huy động vốn – cho vay tại NHCT Ba Đình từ năm 2005-2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Nguồn vốn huy động 4164 4350 5141 Dư nợ cho vay 2816 2360 2643 Chênh lệch HĐV và dư nợ cho vay 1348 1990 2498 Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Ba Đình 2.1.3.3. Về các hoạt động khác - Nghiệp vụ bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh luôn gắn liền với các công tác cho vay, trong nhiều năm qua nghiệp vụ này của chi nhánh luôn được khách hàng tín nhiệm: Năm 2005, phát hành được 1374 món, với giá trị 308 tỷ đồng. Đến 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2006, chi nhánh đã bảo lãnh được 1907 món (tăng 533 món so với năm 2005) với giá trị 491,85 tỷ đồng (tăng hơn so với năm trước là 183,85 tỷ đồng). Trong năm này, phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh là 5,25 tỷ đồng, góp phần đáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của chi nhánh. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2006 là 611,34 tỷ đồng (tăng hơn cuối năm trước là 115 tỷ đồng, tương đương 23%). Đến năm 2007, bảo lãnh phát hành được 1687 món, doanh số 645,51 tỷ đồng, so với cuối năm 2006 doanh số tăng 136,71 tỷ đồng (tương đương 26,87%). Giá trị bảo lãnh đến ngày 31/12/2007 đạt 650,84 tỷ đồng, tăng 39,5 tỷ đồng so với cuối năm trước (tương đương với 6,46%). Bảng 6: Tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCT Ba Đình từ 2005 – 2006 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Mức tăng/ giảm Tỷ lệ % 2007 Mức tăng /giảm Tỷ lệ % Số món 1374 1907 533 38,78% 1687 -220 -11,54% Giá trị 308 491,85 183,85 59,69% 645,51 136,71 27,79% Số dư bảo lãnh tính 31/12 496 611,34 115 23% 650,84 39,5 6,46% Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Ba Đình - Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Trong năm 2005 doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi ra USD đạt 493,37 triệu USD và chênh lệch mua bán đạt 1357 triệu đồng. Sang năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 873,73 triệu USD, tăng 78% so với năm trước. Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng, chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời theo dõi sát sao luồng tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn… Do vậy không có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quy định của NHCT Việt Nam. Kết quả lãi gộp từ hoạt động này thu được 3122 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 2094 triệu đồng, lãi thu từ điều chuyển ngoại tệ nội bộ 1028 triệu đồng. - Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Trong năm 2006, doanh số thanh toán đạt 175 triệu USD, tương đương 2815 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số thanh toán cả năm là 311,61 triệu USD, tăng 78% so với năm 2006. Như vậy có thể nói rằng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh đều phát triển qua các năm. Nhưng điều đáng nói hơn cả, đó là tuy khối lượng thanh toán quốc tế lớn nhưng tại chi nhánh chưa xảy ra sai sót, nhầm lẫn, đồng thời các cán bộ Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo bởi vậy mà Ngân hàng luôn được khách hàng đánh giá cao. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín của chi nhánh nói riêng mà còn nâng cao uy tín của hệ thống NHCT Việt Nam nói chung. - Công tác tiền tệ kho quỹ: Năm 2006, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng đạt 14610 tỷ VND, tăng 32,2% so với năm trước; ngoại tệ 390 triệu USD tăng 17,2%. Đến năm 2007, khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ của Ngân hàng đạt 15931 tỷ VND và 294 triệu USD, tăng hơn năm 2006 là 1321 tỷ đồng. Bên cạnh việc doanh số thu chi tiên mặt ngày càng tăng qua các năm thì điều quan trọng hơn cả đó là Ngân hàng đã chấp hành các quy chế về thu chi tiền mặt, vận chuyển giao nhận tiền tiếp quỹ từ NHNN về chi nhánh và từ chi nhánh đến các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, quy chế xuất, nhập, ra vào kho nên đã không xảy ra sai sót nào cả trong cả ba năm. Ngoài ra, trong năm 2006, Ngân hàng đã trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398 món với số tiền 559,45 triệu VND, 12200 USD và 3000 EUR. Trong đó có món tiền thừa cao nhất 100 triệu VND, người có nhiều món tiền trả lại là 22 món với số tiền là 28,1 triệu đồng. Sang năm 2007, Ngân hàng đã chi trả tiền thừa cho khách hàng được 411 món với số tiền là 1,404 tỷ đồng và 1400 USD, thu giữ 254 tờ tiền giả có tổng mệnh giá là 19,48 triệu đồng. Với công tác nghiệp ngân quỹ tại chi nhánh được thực hiện một cách an toàn tuyệt đối như vậy một lần nữa đã giúp Ngân hàng nâng cao uy tín của mình trên thương trường. Nhìn chung, trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn bởi trên địa bàn có quá nhiều TCTD hoạt động cùng cạnh tranh nhau về huy động vốn và khách hàng vay vốn.Tuy vậy, chi nhánh đã có những chính sách linh hoạt, thích hợp, đảm bảo giữ vững được khách hàng truyền thống và nâng cao chất lượng đầu tư vốn, tiết kiệm chi phí. Do đó, kết quả mà chi nhánh đã đạt được đến năm ngày 31/12/2007 như sau: Lợi nhuận của chi nhánh đạt 134727 triệu đồng, tăng hơn năm trước 5,7%, lợi nhuấn sau khi trích dự phòng rủi ro đạt 42,59 tỷ đồng vượt kế hoạch 12,29 tỷ đồng tăng 40,56%, thu nhập của CBCNV được ổn định. 2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình từ năm 2005 đến nay Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng: Cổ phần hóa, đa dạng hóa hình thức sở hữu DNNN theo nghị định 49/CP và nghị định 103/CP. Theo chủ trương đổi mới đó, mô hình tổ chức của DNNN có nhiều thay đổi, trong một tổng công ty lớn (công ty mẹ) có rất nhiều công ty con cùng hoạt động, hướng của Nhà nước chỉ tập trung vào các tổng công ty lớn, bám sát chủ trương của Nhà nước về mô hình cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp sẽ không đạt chỉ tiêu doanh nghiệp lớn theo nghị định 90/2001/NĐ-CP. Do đo có rất nhiều DNVVN xuất hiện. Bên cạnh đó trong đại hội Đảng khóa IX, ban chấp hàng trung ương Đảng cũng đã chỉ rõ: Phát triển DNVVN là chiến lược kinh tế lâu dài của đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, các chính sách pháp luật dần được hoàn thiện, luật doanh nghiệp mới sửa đổi từ ngày 1/7/2006 tạo ra môi trường cho các DNVVN nói chung, DNTN và các hộ kinh doanh cá thể nói riêng hoạt động bài bản hơn, linh hoạt với diễn biến của thị trường, tiết kiệm chi phí, quản lý và kinh doanh chặt chẽ hơn gắn liền với lợi ích thiết thân của doanh nghiệp. Chính vì những lý do đó đã thúc đẩy các NHTM mở rộng tín dụng đối với các DNVVN bởi lẽ: Số lượng DNVVN có xu hướng ngày một lớn, Ngân hàng đầu tư vào sẽ mở rộng thị phần tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng. Hơn nữa việc đầu tư vào các dự án lớn của tổng công ty có thời hạn dài thì hiệu quả thực sự cũng như độ an toàn của vốn cho vay tiềm ẩn những rủi ro khó đoán, tiến trình cổ phần hóa các DNNN lại được đẩy mạnh. Nếu NHTM cho vay các tổng công ty lớn Nhà nước thì vốn cho vay sẽ là công nợ, bán cổ phần cho CBCNV nhưng phần lớn là bán chịu. Ngân hàng trở thành cổ đông lớn nhất của các doanh nghiệp Cổ phần đó, điều này sẽ liên quan đến an toàn vốn vay của Ngân hàng. Để hạn chế rủi ro tín dụng, hiện nay các NHTM đang chuyển hướng mạnh mẽ sang cho vay DNVVN, các hộ SXKD và hộ làm trang trại. Cùng với các NHTM trong cuộc cạnh tranh khốc liệt mở rộng tín dụng đối với các DNVVN. NHCT Việt Nam đặc biệt là chi nhánh NHCT Ba Đình cũng đã hướng sang mở rộng cho vay DNVVN, cho vay kinh tế trang trại, cho vay chăn nuôi bò sữa… theo phương châm “ phát triển- an toàn- hiệu quả”, mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Trong vài năm trở lại đây, công tác tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh đạt được những kết quả tuy chưa cao nhưng cũng rất khả quan, là đòn bẩy cho sự mở rộng tín dụng DNVVN của chi nhánh về sau. Dư nợ tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh, điều này có thể thấy được hầu hết các quan hệ tín dụng của chi nhánh là đối với các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, dư nợ tín dụng đối với các DNVVN đạt tỷ lệ thấp cũng là bởi giá trị của một khoản vay đối với một DNVVN thường không lớn mặc dù có số lần giao dịch là rất nhiều. Bảng 7: Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 2816 100% 2360 100% 2643 100% Dư nợ đối với doanh nghiệp lớn 2406 85,44 1823 77,25 2115 80,02 Dư nợ đối với DNVVN 410 14,56 537 22,75 528 19,98 Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Ba Đình Biểu đồ: Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh Tuy vậy, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được dư nợ tín dụng đối với các DNVVN đang có xu hướng tăng dần qua vài năm trở lại đây. Năm 2005 dư nợ tín dụng của DNVVN mới chỉ đạt 410 tỷ đồng chiếm 14,56% tổng dư nợ của toàn chi nhánh nhưng chỉ trong vòng 2 năm 2006 và 2007 tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN đã tăng lên 118 tỷ đồng tức là gấp khoảng 1,29 lần. Chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng mở rộng thị phần ra khối DNVVN, các doanh nghiệp này đặt quan hệ tín dụng với chi nhánh ngày càng đông làm cho dư nợ tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh tăng mạnh, đây là xu hướng tốt cho mục tiêu mở rộng tín dụng của chi nhánh đối với các DNVVN. Để có được góc nhìn chi tiết hơn về thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT Ba Đình ta có thể xem xét ở một số chỉ tiêu sau: 2.2.2. Tình hình cho vay- thu nợ- dư nợ đối với DNVVN Trong những năm gần đây, chi nhánh NHCT Ba Đình đã không ngừng mở rộng tín dụng đối với các DNVVN. Mặc dù các món vay thực hiện chưa được nhiều song cũng đã phần nào phản ánh sự quan tâm của chi nhánh đối với các DNVVN. Để thấy rõ nét hơn về vấn đề này ta có thể xem xét bảng số liệu sau: Bảng 8: Tình hình cho vay- thu nợ- dư nợ đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT Ba Đình Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền % tăng giảm Số tiền % tăng giảm Doanh số cho vay 105,303 146,505 39,13% 207,512 41,64% Doanh số thu nợ 75,803 112,319 48,17% 174,306 55,19% Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ - NHCT Ba Đình. Biểu đồ: Tình hình cho vay- thu nợ- dư nợ đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT Ba Đình Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: Trong những năm qua doanh số cho vay đối với các DNVVN của chi nhánh đã đạt một mức tăng trưởng khá, năm 2006 đạt được 146,505 tỷ đồng tăng 41,202 tỷ đồng so với năm 2005, đến năm 2007 đã tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33443.doc
Tài liệu liên quan