Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Bình

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 0

I.1. Các khái niệm 0

1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng 0

1.2 Khái niệm về quy trình tín dụng 4

I.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng 5

I.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng 7

 3.1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô 7

 3.1.1 Môi trường kinh tế .7

 3.1.2 Môi trường chính trị - xã hội .7

 3.1.3 Môi trường pháp luật .8

3.2.Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vi mô 9

 3.2.1 Chính sách tín dụng 9

 3.2.2 Công tác tổ chức Ngân hàng .9

 3.2.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng .9

 3.2.4 Quy trình tín dụng .10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV THÁI BÌNH

II.1.Khái quát về BIDV Thái Bình .11

 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 11

1.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban tại BIDV Thái Bình. 13

1.2.1 Phòng Quan hệ khách hàng 13

1.2.2 Phòng Tài chính - kế toán 13

1.2.3 Phòng Dịch vụ khách hàng 14

1.2.4 Phòng Kế hoạch - tổng hợp 14

 1.2.5 Phòng Quản trị rủi ro .14

1.3 Cơ cấu tổ chức của BIDV Thái Bình. 14

 1.4 Các sản phẩm tín dụng hiện đang có ở BIDV Thái Bình .15

2. Quy trình tín dụng tại BIDV Thái Bình

 2.1 Quy trình tín dụng .16

 2.2 Lưu đồ tín dụng .25

3 Thực trạng thực hiện quy trình tín dụng tại BIDV Thái Bình. 25

 3.1 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của BIDV Thái Bình .25

 3.1.1 Các hình thức cho vay .25

 3.1.2 Các hình thức đảm bảo áp dụng .27

 3.2 Kết quả kinh doanh của BIDV Thái Bình .30

 3.3 Thực trạng về nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại BIDV TB .35

 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV THÁI BÌNH

1.Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân tồn tại của Chi nhánh

1.1 Những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh 40

 1.1.1 Thuận lợi 40

 1.1.2 Khó khăn 40

1.2 Nguyên nhân tồn tại .41

 1.2.1 Nguyên nhân chủ quan 41

 1.2.2 Nguyên nhân khách quan 42

2. Phương hướng hoạt động của BIDV Thái Bình trong thời gian tới .43

3.Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại BIDV TB.47

3.1 Về phía nhà nước .47

3.2 Biện pháp quản lý tín dụng 48

 3.2.1 Thực hiện quy trình cho vay, thẩm định dự án một cách nhanh chóng nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn đúng pháp luật 47

 3.2.2 Nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng .48

 3.2.3 Thực hiện tốt chính sách khách hàng .50

 3.2.4 Đẩy mạnh cho vay, thực hiện tốt chính sách tín dụng .50

3.3. Biện pháp kiểm soát .50

 3.3.1 Phát hiện và xử lý kịp thời nợ quá hạn .50

 3.3.2 Tăng cường hiệu lực công tác kiểm soát nội bộ .52

 3.3.3. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư .52

3.4 Biện pháp nhân sự 54

4. Kiến nghị đối với BIDV Việt Nam

 4.1 Tập trung nghiên cứu đưa ra các thủ tục cho vay thật đơn giản tránh phiền hà cho khách hàng .55

 4.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TD 55

 4.3 Công tác thu hồi nợ quá hạn 55

 4.4 Chế độ khen thưởng với cán bộ tín dụng 55

KẾT LUẬN .57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .58

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đề xuất cấp bảo lãnh. + Kiểm tra các thông tin được ghi trong Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh. + Trường hợp thiếu chứng từ phát hành bảo lãnh và (hoặc) chưa đủ điều kiện và (hoặc) không thống nhất với nội dung Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh cán bộ QTTD trao đổi ngay với cán bộ QHKH, nếu có thể hoàn thiện hồ sơ thì cán bộ QHKH làm việc với khách hàng để bổ sung và (hoặc) nếu có thể điều chỉnh nội dung Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh thì bộ phận QHKH chỉnh sửa. + Trường hợp bộ phận QTTD và bộ phận QHKH không thống nhất về nội dung Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh thì trình Giám đốc Chi nhánh/Tổng Giám đốc xem xét, quyết định ký Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh. + Đối với phát hành bảo lãnh theo Hợp đồng hạn mức cấp bảo lãnh: bộ phận QTTD có ý kiến trên Đề xuất phát hành bảo lãnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Lập Tờ trình duyệt bảo lãnh đối với bảo lãnh theo món, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.3. Phê duyệt phát hành bảo lãnh: Căn cứ vào Đề xuất phát hành bảo lãnh của bộ phận QHKH, bộ phận QTTD (hoặc Tờ trình duyệt bảo lãnh của bộ phận QTTD) và hồ sơ đề nghị bảo lãnh, cấp có thẩm quyền phát hành bảo lãnh xem xét ra quyết định: + Duyệt đồng phát hành bảo lãnh; ký Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh. + Yêu cầu bộ phận QTTD phối hợp với bộ phận QHKH để hoàn thiện lại hồ sơ bảo lãnh. + Từ chối phát hành bảo lãnh và ghi rõ lý do từ chối. 2.4. Thực hiện phát hành bảo lãnh và lưu giữ hồ sơ: Hồ sơ bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt được chuyển lại cho bộ phận QTTD để thực hiện nhập dữ liệu vào chương trình TF, lấy số bảo lãnh, giữ tiền ký quỹ, trình lãnh đạo phòng duyệt và thu phí trên chương trình TF. Bộ phận QTTD tiến hành: + Chuyển cho cán bộ QHKH để giao lại cho khách hàng + In chứng từ thu phí/hoặc lập chứng từ thu phí phù hợp, chuyển cho bộ phận Dịch vụ khách hàng để chuyển trả cho khách hàng cùng với sổ phụ. + Chuyển cho phòng G/L làm căn cứ kiểm tra  + Hồ sơ phát hành bảo lãnh được lưu trữ theo quy định về lưu trữ chứng từ. * Bước 5 : Giám sát và kiểm soát: 1. Bộ phận QHKH: Cán bộ QHKH có trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản vay/bảo lãnh đã được giải ngân/phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ của khách hàng đối với BIDV đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi và thực hiện các nhiệm vụ sau: + Thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá theo các nội dung: - Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay; - Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết; - Kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV; - Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư, hiệu quả việc cấp tín dụng cho khách hàng. + Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV. + Đầu mối thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cấp tín dụng của BIDV. + Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động SXKD, tình hình tài chính, tài sản; tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn. + Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng, nợ xấu), phí đến khi tất toán hợp đồng. + Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm: - Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu. - Đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp...). 2. Bộ phận QLRR: + Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ phận QHKH và Bộ phận QTTD trong việc: - Phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng/ khách hàng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu. - Trình lãnh đạo các phương án thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng: xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ, chuyển thành vốn góp, .... - Trình lãnh đạo các phương án xử lý các khoản nợ xấu như: Dùng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro, miễn giảm lãi, ... + Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi bộ phận Kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định. + Giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Quản lý danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã được bán nợ, khoanh nợ, ... 3. Bộ phận QTTD: + Định kỳ hàng tháng lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn, danh sách các khoản vay điều chỉnh lãi suất, ngày hết hạn của chứng thư bảo hiểm tài sản, danh sách Bảo lãnh đến hạn, phí đến hạn thanh toán nhưng chưa thu gửi bộ phận QHKH để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. + Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/Bảo lãnh của các khách hàng, qua đã cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho bộ phận QHKH. + Lập thông báo yêu cầu bộ phận QHKH thực hiện kiểm tra, rà soát khoản vay theo đúng quy định. * Bước 6 : Thu nợ, lãi, phí Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí khi đến hạn : - Cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay thông báo nợ đến hạn cho khách hàng trước ngày đến hạn trả nợ, trong đó nêu rõ tổng số nợ khách hàng phải trả (nợ gốc và nợ lãi) và ngày đến hạn. - Trong trường hợp khách hàng có đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ, cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay xem xét thẩm định nhu cầu thực tế, ghi ý kiến đề xuất trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay. Các bước tiếp theo được thực hiện trình tự như các bước trình duyệt vay. - Qúa ngày đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả, hoặc trả không đủ và không có đề nghị gia hạn nợ, hoặc đề nghị gia hạn nợ nhưng không được chấp nhận, cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay sẽ phối hợp với kế toán thực hiện thủ tục chuyển nợ quá hạn và trực tiếp đôn đốc thu hồi nợ. * Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải toả bảo lãnh + Tất toán khoản vay/hợp đồng bảo lãnh : Xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) : Trường hợp khách hàng trả hết nợ: cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay thực hiện thủ tục hoàn trả hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành (thanh lý tín dụng mặc nhiên). + Giải toả các hợp đồng bảo đảm tài sản: Trường hợp khách hàng không trả được nợ, cán bộ tín dụng trình lãnh đạo phòng Quan hệ khách hàng thực hiện trình tự và thủ tục hoàn trả hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành và theo quy định của BIDV Thái Bình (thanh lý tín dụng bắt buộc). - Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố - Thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố Tóm lại, quy trình tín dụng được xây dựng dựa trên cơ sở chung nhất để áp dụng cho các hình thức cho vay cụ thể. Do đó, nếu là khách hàng có quan hệ thường xuyên với Ngân hàng thì cũng có thể chỉ trình bày một số thủ tục phù hợp với từng khoản vay thì có thể bỏ qua một số bước không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng được vay vốn một cách nhanh nhất. 2.2 Lưu đồ tín dụng 3. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Bình. 3.1 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của BIDV Thái Bình 3.1.1 Các hình thức cho vay Hiện nay các hình thức cho vay chủ yếu ở BIDV Thái Bình là: * Cho vay theo món Là phương thức cho vay mà BIDV Thái Bình và khách hàng thoả thuận các khoản vay cụ thể dựa trên nhu cầu vốn của từng phương án kinh doanh của khách hàng, trong đó xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, ngày trả nợ. Đối với mỗi phương án, mỗi nhu cầu vay vốn của khách hàng là một món vay, thời hạn cho vay là đến ngày kết thúc phương án kinh doanh, lãi được thu hồi hàng tháng, vốn vay được thu hồi cuối kỳ khi kết thúc kỳ hạn vay. Mỗi món vay (lần vay) khách hàng phải gửi Giấy đề nghị vay vốn, phương án SXKD và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản cho vay cho Ngân hàng xét duyệt, hai bên sẽ phải ký một hợp đồng tín dụng cho khoản vay đó. Phương thức theo món thường áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh theo mùa vụ, nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc các khách hàng mới quan hệ vay vốn với BIDV Thái Bình, do vậy cần có thời gian theo dõi để đánh giá về uy tín tín dụng cũng như khả năng kinh doanh. * Cho vay theo hạn mức Là phương thức cho vay mà BIDV Thái Bình căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của khách hàng trong một giai đoạn nhất định để xác định mức dư nợ tối đa khách hàng được phép vay (hạn mức tín dụng) và duy trì hạn mức đó trong thời hạn nhất định để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của khách hàng. Hai bên ký một hợp đồng tín dụng hạn mức quy định về giá trị hạn mức, thời gian hiệu lực của hạn mức, phương thức giải ngân từng khoản vay. Căn cứ vào hạn mức tín dụng đã được duyệt, mỗi lần giải ngân khách hàng chỉ cần lập phương án kinh doanh, Giấy nhận nợ và gửi các chứng từ liên quan đến khoản vay (như hợp đồng đầu vào, đầu ra, hoá đơn mua bán...) cho Ngân hàng xem, nếu được Ngân hàng đồng ý thì lập Hội đồng tín dụng cụ thể và tờ trình giải ngân. Mục đích cấp hạn mức tín dụng là Ngân hàng cho những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thường xuyên đảm bảo được nguồn tài chính phục vụ SXKD và đơn giản hoá một phần thủ tục vay vốn gãp phần khuyến khích khách hàng đến vay vốn. Để được cấp hạn mức tín dụng, khách hàng cần có: Kế hoạch SXKD hàng quý, hàng năm khả thi và có hiệu quả; Có tình hình tài chính lành mạnh uy tín trong việc vay và trả nợ với BIDV Thái Bình. * Các hình thức khác Ngoài các phương thức cho vay chính nêu trên, BIDV Thái Bình cũng có thể áp dụng các phương thức cho vay khác như cho vay luân chuyển, cho vay bắc cầu, vay thấu chi, vay tín chấp lương, vay mua bất động sản, vay mua ôtô và cho vay tiêu dùng... 3.1.2 Các hình thức đảm bảo áp dụng Các hình thức đảm bảo trong cho vay BIDV Thái Bình đang áp dụng gồm: thế chấp Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất; các tài sản là thiết bị, dây truyền sản xuất; phương tiện vận tải; khối lượng công trình xây dựng hoàn thành đối với các đơn vị xây lắp; Cầm cố các giấy tờ có giá và bảo lãnh của bên thứ ba. Các tài sản trên trước khi ký hợp đồng thế chấp giữa Ngân hàng và bên vay vốn thì tài sản phải được tổ định giá kiểm tra thực tế và định giá, sau đó đăng ký giao dịch bảo đảm tại các phòng tài nguyên môi trường Huyện, thị hoặc công chứng tại các phòng công chứng. Mục đích của việc thẩm định tài sản thế chấp cầm cố là đánh giá giá trị, loại tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng xem có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thế chấp cầm cố hay không, giá trị tài sản tại thời điểm hiện tại và tương lai có đủ để đảm bảo cho khoản vay hay không và tài sản có khả năng phát mại không nếu rủi ro xảy ra. Mặc dù BIDV Thái Bình xem xét cho vay dựa trên cơ sở chính là phương án kinh doanh nhưng việc đánh giá xác minh tài sản đảm bảo nợ vay cho Ngân hàng tại thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng và việc cho vay bao giờ cũng tiềm ẩn rui ro, kể cả các trường hợp phương án kinh doanh chắc chắn nhất. Khi xảy ra rủi ro, tài sản đảm bảo là biện pháp tốt nhất để hạn chế và khắc phục rủi ro. Căn cứ vào khả năng về tài sản đảm bảo của từng khách hàng, tình hình SXKD và uy tín của khách hàng, mức độ khả thi của phương án mà BIDV Thái Bình và khách hàng thoả thuận về biện pháp và tài sản đảm bảo nợ vay cho phù hợp như: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba. Mức độ yêu cầu về giá trị tài sản, loại tài sản phụ thuộc vào mức độ rủi ro của việc cho vay và xếp hạng tín dụng của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vay vốn, nếu mức độ rủi ro của phương án cao thì BIDV Thái Bình phải yêu cầu chặt chẽ về tài sản đảm bảo. Một tài sản đảm bảo có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại BIDV Thái Bình nhưng phải đảm bảo tổng các nghĩa vụ được đảm bảo phải nhỏ hơn tỷ lệ được đảm bảo tối đa của tài sản đó. Khách hàng có thể thế chấp tài sản một lần để vay vốn nhiều lần và ngược lại trong thời gian vay vốn khách hàng cũng có thể thay đổi tài sản đảm bảo nếu được BIDV Thái Bình chấp thuận. * Quy định về tài sản đảm bảo Việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay bao gồm các khía cạnh sau: + Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản và quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng đối với đất) của người cầm cố, thế chấp. Việc xác định nội dung này căn cứ vào các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của người cầm cố, thế chấp, xác định người đồng sở hữu tài sản, xác định xem tài sản có tranh chấp, kiện tụng hay không. Đây là nội dung rất quan trọng, khi xem xét phải hết sức cẩn thận để tránh những rắc rối về sau. + Xác định loại tài sản, chất lượng tài sản, giá trị tài sản và khả năng phát mại tài sản nhằm đánh giá khả năng khi cần phát mại thì BIDV Thái Bình sẽ thu được bao nhiêu từ tài sản để bù đắp rủi ro. BIDV Thái Bình không nhận thế chấp các loại đất khó bán, không nhận cầm cố các loại thiết bị, hàng hoá, vật tư ứ đọng hoặc chất lượng thấp không có khả năng phát. + Xác định phương thức quản lý tài sản đảm bảo cho phù hợp với đặc điểm của hàng hoá và khả năng quản lý của BIDV Thái Bình và của khách hàng nhưng phải đảm bảo trong mọi trường hợp BIDV Thái Bình đều có thể giám sát được tài sản đảm bảo và tuyệt đối không cho phép khách hàng lợi dụng rút bớt, thay thế hoặc sử dụng tài sản vào các mục đích khác khi chưa được phép của BIDV Thái Bình. Thông thường đối với Quyền sử dụng đất cùng tài sản trên đất và các tài sản có đăng ký quyền sở hữu như ôtô, tàu biển… thì giao lại cho người thế chấp tiếp tục quản lý và sử dụng bình thường dưới sự giám sát của BIDV Thái Bình. Đối với những tài sản khác không đăng ký quyền sở hữu thì BIDV Thái Bình trực tiếp quản lý bằng cách nhập kho BIDV Thái Bình, hoặc thuê bên thứ ba giữ hộ, hoặc đưa vào kho của khách hàng và niêm phong lại tuỳ theo loại tài sản và uy tín của khách hàng. Đối với các loại giấy tờ có giá thì phải tiến hành thủ tục phong toả tại cơ quản phát hành, quản lý không cho khách hàng rút và nhập kho của BIDV Thái Bình. * Lãi suất cho vay Lãi suất là yếu tố trực tiếp tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng. Trong hoạt động của mình, Ngân hàng thu được lợi nhuận chủ yếu là từ sự chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn. Vì vậy, việc quản lý lãi suất phải được thực hiện một cách rất nghiêm túc đối với mỗi Ngân hàng. Tuỳ từng đối tượng doanh nghiệp mà BIDV Thái Bình có thể áp dụng các mức lãi suất ưu đãi khác nhau. Tình hình chung là hiện nay, BIDV Thái Bình áp dụng các mức lãi suất cho vay là: Đối với doanh nghiệp vay vốn bằng VNĐ: 14%/năm đối với những món vay ngắn hạn; 15 %/năm đối với món vay trung hạn; 15,5%/năm đối với những món vay dài hạn. Ngân hàng thoả thuận với khách hàng áp dụng lãi suất cho vay theo một trong hai phương pháp sau: - Lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay vốn, thường áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn. - Lãi suất cho vay thả nổi: là mức lãi suất được điều chỉnh theo định kỳ thường là theo tháng hoặc theo quý (hiện tại Chi nhánh đang áp dụng phương pháp lãi suất cho vay thả nổi điều chỉnh theo tháng). Thường áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn. Lãi suất áp dụng đối với nợ gốc quá hạn tối đa là 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc đã được điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. Lãi phạt đối với khoản nợ lãi quá hạn: Ngân hàng có thể thoả thuận với khách hàng có thể áp dụng hoặc không áp dụng mức lãi phạt đối với số nợ lãi quá hạn song tối đa không quá 5% so với số nợ lãi quá hạn. Hiện nay BIDV Thái Bình còn đưa ra các hình thức cho vay ngắn hạn hấp dẫn (thời gian vay ngắn, lãi suất ưu đãi hơn thời gian vay dài hạn), và đối với món vay trung hạn nhằm tăng thu dịch vụ, từ đó thu hút khách hàng nhỏ… 3.2 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Thái Bình. BIDV Thái Bình là Chi nhánh cấp I, trực thuộc BIDV Việt Nam. Sự ra đời của BIDV Thái Bình nhằm hỗ trợ hiệu quả cao nhất cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Quý khách hàng. Mặt khác, BIDV Thái Bình có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, phát triển mạnh trên địa bàn. Năm 2006 Chi nhánh đã thành lập thêm Chi nhánh cấp II (phòng giao dịch) tại phường Quang Trung và năm 2007 đã thành lập thêm phòng giao dịch tại phường Trần Lãm để mở rộng cho vay phát triển kinh tế phục vụ cho các doanh nghịêp và cá nhân trên địa bàn cũng như các huyện thị lân cận như Kiến Xương, Tiền Hải.... Những năm 1996 – 1998 Chi nhánh cho hàng ngàn hộ nông dân thuộc các HTX làng nghề của các xã thuộc huyện Kiến Xương vay vốn để duy trì và phát huy nghề truyền thống như: Dệt đũi Nam Cao, Trạm bạc Lê Lợi, Trạm bạc Trà Giang và Hồng Thái,… kết quả đã có hàng trăm hộ nông dân thoát nghèo. Từ năm 2000 đến nay Chi nhánh đã cho hàng ngàn lượt CBCNV thuộc các cơ quan, trường học, bệnh viện... vay tín chấp, thu nợ từ tiền lương, kết quả đã tháo gỡ khó khăn cho CBCNV trong việc tạo thêm việc làm, có thêm phương tiện đi lại để công tác được tốt hơn. Bên cạnh đó vào những năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Một số hoạt động kinh doanh như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ khách hàng đang từng bước phát triển, mở rộng và bước đầu có hiệu quả, khách hàng vay vốn đa dạng phong phú bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ gia đình và tư nhân cá thể. Cơ cấu đầu tư có sự thay đổi phù hợp với chủ trương, định hướng của Nhà nước, của ngành,... Nhờ vậy hoạt động của Chi nhánh đã và đang được củng cố ngày một phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương. Theo Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của BIDV TB như sau: Bảng 01 : Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Chi nhánh: Đơn vị : Triệu đồng 2007 2008 2009 Chênh lệch 07/08 Chênh lệch 08/09 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) I.TỔNG THU 33.099 55.840 83.214 22.741 68,71 27.374 49,02 - Thu về hoạt động TD 27.785 51.678 74.619 23.893 85,99 22.941 44,39 - Thu về dịch vụ NH 1.318 2.046 2.718 728 55,24 672 32,84 - Thu kinh doanh ngoại tệ 187 1.062 2.921 875 467,91 1.859 175,05 - Thu lãi tiền gửi 3.809 1.054 2.956 -2.755 -72,33 1.902 180,46 II.TỔNG CHI 21.596 46.967 68.728 25.371 117,48 21.761 46,33 - Chi huy động vốn 18.953 42.833 60.295 23.880 126 17.462 40,77 - Chi dịch vụ NH 58 222 302 164 282,76 80 36,04 - Nộp thuế và các khoản phí 135 656 1.089 521 385,93 433 66,01 - Chi phí cho CBCNV 1.540 1.653 2.617 113 7,34 964 58,32 - Chi kinh doanh ngoại tệ 127 723 3.185 596 469,29 2.462 340,53 - Chi quản lý, đào tạo 783 880 1.240 97 12,39 360 40,91 KẾT QUẢ (+/-) 11.503 8.873 14.486 -2.630 -22,86 5.613 63,26 (Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp) Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Thái Bình đã đạt kết quả rất tốt trong hoạt động thể hiện ở phần lợi nhuận qua các năm; tuy nhiên lợi nhuận vào năm 2008 có giảm 22,86% so với năm 2007, một phần do chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra bị thu hẹp, chi phí tăng nhiều hơn so với tổng thu nhập tăng; do đó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Nhưng đến năm 2009 lợi nhuận của BIDV Thái Bình là 14.486 triệu đồng, tăng 5.613 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 63,26% so với năm 2008. Đây là một kết quả tốt cho Chi nhánh. Bảng 02: Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp tại BIDV TB : Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 07/08 Chênh lệch 08/09 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ Cho vay 474 527,4 707,8 53,4 11,3 180,4 34 Trong đó: - Ngắn hạn 298 347 473 49 16,5 126 36 - Trung và dài hạn 176 180,4 234,8 4,4 2,5 54,4 30 (Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp) Qua biểu 02 cho thấy việc đầu tư tín dụng của BIDV TB tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay đối với hình thức này chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay, cụ thể: Năm 2007 chiếm 63%, năm 2008 chiếm 66% và năm 2009 chiếm 67% trong tổng dư nợ. Bên cạnh đó công tác đầu tư vốn cho các doanh nghiệp trong ba năm luôn có mức tăng trưởng cao, cụ thể: - Năm 2008, dư nợ đạt 527,4 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 53,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 11,3%). - Năm 2009, dư nợ đạt 707,8 tỷ đồng, so với năm 2008 tăng 180,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 34%). * Nguyên nhân dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tăng nhanh là do: - Trong thời gian qua, BIDV TB mở rộng địa bàn cho vay, mở rộng các hình thức cho vay như chiết khấu, tài trợ, tiêu dùng đặc biệt cho vay đối với CBCNV, tập trung đầu tư vốn cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Sau một thời gian tổ chức sắp xếp lại sản xuất cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã khắc phục được khó khăn trong SXKD bắt đầu làm ăn có lãi, mở rộng SXKD, tạo điều kiện các đơn vị tham gia đấu thầu các dự án trong toàn quốc v.v... Do đó đã đạt được mức tăng dư nợ đáng kể so với năm trước . - BIDV TB không chỉ chú trọng đầu tư cho các DN đóng trên địa bàn Thành phố mà đã mạnh dạn đầu tư cho tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn trên địa bàn toàn tỉnh. * Nếu phân theo thời hạn cho vay: - Năm 2007, dư nợ ngắn hạn 298 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 63%), dư nợ trung và dài hạn 176 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 37%). - Năm 2008, dư nợ ngắn hạn 347 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 66%), dư nợ trung và dài hạn 180,4 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 34%). - Năm 2009, dư nợ ngắn hạn 473 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 67%), dư nợ trung và dài hạn 234,8 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 33%). Theo bảng trên ta thấy tỷ lệ cho vay ngắn hạn nhiều hơn trung và dài hạn. Bởi vì đối với hình thức cho vay ngắn hạn BIDV TB đã quan tâm đến đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất của DN, vòng quay của nguồn vốn lưu động nhiều nên khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng nhanh. Tuy nhiên, cần tăng cường đầu tư vốn trung và dài hạn nhiều hơn nữa để các doanh nghiệp mua máy móc thiết bị, cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động. *) Đầu tư cho vay theo loại hình kinh tế Kết quả đầu tư theo loại hình kinh tế là: - Tạo thêm cơ sở vật chất cho xã hội, có thêm việc làm cho người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội những năm 2007- 2009. Bảng 03: Kết quả đầu tư theo ngành kinh tế tại BIDV TB: Đơn vị: Triệu đồng Loại hình kinh tế Dư nợ cho vay 2007 2008 2009 1- Nông nghiệp 2.677 2.989 3.547 2- Công nghiệp 10.034 12.567 14.769 3- TM, Dịch vụ 234.566 348.654 398.399 4- Xây dựng 193.823 281.773 312.888 5- Khác 27.083 29.866 32.765 Tổng cộng 468.183 675.849 762.368 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp.) Qua bảng trên ta thấy kết quả đầu tư theo ngành kinh tế tại BIDV TB các ngành thương mại, dịch vụ và xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ ngành kinh tế của tỉnh. Trong đó: năm 2007 ngành thương mại và dịch vụ chiếm 50%, ngành xây dựng chiếm 41,3% trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh, năm 2008 ngành thương mại và dịch vụ chiếm 51,6% ngành xây dựng chiếm 41,7% trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Năm 2009 chiếm 52% đối với ngành thương mại và dịch vụ, chiếm 41% đối với ngành xây dựng trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Cụ thể như sau: - Trong năm 2008, ngành thương mại và dịch vụ tăng 114.088 triệu đồng (tỷ lệ tăng 48,6%) so với năm 2007; ngành xây dựng tăng 87.950 triệu đồng (tỷ lệ tăng 45%) so với năm 2007. - Trong năm 2009, ngành thương mại và dịch vụ tăng 49.745 triệu đồng (tỷ lệ tăng 14,3%) so với năm 2008; ngành xây dựng tăng 31.115 triệu đồng (tỷ lệ tăng 9%) so với năm 2008. Theo bảng trên ta thấy tỷ tăng của ngành thương mại và dịch vụ tăng mạnh hơn tất cả các ngành khác. Bởi vì ở nhóm ngành này được phát triển mạnh ở Thái Bình, không những thế những DN ở ngành này đều có vòng quay vốn nhanh nên khả năng trả nợ cao. Do đó Ngân hàng phát triển mạnh ở ngành này. Tuy nhiên ở các ngành khác Ngân hàng cũng được đầu tư nhưng không được phát triển mạnh. 2.3.3 Thực trạng về nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại BIDV TB Nợ quá hạn là vấn đề bức xúc của công tác tín dụng, là nỗi lo của tất cả các NHTM nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Nợ quá hạn luôn là rủi ro mà các NHTM luôn tìm cách để hạn chế và giữ ở tỷ lệ thấp nhất nếu có thể. Nợ quá hạn không chỉ phát sinh từ nguyên nhân chủ quan từ các NH mà còn là do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng, từ sự thay đổi trong cơ chế, chính sách Nhà nước, từ tình hình chính trị - kinh tế trên thế giới. Hoạt động tín dụng của BIDV TB trong 3 năm qua, từ năm 2007÷ 2009 có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu, phương hướng đầu tư ngày càng hợp lý, không những đã không để nợ quá hạn mới phát sinh mà còn bước thu hồi nợ hết nợ xấu và một số nợ quá hạn cũ. Để đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng ta xem xét các bảng số liệu sau: Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay: Bảng 04: Tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV TB phân theo thời hạn cho vay Đơn vị : Triệu đồng 2007 2008 2009 Chênh lệch 07/08 Chênh lệch 08/09 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) - Ngắn hạn 430 93.910 2.893 93.480 21.739,5 -91.017 -96,92 -Trung hạn 103 700 2.007 597 579,61 1.307 186,71 - Dài hạn - - - Tổng 533 94.610 4.900 94.077 17.650,47 -89.710 -94,82 (Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp.) Qua bảng kết quả trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong các năm từ 2007 ÷ 2009 có nhiều biến động lớn. Tổng dư nợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26038.doc