Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Giang

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN 4

1.1 Khái quát về nông nghiệp – nông thôn 4

1.2 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 6

1.3 Các hình thức tín dụng chủ yếu của ngân hàng thương mại 8

1.3.1. Căn cứ theo thời hạn tín dụng 8

1.3.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 8

1.3.3 Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng 9

1.4. Phương pháp cho vay của ngân hàng 10

1.5 Chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. 11

1.5.1 - Quan niệm về chất lượng tín dụng. 11

1.5.2 - Chỉ tiêu phản ánh chât lượng tín dụng ngân hàng 12

1.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 15

1.6. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự nghiệp sản xuất nông nghiệp 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG 24

2.1. Khái quát tình hình huyện Văn Giang 24

2.1.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Giang 24

2.1.2 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Giang 27

2.2 Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp huyện Văn Giang của NHNo&PTNT huyện Văn Giang. 32

2.2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng No&PTNT huyện Văn Giang 32

2.3.2 Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Giang. 36

2.3.1 Kết quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng 38

2.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng 40

2.3.2 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngân hàng của NHNo&PTNT huyện Văn Giang. 46

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 51

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN HUYỆN VĂN GIANG 55

3.1 Những định hướng trong thời gian tới của huyện Văn Giang 55

3.2 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Văn Giang 55

3.3 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần phát triển nông nghiệp – nông thôn của NHNo&PTNT huyện Văn Giang trên địa bàn huyện 57

3.3.1 Xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết theo những chỉ tiêu NHNo tỉnh và NHNoViệt Nam đặt ra: 57

3.3.2 Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn 58

3.3.3 Cải tiến quy trình và thủ tục vay vốn 59

3.3.4 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 60

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh trong tương lai. Vai trò của tín dụng ngày càng to lớn, nó thúc đẩy quá trình thể hiện: Tín dụng ngân hàng tạo thuận lợi để khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng kinh tế, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động,….trong nông nghiệp Tín dụng ngân hàng góp phần tích tụ, tập trung vốn và tư liệu sản xuất thúc đẩy kinh tế nông nghiệp – nông thôn phát triển sản xuất hàng hóa. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy ngành nghề phát triển giải quyết phần lớn lao động ở nông thôn, hạn chế luồng di dân vào thành phố, tạo công ăn việc làm làm tăng thu nhập cho nông dân, đời sống kinh tế - văn hóa- xã hội tăng lên, làm giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng và phát triển công nghiệp chế biến, khôi phục và mở rộng ngành nghề truyền thống giải quyết việc làm trong nông thôn. Tín dụng ngân hàng tạo cho nông dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán tiếp cận nhanh phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế trong sản xuất đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng tăng cường đầu tư. Nếu tín dụng ngân hàng được nhận thức và tổ chức sử dụng đúng đắn, khoa học thì nó sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG 2.1. Khái quát tình hình huyện Văn Giang 2.1.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Giang Ngày 01/09/1999 huyện Văn Giang được tái lập theo nghị định số 60/NĐ – CP của Chính Phủ sau 22 năm hợp nhất với Yên Mỹ và Khoái Châu. Là huyện đồng bằng, nằm ở phía tây bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và phía tây giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội), phía đông giáp huyện Văn Lâm, phía nam giáp huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, phía tây nam giáp huyện Thường Tín (Hà Nội). Tuy cách rất xa trung tâm tỉnh, song Văn Giang lại có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi tiếp giáp thủ đô – trung tâm giao lưu văn hóa – kinh tế - chính trị của cả nước vì vậy mà việc tiếp nhận sự tiến bộ của KH – CN luôn được đón đầu so với các huyện khác trong tỉnh. Với tổng diện tich tự nhiên là 71,79 km2, huyện Văn Giang được chia thành 11 đơn vị hành chính, trong đó có 10 xã và 1 thị trấn, dân số 117.029 người (tính đến 31/12/2008), diện tích đất nông nghiệp là 3.845 ha với địa hình thuần túy là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc bộ nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp – thế mạnh của huyện, mặt trận hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của huyện. Sau 9 năm tái lập, Văn Giang đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8-9%. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng thương nghiệp và dịch vụ chuyển dịch tích cực theo hướng CNH – HĐH. Tổng giá trị thu nhập tăng từ 316 tỷ đồng (năm 2000) lên 930,478 tỷ đồng (năm 2008), tăng lên gần 3 lần sau 8 năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh năm 2000 đạt 3,45 triệu đồng /người /năm, năm 2008: 10 triệu đồng /người /năm. Huyện đã xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn và bước đầu có hiệu quả. Năm 2008 huyện đón nhận trên 100 dự án thuê đất của các nhà đầu tập trung chủ yếu ở xã Tân Tiến, Liên Nghĩa và Phụng Công, 07 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 1052 cơ sở sản xuất tư nhân đầu tư trong lĩnh vực sản xuất CN - TTCN góp phần làm tăng giá trị sản xuất CN – TTCN của huyện. Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, hàng hóa ngày càng phong phú. Từ năm 2001 đến nay khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển đều tăng, Nghị quyết số 37 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái huyện Văn Giang giai đoạn 2003-2010 được triển khai rộng khắp ở tất cả các xã, thị trấn, hiện trên địa bàn huyện có 34 doanh nghiệp trong đó: 20 doanh nghiệp tư nhân, 14 công ty TNHH kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ với các loại hình kinh doanh đa dạng và phong phú. Huyện đang triển khai thực hiện xây dựng dự án Khu đô thị thương mại – du lịch Việt Hưng ở các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, dự án khu công nghiệp Vĩnh Khúc, Tân Tiến và dự án cụm công nghiệp làng nghề gốm sứ Xuân Quan. Cơ sở hạ tầng có bước phát triển vượt bậc, các tuyến đường được cải tạo, nâng cấp với tổng chiều dài 37,41 km, làm mới đường nội thị phân kỳ I, đang phối hợp triển khai thực hiện dự án đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên và đường ôtô cao tốc 5B. Các vấn đề xã hội như: sự nghiệp giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được coi trọng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và thực hiện chương trình y tế. Sau đây là bảng thể hiện giá trị các ngành nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ đóng góp cho nền kinh tế huyện qua 3 năm: năm 2000, năm 2005, năm 2008 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ của huyện Văn Giang Đơn vị: tỷ đồng Giá trị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 1- Nông nghiệp 241,164 365,9 440,7 Tỷ trọng 82,7% 70% 60,8% 2- Công nghiệp – xây dựng 30,016 82,2 149,92 Tỷ trọng 10,3% 15,7% 20,7% 3- Thương mại - dịch vụ 20,457 74,54 134,18 Tỷ trọng 7% 14,3% 18,5% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa với tốc độ khá chậm, so với các mục tiêu đặt ra mới chỉ đạt bình quân 95% kế hoạch đặt ra, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm thay vào đó là sự tăng lên của ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp giảm xuống còn 60,8% năm 2008, mức giảm bình quân 8 năm qua là 2.7%, công nghiệp – xây dựng tăng nhanh hơn năm 2008 đạt 149,92 tỷ đồng chiếm 20,7% tổng giá trị sản phẩm của toàn huyện, tăng 10,4% so với năm 2000, dịch vụ cũng có sự biến đổi, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,5%. Biểu đồ2.1: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế huyện VG qua 3 năm 2.1.2 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Giang Đất canh tác đã được cải tạo 100%, không còn đất hoang hóa, năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng mạnh do thực hiện chương trình 4 hóa (cơ giới hóa – điện khí hóa – hóa học hóa - thủy lợi hóa) trong nông nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, máy móc nông nghiệp thay thế dần cho các công cụ sản xuất thô sơ nhờ đó mà thu nhập người dân tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện. Nông nghiệp những năm qua phát triển khá toàn diện, đều được mùa, cơ cấu nông nghiệp chuyển đổi mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng rãi, phần lớn các sản phẩm nông nghiệp của huyện xuất khẩu sang thị trường Hà Nội. Thực hiện nghị quyết 36 của Huyện uỷ về phát triển CN – TTCN làng nghề huyện Văn Giang giai đoạn 2003-2010 được sự giúp đỡ của đồng vốn ngân hàng, một số ngành nghề truyền thống đã được khôi phục, nghề mới đang hình thành như làng nghề mây tre đan ở Văn Phúc, làng cây cảnh Phụng Công, làng hoa Ngọc Bộ - Long Hưng. Dự án cho vay quỹ quốc gia đã kích thích sản xuất thủ công nghiệp phát triển và giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động. Tuy nhiên được sự quan tâm của ban lãnh đạo các cấp các ngành, ngành nông nghiệp đã và đang phát huy vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của huyện, do Văn Giang coi trọng đến công tác thủy lợi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong những năm gần đây. Đặc biệt chăn nuôi đã được chú trọng phát triển hơn trước rất nhiều, với nhiều biện pháp khuyến khích phát triển chăn nuôi như hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật,… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần ổn định và nâng cao đời sống nông dân, tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi bình quân mỗi năm tăng khoảng 15% . Bảng 2.2: Kết quả một số chỉ tiêu ngành nông nghiệp huyện Văn Giang đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiều Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số 377,97 403,71 405,42 A/ Trồng trọt: 180,3 174,5 168 Diện tích trổng trọt (ha) 4.230 3.845 2.900 - Cây lương thực 100 86,8 76,42 - Rau đậu các loại 44,5 43 41,08 - Cây CN hàng năm 30 32,2 35,5 - Cây ăn quả 5,8 12,3 15 B/ Chăn nuôi – Thủy sản 161,1 184,2 190,1 Tổng đàn: - Đàn trâu, nghé (con) 75 62 54 - Đàn bò (con) 8.884 9.230 10.208 - Đàn lợn (nghìn con) 59.374 63.561 60.025 - Gia cầm (nghìn con) 489,8 527,43 550,182 Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) 610 642 645 C/ Dịch vụ nông nghiệp 36,57 45.01 47,32 Cơ cấu ngành nông nghiệp - Trồng trọt (%) 47,7 43,2 41,4 - Chăn nuôi (%) 42,6 45,6 46,9 - Dịch vụ (%) 9,7 11,2 11,7 Trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trồng trọt giảm dần, năm 2008 giảm 6,3% so với năm 2006, ngược lại chăn nuôi và dịch vụ phục vụ nông nghiệp tăng nhẹ từng năm, từ sau Nghị quyết 03 của Chính Phủ về phát triển kinh tế trang trại, đến nay trên địa bàn huyện số lượng trang trại đã tăng nhanh, toàn huyện có gần 400 trang trại lớn nhỏ theo mô hình VAC, theo đánh giá và phân loại của huyện về chất lượng hiệu quả các trang trại thì có khoảng 50% số trang trại hoạt động khá, 35% trung bình còn lại là hoạt động kém hiệu quả chủ yếu là các trang trại quy mô nhỏ, thiếu vốn quay vòng và kinh nghiệm làm kinh tế, một phần do không thay đổi kịp với sự biến động của thị trường và chịu ảnh hưởng của thiên tai. Trong khi đó nhiều trang trại đã đem lại lợi nhuận 50-60 triệu đồng/ năm Gần đây dân cư trong huyện đã có sự thay đổi cơ cấu cây trồng, cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được đưa vào trồng với diện tích lớn làm giảm diện tích trồng lúa và hoa màu, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng cây lên đến vài mẫu cam đường canh, cam đường, quất cảnh, cây ăn quả như chuối, bưởi diễn, bưởi hoàng, nhãn,…đầu tư hàng trăm triệu đồng mua giống cây và học cách chăm sóc cây đem lại lợi nhuận lớn, nhiều diện tích canh tác đã đạt trên 250 triệu đồng/ha. b) Khó khăn và những hạn chế chủ yếu Năng lực quản lý điều hành của các cấp lãnh đạo còn kém, chưa thực sự quan tâm đến tình hình phát triển của huyện, công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch còn yếu, công tác quản lý đất tại một số xã chưa chặt chẽ trong khi người nông dân không có đất để canh tác thì hàng chục ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do các dự án phát triển công nghiệp về chiếm đất không đầu tư xây dựng gây lãng phí về nguồn lực. Hơn nữa hiện tượng tham ô, lợi dụng quyền lực xảy ra thường xuyên những năm gần đây do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của huyện. Hạn chế trong việc cấp giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân, người dân mới được nhận giấy chứng nhận đất canh tác, còn sổ đỏ (sổ nhà đất) phần lớn chưa được cấp, gây khó khăn cho họ khi cần vay vốn tại ngân hàng nếu phải có tài sản thế chấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm, quy mô sản xuất nhỏ theo từng hộ gia đình chưa biết liên kết tập trung vốn đầu tư mua máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để tăng hiệu quả kinh doanh. Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ người nông dân có nhiều thời gian rảnh rỗi vào thời kỳ nông nhàn nhưng người dân trong huyện lại chưa biết tận dụng tối đa thời gian đó tham gia các hoạt động kinh tế phát triển các nghề thủ công như may túi siêu thị, làm nghề mây tre đan,…để tăng giá trị sản xuất cho huyện, góp phần tăng thu nhập nâng cao dần đời sống của nhân dân Cư dân trong huyện có gần 70% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng dân trí còn thấp, trình độ sản xuất chưa cao so với nhu cầu phát triển của huyện, của tỉnh và của đất nước. Hơn nữa sản xuất nông nghiệp lại chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thiên tai xảy ra thất thường: mưa đá, gió lốc, lũ lụt vào đúng mùa vụ thu hoạch gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất chăn nuôi của bà con, ước tỉnh thiệt hại gây ra hàng tỷ đồng. Diện tích đất gieo trồng bị sụt giảm nghiêm trọng trong mấy năm qua, tốc độ giảm của năm 2008 bằng 3 lần 5 năm trước cộng lại bởi công tác quy hoạch đất cho xây dựng phát triển công nghiệp mà huyện đang hướng đến. Một việc hết sức khó khăn đang đặt ra cho nông nghiệp hiện nay là làm sao mà diện tích nông nghiệp bị cắt giảm nhưng giá trị sản lượng của nó không những không bị sụt giảm mà còn có thể tăng lên, thông qua nâng cao năng suất, sản lượng từng sản phẩm nông nghiệp, trên thực tế nông nghiệp của huyện chưa phát triển mạnh, vẫn còn lạc hậu, vì nhân dân thiếu vốn và thiếu kỹ thuật, điều này đòi hỏi sự kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ bà con nông dân nhất là đang trong giai đoạn suy thoái kinh tế thì vấn đề vốn đặc biệt quan trọng. 2.2 Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp huyện Văn Giang của NHNo&PTNT huyện Văn Giang. 2.2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng No&PTNT huyện Văn Giang Tên cơ quan: Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Giang Địa chỉ: số 507- thị trấn Văn Giang – huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên Chi nhánh trực thuộc: PGD Long Hưng – xã Long Hưng – huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên. NHNo thực hiện chức năng kinh doanh đa ngành, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong và ngoài nước, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, ủy thác tín dụng cho Chính Phủ. NHNo Văn Giang chụi sự quản lý của NHNo Tỉnh Hưng Yên, NHNo Việt Nam, NHNN tỉnh, UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. a) Lịch sử hình thành Theo quyết định số 647/QĐ – NHNo – 02 ngày 26/08/1999 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc thành lập chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên, ngày 01/09/1999 chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Giang đã được thành lập. Những ngày đầu thành lập hoạt động của Ngân hàng hết sức khó khăn, nguồn vốn ban đầu là 15 tỷ đồng mà nhu cầu vốn vay của cư dân trong huyện gấp nhiều lần hơn thế, nguồn nhân lực hạn chế với 10 người làm việc thì có tới 5 người mới vào làm ngành NH cho nên công việc luôn bị ùn tắc và gặp nhiều rủi ro vì thiếu kinh nghiệm, qua 2 năm đào tạo thêm và với sự giúp đỡ chia sẻ kinh nghiêm của những người đi trước cùng sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc NH đã có được nguồn thu cho mình, và giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt cho vay. Chín năm qua ngân hàng đã không ngừng ổn định và phát triển lớn mạnh cả về quy mô chất lượng, đạt được nhiều thành tích trong kinh doanh, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của huyện. Tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ngân hàng luôn xác định muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đổi mới, cải cách về cơ cấu tổ chức, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên, đầu tư đổi mới trang thiết bị. Chi nhánh ngân hàng luôn được ngân hàng cấp tỉnh quan tâm đầu tư vì Văn Giang là một trong một số ít huyện có tiềm lực kinh tế và đang trên đà phát triển mạnh. Ngày 20/05/2006, NHNo&PTNT Văn Giang đã thành lập chi nhánh cấp III trực thuộc NHNo huyện tại xã Long Hưng (PGD Long Hưng) nhằm mở rộng địa bàn hoạt động và để giảm tải lượng khách hàng tập trung đông và tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho bà con trong huyện. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 27 người, trong đó 23 nhân viên có trình độ đại học tại đơn vị chiếm 86%, òn lại đạt trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và tất cả đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. b)Cơ cấu tổ chức - Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban: Ngân hàng nông nghiệp hoạt động với triết lý kinh doanh: “mang phồn thịnh đến với khách hàng”, luôn giữ vững mục tiêu: Giữ vững vị trí NHTM hàng đầu VN tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. Ngân hàng nông nghiệp & PTNT huyện được chia làm hai bộ phận chính: Tín dụng và kế toán. Ban giám đốc gồm một giám đốc, hai phó giám đốc phụ trách hai bộ phận chính của ngân hàng. Phòng kế toán – ngân quỹ: trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và theo quy định của NHNo. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán các kế hoạch thu – chi tài chính, quỹ lương Phòng kinh doanh: thực hiện hoạt động chính là cho vay theo chế độ hiện hành, bảo đảm hiệu quả, an toàn của đồng vốn, xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng. Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch hoạt động cho chi nhánh. Thực hiện phân tích, phổ biến nội dung chính sách ưu đãi tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng cấp trên và ngân hàng Nhà nước cho cán bộ tín dụng thực thi,… Phó PGD: Nguyễn Thị Chinh (kế toán) Phó PGD: Phạm Hồng Sơn (tín dụng) Trưởng PKD: Nguyễn Thị Vân Trưởng PGD: Chu Thị Bích Hải Trưởng PKT-NQ: Đặng Đức Tú P. KT-NQ Phó PKT-NQ: Tạ Thị Xuân Mừng Phó PKD: Nguyễn Văn Thụ GĐ: Nguyễn Ánh Soi PGĐ KD: Tô Thị Thu P. KD PGD chi nhánh Long Hưng P.TC - HC PGĐKT-NQ: Nguyễn Thị Hồng Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Giang Một số thành tích đạt được Cùng với những danh hiệu chung mà NHNo&PTNT Việt Nam đạt được như: danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng nhì, Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ, Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín của Giải thưởng Sao Vàng đất Việt; Top 5 Ngân hàng giao dịch tiện ích; Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu; Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2008 theo nhận biết của người tiêu dùng; Doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế... Tiếp nhận Chủ tịch Hiệp hội tín dụng nông nghiệp và nông thôn châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, NHNo&PTNT Văn Giang cũng có được những thành tích nổi bật như + Được Đảng ủy tỉnh Hưng Yên tặng bằng khen “chi bộ NH đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền 2005-2007. + Là tập thể đạt danh hiệu lao động suất sắc năm 2008 theo QĐ số 12/QĐ/NHNo- HC&NS ngày 19/01/2009 của GĐ NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên. + Hoàn thành vượt mức kế hoạch Lợi nhuận năm 2008, … 2.3.2 Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Giang. Chi nhánh NHNo huyện Văn Giang hoạt động trên địa bàn nông thôn, thực hiện sứ mệnh cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp nên tín dụng của ngân hàng chủ yếu cho vay hộ gia đình nông dân chủ yếu là cho vay chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho phát triển các ngành nghề trong nông nghiệp như: kinh doanh cám, thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc trừ sâu,… doanh số cho vay hộ chiếm tỷ trọng lớn trên 80% tổng vốn cho vay. Kết quả hoạt động của chi nhánh ngân hàng huyện những năm gần đây có sự tăng trưởng khá, tuy năm 2008 kinh tế trong nước và quốc tế có những diễn biến hết sức phức tạp, giá cả biến động khó lường, tốc độ lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính lan rộng khắp toàn cầu, nhưng hầu hết các ngân hàng Việt Nam trong đó có ngân hàng nông nghiệp vẫn tồn tại và hoạt động vững mạnh không bị suy giảm về doanh thu và quy mô hoạt động, đã khẳng định hướng đi đúng đắn của các ngân hàng. Góp phần trong sự phát triển đó có chi nhánh NHNo huyện Văn Giang với kết quả đạt được như sau: Biểu đồ 2.2: Kết quả một số chỉ tiêu của chi nhánh NHNo huyện Văn Giang Trong đó: 2.3.1 Kết quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng Ngân hàng kinh doanh tiền tệ theo các hình thức như huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng được thực hiện theo Quyết định số 165/HĐQT-KHTH ngày 30/06/2003 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam (ban hành hình thức huy động vốn trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, chủ yếu là huy động tiền gửi của doanh nghiệp, các tổ chức, của dân cư trong xã hội. Ngân hàng đã triển khai thực hiện đa dạng các hình thức huy động cho phù hợp với điều kiện, tình hình địa phương, đáp ứng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng như huy động tiết kiệm tiền gửi nhiều kỳ hạn (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng,…),tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng (kỳ hạn 7 tháng, 13 tháng), tiền gửi tiết kiệm bằng vàng,… đặc biệt chi nhánh đã tổ chức những đợt huy động về tận cơ sở từng địa phương (xã, thôn) để huy động vốn vì nắm bắt được tâm lý ngại đi xa của người dân. Phòng kế toán chịu trách nhiệm chính trọng hoạt động huy động vốn, nhân viên phòng kế toán có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn người dân đến gửi tiền tiết kiệm phù hợp theo mục đích, nhu cầu của người gửi nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Chi nhánh xác định rõ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong năm và những năm tiếp theo, nhận thức vai trò công nghệ thông tin có tác dụng thiết thực trong công tác huy động vốn từ khi áp dụng công nghệ hiện đại hóa ngân hàng vốn huy động tăng lên rõ rệt. Dưới đây là kết quả huy động vốn của chi nhánh ngân hàng: Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh NHNo huyện Văn Giang Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền 06/05 % Số tiền 07/06 % Số tiền 08/07 % Tổng nguồn vốn huy động 129,4 +28 187,479 +44,9 230,3 +23,2 I. Phân theo loại tiền 1. Bằng VNĐ 118,45 +30 171,67 +45 212,7 +24 2. Bằng ngoại tệ (quy ra VNĐ) 10,67 +46 15,809 +48 17,6 +11.3 II. Phân theo đối tượng 1. Tiền gửi dân cư - Tỷ trọng 110,2 85,2% 157,34 83,9% 209 90,7% 2. Tiên gửi của các tổ chức khác 19,2 30,139 21,3 - Tỷ trọng 14,8% 16,1% 9,3% ( Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Giang) Tổng nguồn vốn huy động được tăng đều qua các năm, năm 2007 nguồn vốn huy động 187,479 tỷ đồng, tăng 44,9% so với năm 2006, tính đến ngày 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 230,3 tỷ đồng, tăng 42,821 tỷ đồng (tăng 23%) so với năm 2007, đạt 98,7% kế hoạch năm 2008, chiếm thị phần huy động trên 85%. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân 5 năm (2004-2008) là 15%, nhìn chung tốc độ này tương đối lớn. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn nội tệ luôn chiếm tỷ lệ cao luôn chiếm khoảng 90% trong tổng số nguồn vốn huy động được, bởi đây là địa bàn nông thôn có rất ít nguồn thu ngoại tệ. Tổng số tiền gửi vào tăng lên theo từng năm, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 9%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm đến 91%, điều này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn tại đơn vị, tuy nhiên tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại có xu hướng giảm, năm 2008 giảm 23% so với năm 2007, điều này sẽ tác động xấu đến hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng, mà đây lại là những khoản cho vay chính trong những năm tới do nhu cầu để phát triển công nghiệp – dịch vụ của huyện. Nguồn tiền gửi vào chủ yếu từ dân cư trong huyện chiếm 90% tổng nguồn vốn huy động được, như vậy công tác huy động vốn vẫn còn bị hạn chế bởi chưa thu hút được tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn và các vùng lân cận, đây chính là điểm yếu mà nếu không khắc phục được sẽ mất đi những khách hàng tiềm năng của ngân hàng khi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trường. Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ như: nhận và thanh toán các khoản tiền gửi, chuyển khoản trong nước và quốc tế thông qua NHNo Tỉnh rồi qua hội sở chính của NHNo&PTNT Việt Nam; VnTopup; Mobilebanking, dịch vụ chuyển tiền nhanh Weston Union, mở tài khoản công ty, cá nhân,…. Ngân hàng đang dần dần hoàn thiện hệ thống các dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ cho ngân hàng, bởi ngày càng có nhiều ngân hàng cùng tham gia hoạt động trên địa bàn; năm 2008 huyện đón nhận sự thành lập của bốn ngân hàng đã tạo ra một thách thức lớn cho chi nhánh. 2.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng nhưng kèm theo là độ rủi ro lớn nhất, vì vậy quản lý hoạt động cho vay vô cùng quan trọng, việc xác định đối tượng cho vay, quy mô cho vay, và các điều kiện cho vay vốn tuân theo Quy định 67 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 72/QĐ – HĐQT – TD ngày 31/03/2002 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng. Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là hộ trồng trọt, chăn nuôi và hộ kinh doanh dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm chính của hoạt động cho vay là các loại cho vay ứng trước (tín dụng ngắn hạn và trung hạn). Nguồn vốn cho vay gồm ba nguồn vốn chính: nguồn vốn tự huy động, nguồn vốn ủy thác, và nguồn vốn vay ngân hàng cấp trên . Bám sát định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam và các chủ trương phát triển kinh tế huyện, Chi nhánh Văn Giang đã từng bước đẩy mạnh cho vay theo hướng mở rộng cho vay phát triển tín dụng gắn với củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Sau đây là một số chỉ tiêu được phản ánh: Doanh số cho vay Hoạt động cho vay đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng, do vậy mà các ngân hàng luôn muốn phát triển, mở rộng hoạt động cho vay, và một trong số những chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay là doanh số cho vay. Doanh số cho vay thể hiện quy mô cho vay của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng của cho vay tương đối chính xác. Kết quả cho vay của ngân hàng thể hiện: Bảng 2.2: Kết quả cho vay của chi nhánh NHNo huyện Văn Giang Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh số cho vay (triệu đồng) Trong đó: 54.137 62.125 58.963 1- Cho vay nông nghiệp (triệu đồng) - trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn của NHNo&PTNT huyện Văn Giang.DOC
Tài liệu liên quan