Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Đông Đô – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHTM 3

1. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 3

1.1. Khái niệm tín dụng 3

1.2. Phân loại tín dụng trung và dài hạn 4

1.3. Vai trò của hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 9

2. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 10

2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng 10

2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 12

2.2.1. Tỉ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn 12

2.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn 13

2.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 14

2.2.4. Tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn 14

2.2.5. Các nhân tố thuộc về ngân hàng 15

2.2.6. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng 20

2.2.7. Các nhân tố khách quan khác 22

2.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn 23

2.3.1. Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn là để phát triển kinh tế 23

2.3.2. Nâng cao chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại 25

CHƯƠNG 2 26

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ-NH ĐT&PT VIỆT NAM 26

1. Khái quát về chi nhánh Đông Đô – NH ĐT&PT Việt Nam 26

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26

1.2. Những thuận lợi khó khăn 27

1.2.1. Thuận lợi 27

1.2.2. Khó khăn 27

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần nhất 2005; 2006; 2007 28

1.3.1 Tình hình huy động vốn 29

1.3.2. Công tác tín dụng 29

1.3.3. Dịch vụ 31

2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Đông Đô 31

2.1. Phân tích cơ cấu tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Đông Đô 31

2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Đông Đô 33

2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn 33

2.2.2. Vòng quay vốn trung và dài hạn 33

2.2.4. Những mặt đã đạt được 34

2.3.2. Những nhân tố tiêu cực 36

CHƯƠNG III 39

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ- NH ĐT&PT VN 39

1. Phương hướng của chi nhánh Đông Đô về họa động tín dụng trung và dài hạn trong thời gian sắp tới 39

1.1. Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2008 của chi nhánh Đông Đô 39

1.1.1. Các mục tiêu kinh doanh chủ yếu 39

1.1.2. Phương hướng 39

1.1.3. Giải pháp, biện pháp thực hiện 40

1.2. Phương hướng phát triển hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh 41

2. Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh 42

2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng hợp lý 43

2.2. Cải tiến quy trình phân tích tín dụng 46

2.3. Kiểm tra giám sát chặt chẽ các khâu trong hoạt động tín dụng 49

2.4. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 50

2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ trong ngân hàng 51

2.5.1. Xây dựng các định hướng về chiến lược nguồn nhân lực 51

2.5.2. Triển khai tốt chiến lược nguồn nhân lực, gồm có các việc 51

3. Một số kiến nghị 55

3.1. Kiến nghị với Chính phủ 55

3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 57

3.3. Kiến nghị với NH ĐT& PT VN 59

KẾT LUẬN 62

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4441 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Đông Đô – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày,ngày càng tăng trong xã hội. Trong điều kiện đó, chất lượng tín dụng cũng ngày càng được quan tâm, bởi lẽ: Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán: khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn cho vay, với một lượng tiền như cũ có thể thực hiện được số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông,củng cố sức mua của đồng tiền. Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát,ổn định tiền tệ,tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại,thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng thương mại có thể mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có, hoặc là vì lí do nào đó, các chủ tài khoản có khả năng phát hành séc và thanh toán bằng các phương tiện khác cho khách vượt quá số tiền gửi thực có, hay khi ngân hàng xử lý nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp một khối lượng thanh toán bằng cách ghi “có” trước ghi “nợ” sau. Như vậy nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền trong lưu thông và là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ tạo khả năng giảm bớt tiền thừa trong lưu thông, góp phần hạn chế lạm phát ổn định tiền tệ, tăng uy tín quốc gia bằng việc phát huy tác dụng của các sản phẩm, dịch vụ trong tương lai của các công trình đầu tư. Hoạt động tín dụng là công cụ thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Mặt khác thông qua sự đánh giá phân tích khả năng phát triển của cá đối tượng định đầu tư để có những quyết định đúng đắn nhằm khai thác khả năng tiềm tang về tài nguyên, lao động,tiền vốn…để tăng cường năng lực sản xuất,cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm,tăng thu nhập cho người lao động… Chất lượng tín dụng trung và dài hạn được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội,đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành trong cả nước,ổn định và phát triển kinh tế. Tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng có quan hệ mật thiết với nền kinh tế xã hội,thiết lập một mối cơ chế chính sách cho vay đồng bộ,có hiệu quả sẽ có tác động tích cực tới mọi mặt của nền kinh tế xã hội,điều đó cũng thể hiện chất lượng hoạt động co vay trong nền kinh tế thị trường. 2.3.2. Nâng cao chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại Chất lượng tín dụng trung và dài hạn làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn cho vay và thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ tạo ra một hình ảnh tốt đẹp về biểu tượng,uy tín của ngân hàng và sự trung thành của ngân hàng. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ,chi phí quản lý,các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng,tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng vì chất lượng tín dụng cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và uy tín đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.Chất lượng tín dụng sẽ củng cố thêm mối quan hệ xã hội của ngân hàng và điều này là rất cần thiết ở các ngân hàng thương mai. Với những ưu thế trên, việc củng cố và tăng cường chất lượng tín dụng trung và dài hạn là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng thương mại. Và cũng chính vì vậy, chất lượng tín dụng luôn luôn đòi hỏi những sự cải tiến, không ngừng sáng tạo. CHƯƠNG 2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ-NH ĐT&PT VIỆT NAM 1. Khái quát về chi nhánh Đông Đô – NH ĐT&PT Việt Nam 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền than là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập từ năm 1957, đến nay đã có 51 năm xây dựng, trưởng thành, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt nam.Ngay từ khi được thành lập, với vai trò là ngân hàng chuyên ngành phục vụ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng: Cho vay vốn lưu động thi công xây lắp,sản xuất cung ứng vật liệu xây dựng,thanh toán, (chuyển khoản và tiền mặt) trong xây dựng cơ bản để chuyển tải toàn bộ vốn Ngân sách nhà nước dành cho xây dựng cơ bản,hình thành nên cơ sở vật chất, kĩ thuật cho đất nước, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trong từng thời kì cách mạng của dân tộc. Chi nhánh NHDT&PT Đông Đô được thành lập trên ơ sở nâng cấp phòng Giao dịch 2-SGD I (14Láng Hạ), đi vào hoạt động từ 31/7/2004 theo QĐ số 191/QĐ- HĐQT ngày 05/97/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam với mục đích mở rộng mạng lưới,nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu của BIDV. Là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống NH ĐT&PTVN chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể… Sau 3 năm hoạt động Chi nhánh đã tạo được một mô hình tương đối chuẩn của Chi nhánh bán lẻ được TT chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn – Quacert thuộc Tổng cục tiểu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong lĩnh vực hoạt động: Cung cấp dịch vụ thanh toán, tín dụng và bảo lãnh. Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để phục vj trọn gói khách hàng lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng: Tính đến nay NH đã có khoảng 100 sản phẩm và dịch vụ, phục vụ cho gần 1000 đối tượng là doanh nghiệp và 15000 cá nhân. Hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa (tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng) với mô hình quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Viêt nam hiện nay. Đội ngũ cán bộ trẻ,năng động được đào tạo chính quy tại các trường đại học trong nước nắm bắt nhanh những thay đổi của công nghệ thông tin,nhanh nhạy với thị trường tài chính và chính sách đổi mới của nhà nước để áp dụng trong quá trình công tác.Sau khi tuyển dụng được TW và Chi nhánh đào tạo thực tế và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với mô hình hoạt động của CN. 1.2. Những thuận lợi khó khăn 1.2.1. Thuận lợi - Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển với tốc độ cao, môi trường kinh tế, xã hội, chính trị ổn định, các chương trình kinh tế trọng điểm các dự án lớn được triển khai mạnh và phát huy hiệu quả - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo NH ĐT&PT VN và ban giám đốc Chi nhánh, đặc biệt trong thời gian triển khai dự án Hiện Đại Hoá. - Hiện nay, Chi nhánh là đơn vị được áp dụng những chương trình, hệ thống phần mềm máy tính rất hiện đại. - Chi nhánh đã được thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuâmr chất lượng quốc tế ISO 9000 – 2000, đồng thời dự án hiện đại hoá Ngân hàng đã đi vào hoạt động và sự tuân thủ chặc chẽ quy trình nghiệp vụ và nề nếp lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của Chi nhánh. 1.2.2. Khó khăn - Tình hình kinh tế chính trị thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi.Xung đột chiến tranh tại nhiều điểm nóng trên thế giới cùng với sự phát triển không ổn định của một số nền kinh tế lớn trên thế giới. - Nền kinh tế trong nước có sự tăng trưởng phát triển nhưng phải chịu không ít những trở ngại do thiên tai dịch bệnh. - Tiềm lực vốn của nền kinh tế hạn chế, quá trình cải cách các doanh nghiệp còn châm. Thêm vào đó là độ cạnh tranh hoạt động Ngân hàng ngày càng gay gắt,cơ hội tìm kiếm lợi nhuận càng ít và khoảng cách chênh lệch thu chi tính trên một đồng vốn ngày càng bị thu hep. - Là một Chi nhánh mới được thành lập, số lượng khách hàng còn ít,đồng thời lại diễn ra trong thời điểm gần cuối năm. Do đó những trở ngại ban đầu của Chi nhánh mới cộng với khối lượng công việc lớn dồn vào cùng một thời điểm là những khó khăn không nhỏ phải đối mặt và vượt khó. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần nhất 2005; 2006; 2007 Số liệu kinh doanh trong 3 năm từ 2005 đến 2007 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh Đơn vị: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU TH 2005 TH 2006 TH 2007 1 Tổng tài sản 1.428 2.183 2.720 2 Huy động vốn cuối kỳ 1.279 2.107 2.566 3 Dư nợ tín dụng 731 1.387 2.076 - Ngắn hạn 488 731 1.163 - Trung dài hạn TM 244 656 914 4 Dư nợ theo loại tiền VNĐ 557 1.085 1.599 5 Dư nợ tín dụng BQ 494 960 1.765 6 Nợ quá hạn 0.88 1.39 2 7 Thu dịch vụ dòng 3.9 8.1 16 8 Chênh lệch thu chi 15.01 37 70 9 Trích DPRR(luỹ kế trong năm) 6 11 30 10 Lợi nhuận trước thuế 9.01 25.90 40 11 Lợi nhuận sau thuế BQ/người 0.057 0.143 0.296 12 Số lao động 113 130 135 1.3.1 Tình hình huy động vốn Bảng 2.2: Huy động vốn 2005 2006 2007 Huy ®éng d©n c­ 73% 70% 65% Huy ®éng tæ chøc kinh tÕ 27% 30% 35% - VN§ 65,6% 66% 75% - Ngo¹i tÖ 34,4% 34% 25% - Ng¾n h¹n 53% 48% 40% - Dµi h¹n 47% 52% 60% Chi nhánh Đông Đô thành lập từ tháng 7/2004 với mức huy động vốn chuyển giao từ SGD I tại thời điểm đó đạt 729 tỷ đồng, sau 5 tháng hoạt động đến cuối năm 2004 chi nhánh đã đạt 818 tỷ đồng tăng 12% so với thời điểm chuyển giao. Đến năm 2005, tổng nguồn vốn tự huy động đạt 1.279 tỷ đồng tăng 461 tỷ so với 31/12/2004. Trong năm 2006, tổng tài sản từ 1,428 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 2,183 tỷ đồng năm 2006 (tăng 53,2% so với năm 2005). Mức huy động vốn bình quân, dư nợ tín dụng cũng tăng một cách đáng kể. Lãi suất tiền gửi USD được điều chỉnh 5 lần, tiền gửi VNĐ được điều chỉnh 3 lần trong năm 2006 thể hiện sự tích cực trong công tác điều chỉnh lãi suất theo diễn biến thị trường. Tổng huy động trên tổng tài sản đạt 96.5%, huy động VNĐ đạt 66%, huy động USD đạt 34% so với tổng huy động. Trong năm 2007,tổng tài sản tăng từ 2.183 tỷ đồng(2006) lên 2.720 tỷ đồng (tăng 537 tỷ tức gần 25%).Tổng huy động trên tổng tài sản đạt 94.3% .Huy động VND đạt75%,huy USD là 25% do năm vừa qua lãi suất USD giảm so với cùng kì năm 2006. Về cơ bản, cơ cấu nguồn vốn tương đối đồng đều về kỳ hạn bảo đảm tốt nhu cầu về thanh khoản, giai ngân tín dụng cũng như đầu tư tiền gửi tại H.O góp phần làm tăng nguồn vốn huy động toàn ngành. 1.3.2. Công tác tín dụng Tính đến hết năm 2005 tổng hư nợ tín dụng đạt 731 tỷ đồng (quy đổi) tăng 464 tỷ so với 31/12/2004 đạt 99,4% so với kế hoạch 2005, đến thời điểm 30/06/2006 tổng dư nợ tín dụng tại Chi nhánh Đông Đô là: 1.089 tỷ VND tăng 295 tỷ đồng so với đầu năm 2006 và đến cuối năm 2006 tổng dư nợ tín dụng đạt 1387 tỷ VND.Đến năm 2007 tổng dư nợ Tín dụng đã lên đến 2076 tỷ VNĐ tăng 689 tỷ đồng hay gần 50% so với thời điểm 2006.Đây quả là những bước tiến rất đáng tự hào của Chi nhánh. Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng qua các năm Đơn vị : tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) TỔNG DƯ NỢ 731 1.387 2.076 I Theo thành phần kinh tế 1 - Doanh nghiệp NN 402 55 277.4 20 727 35 2 - Công ty CP, TNHH, DNTN,Hộ cá thể 329 45 1109.6 80 1.349 65 II Theo thời gian 1 - Ngắn hạn 488 66,7 731 52,7 1.163 56 2 - Trung, dài hạn 243 33,3 656 47,3 914 44 III Theo loại tiền 1 VND 557 76,2 1085 78,2 1.163 56 2 Ngoại tệ 174 13,8 302 11,8 914 34 Qua bảng trên có thể thấy trong thời gian qua Chi nhánh Đông Đô đã tích cực mở rộng và tập trung cấp tín dụng đối với các đối tượng kinh tế ngoài Quốc doanh.Nếu trong năm 2005 tỷ trọng cho vay đối với khu vực nhà nước đạt 55% và 45% đối với khu vực ngoài quốc doanh thì đến Tháng 6/2006 tỷ lệ dư nợ của nhóm khách hàng ngoài quốc doanh chiếm xấp xỉ 55% và đến cuối năm 2006 đã là 80%.Tỷ trọng cho vay đối với khu vực nhà nước chiếm 20% đây chủ yếu là những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với BIDV vì vậy, chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng.Sang năm 2007 tỷ trọng này lần lượt là 35% và 65%. Về cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay : Năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt 488 tỷ đồng chiếm 66,7% tổng dư nợ. Đến 30/06/06 dư nợ ngắn hạn đạt 613 tỷ đồng,đến cuối năm là 731 tỷ chiếm 52,7% tổng dư nợ..Năm 2007 dự nợ ngắn hạn đạt1.163 tỷ đồng tăng 432 tỷ đồng so với năm 2006,chiếm 56% tổng dư nợ tuy nhiên tỷ trọng này sẽ giảm mạnh khi các dự án cho vay dài hạn của chi nhánh được giải ngân. Trong tổng dư nợ ngắn hạn, tỷ trọng cho vay xây lắp và cho vay kinh doanh bất động sản là rất cao. Tổng dư nợ hai đối tượng này hết tháng 6/2006 là trên 55% dư nợ ngắn hạn. Trong khi đó tỷ lệ dư nợ vay có đảm bảo của các đối tượng này lại rất thấp chỉ chiếm trên 30%. Đây là đối tượng tìm ẩn nhiều rủi ro không khuyến khích cho vay. Vì vậy trong thời gian tới cần có những chính sách và phương pháp quản lý nhằm giảm dần dư nợ ở nhóm đối tượng khách hàng này đề hạn chế những rủi ro xảy ra. 1.3.3. Dịch vụ Bảng 2.4 :Kết quả thực hiện qua các năm đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thu dịch vụ ròng 3.9 8.1 16 Thu DV ròng/ Lợi nhuận TT 43,3% 32,27% 40% Số liệu trên được trích từ báo cáo tài chính 3 năm 2005,2006,2007 Hiện nay hoạt động dịch vụ đang là mũi nhọn của các NHTM trên cả nước, Chi nhánh Đông Đô cũng lấy đây là mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh. Năm 2005 thu dịch vụ ròng của Chi nhánh đạt 3.9 tỷ đồng đến năm 2006 thu dịch vụ đạt 8.1 tỷ đồng tăng 4.2 tỷ so với năm 2005, tức tăng hơn 100%,đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu năm 2006 chỉ tiêu thu dịch vụ của Chi nhánh đã hoàn thành 69 % kế hoạch kinh doanh. Năm 2007 thu dịch vụ ròng của Chi nhánh tiếp tục tăng manh, đạt 16 tỉ đồng gần gấp đôi năm 2006. 2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Đông Đô 2.1. Phân tích cơ cấu tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Đông Đô Thực hiện chính sách đa năng và tổng hợp trong kinh doanh, không ngừng mở rộng hoạt động cho vay đặc biệt là hình thức cho vay trung và dài hạn. Chi nhánh đã mở rộng đối tượng phục vụ gồm cả Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và ngoài quốc doanh (NQD). Trong tổng dư nợ cho vay,Chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế NQD. Đến 31/12/2007 tỉ trọng cho vay với DNNN đạt 35% tương ứng với 729 tỷ đồng. Khách hàng vay vốn trung và dài hạn là các DNNN cũng tăng nhiều so với năm 2006 nhưng vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ. Như vậy quy mô cho vay KTNQD chiếm 65% tổng cho vay trung và dài hạn đạt 1.349 tỷ,điều này thể hiện đặc trưng riêng của NH ĐT&PT VN cũng như đặc trưng của Chi nhánh. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh với số lượng ngày càng tăng,trong đó có một số lượng lớn khách hàng truyền thống uy tín như: Các đơn vị thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao thông Sông Đà.Tổng Công ty xây dựng CNVN… Nguyên nhân của việc vượt trội của các khách hàng là DN NQD có thể nêu ở 1 vài điểm sau: Thứ nhất, do truyền thóng của NH ĐT & PT VN nói chung và của Chi nhánh nói riêng có những lợi thế về nguồn vốn,kinh nghiệm, khách hàng, ưu đãi của NH… về các khoản cho vay trung và dài hạn với DNNQD nên Chi nhánh không ngừng phát huy những lợi thế này, tăng cường mối quan hệ tín dụng với những khách hàng uy tín và mở rộng thêm nhiều khách hàng mới. Chi nhánh đã có những chính sách ưu đãi với các DNNQD về lãi suất, thời gian trả nợ, thế chấp… Thứ hai, các DNNQD ngày càng phát triển do được mở rộng quyền và thích nghi với nền kinh tế mới. Các DNNQD lớn thường nhận được nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài, có điều kiện cải tiến công nghệ tạo nên ưu thế cạnh tranh, như vậy có nhu cầu và điều kiện vay vốn ngân hàng. Thứ ba nghị quyết Trung ương Đảng đã khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay là đi theo nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nên thành phần kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã định hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh. Thứ tư khi bước sang nền kinh tế thị trường, các DNNQD tuy có gặp một số những khó khăn nhưng dần dần từng bước đã đi vào ổn định và làm ăn có lại và mở rộng sản xuất. Ngoài ra Chính phủ cũng có một số chính sách ưu đãi với thành phần KTQD nên các DNNQD có ưu thế hơn trong vay vốn của Chi nhánh. Như vậy, cũng như tình hình chung của toàn ngành và tình hình chung của các ngân hàng thương mại quốc doanh,cơ cấu cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh lệch hẳn về các DD NQD. Chi nhánh ngày càng phát huy lợi thế riêng của mình, có những chính sách cho vay ưu đãi chính sách khách hàng phù hợp tăng cường mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với các DNNQD. Tuy nhiên Chi nhánh cũng không xem nhẹ các thành phần kinh tế nhà nước và coi đó là thị trường tiềm năng an toàn nhằm đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay của Chi nhánh. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay trung và dài hạn với các DNNN hàng năm vẫn tăng khá cao. 2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Đông Đô 2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn Các khoản nợ quá hạn đã được gia hạn nhiều lần,nợ khó đòi vẫn có thể là các khoản nợ có khả năng thu hồi cho nên ngân hàng đề ra chỉ tiêu hoạt động kinh doanh không có nợ quá hạn. Do cho vay trung và dài hạn có thời gian vay vốn dài (trung hạn từ 1 – 5 năm; dài hạn > 5 năm) nên hoạt động tín dụng trung và dài hạn có rất nhiều rủi ro. Vì là một Chi nhánh mới thành lập,chưa có nợ quá hạn. Nên chưa đánh giá được chỉ tiêu nợ quá hạn. 2.2.2. Vòng quay vốn trung và dài hạn Tuy dư nợ tín dụng trung và dài hạn thương mại nhỏ hơn so với tín dụng trung và dài hạn nhưng vòng quay vốn của nó lại lớn hơn. Có thể nói,đồng vốn đầu tư cho dự án tín dụng thương mại có khả năng thu hồi vốn, quay vòng nhanh hơn, có khả năng đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho Chi nhánh. Còn tín dụng ngắn hạn có vòng quay thấp,dư nợ lớn có nghĩa là một lượng vốn lớn ứ đọng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong thời gian qua chi nhánh đã tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thương mại trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn từ 33,3% tổng dư nợ cho vay năm 2005 lên 47,3% năm 2006, nhưng lại giảm đôi chút vào năm 2007 chỉ còn 44% tổng dư nợ. 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng nhìn từ phía khách hàng Hầu hết các dự án do Chi nhánh cho vay vốn trung và dài hạn đều góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng và làm ăn có hiệu quả. Các chỉ tiêu như lợi nhuận, lao động, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp đều tăng. Các khoản tín dụng trung và dài hạn đầu tư vào các dự án, dự án mở rộng nâng cấp, do vậy không chỉ làm lợi cho doanh nghiệp về mặt lợi nhuận mà còn góp phần mở rộng, nâng coa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung. Những dự án như dự án tài trợ cho công ty xây dựng Sông Đà… được triển khai có hiệu quả, chất lượng phục vụ của công ty tốt hơn, khách hàng của công tỳ ngày càng tăng. Tuy nhiên không phải không có những doanh nghiệp có nợ quá hạn, nợ khó đòi, không có khả năng thanh toán nhưng do chi nhánh mới thành lập nên cũng chưa xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Nói chung, quan niệm đánh giá về chất lượng tín dụng của ngân hàng và doanh nghiệp là hoàn toàn cùng chiều, không hề có sự đối nghịch. Do tính chất hoạt động khác nhau,với doanh nghiệp hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ một cách trực tiếp, với ngân hàng là cung cấp dịch vụ nên cách nhìn nhận một vấn đề là khác nhau. Nhưng cuối cùng,một khoản tín dụng có chất lượng tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, nói rộng ra là mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Do vậy cả hai ben đều phải hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau để tạo ra những khoản tín dụng chất lượng cao,góp phần cải thiện đời sống kinh tế,và vào sự phát triển bền vững của đất nước. 2.2.4. Những mặt đã đạt được Trên cơ sở các kết quả đạt được trong năm 2006, Chi nhánh đã tiếp tục hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2007 những kết quả đó được thực hiện qu một số chỉ tiêu chính như sau: 1.1 Quy mô tín dụng: - Tổng dư nợ cuối kì đạt : 2.076 tỷ đồng.Trong đó + Dư nợ ngắn hạn : 1.163 tỷ đồng chiếm 56% tổng dư nợ. + Dư nợ trung và dài hạn : 916 tỷ đồng chiếm 44 % tổng dư nợ. + Dư nợ có TSDB: 1.592 tỷ đồng chiếm 76% tổng dư nợ. + Dư nợ NQD: 1.349 tỷ đồng chiếm 65% tổng dư nợ. + Dư nợ VND: 1.163 tỷ đồng chiếm 56% tổng dư nợ. + Dư nợ ngoại tê: 914 tỷ đồng chiếm 44% tổng dư nợ. - Tổng dư nợ năm 2007 đạt 2076 tỷ đồng tăng 689 tỷ đồng so với năm 2006 (tăng 49,7% so với năm 2006). - Tỷ lệ dư nợ có TDH/TDN năm 2007 giảm xuống còn 59,14% (đạt 98,9% so với năm 2006) đi theo đúng định hướng của toàn hệ thống. Trong năm 2007,riêng Phòng Tín dụng 2 đã xác định cấp hạn mức cho 15 khách hàng, tổng hạn mức cấp là 481 tỷ đồng, cấp hạn mức bảo lãnh cho 7 khách hàng với tổng hạn mức là 338 tỷ đồng. Trong đó 2 hợp đồng hạn mức cấp bảo lãnh trình Trung ương với tổng số tiền là 260 tỷ đồng. Trong năm 2007 Phòng đã ký hợp đồng tín dụng cho vay vốn 7 dự án,tổng số vốn cam kết là 10 tỷ đồng. Trình Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương các dự án lớn như: Dự án Nhà máy Xi măng Phú Sơn với số tiền là 582 tỷ đồng,Dự án dây chuyền 2-Nhà máy xi măng Vinakansai, số tiền cho vay dự kiến là 507 tỷ đồng. Phòng thường xuyên chú trọng đảm bảo chất lượng trong hoạt động tín dụng thông qua việc chọn lựa khách hàng, thường xuyên nhắc nhở cán bộ tuân thủ qui trình nghiệp vụ, kiểm tra các bước trong qui trình cho vay bảo lãnh đôn đốc khách hàng tăng cường tối đa tài sản đảm bảo. Về công tác xử lý nợ: Mặc dù chưa phát sinh nợ xấu nhưng đã có biểu hiện một vài khách hàng dây dưa trong trả nợ. Do vậy Phòng thường xuyên đôn đôc, làm việc với khách hàng tìm mọi biện pháp trả nợ với sự chỉ đạo trực tiếp của 1 đồng chí lãnh đạo phòng cùng cán bộ tín dụng. Với chủ trương đẩy mạnh phát triển khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Phòng tín dụng 2 luôn luôn chú trọng và đề cao công tác phát triển khách hàng. Trong năm 2007 phòng đã tiếp xúc được 111 khách hàng,phát triển thêm 95 khách hàng có quan hệ tín dụng: trong đó doanh nghiệp là 10,cá nhân là 85; 9 khách hàng có quan hệ bảo lãnh và mở L/C. Mặt khác căn cứ vào chất lượng quan hệ giao dịch một thời gian,phòng tín dụng 2 cũng đã từng bước sàng lọc hạn chế quan hệ và tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng với một số khách hàng như: Công ty TNHH TM Hải Thành, Công ty CP Nguyễn Hoàng… Từ đó đã từng bước nâng cao chất lượng tín dụng và tạo dựng nền khách hàng tương đối vững chắc. 2.3. Một số nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn chi nhánh Đông Đô 2.3.1. Những nhân tố tích cực Nền kinh tế đang chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từng bước thích nghi hơn với biến động của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Uy tín của Ngân hàng ĐT&PT VN ngày càng được khẳng định và nâng cao cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Tiến độ cơ cấu lại ngân hàng sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng đã được Chính phủ phê duyệt và cho triển khai thực hiện. Ngân hàng từng bước đổi mới điều hành các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia. Cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng tiếp tục được hoàn thiện,công nghiệp hoá hiện đại hoá ngân hàng. Hiệp hội ngân hàng đã bước đầu thể hiện vai trò của mình thông qua việc hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng trong toàn quốc cũng như trong địa bàn. Là đơn vị mới được tách ra từ SGD1 – NH ĐT&PT VN luôn được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của ban lãnh đạo NH ĐT&PT VN và các phòng ban chức năng. Khách hàng của Chi nhánh đa dang,nhiều tiềm năng,và không ngừng tăng trưởng, đặc biệt tập trung nhiều tổng công ty có doanh số hoạt động lớn tại Chi nhánh. 2.3.2. Những nhân tố tiêu cực a.Nhân tố thuộc về phía ngân hàng. Do mới thành lập nên quy trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị công nghệ, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh còn yếu, chưa thực hiện đi trước một bước và chưa tương xứng với một ngân hàng có quy mô hoạt động lớn, các thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành chưa đầy đủ, tức thời, mang tính thủ công. Nguồn thông tin,đặc biệt là thông tin dực báo dài hạn vĩ mô về định hướng phát triển kinh tế theo ngành, vùng còn thiếu, chưa kịp thời, thiếu cơ sở khi xây dựng các kế hoạch, giải pháp mang tính trung và dài han. Mạng lưới kinh doanh vẫn mỏng, tập trung chủ yếu tại chi nhánh nên chưa khai thác hết lợi thế và khả năng huy động vốn, chưa có điều kiện để mở rộng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Trình độ ứng dụng công nghệ còn hạn chế, sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. b. Những nhân tố khách quan. Tình trạng yếu kém của các doanh nghiệp trong nước cả về nguồn vốn,lao động,công nghệ và năng lực quản lý, sản phẩm kém sức cạnh tranh; quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm, các cơ chế chính sách chưa thể hoàn thiện trong thời gian ngắn. Cơ cấu sản xuất trong từng ngành từng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 124.doc
Tài liệu liên quan