Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng Công Thương (VietinBank) chi nhánh Đống Đa

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn huy động khan hiếm, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các Ngân hàng. Nhưng trong năm qua Chi nhánh luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của NHCTVN, bám sát diễn biến thị trường, phát huy sức mạnh của tập thể và bằng những biện pháp cụ thể nhờ đó không những đã duy trì phát triển ổn định nguồn vốn, không chỉ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mà còn luôn là Chi nhánh giữ tỷ trọng cao nộp vốn về Trung ương với 690 tỷ đồng năm 2005, 850 tỷ đồng năm 2006 và 1,350 tỷ đồng năm 2007

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng Công Thương (VietinBank) chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 Phòng khách hàng 1,2 Phòng quản lí nợ có vấn đê Phòng quản lí rủi ro Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng tổng hợp Phòng tiền tê – kho quỹ Phòng giao dịch Kim Liên 15 Quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch Cát Linh BAN LÃNH ĐẠO: 1 GĐ 3 PGĐ Phòng thông tin – Điện toán tóan Sản phẩm dịch vụ của NHCTCNĐĐ Là một NHTM quốc doanh hoạt động chủ yếu trên địa bàn quận Đống Đa, NHCTCNĐĐ có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải...góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông và ổn định tiền tệ. Bên cạnh những nghiệp vụ có tính chất truyền thống như nhận tiền gửi và cho vay, NHCTCNĐĐ đã mạnh dạn thâm nhập và tiến tới mở rộng các hình thức kinh doanh mới như: Bảo lãnh dự thầu công trình, bảo lãnh xuất nhập khẩu, mua - bán ngoại tệ, làm dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước và quốc tế, dịch vụ thanh toán thẻ Visa Card, Master Card… Có thể đơn cử một số dịch vụ như sau: * Mở tài khoản và nhận tiền gửi Nhận tiền gửi không kỳ hạn thông qua mở tài khoản thanh toán. Nhận tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân và các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước bằng đồng Việt Nam với các kỳ hạn linh hoạt: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 11, 12, 18, 24 tháng và trên 24 tháng. Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ. Phát hành các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Rút tiền tự động, thanh toán hoá đơn trên máy ATM, thẻ tiền mặt hoặc thanh toán trên Taxi bằng thẻ thanh toán của NHCT. Gửi tiền nhiều nơi và rút tiền nhiều nơi tại các địa điểm giao dịch trong hệ thống NHCTVN nhanh chóng, chính xác và an toàn. Chi nhánh làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến công nghệ và phong cách phục vụ thuận lợi nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và các tổ chức kinh tế, vì vậy nguồn vốn huy động đã ngày càng tăng trưởng vững chắc. * Đầu tư tín dụng Về cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ. Thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng, bao gồm các hình thức: - Cho vay vốn lưu động theo hạn mức tín dụng thường xuyên - Cho vay phục vụ nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho SXKD - Cho vay cầm cố các chứng từ có giá - Cho vay nhu cầu tiêu dùng Mức lãi suất cho vay hiện tại được áp dụng như sau: Đối với VNĐ, mức 0.9%/tháng đối với khách hàng ưu đãi – khách hàng truyền thống, mức 0.95%/tháng với những khách hàng phổ thông; Đối với USD, lãi suất cho vay là 6.5%/năm cho mọi khách hàng. Chi nhánh đã cho vay ngắn hạn các DN SXKD có hiệu quả, tạo điều kiện giúp các DN có đủ vốn nhập nguyên vật liệu phục vụ SXKD ổn định và có hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động, các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường: như các sản phẩm về thuốc tân dược của Xí nghiệp Dược phẩm TWI, Công ty CP Dược TW, các sản phẩm về săm lốp cao su của Công ty Cao su Sao vàng, các sản phẩm về cáp điện của Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty Thượng đình, các sản phẩm về sơn của Công ty sơn Tổng hợp Hà nội… Về cho vay trung và dài hạn: Cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, có một số dự án cho vay với thời hạn 10 năm. Bao gồm các hình thức: - Cho vay thương mại trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay đồng tài trợ - Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu Chi nhánh tiếp tục giải ngân cho các dự án của các DN là khách hàng truyền thống như Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8, Công ty Xe đạp – Xe máy Thống nhất để đầu tư dây chuyền sản xuất, Nhà máy thuỷ điện A Vương của Công ty Lũng lô, dự án truyền hình cáp Hà nội… Đồng tài trợ - cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời gian hoàn vốn dài như cho vay hợp vốn với VCB Quảng Ninh để đầu tư máy móc thiết bị khai thác than. Nghiệp vụ Bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán ... Dựa trên uy tín của khách hàng trên thương trường và quan hệ với ngân hàng. Mức phí bảo lãnh được thay đổi qua các các giai đoạn, hiện tại áp dụng mức: 2% năm + 10% VAT / số tiền không ký quỹ và 1% năm + 10% VAT / số tiền ký qũy bảo lãnh. Đối với các nhu cầu bảo lãnh của khách hàng, Chi nhánh đều giải quyết kịp thời, nhanh chóng. Nhiều dự án được Chi nhánh bảo lãnh đã trúng thầu, tiếp đó Chi nhánh cung cấp vốn kịp thời để thực hiện dự án đã trúng thầu. * Dịch vụ kho quỹ Nhận thu và kiểm đếm tiền mặt tại các điểm giao dịch của Chi nhánh và trụ sở của khách hàng. Nhận cất giữ tiền, các vật có giá và giấy tờ quan trọng. Công tác Tiền tệ – Kho quỹ ngày càng phát triển, góp phần tăng thu đáng kể cho Chi nhánh. Chi nhánh đã phục vụ tốt việc thu – chi tiền mặt, đảm bảo thu chi kịp thời, không để tiền tồn đọng, không để khách hàng phải chờ đợi. Thường xuyên đảm bảo việc kiểm ngân, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xảy ra mất mát, hư hỏng đảm bảo an toàn kho quỹ. * Dịch vụ ngân hàng quốc tế Các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế bao gồm: - Thực hiện thanh toán chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế thông qua mạng toàn cầu SWIFT. - Thư tín dụng L/C do NHCTCNĐĐ phát hành, thông báo, xác nhận, chiết khấu và thanh toán thư tín dụng. - Nhờ thu: Trả ngay DP, trả chậm DA. - Nhận và phát hành các loại bảo lãnh với nước ngoài. - Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối. - Thanh toán thẻ tín dụng, Séc du lịch, các loại Card... - Thực hiện các dịch vụ ngoại hối. Hoạt động mua bán ngoại tệ. * Dịch vụ thanh toán điện tử Các tổ chức kinh tế và cá nhân có thể nộp tiền mặt vào bất cứ điểm giao dịch nào của NHCTCNĐĐ hoặc sử dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như Séc, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Thư tín dụng, Thẻ ngân hàng... Chi nhánh sẽ thực hiện chuyển tiền qua hệ thống thanh toán nhanh nhất cho khách hàng thông qua mạng NHCT trên toàn quốc. 2.1.4 Kết quả kinh doanh chủ yếu của NHCTCNĐĐ năm 2005 – 2007 * Công tác huy động vốn Thấm nhuần phương châm “đi vay để cho vay”, NHCTCNĐĐ đã tích cực và không ngừng mở rộng huy động vốn, coi huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển trong hoạt động kinh doanh. Trong vài năm trở lại đây, Chi nhánh đã không ngừng tiến hành mở rộng mạng lưới huy động vốn. Tuy không có nhiều các quỹ tiết kiệm như ngân hàng nông nghiệp, song những gì mà Chi nhánh làm được trong những năm qua là rất đáng kể. Mở thêm các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch mà chức năng chủ yếu hiện tại là thu hút vốn nhàn rỗi của dân cư tại địa bàn này, giúp chi nhánh có thêm những khách hàng mới, thị trường mới. Không những thu hút thêm nguồn vốn bằng cách mở rộng mạng lưới, Chi nhánh còn chú trọng đến thái độ của nhân viên và quan trọng hơn cả là sản phẩm thu hút khách hàng. Các sản phẩm đó là: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và gần đây nhất là chứng chỉ tiền gửi. Các sản phẩm trên đều rất đa dạng, lãi suất hấp dẫn và có thời hạn linh hoạt: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 12, 18, 24 tháng và trên 24 tháng phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, áp dụng các hình thức khuyến mại với các khách hàng gửi tiền với số lượng lớn, đặc biệt là việc áp dụng tin học vào giao dịch để có thể đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất nhu cầu của khách hàng, và được nhiều khách hàng tín nhiệm, tin tưởng. Đối với các DN lớn, chi nhánh chủ động đặt quan hệ, thu hút thêm nhiều khách hàng. Xác định rõ tầm quan trọng trong công tác huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, coi đó là linh hồn của hoạt động ngân hàng, Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn chỉ đạo sát xao và có những chính sách cụ thể nhằm thu hút khách hàng tăng nguồn vốn huy động. Trong năm 2007, ngoài việc bám sát thị trường nhằm có những điều chỉnh lãi suất phù hợp, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ làm tốt công tác chăm sóc khách hàng như: Thực hiện các chương trình tặng quà khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm cũng như gửi quà tặng, thư chúc mừng đối với những khách hàng truyền thống, có số dư lớn của Ngân hàng trong những dịp Lễ, Tết. Thực hiện dịch vụ hỗ trợ nhằm đa dạng các hình thức huy động tạo thuận lợi cho khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh như dịch vụ thu nhận tiền gửi tiết kiệm tại nhà đối với những khách hàng có số tiền gửi lớn. Bảng 1: Kết quả huy động vốn trong 3 năm gần đây Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006 2005 2007 2006 Tổng nguồn vốn huy động 2,600 3,143 3,370 1.21 1.07 Tiền gửi thanh toán 625 812 990 1.05 1.21 (% so với tổng huy động) 24.04 25.84 29.38 Tiền gửi < 12 tháng 1,675 1,531 1,490 0.91 0.97 (% so với tổng huy động) 64.42 48.71 44.21 Tiền gửi > 12 tháng 300 800 890 2.67 1.11 (% so với tổnghuy động) 11.54 25.45 26.41 Nhờ có sự quan tâm kịp thời của Ban lãnh đạo Chi nhánh, bằng những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế nên công tác huy động tiền gửi của dân cư thời gian qua đã có những chuyển biến rõ rệt. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn huy động khan hiếm, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các Ngân hàng. Nhưng trong năm qua Chi nhánh luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của NHCTVN, bám sát diễn biến thị trường, phát huy sức mạnh của tập thể và bằng những biện pháp cụ thể nhờ đó không những đã duy trì phát triển ổn định nguồn vốn, không chỉ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mà còn luôn là Chi nhánh giữ tỷ trọng cao nộp vốn về Trung ương với 690 tỷ đồng năm 2005, 850 tỷ đồng năm 2006 và 1,350 tỷ đồng năm 2007 Chi nhánh đã tổ chức lớp tập huấn về “Văn hoá phong cách giao tiếp” cho cán bộ , từ đó đã giúp từng cán bộ tại các quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch luôn chú ý đến phong cách giao dịch đối với khách hàng. Mặt khác, Chi nhánh đã cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và bổ sung thêm trang thiết bị máy móc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất tại các quỹ tiết kiệm đảm bảo phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Thực hiện các đợt khuyến mại dự thưởng, phát hành kỳ phiếu theo chỉ đạo của NHCTVN. * Công tác sử dụng vốn Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt hoạt động chủ yếu trong kinh doanh của các NHTM nói chung và của NHCTCNĐĐ nói riêng. Thành quả trong công tác huy động vốn có được khẳng định hay không cũng tuỳ thuộc vào công tác sử dụng vốn. Do đó sử dụng vốn như thế nào là rất quan trọng, có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhận thức được rõ vấn đề trên, trong những năm qua, Chi nhánh đã hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là công tác tín dụng luôn luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Bám sát sự chỉ đạo của NHCTVN trong những năm qua, Chi nhánh đã đề ra mục tiêu cho công tác đầu tư và cho vay. Với mục tiêu tăng trưởng ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Bảng 2: giá trị và tỷ trọng nợ vay của Chi nhánh (2004 – 2006) Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 1.Cho vay ngắn hạn 1300 59 1357 66 1083 69 2.Cho vay trung và dài hạn 903 41 687 34 494 31 Tổng 2203 100 2044 100 1577 100 Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2005 – 2007) Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh giảm dần trong 3 năm, đặc biệt vào năm 2007 dư nợ của Chi nhánh giảm mạnh chỉ còn 1577 tỷ đồng, bằng 77,15 % so với dư nợ năm 2006 và bằng 71,58 % so với dư nợ năm 2005. Nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ giảm là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông trả nợ trước hạn theo quyết định của thanh tra, số tiền trả nợ là 16 tỷ đồng. Mặt khác, do có một số đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ nên chi nhánh không thể đầu tư vốn tín dụng tiếp mà chỉ tập trung thu nợ; một số doanh nghiệp cổ phần hóa có nguồn thu từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay cán bộ, công nhân viên nên đã giảm nợ vay ngân hàng. Việc tìm kiếm khách hàng mới lại gặp sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác cùng địa bàn. Vì vậy, hiện nay chi nhánh đang gặp rất nhiều khó khăn và cần những giải pháp mới để đưa chi nhánh thoát khỏi tình trạng thua lỗ. + Về cho vay ngắn hạn: Trong những năm qua, Chi nhánh luôn chú trọng đầu tư cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ vốn nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Do vậy, tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong tổng dư nợ thường rất lớn trên 50% tổng dư nợ của chi nhánh. Các doanh nghiệp thường xuyên vay ngắn hạn chi nhánh là: Công ty dược liệu TƯ 1, Công ty Sao Vàng, Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty Thượng Đình, Công ty sơn tổng hợp Hà Nội, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông,… Gần đây nhất, vào năm 2006, Chi nhánh đã giải ngân cho Công ty cơ điện Trần Phú 352 tỷ đồng để nhập nguyên liệu sản xuất dây cáp điện, giải ngân cho Công ty Cổ phần dược TƯ 1 để nhập dược liệu, hóa chất, tinh dầu để sản xuất thuốc chữa bệnh. + Về hoạt động cho vay trung và dài hạn: Hoạt động cho vay dự án là lĩnh vực thế mạnh của các NHTM Nhà nước từ trước tới nay. Nguyên nhân là do các NHTM cổ phần phần lớn là mới hoạt động, còn nhiều hạn chế về vốn và trình độ không thể đáp ứng được các dự án có thời gian dài, rủi ro cao nên hầu như chưa dám tiếp cận với lĩnh vực này. Trong hoàn cảnh đó, với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và trình độ, CN NHCT Đống Đa đã thực sự trở thành một địa chỉ cấp vốn tin cậy cho các dự án. Trong suốt những năm qua, nhiều dự án đã được giải ngân ở CN NHCT Đống Đa, góp phần tăng hiệu quả kinh tế xã hội. Năm 2005, Chi nhánh đã giải ngân cho một số dự án: - Đầu tư 22 tỷ đồng cho Công ty TNHH vận tải Việt Thanh để xây dựng hệ thống vận chuyển hành khách tuyến đường Hà Nội – Nội Bài. - Giải ngân 4,5 tỷ đồng để đầu tư mua xe taxi cho công ty Vận tải Vạn Xuân. - Đầu tư 10 tỷ đồng để nâng cấp mạng truyền hình của Công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội. Năm 2006, Chi nhánh giải ngân cho một số dự án: - Dự án đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất đèn huỳnh quang công suất 7.000.000 sp/năm của Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, tổng nguồn vốn trên 13 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh đầu tư 9,5 tỷ đồng. - Dự án đầu tư phân xưởng sản xuất thuốc viên kháng sinh đạt tiêu chuẩn GMP của Công ty cổ phần dược trung ương, trong đó chi nhánh đầu tư 10 tỷ đồng. - Dự án đầu tư xây dựng trụ sở, nhà điều hành của Công ty Thương mại và Dịch vụ Vạn Xuân tại 45 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội, tổng nguồn vốn đầu tư 17 tỷ đồng trong đó Chi nhánh đầu tư 12 tỷ đồng Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng có thể khẳng định hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua có quy mô và chất lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình. Đối với bản thân Chi nhánh, hoạt động tín dụng cũng thực sự tạo ra nguồn thu chủ yếu, có thể thấy thông qua bảng sau: Bảng 3: Thu nhập từ việc sử dụng vốn tại Chi nhánh Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng thu nhập 198 239 305 Lãi tiền gửi 48 62 75 Lãi tiền vay 145 170 220 Lãi khác ChØ tiªu 2003 2004 2005 Tæng thu nhËp 180 225 270 L·i tiÒn göi 40 55 60 L·i tiÒn vay 137 165 200 L·i kh¸c 3 5 10 Tæng chi phÝ 142 165 200 L·i tiÒn göi 35 45 50 L·i tiÒn göi tiÕt kiÖm 77 82 100 Chi kh¸c 30 38 50 L·i 38 60 70 5 7 10 Tổng chi phí 142 165 200 Lãi tiền gửi 35 45 50 Lãi tiền gửi tiết kiệm 77 82 100 Chi khác 30 38 50 Lãi 56 74 105 (Nguồn: Số liệu do phòng tổng hợp tiếp thị cung cấp) * Các hoạt động khác + Tổng doanh số bảo lãnh năm 2006 là 493,7 tỷ đồng chỉ bằng 79,2% năm 2005 + Doanh số mua bán ngoại tệ (quy USD): cũng giảm so với năm 2005, doanh số mua năm 2006 là 21 triệu USD so với năm 2005 đạt 90,3%; doanh số bán là 22 triệu USD đạt 91,6% so với năm 2005. +Doanh số thanh toán quốc tế: năm 2006 giá trị L/C Chi nhánh nhập là 15,8 triệu USD giảm 33% so với năm 2005. Nguyên nhân là do đầu tư tín dụng với một số khách hàng giảm như: Công ty Thương mại Bạch Đằng hoạt động xuất nhập khẩu giảm chỉ đạt 89%; Tổng công ty Giấy chuyển đổi mô hình công ty; Công ty chế biến XNK chăn nuôi không thực hiện theo kế hoạch một số dự án nhập phân đạm. Về L/C xuất năm 2006 đạt 138 món trị giá 12.2 triệu USD, tăng 44% so với năm 2005, do Tổng công ty giầy doanh số xuất khẩu đạt 3 triệu USD tăng 90% so với năm 2005. Ngoài ra một số các doanh nghiệp xuất khẩu như: Công ty Dệt Kim Đông xuân và công ty dệt may Hà Nội cũng đạt doanh số xuất khẩu tăng trưởng hơn so với năm 2005. 2.2 Thực trạng cho vay DNNN của NHCTCNĐĐ 2.2.1. Khách hàng DNNN của NHCTCNĐĐ Đối tượng khách hàng DNNN tại chi nhánh bao gồm 37 DNNN TW và 6 DNN địa phương chia thành các nhóm ngành sau: Nhóm ngành xây dựng cơ sở hạ tầng; Nhóm ngành sản xuất công nghiệp; Nhóm ngành thương mại - dịch vụ. a. Nhóm khách hàng là các đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng Đối tượng khách hàng nhóm này chủ yếu là Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 và các đơn vị thành viên. Đặc điểm chung của các đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng tại chi nhánh là: * Mô hình tổ chức quản lý SXKD chưa thực sự hiệu quả, sự phức tạp trong cơ chế quản lý vốn đầu tư của Nhà nước và các bên tham gia như nhà thầu, chủ đầu tư…trong xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều khi gây khó khăn cho đơn vị. * Tình hình tài chính diễn biến thất thường, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm dụng, các DN này thường vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng. Tồn tại nhiều khoản phải thu tồn đọng, không có khả năng thu hồi, các khoản lỗ đang ẩn dấu ở một số tài khoản do từ trước đến nay đã thi công nhiều công trình với giá trúng thầu thấp hơn giá thành gây thua lỗ. Thêm vào đó là việc các DN thi công công trình chưa xác định được nguồn vốn và kế hoạch bố trí vốn dẫn đến kéo dài thời gian thanh quyết toán. b. Nhóm khách hàng các đơn vị sản xuất công nghiệp Hiện nay chi nhánh đang cung cấp tín dụng cho các DN sản xuất như: Xí nghiệp Dược phẩm TW I, Công ty Xà phòng Hà nội; Công ty Bóng đèn – Phích nước Rạng Đông; Công ty Cao su Sao vàng; Nhà máy Ô tô 3 – 2… Có một số đặc điểm khái quát cho nhóm khách hàng này là: * Phần lớn các DN này đều tham gia sản xuất hàng xuất khẩu, có nguồn thu ngoại tệ thường xuyên, do đó đã góp phần đáng kể trong việc cung cấp nguồn ngoại tệ cho chi nhánh. * Ngoài sản phẩm chính là tín dụng, các DN này còn thường xuyên sử dụng các dịch vụ khác của chi nhánh như nhờ thu và mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, thanh toán L/C…vì vậy hàng năm các DN này đã mang lại cho Chi nhánh một khối lượng phí dịch vụ rất lớn. c. Nhóm khách hàng thương mại - dịch vụ Nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Hiện tại chi nhánh đang quan hệ với các khách hàng như: Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ Cơ khí, Công ty XNK Đầu tư, Công ty Thương mại Đại Việt, Công ty Kim khí Hà nội, Công ty Vận tải Biển Bắc, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam…Đặc điểm chung của nhóm khách hàng này là: Nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu nên nhóm ngành thương mại - dịch vụ đang có những bước tiến đáng kể. Hoạt động kinh doanh của các DN này phần lớn là hiệu quả nhưng có nhược điểm là các DN hoạt động trong lĩnh vực này có vốn chủ sở hữu thấp, hoạt động chủ yếu dựa trên vốn đi vay. Các khách hàng này thường xuyên có nhu cầu vốn lưu động tại chi nhánh và sử dụng một số dịch vụ thanh toán. 2.2.2. Tình hình cho vay DNNN của NHCTCNĐĐ Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, doanh nghiệp nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Hoạt động của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém, hàng tồn kho tiêu thụ chậm, công nợ chưa thanh toán được... cộng thêm các cơ chế, quy chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước cũng ngày càng trở nên bất cập với thực tiễn... khiến các ngân hàng e ngại khi xem xét cho vay đối với các DNNN Theo CIC: "Doanh nghiệp Nhà nước là loại hình doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nhất. Qua phân tích cho thấy doanh nghiệp nhà nước vay nợ nhiều, khả năng tự chủ tài chính thấp, khả năng sinh lời thấp, độ rủi ro cao". Tất cả những điều đó đã dẫn đến rủi ro đối với nguồn vốn tín dụng cao và kết quả là nhiều doanh nghiệp nhà nước đã bị mất niềm tin đối với ngân hàng và các ngân hàng tuy không "ngoảnh mặt" lại với doanh nghiệp nhà nước nhưng họ rất thận trọng khi tài trợ mới hoặc tiếp tục tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước. Về doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 4: Doanh số cho vay DNNN tại NHCTCNĐĐ Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng doanh số cho vay Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Tỷ lệ cho vay (%) DNNN DNNQD DNNN DNNQD 2005 1105.5 1037 68.5 93.8 6.2 2006 1040.6 974 66.6 93.6 6.4 2007 1083.5 856 227.5 79 21 Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị NHCT Đống Đa Biểu đồ 1: Doanh số cho vay tại Chi nhánh theo thành phần kinh tế từ 2005 – 2007 Theo số liệu Bảng 4 và đồ thị 1 ta thấy Doanh số cho vay đối với DNNN có nhiều biến động. Doanh số cho vay DNNN có xu hướng giảm dần về số lượng cũng như tỷ trọng qua các năm. Nguyên nhân của tình trạnh này là do: Quán triệt chỉ đạo của NHCTVN trong công tác cho vay để đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng gắn liền với tăng trưởng tín dụng hợp lý đi đôi với năng lực quản lý và kiểm soát chặt chẽ vốn. Và trên cơ sở chọn lọc khách hàng, Chi nhánh đã giảm dần dư nợ và ngừng quan hệ cho vay với những DNNN có tình hình yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn so với quy định, không có khả năng trả nợ Ngân hàng .Tình hình kinh tế trong nước và Thế giới có nhiều biến động. Nước ta chính thức gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA và WTO, điều này không chỉ tác động đến DNNN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và cả các DNNN sản xuất hàng hoá trong nước. Hầu hết các DNNN cắt giảm sản lượng sản xuất do đó nhu cầu vay vốn Ngân hàng cũng giảm. * Về dư nợ cho vay DNNN Bảng 5: Dư nợ cho vay DNNN tại Chi nhánh (2005 – 2007) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng dư nợ cho vay Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Tỷ lệ dư nợ (%) DNNN DNNQD DNNN DNNQD 2005 931 872 59 93.7 6.3 2006 944 883 61 93.5 6.5 2007 740 599 141 80.9 19.1 Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị NHCT Đống Đa Biểu đồ 2: Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh theo thành phần kinh tế Nhìn vào bảng 5 và đồ thị 2 ta thấy cả tổng dư nợ và dư nợ cho vay DNNN có biến động trong thời gian qua. Dư nợ năm 2006 có tăng so với năm 2005 nhưng không đáng kể, chỉ tăng 1,26% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 dư nợ cho vay DNNN giảm đột biến, giảm 32,16% so với năm 2006 với 599 tỷ đồng. Sở dĩ có hiện tượng này là do trong năm 2007 có những thay đổi về môi trường hoạt động cũng như cơ chế quản lý của nhiều DN, thêm vào đó những tác động tiêu cực của nền kinh tế khu vực và thế giới đã khiến cho nhiều DNNN gặp khó trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Một số DN đã thu hẹp quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nên không có nhu cầu vốn của ngân hàng. Mặt khác, các DNNN trên địa bàn quận Đống Đa phần lớn là DN vừa và nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp nên chưa hấp dẫn Chi nhánh. c. Tăng trưởng dư nợ cho vay DNNN trong thời gian qua Trong nền kinh tế nhiều thành phần, mọi thành phần đều có quyền bình đẳng như nhau, đều được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Trong những năm gần đây với việc Luật DN đi vào cuộc sống, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn khiến cho số lượng DNNQD không ngừng gia tăng trên mọi lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng năng động hơn. Cả Chính phủ và người dân đã dần thay đổi suy nghĩ về vai trò và chức năng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Các DNNQD đã dần tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước và không nằm ngoài xu hướng chung đó Chi nhánh đã chủ động hơn trong việc mở rộng tín dụng với khối DN này. Theo đó với số lượng vốn huy động tăng trưởng ổn định thì dư nợ DNNN sẽ giảm một cách tương ứng. Tuy nhiên trong những năm vừa qua nếu quan sát kỹ thì vẫn thấy Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng mở rộng đối với DNNN để duy trì, mở rộng sản xuất một cách hiệu quả góp phần phát triển kinh tế đất nước ổn định, bền vững. Mức độ giảm dư nợ DNNN là chưa đáng kể thể hiện ở chỗ dư nợ cho vay DNNN vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Riêng trong năm vừa qua, Chi nhánh đã giảm tỷ trọng dư nợ theo chiều rộng và tập trung nhiều hơn vào những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế. Năm 2005 mức tăng trưởng dư nợ là 22.21% trong khi tăng trưởng dư nợ cho vay DNNN là 2%; Năm 2006 mức tăng trưởng dư nợ DNNN lên đến 18%, đây là năm mà dư nợ DNNN chiếm tỷ trọng cao nhất. Đến năm 2007, quán triệt chủ trương của NHCTVN tỷ trọng cho vay DNNN giảm, tỷ lệ tăng trưởng tương ứng là – 32.77%. d. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNNN Nợ quá hạn là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả cho vay DNNN nói riêng ở một Ngân hàng. Trong vài năm trở lại đây hoạt động cho vay DNNN của Chi nhánh NHCT Đống Đa không được tốt, doanh số và dư nợ cho vay DNNN có xu hướng giảm trong khi đó nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNNN lại tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng NHTMCP Công Thương (VietinBank) chi nhánh Đống Đa.DOC
Tài liệu liên quan