Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Hồng Minh Đức

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 2

VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 2

1.1. Vốn lưu động trong doanh nghiệp 2

1.2. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp 6

1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7

CHƯƠNG 2 15

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA 15

CÔNG TY TNHH HỒNG MINH ĐỨC 15

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH hồNG Minh đứC 15

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH hồng mInh đức 19

2.3. Quản lý vốn lưu động của công ty 27

2.4. Nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 28

CHƯƠNG 3 31

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 31

VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG MINH ĐỨC 31

3.1. định hướng phát triển và sử dụng vốn lưu động của công ty 31

3.2. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 32

KẾT LUẬN 43

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Hồng Minh Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vụ nếu có Phòng Kế toán Tài chính: Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các nguồn vốn của công ty, tổ chức thực hiện công tác kế toán (Kế toán thu - chi, Kế toán tiền lương ...) kiểm tra tài sản, vật tư được thực hiện qua con số kế toán thống kê của Công ty, tổ chức thực hiện công tác thống kê (Thống kê vật tư, tài sản ....) thống kê lao động tiền lương, lập quyết toán hàng năm, quản lý tiền mặt, quản lý tài sản trong phạm vi trách nhiệm được giao, phân tích kinh tế, đề xuất chủ trương biện pháp đẩy mạnh kinh doanh, chống thất thu, tăng thu giảm chi, tăng lợi nhuận tạo nguồn vốn .... Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty và do một Giám đốc chi nhánh điều hành, tiến hành hoạt động kinh doanh, giao dịch và tìm kiếm nguồn hàng ở thị trường phía Nam. Phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất các loại ống, hộp .... để thoả mãn nhu cầu thị trường 2.1.4. Môi trường hoạt động của công ty * Môi trường kinh doanh bên ngoài của Công ty + Môi trường đặc trưng là những yếu tố môi trường kinh doanh riêng của doanh nghiệp, các yếu tố này giúp phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác - Các nhà cung cấp: Công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại với mặt hàng đặc thù là vật liệu INOX. Đây là một loại vật liệu đòi hỏi công nghệ chế biến cao vì vậy với điều kiện nước ta hiện nay việc sản xuất còn nhiều hạn chế. Loại vật liệu này thường được nhập từ các nước công nghiệp phát triển như Tây Ban Nha, Italy, Hàn Quốc, ấn Độ, Đài Loan ... bằng cách nhập khẩu trực tiếp hoặc qua một nước trung gian (thường là Singapo hoặc Hồng Kông) vì vậy bạn hàng cung ứng của công ty là tất cả thành phần kinh tế với phương châm mua tất cả mặt hàng chất lượng cao giá cả hợp lý và được thị trường chấp nhận. - Các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh của Công ty là các công ty có cùng mặt hàng kinh doanh với công ty và cạnh tranh trực tiếp trên thị trường Việt Nam như công ty TNHH Đông á, công ty TNHH Hoà Bình, công ty TNHH Đại Phát, công ty TNHH Gia Anh ... hoặc các nhà nhập khẩu nhưng thường thì các nhà nhập khẩu không kinh doanh thường xuyên và trực tiếp mặt hàng này. - Công ty có mối liên hệ thường xuyên với các ngân hàng, Uỷ ban Kế hoạch, Uỷ ban Vật giá, Cục thuế và đặc biệt là Công an Thành phố Hà Nội - Khách hàng của công ty: bao gồm tất cả các thành phần như người tiêu dùng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, các cơ sở có nh cầu về mặt hàng của công ty là vật liệu INOX. Ngoài việc phụ vụ nhu cầu ở thị trường Hà Nội thì công ty còn tiến hành khai thác thị trường ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. + Môi trường chung của công ty: - Môi trường tự nhiên - xã hội: Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa rất có ảnh hưởng tới việc sử dụng mặt hàng kinh doanh của Công ty một cách rộng rãi. - Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội: Phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng cao dưới sự lãnh đạo thống nhất, nhất quán của một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam - Các điều kiện kỹ thuật - công nghệ: Nước ta xuất phát là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu vì vậy mặc dù thời gian qua đã đổi mới, phát triển với tốc độ cao và ổn định nhưng trình độ kĩ thuật công nghiệp còn lạc hậu so với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực. Vì vậy nước ta hầu như chưa sản xuất được INOX mà phải nhập khẩu từ nước ngoài. * Môi trường bên trong của doanh nghiệp Công ty đã thực hiện việc quản lý lao động, chế độ lao động toàn Công ty theo nội qui và qui định thống nhất. Ngoài việc chú ý tới đội ngũ người lao động Công ty còn chú trọng tới việc kiện toàn các cán bộ lãnh đạo, hầu hết các cán bộ lãnh đạo đều có kinh nghiệm lâu năm và thường xuyên tiếp xúc với khách hàng vì vậy họ nắm vững nghề nghiệp và phán đoán tốt nhu cầu của khách hàng. Trong Công ty đã tạo được bầu không khí làm việc dân chủ nhưng kỷ luật. Không khí làm việc hăng say đề cao sáng tạo của nhân viên đặc biệt là sáng tạo của nhân viên Phòng Kinh doanh. Công ty thường xuyên tiến hành thi đua, khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích tốt trong việc kinh doanh tăng doanh thu và làm lợi cho Công ty. Việc trao đổi thông tin của các bộ phận trong Công ty được thực hiện thường xuyên thông qua các kênh chính thức và đặc biệt là các kênh không chính thức tạo ra mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và nhân viên Công ty và giữa các nhân viên trong Công ty với nhau. Chính việc tổ chức tốt các kênh thông tin này đã góp phần tạo ra sự phối hợp tốt giữa các bộ phận trong Công ty trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh. 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG MINH ĐỨC 2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn lưu động của công ty * Cơ cấu vốn và nguồn vốn lưu động của công ty Công ty TNHH Hồng Minh Đức là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý của Nhà nước về hoạt động thông qua Bộ Thương mại. Nét đặc trưng của một Công ty thương mại đựơc thể hiện qua việc sử dụng vốn của Công ty trong kinh doanh. Cũng như các doanh nghiệp thương mại khác công ty đầu tư vốn chủ yếu vào TSLĐ bao gồm: hàng hoá, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ, Đây là nét đặc trưng riêng có của một doanh nghiệp thương mại đặc biệt là doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Biểu số 01 - Cơ cấu vốn lưu động của công ty trong 3 năm Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng vốn lưu động 7479 100 9991 100 29133 100 Tiền mặt 4139 55,3 85 0,85 1179 4,0 Hàng tồn kho 1180 15,7 8725 87,3 25836 88,6 Các khoản phải thu 2160 29 1181 11,9 2118 7,4 Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động qua các năm luôn có sự thay đổi rõ nét cụ thể như sau: Năm 1998 là 7.479 triệu đồng; năm1999 là 9.991 triệu đồng; năm 2000 là 29.133 triệu đồng. Trong đó: - Chủ yếu là do hàng tồn kho luôn tăng từ 1.118 triệu đồng chiếm 15.7% (1998) lên 8.725 triệu đồng chiếm 87.3% (1999) và 25.836 triệu đồng chiếm 88.6% (2000). - Các khoản tồn kho luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn lưu động, chứng tỏ công ty nhập một lượng hanh rất lớn. Thế nhưng việc giải phóng hàng tồn kho này cần nhanh chóng để thu hồi tiền vốn và đưa tiền vốn vào tuần hoàn đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn. - Tiền mặt luôn có xu hướng giảm từ 53,3% ( năm 1998) xuống 0,85% (năm 1999) và 4,% ( năm 2000). Trong khoản mục tiền mặt thì tiền thanh toán hàng chiếm tỷ trọng lớn. Khoản tiền mặt này luôn đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty Đây cũng là điều đáng mừng, góp phần là rút ngắn chu kỳ kinh doanh, giảm thời gian vốn lưu động trong kinh doanh - Các khoản phỉa thu sự biến động từ 29% (1998) xuống11,85% (1999) và xuống 7,4% (2000). 2.2.2. Phân tích xu hướng và triển vọng huy động vốn lưu động * Xu hướng huy động vốn Để biết được tình hình tài trợ vốn lưu động của công ty ta có thể sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động qua một số năm gần đây của công ty. Trong hoạt động kinh doanh, mỗi chu kỳ kinh doanh Doanh nghiệp xuất hiện nhu cầu tài trợ như: nhu cầu về dự trữ hàng tồn kho, phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, một phần nhu cầu này sẽ được đảm bảo bằng nguồn vốn phát sinh trong kỳ kinh doanh - thường là các nguồn vốn được chiếm dụng một cách hợp pháp như nợ phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp, các khoản phải trả phải nộp khác. Do vậy ta chỉ xác định nhu cầu vốn lưu động mà Công ty thực sự phải có kế hoạch tài trợ bằng vốn lưu động thường xuyên. Để xem xét cách thức tài trợ nhu câù vốn lưu động của công ty ta có thể sử dụng chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên là vốn lưu động được tài trợ bằng tài sản lưu động gồm tiền mặt, tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động ròng = Nhu cầu theo chu kỳ – Nguồn vốn theo chu kỳ Biểu số 02 - Nhu cầu vốn lưu động của công ty qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1.Nhu cầu vốn lưu động trong năm 7725 10239 29779 - Tiền mặt 4139 85 1179 - Tồn kho 1180 8725 25836 - Các khoản phải thu 2160 1181 2118 - Tải sản lưu động khác 246 248 646 2. Nguồn vốn trong năm 4982 4379 23028 - Phải trả người bán và công nhân 4648 3775 22926 - Người mua trả tiền trước 334 604 102 3. Nhu cầu vốn lưu động ròng (1-2) 2743 5860 6751 Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Ta thấy nhu cầu vốn lưu động của Công ty luôn tăng qua các năm, cụ thể là 7.725 triệu đồng( năm 1998), 10.239 triệu đồng( năm 1999) và 29.779 triệu đồng( năm 2000). Chứng tỏ Công ty luôn cần nhiều vốn lưu động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Để xem xét cách thức tài trợ nhu cầu vốn lưu động của Công ty, ta có thể sử dụng chỉ tiêu V LĐtx là vốn lưu động được tài trợ bằng tiền mặt , hàng tồn kho và các khoản phải thu. VLĐtx = Nguồn vốn D H - Tài sản CĐ ròng = TS lưu động - Nợ ngắn hạn Biểu số 03 - Vốn lưu động thường xuyên của công ty qua các năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1.Tải sản lưu động 7479 9991 29133 - Tiền mặt 4139 85 1179 - Hàng tồn kho 1180 8725 25836 - Các khoản phải thu 2160 1181 2118 2. Nợ ngắn hạn 5100 6815 23028 3. Vốn lưu động thường xuyên (1-2) 2379 3176 6095 4. Nhu cầu vốn lưu động ròng 2743 5800 6751 Đơn vị tính: triệu đồng Qua bảng số liệu trên ta thấy VLĐtx của công ty qua các năm là tương đương so với nhu cầu vốn lưu động của công ty. Như vậy cho ta thấy công ty luôn đáp ứng được nhu vốn trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh nhu cầu vốn của công ty tăng dần qua các năm, nhưng VLĐtx cúng đáp ứng được cụ thể là năm 1998 nhu cầu vốn lưu động là 2.743triệu đồng và V LĐtx là 2.379 triệu đồng, năm 1999 nhu cầu vốn lưu động là 5.860triệu đồng và V LĐtx là 3.176triệu đồng, sang đến năm 2000 thì nhu cầu vốn lưu động là 6.751và V LĐtx là 6.095 triệu đồng. Vậy thì công ty đã đảm bảo nhu cầu vốn lưu động bằng các nguồn tài trợ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty Biểu số 04 - Cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của công ty qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1. Nhu cầu vốn lưu động ròng 2743 5860 6751 2. Tổng các nguồn tài trợ 2743 100 5860 100 6751 100 - Vốn chủ sở hữu 826 30 925 16 1049 15,5 - Vay ngắn hạn 1917 70 4935 84 5702 84,5 Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn ( vốn chủ sở hữu) có tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ cụ thể qua các năm như sau: năm 1998 là 30% năm 1999 là 16% và năm 2000 là 15,5% trong tổng nhu cầu vốn lưu động. Một cách tổng quát cho ta thấy nhu cầu vốn lưu động của công ty được taì trợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn trong tổng nhu cầu vốn lưu động chiếm 70% năm1998, 84% vào năm 1999 và 84,5% vào năm 2000. 2.2.3. Phân tích tỷ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động trong quá trình kinh doanh. do vai trò đặc biệt của vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại, sử dụng vốn lưu động tốt tức là khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong kinh doanh thương mại. Công ty có thể tìm được nguyên nhân và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động bao gồm: - Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động - Độ dài một vòng luân chuyển = 360 Vòng quay vốn lưu động - Hệ số đảm nhận vốn lưu động = Vốn lưu động Doanh thu thuần Biểu số 05: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua các năm Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1. Doanh thu thuần 8168 36957 81222 2. Vốn lưu động bình quân (trong kỳ) 7479 9991 29133 3. Vòng quay vốn lưu động (1/2) 1,1 3,7 2,8 4. Độ dài vòng quay vốn lưu động 327 97 128 5. Hệ số đảm nhiệm (2/1) 0,91 0,27 0,36 Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Qua bảng phân tích số liệu, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty nhìn chung thường thay đổi qua các năm. Năm1999 và năm 2000 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty còn tương đối cao nhưng năm 1998 thì lại giảm, cụ thể là năm1999 thì cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì tạo ra được 3.7 đồng doanh thu nhưng sang năm1998 thì 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì chỉ tạo ra được 1.1 đồng doanh thu và bước sang năm 2000 thì 1 đồng vốn bỏ ra lại tạo được 2.8 đồng doanh thu. điều này ảnh hưởng đến tốc độ vòng quay của vốn cũng thay đổi theo như: năm1998 thì tốc độ vòng quay là 327 ngày, năm 1999 thì tốc độ này tăng lên 97 ngày và sang năm 2000 thì tốc độ này lại giảm là 128 ngày. So sánh năm1998, 1999 và năm 2000 thì doanh thu lại tăng lên rất nhiều, nhiều hơn tốc độ tăng của vốn lưu động, do đó đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Sự tăng lên rất nhỏ của số vòng quay vốn lưu động làm tăng một lượng doanh thu khá lớn. Như vậy việc tăng vòng quay của vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty . Chỉ tiêu hệ số đảm nhận vốn lưu động là khá thấp: năm 1999 là 0,27 lần năm 2000 0.,36 lần chỉ riêng năm 1998 hệ số này là tăng lên 0,91 lần. Nhìn chung với hệ số thì công ty ngày càng sử vốn lưu động có hiệu quả cao Mức doanh lợi vốn lưu động của công ty qua các năm Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động, thể hiện một đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Biểu số 06 - Chỉ tiêu phản ánh mức doanh lợi vốn lưu động của Công ty qua các năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 1. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 598 700 2184 2. Vốn lưu động Tr.đ 7479 9991 29133 3. Doanh lợi vốn lưu động (1/2) % 7,9 7 7,5 Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Ta thấy nhìn chung mức doanh lợi vốn lưu động của công ty là rất cao và ốn định điều này thể hiện khả năng sinh lời của vốn lưu động cao và ổn định. đồng thời cũng nói lên hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn vào kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 2.2.4. Phân tích khả năng thanh toán nhanh của công ty. Tiền mặt là loại TSLĐ có tính lỏng, tính thanh khoản cao nhất, nó nó vừa là bước đệm vừa là khâu chuyển tiếp trong quá trình luân chuyển của vốn. Nó biểu hiện sự kết thúc của một vòng chu chuyển và tiếp tục vòng chu chuyển mới thông qua quá trình tái đầu tư. Tuy nhiên tiền mặt là một dạng tài sản có tính chất đầu tư. Vì vậy quản lý tiền mặt có tính hai mặt của nó đó là làm cho đồng tiền được vận động chuyển hoá liên tục, tức là luôn ở trạng thái vận động nhằm tạo ra lợi nhuận. Mặt khác doanh nghiệp cũng muốn giữ một lượng tiền tồn quỹ tối ưu đảm bảo an toàn cho kinh doanh, tận dụng các cơ hội trong kinh doanh và nhu cầu chi tiêu trong kỳ. Để đánh giá công tác quản lý tiền mặt, ta xem xét chỉ tiêu sau của công ty qua một số năm Biểu số 07 - Khả năng thanh toán nhanh tổng quát và khả năng thanh toán nhanh của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1. TSLĐ 7479 9911 29133 2. Nợ ngắn hạn 5100 6815 23038 3. Tiền mặt 4139 85 1779 4. Hệ số thanh toán nhanh tổng quát (1/2) 1,5 1,5 1,3 5. Hệ số thanh toán nhanh (3/2) 0,81 0,012 0,05 Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Ta thấy tỷ lệ tiền mặt chiếm trong tổng TSLĐ của Công ty là nhỏ và luôn biến động từ năm 1998 là 4.139 triệu đồng sang năm 1999 là 85 triệu đồng và năm 2000 là 1.179 triệu đồng. Nhìn chung tỷ lệ tiền mặt của Công ty luôn nhỏ hơn mức trung bình 10%, cho thấy Công ty chưa đảm bảo khả năng thanh toán trong quá trình kinh doanh, chỉ có năm 1998 là lớn hơn 10%. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu tiền thanh toán và có thể là dấu hiệu của sự yếu kém trong công tác quản lý hồi tiền mặt . Vì vậy ta cần xem xét mối quan hệ giữa mức dự trữ tiền mặt và khoản nợ ngắn hạn nhằm đáp ứng khả năng thanh toán nhanh của công ty. Điều này thể hiện việc chấp hành tốt kỷ luật thanh toán của công ty đối với các khoản nợ đến hạn phải trả, duy trì và nâng cao vị thế tín dụng của công ty đối với bạn hàng, nhà đầu tư. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và chất lượng quản lý vốn lưu động của công ty mà các nhà cung cấp tín dụng thường xem xét trước khi quyết định cung cấp. Qua 3 năm ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của Công ty cũng ít thay đổi. điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của Công ty vẫn giữ vững và rủi ro tài chính không tăng Chỉ có hệ số thanh toán nhanh của Công ty là khá nhỏ và giảm dần qua các năm, cụ thể là 0,81 năm 1998, xuống 0,012 năm 1999 và 0,05 năm 2000. Chứng tỏ lượng tiền mặt tồn quỹ là chưa hợp lý và đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và việc chấp hành tốt kỷ luật thanh toán của công ty. Công ty đã phải gia hạn và chịu lãi suất nợ quá hạn làm tăng chi phí vốn vay. Đồng thời công ty cũng phải tăng việc sử dụng nguồn vốn chiếm dụng thông qua việc chậm trả cho người bán. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến vị thế tín dụng và cũng là điều Công ty phải quan tâm và củng cố tình hình tài chính của mình. Tuy nhiên để thấy rõ hơn nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh toán nhanh giảm, ta cần xét thêm bảng sau: Biểu số 08 - Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình rủi ro tài chính khác. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1. Doanh thu thuần 8168 36957 81222 2. Các khoản phải thu 2160 1181 2118 3. Giá trị hàng tồn kho 1180 8725 25836 4. Hệ số thu hồi công nợ 3,8 31,3 38,3 5. Hệ số vòng quay hàng tồn kho 6,9 4,2 3,1 Hệ số thu hồi nợ luôn thay đổi, năm 1998 là 3,8 nhưng sang đến năm1999 thì hệ số này tăng lên là 31.3 và sang năm 2000 thì hệ số này lại tăng lên là 38,3. Chứng tỏ năm 1998 doanh nghiệp bán hàng hoá chưa thu được tiền ngay, thời gian thu hồi nợ kéo dài. Điều này dẫn đến khả năng thanh toán nhanh giảm. Hệ số vòng quay hàng tồn kho quá thấp giảm dần từ năm 1998 đến năm 2000, điều này cho thấy Doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho chậm, hàng hoá lưu chuyển chậm, rủi ro tài chính lớn, kéo dài chu kỳ chuyển đổi hàng hoá thành tiền mặt và tăng nguy cơ hàng tồn kho bị ứ đọng. 2.3. Quản lý vốn lưu động của công ty 2.3.1.Quản lý dự trữ tồn kho Tài sản dự trữ tồn kho của Công ty gồm các bộ phận chủ yếu là công cụ dụng cụ, hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Để đánh giá công tác quản lý dự trữ tồn kho ta có thể đánh giá tình hình tồn kho của công ty qua một số năm. Biểu số 09 - Tình hình dự trữ tồn kho của công ty qua các năm. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) A. Hàng tồn kho 1180 100 8725 100 25836 100 1. Công cụ dụng cụ trong kho 7 0,5 30 0,34 2. Hàng hoá tồn kho 1123 95,3 8255 94,7 24936 96,5 3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 50 4,2 440 5 900 3,5 Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Qua bảng trên ta thấy hàng tôn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất về cả số tương đối và số tuyệt đối qua 3 năm đã qua, cụ thể năm 1998 là 95,3%, năm 1999 là 94,7% và năm 2000 là 96,5%.Lượng tồn kho này luôn lớn hơn nhu cầu vốn lưu động trong kỳ kinh doanh. Như vậy, Doanh nghiệp cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho xuống đến mức tối thiểu nhất để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó thì công cụ dụng cụ và dự phòng giảm giá hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng nhỏ, cho thấy Công ty đã dự đoán đúng nhu cầu của thị trường cũng như sự ổn định trong kinh doanh, nhưng cũng nên giữ chúng ở tỷ lệ để thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 2.4. NHẬN XÉT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY 2.4.1. Những thành tựu Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của mình, Công ty TNHH Hồng Minh Đức đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận, thể hiện ở những mặt sau: * Qui mô thị trường của Công ty không ngừng đựơc mở rộng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc kinh doanh theo quy tắc thị trường bằng cách nghiên cứu sâu thị trường nắm bắt nhu cầu khách hàng và đưa các sản phẩm thích hợp vào thị trường. Cho đến nay, Công ty đã có quan hệ kinh tế với hơn 10 công ty nước ngoài và khoảng 60 doanh nghiệp trong nước. Trong đó thị trường truyền thống (Singapore, Thái lan, Nhật bản, Đài loan, Hàn quốc, Tây Ban Nha) là nền tảng cho thực hiện mục tiêu của công ty. Bằng cách sử dụng các biện pháp chiêu thi thích hợp, công ty đã từng bước thâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác như : EU, Mĩ, Trung quốc , ẤN Độ. Kết quả là Công ty đã có nhiều bạn hàng khẩu từ đó có thể so sánh giá cả, chất lượng hàng. Việc mở rộng và giữ vững thị trường hiện đang là hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo. Điều này đã tạo điều kiện cho Công ty ngày càng phát triển. * Tạo dựng uy tín lớn trong việc thực hiện các hợp đồng với khách hàng. Hợp đồng kinh tế là thể hiện kết qủa cuối cùng của các quan hệ kinh tế, và là bước khởi điểm cho hoạt động kinh doanh . Việc kí kết các hợp đồng kinh tế luôn được Công ty coi trọng sao cho đảm bảo bù đắp được chi phí, có lợi nhuận và đều được bạn hàng chấp nhận. Thông qua việc thực hiện đúng đắn các hợp đồng kinh tế về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, thanh toán và các điều kiện khác, Công ty đã tạo được uy tín của mình trên thị trường. Đồng thời Công ty cũng đã tạo ra việc làm ổn định và mức thu nhập cao cho tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. Bên cạnh những thành tựu trong hoạt động kinh doanh , công ty vẫn còn những mặt tồn tại cần khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như: * Hoạt động nghiên cứu thi trường, tiếp cận và mở rộng thị trường còn yếu kém. Mặc dù thị trường được mở rộng nhưng thị phần của Công ty trên thị trường còn nhỏ bé. Công ty chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường nước ngoài để tập trung thu thập , phân tích, xử lí thông tin phục vụ cho việc phát triển và mở rộng thị trường. * Trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu chưa đáp ứng yêu cầu cao của công việc. Một điểm yếu cần khắc phục đó là chất lượng cán bộ còn chưa thực sự cao như mong muốn trong việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu, thể hiện: - Khả năng ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài. - Việc thực hiện các nghiệp vụ còn chậm chưa thống nhất đầy đủ, thanh quyết toán hợp đồng chưa đúng tiến độ, làm ảnh hưởng đến vòng quay của vốn. - Kiến thức Marketing của nhân viên còn nhiều hạn chế. Do vậy là giảm hiệu quả của quá trình tiếp cận và xâm nhập thị trường. * Khả năng huy động vốn lưu động. Như chúng ta đã biết, Công ty TNHH Hồng Minh Đức có thế huy động vốn từ các nguồn sau: - Vốn tín dụng ngân hàng và khách hàng - Vốn góp liên doanh, liên kết từ các Doanh nghiệp bên ngoài - Nguồn vốn huy động của Công ty chưa đa dạng hiện nay Công ty vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng của mình. * Cần giảm tốc độ vòng quay vốn lưu động. Mặc dù doanh thu của Công ty có tăng qua các năm nhưng vòng quay vốn lưu động vẫn chưa cao. Do đó cần giảm hơn nữa số ngày một vòng quay của vốn lưu động bằng cách tăng số vòng quay của vốn lưu động . Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Đẩy mạnh công tác quản lý thu hồi tiền mặt Tiền mặt là khâu trung gian hết sức quan trọng, nó quyết định đến khẳ năng thanh toán nhanh cũng như uy tín của công ty. Mà tiền mặt của công ty đang trong tình trạng thiếu thanh toán. Do đó công ty cần khắc phục và không ngừng nâng cao hơn nữa công tác quản lý thu hồi tiền mặt được tốt hơn. CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG MINH ĐỨC 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3.1.1. Mục tiêu phát triển. Trong quá trình kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải xác định cho mình những mục tiêu để phấn đấu. Các mục tiêu này có thể coi như kim chỉ nam để hướng dẫn mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải bất cứ những mục tiêu nào đưa ra cũng đều được doanh nghiệp ưu tiên thực hiện. Trong một giai đoạn nhất định, thông thường các doanh nghiệp chỉ lựa chọn và thực hiện một vài mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện khách quan và khả năng của doanh nghiệp và với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, ngành kinh doanh thương mại luôn được Nhà nước quan tâm vì nó đem lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế đất nước, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nâng cao đời doanh sống nhân dân. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại vì thế có điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là khi bước sang nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới. Nhưng các doanh nghiệp cũng càng phải chủ động sáng tạo hơn trong vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn trong những điều kiện thử thách của thị trường. Đối với Công ty TNHH Hồng Minh Đức, tăng lợi nhuận trên cơ sở sử dụng một cách có hiệu quả nhất vốn đặc biệt vốn lưu động luôn là mục tiêu số một của công ty. Để đạt được điều này, đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời gian tới, công ty đưa ra những mục tiêu cụ thể gồm: - Doanh thu năm 2001 đạt 131.000 triệu - Lợi nhuận sau thuế đạt :2.600 triệu - Tạo công ăn việc làm cho 15 lao động mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1796.doc
Tài liệu liên quan