Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Thái nguyên

 MỤC LỤC

 

NỘI DUNG

Stt Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Bảng ký hiệu các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Lời nói đầu

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 3

trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 TDNH và vai trò của TDNH trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.2 Hoạt động TDNH trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.3 Vai trò của TD trong nền kinh tế thị trường 4

1.2 Chất lượng TD và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng TD 6

1.2.1 Quan niệm về chất lượng TD 6

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TD 7

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chát lượng TD 13

1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao chát lượng TD 17

1.3 Những kinh nghiệm về nâng cao chất lượng TD ở NHTM một 18

số nước và bài học rút ra vận dụng ở Việt N 1.3.1 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng TD ở NHTM một số 18

 nước trên thế giới

1.3.2 Bài học rút ra và vận dụng ở Việt Nam 20

 

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT 22

 thành phố Thái Nguyên

2.1 Khái quát về tình hình hoạt độnh kinh doanh tại NHNo&PTNT 22 thành phố Thái Nguyên

2.1.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT hành phố Thái Nguyên 22

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh 23

doanh của NH

2.2 Thực trạng chất lượng TD tại NHNo&PTNT thành phố Thái 23

Nguyên

2.2.1 Khái quá tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT

thành phố Thái Nguyên 23

2.2.2 Thực trạng chất lượng TD tại NHNo&PTNT thành phố 29

Thái Nguyên

2.3 Đánh giá chung về thực trạng chất lượng TD tại 39

NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên

2.3.1 Những kết quả đạt được 39

2.3.2 Một số tồn tại 41

2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu tác động đến chất lượng TD tại 42

NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng 47

TD tại NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên

3.1 Định hướng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên về 47

nâng cao CLTD

3.1.1 Định hướng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên về 47

hoạt động kinh doanh TD

3.1.2 Định hướng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên về 48

nâng cao chất lượng TD

3.2 Những giải pháp về nâng cao CLTD tại NHNo&PTNT 49

thành phố Thái Nguyên

3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TD 49

3.2.2 Nâng cao hiệu quả trong công tác đỉều hành của ban lãnh đạo 50

3.2.3 Chấp hành thể lệ , quy trình TD thực hiện đúng quy trình TD 50

3.2.4 Nâng cao hiệu quả thẩm định 51

3.2.5 Tăng cường và nâng cao công tác chất lượng công tác kiểm tra, 56

kiểm soát đối với hoạt động TD

3.2.6 Nâng cao chất lượng thông tin TD 56

3.2.7 Đẩy mạnh chính sách marketing NH 57

3.2.8 Giải pháp đối với các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi 59

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao CLTD 60

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 60

3.3.2 Kiến nghị với NHNN 62

3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT VN 62

3.3.4 Kiến nghị với UBND tỉnh 63

3.3.5 Kiến nghị với NHNo&PTNT thành phố thành phố Thái Nguyên 63

Kết luận 67

Danh mục các tài liệu tham khảo 69

 

doc80 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Thái nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng vốn: Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt hoạt động chủ yếu trong kinh doanh của các NHTM nói chung và của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên nói riêng. Những năm qua theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên, NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên đã tập trung nhiều công sức, thời gian cho việc đầu tư vốn và giải quyết nợ quá hạn. Với phương châm: Chất lượng , hiệu quả và an toàn là trên hết, lấy hiệu quả của khách hàng là mục đích kinh doanh của ngân hàng. Công tác tín dụng luôn được coi là mũi nhọn, là nghiệp vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Công tác tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên được thể hiện qua các mặt sau: Tập trung vốn để cho vay thực hiện các chương trình kinh tế, các dự án năm 2003 của HĐND, UBND tỉnh. Cho vay có trọng tâm, trọng điểm góp phần vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Phối hợp với hội nông dân, hội phụ nữ tỉnh tổ chức tổng kết bốn năm thực hiện nghị quyết liên tịch, đánh giá những mặt được, những tồn tại cần khắc phục đồng thời chỉnh sửa thoả thuận liên ngành cho phù hợp với cơ chế tín dụng mới. Ban ngành phối hợp tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết liên tịch, tổ chức họp dân để thành lập tổ vay vốn, tiếp tục phổ biến tuyên truyền pháp luật chính sách, thông tin thị trường, các quy định thủ tục về vay vốn của NHNo và kết quả cho thấy dư nợ tăng trưởng. Đa dạng hoá phương thức đầu tư ngoài phương thức cho vay trực tiếp, ngân hàng từng bước mở rộng cho vay theo nhóm thông qua các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, cho vay tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp, cho vay giáo viên thông qua trường học... Với những nỗ lực trên hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên đã không ngừng được mở rộng. Ta có thể xem xét khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng qua bảng sau: Bảng 2.2: Tình hình dư nợ Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 31/12/02 31/12/03 Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 82.689 132.204 +49.515 +59,5 1 Cho vay ngắn hạn -Tỷ trọng(%) 36.640 44,3 65.903 49,85 +29.263 +79,87 2 Cho vay trung, dài hạn -Tỷ trọng(%) 46.049 55,7 66.301 50,15 +20.252 +43,98 ( Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002,2003 ) Trên cơ sở nguồn vốn huy động được công tác tín dụng đã đạt được những thành tích sau: Tính đến ngày 31/12/03 dư nợ là 132.204 triệu đồng, tăng 49.515 triệu đồng, tỷ lệ tăng 59,9% so với thời điểm 31/12/02. Quy mô tín dụng tăng rất nhanh, một phần do giá động sản biến động tăng nên việc cho vay tiêu dùng (mua đất ) được mở rộng hơn nữa trong thời gian này danh nghiệp tư nhân được thành lập có nhiều nhu cầu về vốn, cho vay đi làm việc ở nước ngoài tăng cao. Tính đến 31/12/03 thì cho vay ngắn hạn tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, tăng 29.263 triệu đồng, tỷ lệ tăng 79,87% .Còn cho vay trung dài hạn tăng 20.252 triệu đồng, tỷ lệ tăng 43,98% so với năm 2002 Năm 2002 thì hoạt động cho vay trung dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn là 11,4% tương đương 9.409 triệu đồng nhưng đến 31/12/03 thì cho vay trung dài hạn chỉ cao hơn cho vay ngắn hạn là 0,3% tương đương 398 triệu đồng. Nhìn chung dư nợ của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng dư nợ thì nợ quá hạn cũng tăng theo. Đối tượng cho vay chủ yếu là hộ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân nhỏ nên khoản vay nhỏ, chi phí cao mà lãi thu lại ít. 2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên: 2.2.2.1. Thực tế tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên: Hội nhập với sự phát triển của cả nước trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên cũng diễn ra hết sức sôi động, dư nợ tín dụng tăng nhanh. Ta sẽ đi sâu vào xem xét cụ thể dư nợ tăng đối với thành phần kinh tế nào. Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng, kinh tế hộ cũng cần được đầu tư. Nông dân và nông thôn luôn là người bạn đồng hành của NHNo do đó việc mở rộng quan hệ tín dụng được thực hiện chủ yếu ở kinh tế hộ. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2002 2003 Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 82.690 132.204 +49.514 +59,88 1 Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước -Tỷ trọng (%) 3.219 3,9 3.117 2,36 -102 -3,17 2 Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh -Tỷ trọng (%) 3.030 3,66 8.907 6,74 +5.877 +193,9 3 Dư nợ hợp tác xã -Tỷ trọng (%) 100 0,12 100 0,08 0 0 4 Hộ gia đình,cá thể -Tỷ trọng (%) 76.314 92,32 120.080 90,82 +43.739 +57,29 ( Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002,2003 ) Như vậy, trong thời gian qua dư nợ doanh nghiệp Nhà nước giảm. Năm 2003 đạt 3.117 triệu đồng so với thời điểm 31/12/02 giảm 102 triệu đồng, tỷ lệ giảm 3,17%. Nguyên nhân cơ bản là do lãi suất cho vay của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên cao hơn so với ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư do vậy các doanh nghiệp đã chuyển sang ngân hàng bạn làm dư nợ giảm. Hơn nữa đang trong thời kỳ các doanh ngiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hoá, nhiều doanh nghiệp Nhà nước phải giải thể hoặc sát nhập. Khi đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước các NHTM cũng phải cân nhắc, tính toán sao cho đồng vốn của mình sử dụng có hiệu quả nhất. Thời kỳ này có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời vì thế dư nợ cũng tăng đáng kể. Năm 2003 tăng 5.877 triệu đồng, tỷ lệ tăng 193,9%so với 31/12/02. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đa dạng được loại hình sản phẩm, từng bước chuyển kịp với cơ chế thị trường chính vì thế nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng và ngân hàng có thể mở rộng tín dụng. Việc cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy đa dạng và phong phú nhưng cũng đầy tính phức tạp. Cho vay đối với thành phần kinh tế này đòi hỏi phải có tài sản thế chấp làm đảm bảo tiền vay nhưng giấy tờ pháp lý thế chấp lại không đầy đủ hoặc khi vay doanh nghiệp lại gặp sự cố thì việc chuyển hoá tài sản thế chấp lại gặp khó khăn do thủ tục pháp lý. Dư nợ hợp tác xã không có biến động gì, nhìn chung là ổn định. Ngân hàng cần có biện pháp để tăng dư nợ hợp tác xã Hộ gia đình và cá thể vẫn luôn là mục tiêu tập trung và mở rộng tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên chính vì thế kinh tế hộ có quan hệ vay vốn ngân hàng ngày một nhiều hơn và trở thành khu vực chủ yếu để ngân hàng đầu tư vốn. Điều đó thể hiện qua tỷ trọng dư nợ của khu vực kinh tế hộ trong tổng dư nợ: Năm 2003 chiếm 90,82%, năm 2002 chiếm 92,32%. Dư nợ 2003 tăng 43.739 triệu đồng, tỷ lệ tăng 57,29% so với 2002. Điều này thể hiện mối quan hệ gắn bó giưã NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên và khu vực kinh tế hộ đó là một xu hướng mở rộng cho vay rất tốt của ngân hàng. Mở rộng đầu tư cho vay, phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế là một yêu cầu cần thiết song một yêu cầu đặt ra cần quan tâm đúng mức là chất lượng và hiệu quả tín dụng. Chất lượng, hiệu quả đầu tư cho vay của ngân hàng phải thực sự đầu tư cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đơn vị, tổ chức vay vốn phải làm ăn có lãi trả được nợ cho ngân hàng theo đúng quy định NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên đã chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, có chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng đúng đắn... nên đã đạt được nhiều thành công theo chủ trương đề ra trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn nhưng để đánh giá được chất lượng tín dụng thì ta phải xem xét tỷ mỉ trong nợ quá hạn cao hay thấp, việc cho vay và thu hồi nợ có phù hợp với thời hạn quy định không. Trong những năm gần đây công tác tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên còn gặp nhiều hạn chế đó là: Nguồn vốn tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, các phương thức huy động còn đơn điệu, hình thức mới chậm triển khai. Tín dụng đã có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương, nhất là đáp ứng vốn cho các dự án lớn đang triển khai trên địa bàn. Cũng như mọi doanh nghiệp khác ngân hàng cũng cần đến khách hàng, lấy đó là lý do tồn tại và phát triển. Trong quá khứ, hiện tại và tương lai khách hàng luôn là vấn đề lớn cần quan tâm có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Đối với NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên cũng vậy, khách hàng luôn là một vấn đề được coi trọng bởi lẽ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có nhiều ngân hàng: Ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách xã hội. Đây là các ngân hàng có nhiêu lợi thế về vị trí, cơ sở vật chất... vì vậy để có được một lượng khách hàng đáng kể về phía mình NHNo thành phố Thái Nguyên đã áp dụng nhiều biện pháp, bằng nhiệt tình, bằng uy tín để thu hút khách hàng. Ta hãy xem xét bảng số liệu sau: Bảng 2.4: Cơ cấu khách hàng Stt Loại hình kinh tế Năm 2002 Năm 2003 Tuyệt đối Tương đối (%) 1 Doanh nghiệp Nhà nước -Tỷ trọng (%) 1 0,008 1 0,006 0 0 2 Doanh nghiệp ngoài QD -Tỷ trọng (%) 3 0,024 16 0,098 +13 +433,33 3 Hợp tác xã -Tỷ trọng (%) 1 0,008 1 0,006 0 0 4 Hộ gia đình, cá thể -Tỷ trọng (%) 15.835 99,96 16.520 99,89 +685 +4,33 Tổng số 15.840 16.538 +698 +4,41 ( Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002,2003 ) Tình hình cơ bản về loại khách hàng trên như sau: Năm 2003 số lượng khách hàng tăng là 698, tỷ lệ tăng 4,41% so với năm 2002. Qua bảng cơ cấu khách hàng ta thấy số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày một tăng lên chứng tỏ ngân hàng đã tạo được sự tín nhiệm của mình đối với khách hàng Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã số lượng khách hàng ổn định , không tăng nhưng tỷ trọng giảm so với năm 2002. Hiện nay một số doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi và cơ cấu lại sản xuất nên chưa có nhu cầu tín dụng lớn. NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên cần có biện pháp để thu hút lượng khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã vì đây là những đơn vị thường có nhu cầu vốn lớn cho sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng khách hàng này quá nhỏ bé so với tổng số khách hàng của ngân hàng. Khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh ( 433,33% ) nhưng tỷ trọng khách hàng này vẫn còn chưa cao.. Hộ gia đình, cá thể luôn là đối tượng được quan tâm nhất trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên. Tỷ trọng chiếm đến hơn 99%. Năm 2003 tăng 685 khách hàng so với năm 2002, tỷ lệ tăng là 4,33%. Đây là khách hàng truyền thống của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên. Vốn tín dụng của ngân hàng đã giúp hộ sản xuất, cá thể đảm bảo đáp ứng hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại và dịch vụ du lịch, mở rộng các ngành nghề, chuyển đổi kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm. Ngoài việc cho vay phải đảm bảo bằng tài sản thế chấp, NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên còn cho vay theo quyết định 67 không phải thế chấp thông qua tổ tín chấp, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... để tổ chức giải ngân. Tuy nhiên, những khách hàng có biểu hiện yếu kém, chây ỳ thậm chí lừa đảo... Tất cả những điều đó là một trong những nguyên nhân gây ra những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và rủi ro cho ngân hàng. 2.2.2.2. Tình hình nợ quá hạn: Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ qúa hạn/tổng dư nợ. Nợ quá hạn là vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nợ quá hạn luôn là vấn đề nhức nhối đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tập trung công sức và thời gian để xử lý. Bảng 2.5: Diễn biến nợ quá hạn Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Tuyệt đối Tương đối (%) 1 Tổng dư nợ 82.689 132.204 49.515 59,9 2 Nợ quá hạn 56 405 349 623,2 3 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,06% 0,31% ( Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002,2003 ) Dư nợ của NHNo thành phố Thái Nguyên tăng rất cao nhưng bên cạnh việc tăng cao đó thì nợ quá hạn cũng tăng nhanh không kém. Năm 2003 nợ quá hạn tăng 349 triệu đồng, tỷ lệ tăng 623,2% một con số khá lớn. Theo quy định của NHNN Việt Nam thì các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ lớn hơn 7% được xem là ngân hàng yếu kém, nếu chỉ tiêu này dưới 5% thì ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên so với quy định là tốt nhưng việc tăng qúa nhanh tỷ lệ nợ quá hạn cần phải được xem xét để tìm ra nguyên nhân cụ thể từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu xử lý nợ quá hạn. Để đánh giá chính xác về nợ quá hạn ta cần xem xét về cơ cấu nợ quá hạn theo các cách sau: Bảng 2.6: Cơ cấu nợ quá hạn theo loại tín dụng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 16 28,57 169 41,73 Trung, dài hạn 40 7,43 236 58,27 Tổng cộng 56 100 405 100 ( Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002,2003 ) Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn tăng cả trong cho vay ngắn hạn và trung dài hạn. Xét về tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn tăng nhanh còn nợ quá hạn trung dài hạn đã giảm bớt. Thông qua số liệu thu thập được có thể nói 100% nợ quá hạn của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên là hộ gia đình, cá thể. Bảng 2.7: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vi: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp Nhà nước 0 0 0 0 Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh 0 0 0 0 Hợp tác xã 0 0 0 0 Hộ gia đình, cá thể 56 100 405 100 ( Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002,2003 ) Hộ gia đình, cá thể luôn luôn là khách hàng truyền thống và quan trọng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên. Tuy nhiên, năm 2003 nợ quá hạn của hộ gia đình, cá thể lại tăng rất nhanh so với năm 2002. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì những nguyên nhân chủ quan gây ra nợ quá hạn cũng không phải là không có. Để đánh giá một cách chính xác nợ quá hạn người ta còn xét nợ quá hạn theo thời gian. Bảng 2.8: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số tiền % Số tiền % Dưới 3 tháng 12 21,43 370 91,36 Từ 3 tháng đến 6 tháng 28 50 20 4,94 Từ 6 tháng đến 12 tháng 16 28,57 0 0 Trên 12 tháng 0 0 15 3.7 Tổng cộng 56 100 405 100 ( Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002,2003 ) Các khoản nợ quá hạn trên 12 tháng là nhỡng khoản nợ có khả năng thu hồi thấp. Năm 2002 không có nợ quá hạn trên 12 tháng nhưng đến năm 2003 đã xuất hiện nợ quá hạn trên 12 tháng với số tiền là 15 triệu đồng tuy không phải là số tiền lớn nhưng nó cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên. Khoản nợ quá hạn từ 6 tháng đến 12 tháng đã không còn, đây là điều tốt nhưng nợ quá hạn dưới 3 tháng lại tăng quá nhanh. Nợ quá hạn là không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, song khi nợ quá hạn xảy ra dù lớn hay nhỏ với những tính chất phức tạp khác nhau đều có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động kinh doanh đến thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy ta phải tìm nguyên nhân để có biện pháp thu hồi nợ quá hạn cũng như có biện pháp phòng ngưà, hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu. 2.2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả: Chất lượng và hiệu quả là hai phạm trù tồn tại song song với nhau vì vậy khi đánh giá, xem xét thực trạng chất lượng tín dụng ta không thể bỏ qua các chỉ tiêu hiệu quả. Hệ số sinh lời trên một đồng vốn đầu tư Thu lãi tín dụng Dư nợ bình quân Khả năng sinh lời của vốn đầu tư tại NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.9: Tình hình khả năng sinh lời Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm2003 Tuyệt đối Tương đối Thu lãi tín dụng 7.602 11.456 +3.854 +50,7 Dư nợ bình quân 82.689 132.204 +49.515 +59,9 Hệ số sinh lời(lần) 0,092 0,087 -0,005 -5,4 ( Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002,2003 ) Năm 2003 thu lãi tín dụng tăng 3.854 triệu đồng, tỷ lệ tăng 50,7%. Tuy nhiên, hệ số sinh lời lại giảm 0,005 lần. Trong năm 2002 cứ 1 đồng vốn đầu tư tín dụng đem lại 0,092 đồng lãi còn năm 2003 cứ 1 đồng vốn đâu tư tín dụng chỉ đem lại 0,087 đồng lãi. Điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Nguyên nhân thu lãi tín dụng giảm một phần là do nợ quá hạn tăng nhanh. Chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ tín dụng Vòng quay vốn tín dụng= Dư nợ bình quân Bảng 2.10: Tình hình luân chuyển vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Tuyệt đối Doanh số thu nợ tín dụng 52.127 97.665 +45.538 Dư nợ bình quân 82.689 132.204 +49.515 Vòng quay 0,63 0,74 +0,11 ( Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002,2003 ) Năm 2003 vòng quay vốn tín dụng là 0,63 vòng/năm, đến năm 2003 vòng quay vốn tín dụng tăng lên là 0,74 vòng/năm nhưng vòng quay vốn tín dụng vẫn chưa cao. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên cần quan tâm và có biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trong những năm tới để vòng quay vốn tín dụng cao hơn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên: 2.3.1. Những kết quả đạt được: Nhìn chung năm 2003 NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên đã chú trọng mở rộng cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố. Kết quả nổi bật trong hoạt động tín dụng của NHNo thành phố Thái Nguyên là dư nợ tăng cao, tỷ lệ tăng là 59,9% tương đương với 49.515 triệu đồng. - Cho vay ngắn hạn: tăng 79,87% tương đương 29.263 triệu đồng - Cho vay trung, dài hạn: tăng 43,98% tương đương 20.252 triệu đồng Cho vay thực hiện các dự án uỷ thác đầu tư đến 31/12/03 là: - Cho vay dự án KFW: 804 triệu đồng - Cho vay dự án WB: 6.228 triệu đồng -Cho vay dự án ADB: 2.507 triệu đồng Để đánh giá đúng và nâng cao chất lượng tín dụng nên việc kiểm tra, xử lý nợ quá hạn đã được tăng cường một bước. Tạo cơ sở để đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nợ xấu, nợ rủi ro đã được xem xét xử lý kịp thời. Năm 2003 xử lý nợ xấu là 26.002triệu đồng. Đôn đốc xử lý thu hồi 109.119 triệu đồng. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong năm 172,3 triệu đồng, đến nay quỹ dự phòng rủi ro của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên đã trích lập được là298,2 triệu đồng. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng của thị trường truyền thống là nông nghiệp nông thôn của 25 phường xã. NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên đã làm tốt việc thực hiện các chương trình kinh tế của tỉnh và thành phố, đầu tư có trọng điểm nên đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội của thành phố. Xác định mục tiêu quan trọng sống còn của ngân hàng là phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Để hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh, tìm mọi biện thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Ban lãnh đạo NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên đã chỉ đạo sát sao, năng động, kết hợp với UBND các xã phường để xử lý các con nợ chây ỳ. Ngân hàng đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập văn bản, chế độ và học tập để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng. 2.3.2. Một số tồn tại: Trong công tác tín dụng đã có nhiều biện pháp tích cực song bên cạnh đó còn có một số tồn tại trong công tác hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn huy động có tăng nhưng nguồn vốn trung hạn còn thấp chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay trung hạn trên địa bàn mà vẫn phải sử dụng vốn của trung ương. Chưa có biện pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn nhỏ lẻ trong nông thôn. Cho vay tín chấp qua các tổ trung gian đã phát hiện ở một vài nơi có tình trạng xâm tiêu, bộc lộ chất lượng tín dụng chưa tốt, cụ thể tổ trưởng hội phụ nữ Phúc Trìu xâm tiêu 20 triệu đồng Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là về trình độ thẩm định dự án và vi tính. Cán bộ tín dụng chưa tư vấn được cho khách hàng trong khi nhu cầu tư vấn từ phía khách hàng là rất lớn. Một số cán bộ tín dụng chưa thường xuyên nghiên cứu thể lệ chế độ, nghiệp vụ. Việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được thực hiện nghiêm túc nhất là việc cho vay qua tổ dẫn đến tình trạng không phát hiện kịp thời khả năng thanh toán của khách hàng nếu có khách hàng trốn, chết, sử dụng vốn không mục đíchdẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng. Việc cho vay tiêu dùng đời sống hình thức đảm bảo chủ yếu là tiền lương và chủ yếu là do cơ quan, tổ chức công đoàn đứng ra xác nhận và trừ lương trả góp hàng tháng. Song cán bộ tín dụng thường không kiểm tra kỹ về chữ ký của người thừa kế vì cho rằng hàng tháng trừ lương vẫn có khả năng thu nợ nên đã có trường hợp người vay chết và người thừa kế không xác nhận đó là chữ ký của họ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng Ngân hàng hầu như chưa có chính sách cũng như các sản phẩm để khuyến khích những khách hàng vay vốn trả nợ đúng hạn nhằm mở rộng đầu tư cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn năm 2003 tăng nhiều so với năm 2002, về số tuyệt đối tăng 349 triệu đồng còn số tương đối tăng 623,2%. Nợ quá hạn tăng cao làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên. 2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến chất lượng tín dụng tại NHNo thành phố Thái Nguyên: Có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan tác động đến chất lượng tín dụng cụ thể là nợ quá hạn. Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu trực tiếp nhất. 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan: a. Môi trường kinh tế chưa ổn định: Nền kinh tế Việt Nam mới chuyển sang cơ chế thị trường vì vậy các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Nhiều hộ gia đình, cá thể không bắt kịp những thay đổi cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của thi trường nhất là về chất lượng, chủng loại, giá cả sản phẩm hàng hoá. Đa số hộ sản xuất bị hạn chế năng lực trình độ và kinh nghiệm quản lý. Vốn tích luỹ ban đầu còn nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm gặp không ít khó khăn và điều đó gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng b. Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng còn có hạn chế: Chính quyền địa phương, các ngành chức năng yếu kém chậm chễ trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đặc biệt là trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch chương trình kinh tế xét duyệt dự án... Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp thời gây khó khăn cho việc xin vay của khách hàng, về phía ngân hàng không mở rộng được vốn vay. Việc quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ khiến cho có hộ gia đình có đến hai bộ hồ sơ chứng nhận hợp lý trên cùng một mảnh đất. Việc này có thể dẫn đến tình trạng một khách hàng mang hồ sơ đi vay vốn tại nhiều ngân hàng với cùng một tài sản thế chấp nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì vấn đề tài sản thế chấp là rất khó giải quyết. Các cơ quan chức năng tham gia vào việc xử lý tài sản thế chấp của ngưới vay khi bị ngân hàng phát mại tài sản còn nhiều thủ tục phiền hà, thời gian thường bị kéo dài điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. c. Mặt trái của xã hội: Các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, lô đề, rượu chè, thuốc phiện... làm cho một số khách hàng thiếu ý thức đã sở dụng đồng vốn vay vào tệ nạn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. d. Khách hàng chây ỳ không trả nợ: Có những khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi nhưng cố tình không trả nợ gây khó khăn cho ngân hàng. Có những khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kinh doanh ngành nghề trái với phương án xin vay , dùng vốn vay ngân hàng để cho người khác vay với lãi suất cao hơn nhưng không thu lại được do nhiều nguyên nhân. Lại có những khách hàng do trình độ năng lực thấp kém thua lỗ trong kinh doanh và dẫn đến tăng nợ quá hạn của ngân hàng. Ngoài ra chất lượng tín dụng còn bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, lũ lụt Vì khách hàng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên phần lớn là hộ gia đình, cá thể hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên kết quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh... làm nhiều hộ nông dân bị mất mùa không có khả năng trả nợ ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn xảy ra. Trong năm 2003 có thêm NHCSXH và NHNo&PTNT Sông Cầu hoạt động trên địa bàn điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc mở rộng chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên . 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: Trụ sở giao dịch không ổn định trong năm 2003 hai lần chuyển trụ sở gây tâm lý bất an cho khách hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trình độ cán bộ ngân hàng nói chung và trình độ cán bộ tín dụng nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập hơn nữa trình độ hiểu biết về sản xuất nông nghiệp còn thấp ảnh hưởng đến việc thẩm định cho vay. Do địa bàn kinh doanh rộng vì vậy mà việc thực hiện quy trình tín dụng nhiều khi còn tuỳ tiện, bỏ qua nhất là việc kiểm tra, kiểm soát, không nắm được thông tin về tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Những điều này đã làm tăng khả năng rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. Một số cán bộ tín dụng đôi khi chỉ chú ý coi trọng tài sản thế chấp, thấy tài sản thế chấp có giá trị lớn là có thể cho vay mà không quan tâm đến phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả hay không. Một số cán bộ tín dụng chưa nhận thức được đầy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2302.doc
Tài liệu liên quan