Chuyên đề Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ hậu WTO

 

A-LỜI MỞ ĐẦU 1

B - NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI VÀ SỰ CẦN THIẾT THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 2

I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI 2

1. Khái niệm về FDI. 2

2. Các hình thức FDI. 4

2.1. Doanh nghiệp liên doanh : 4

2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 5

2.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đòng hợp tắc kinh doanh. 7

2.5. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company). 10

2.6. Hình thức công ty cổ phần : 11

2.7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài : 11

2.8. Hình thức công ty hợp danh : 12

2.9. Hình thức mua lại sát nhập ( M&A ): 13

3. Vai trò của FDI. 15

3.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước. 15

3.2. Chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý. 15

3.3. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. 16

3.4. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công. 16

3.5. Nguồn thu ngân sách lớn. 17

II : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI. 17

1. Môi trường đầu tư 17

2. Công cuộc đổi mới, cải cách nền kinh tế theo hướng hội nhập 18

3. Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước của Việt Nam 20

4. Một số hạn chế tồn tại của đầu tư FDI vào Việt Nam 21

III : SỰ CẦN THIẾT THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 22

1. Nhu cầu phát triển ngành Thuỷ sản 22

2. Sự cần thiết thu hút FDI vào ngành Thuỷ sản 25

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 28

I : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 28

1. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. 28

1.1 Tình hình nuôi trồng và đánh bắt Thuỷ sản trong thời gian qua. 28

1.2 Xu hướng phát triển của thuỷ sản. 31

2. Thực trạng ngành chế biến thuỷ sản. 33

2.1 Tình hình chế biến thuỷ sản 33

2.2 Các mặt hàng chế biến 34

3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản. 35

3.1 Thị trường chủ yếu của Thuỷ sản Việt Nam 35

3.2 Thị trường tiềm năng 37

II : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 39

1. Quy mô vốn FDI. 39

2. Cơ cấu vốn đầu tư. 43

3. Theo nước đầu tư. 45

III : ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 48

1. Đánh giá về cơ chế, chính sách. 48

2. Đánh giá các tác động môi trường 50

2.1 Tác động từ hoạt động khai thác hải sản 50

2.2 Tác động từ hoạt động nuôi trồng Thuỷ sản 51

2.3 Tác động từ chế biến thuỷ sản 52

3. Đánh giá chính sách đối với các nhà đầu tư 53

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 54

I : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 54

1. Định hướng. 54

1.1 Chương trình phát triển đến năm 2010 54

1.2 Định hướng phát triển đến năm 2020 57

2. Mục tiêu. 59

2.1 Đối với khai thác thủy sản 60

2.2 Đối với nuôi trồng thủy sản 60

2.3 Đối với chế biến - tiêu thụ thủy sản 60

2.4 Đối với hậu cần - dịch vụ 61

II : ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN 62

1. Nhu cầu thu hút FDI vào ngành thuỷ sản. 62

1.1 Nhu cầu phát triển ngành 62

1.2 Nhu cầu đổi mới công nghệ 63

1.3 Nhu cầu đổi mới quản lý 65

1.4 Nhu cầu mở rộng mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản 66

2. Định hướng thu hút FDI vào ngành thuỷ sản. 67

III : GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 69

1. Xây dựng hệ thống các Trung tâm xúc tiến đầu tư : 69

2. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính: 70

3. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. 71

4. Cải tiến hệ thống tài chính ngân hàng : 71

5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho Thuỷ sản : 72

C : KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cơ Chiếc 419 370 288 97 Sản lượng thủy sản Tấn 42.427 51.780 53.429 60.681 1. Khai thác " 22.618 25.612 19.203 25.676 Cá " 17.394 18.956 15.684 21.805 Tôm " 1.651 1.251 1.241 1.191 Thủy sản khác " 3.573 5.405 2.278 2.680 2. Nuôi trồng Tấn 19.809 26.168 34.226 35.005 Cá " 3.403 3.079 1.866 3.910 Tôm " 697 909 3.812 6.974 Trong đó: Tôm sú " 481 2.457 3.795 6.740 Cua " 102 110 59 34 Nghêu " 15.600 20.000 28.000 23.229 Sò huyết " 7 70 485 858 Cá cảnh 1000 con 15.000 10.000 10.000 10.500 Nguồn : Bộ Thuỷ sản Tuy nhiên, do sự tăng trưởng quá lớn về cường lực khai thác, trong đó một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao bị khai thác quá mức, nên trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển ven bờ đã giảm mạnh. Để khắc phục tình trạng trên gần đây ngành Thuỷ sản đã tiến hành cơ cấu lại nghề khai thác bằng cách phát triển đánh bắt xa bờ; chuyển một bộ phận ngư dân sang hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá; nuôi trồng thuỷ sản; tham gia hoạt động du lịch… Về nuôi trồng thuỷ sản. Từ chỗ là nghề sản xuất phụ, chủ yếu là tự cấp tự túc đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá với trình độ kỹ thuật tiên tiến phát triển ở các vùng nước nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Vì vậy, sản lượng Thuỷ sản nuôi trồng đã tăng lên nhanh chóng, từ 127 nghìn tấn năm 1986, lên 1437 nghìn tấn vào năm 2005, gấp 11,3 lần so với năm 1986, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 15%( trong khi tốc độ tăng sản lượng Thuỷ sản khai thác chỉ là 6%). Góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển một phần diện tích trồng trọt thường bị ngập úng, mất mùa, hiệu quả thấp sang nuôi trồng Thuỷ sản ở các tỉnh ven biển. Tính đến năm 2005 cả nước có 960 nghìn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, gấp gần 3,5 lần so với năm 1986. Trong đó diện tích nước mặn, nước lợ nuôi trồng Thuỷ sản là 686,2 nghìn ha, chiếm 71,5% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Các tỉnh có diện tích nuôi trồng Thuỷ sản lớn là Cà Mau 278, 2 nghìn ha; Bạc Liêu 118,7 nghìn ha; Kiên giang 90,9 nghìn ha… Diện tích nuôi tôm có xu hướng tăng nhanh hơn diện tích nuôi cá, trong khi diện tích nuôi cá năm 2005 chỉ tăng 5% so với năm 2000, thì diện tích nuôi tôm tăng tới 82,8%. Vì vậy, tỷ lệ diện tích nuôi tôm đã tăng từ 53,2% năm 2000 lên 64,8% năm 2005, ngược lại diện tích nuôi cá đã giảm từ 42,9% xuống còn 30,2%. Ngoài ra nhiều hộ nông dân còn sử dụng mặt nước biển và tận dụng dòng chảy sông suối, hồ đập thuỷ lợi để nuôi Thuỷ sản lồng, bè. Năm 2005 cả nước có 86,1 nghìn lồng, bè nuôi thuỷ sản, trong đó Duyên hải Nam trung bộ 45,9 nghìn lồng, bè với qui mô bình quân 15m3/ lồng, bè; đồng bằng Sông Cửu Long 9,2 nghìn lồng, bè, chủ yếu để nuôi cá tra, cá ba sa với qui mô 122 m3/ lồng, bè. Đáng lưu ý là, sự phát triển mạnh các trang trại Thuỷ sản đã góp phần vào việc phát triển các loại Thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, sản xuất theo công nghệ tiên tiến. Đến năm 2005, cả nước có 35648 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 29,8% số trang trại hiện có của cả nước, gấp 2,1 so với năm 2001. 1.2 Xu hướng phát triển của thuỷ sản. Đến năm 2030, thế giới sẽ cần thêm 37 triệu tấn thủy sản mỗi năm để duy trì được mức tiêu thụ như hiện nay do dân số tăng. Vì các ngư trường truyền thống đã gần chạm mức khai thác tối đa nên nuôi thủy sản là cách duy nhất để bù đắp thiếu hụt. Nhưng việc đó chỉ có thể thực hiện được nếu được xúc tiến và quản lý một cách có trách nhiệm. Đây là thông điệp mà Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) gửi tới các nhà quản lý thủy sản hàng đầu trong cuộc họp cấp cao ở Rôm, Italia bàn về vai trò của nuôi trồng thủy sản đối với sự phát triển bền vững. Tương lai của ngành thủy sản chính là lĩnh vực nuôi trồng. Trong 1/4 thế kỷ qua, nuôi thủy sản là lĩnh vực sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới, duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm 8,8% từ năm 1970. Trong khi đó, sản xuất gia cầm, gia súc, một ngành cũng được coi là phát triển chỉ tăng 2,8%/năm. Ngày nay, thủy sản nuôi chiếm khoảng 45% lượng tiêu thụ thủy sản của con người, với 48 triệu tấn/năm. Đến năm 2030, dân số thế giới sẽ thêm 2 tỷ người, nghĩa là ngành nuôi trồng thủy sản sẽ phải sản xuất gần gấp đôi sản lượng hiện nay với khoảng 85 triệu tấn/năm mới đủ duy trì mức tiêu thụ bình quân hiện nay. Chính vì tình hình dự báo phát triển của ngành Thuỷ sản trên thế giới như vậy. Việt Nam cần có những giải pháp tối ưu để phát triển ngành Thuỷ sản là một ngành trọng điểm. Chính vì vậy ngay từ khâu nuôi trồng và đánh bắt Thuỷ sản phải được chú trọng, nâng cao hiệu quả sử dụng. Đầu tư thích hợp vào khâu nuôi trồng giúp đem lại hiệu quả cho người nuôi trồng thuỷ sản. Sự phát triển của Thuỷ sản Việt Nam ngày càng gắn liền với công nghệ hiện đại, các ngành nghề trong Thuỷ sản được phát triển đa dạng hoá, nuôi trồng nhiều loại hình đa dạng hơn. Để tăng nhiều mặt hàng tiêu thụ phong phú hấp dẫn người tiêu dùng. Bên cạnh đó việc đánh bắt xa bờ cũng được chú trong đầu tư bằng các phương tiện hiện đại, các loại Tầu đánh bắt xa bờ đã dược trang bị những phương tiện hiện đại đại theo dõi thuận tiện cho việc đánh bắt cũng như chính sự an toàn của người đi biển. 2. Thực trạng ngành chế biến thuỷ sản. 2.1 Tình hình chế biến thuỷ sản Những năm 80 của thế kỷ trước, chế biến chủ yếu là thủ công và bán cơ giới, thì nay công nghiệp chế biến Thuỷ sản của Việt Nam đã tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến của khu vực. Vì vậy nhiều loại sản phẩm Thuỷ sản chế biến đã đủ tiêu chuẩn vào các thị trường lớn là EU, Mỹ, Nhật Bản. Đến năm 2003 cả nước có 332 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó có 273 cơ sở đạt các điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam; 248 cơ sở đạt tiêu chuẩn vào Mỹ;153 doanh nghiệp xuất khẩu Thuỷ sản được công nhận vào danh sách xuất khẩu vào thị trường EU; 255 cơ sở đạt tiêu chuẩn vào Thuỵ Sỹ và Ca na đa; 222 cơ sở đạt tiêu chuẩn vào Hàn Quốc… Ngoài doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến tư nhân cũng phát triển khá mạnh, trong đó một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đạt tới 100 triệu USD mỗi năm. Công nghiệp chế biến Thuỷ sản hiện đã có những bước chuyển biến khích lệ. Đầu năm 1991, cả nước mới có 102 nhà máy chế biến đông lạnh, công suất 567 tấn/ngày, đến nay, con số này là 332. Trong đó, phần lớn các nhà máy đã đầu tư nâng cấp đổi mới điều kiện sản xuất, thiết bị công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, chuyển sang sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng, áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP. Đã có 100 DN thuộc danh sách xuất khẩu đi EU, 174 Doanh nghiệp được Cục Quản lý Chất lượng Thực phẩm Hàn Quốc chấp thuận xuất khẩu vào Hàn Quốc. Tỷ trọng các cơ sở chế biến đã đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tiêu chuẩn ngành về ATVSTP đạt gần 46% trong tổng số cơ sở chế biến hiện có (152/332). Thời gian tới, Bộ Thuỷ sản chủ trương tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, cơ giới hoá dây chuyền chế biến nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, phấn đấu 100% DN chế biến đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP vào 2005. Bên cạnh đó, tăng chủng loại và khối lượng các mặt hàng Thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền; đặc biệt quan tâm sản xuất các mặt hàng có lợi thế khi thực hiện các hiệp định quốc tế song phương và đa phương, như đồ hộp, cá ngừ… đưa tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng lên mức cao của thế giới. 2.2 Các mặt hàng chế biến Trong tổng số 104 triệu tấn thực phẩm Thuỷ sản của thế giới được tiêu thụ trong năm 2003, những mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích nhất là Thuỷ sản tươi/ướp đá, đạt mức tiêu thụ nhiều hơn cả, ước tính khoảng 52,1% tổng Thuỷ sản thương mại toàn cầu. Các sản phẩm Thuỷ sản đông lạnh chiếm vị trí thứ 2, đạt mức 26,9%, tiếp theo sau là Thuỷ sản đóng hộp (11,5%) và sản phẩm chế biến bảo quản/ướp muối (9,4%). Ðối với các nước phát triển, mức tiêu thụ các Thuỷ sản đông lạnh lớn nhất đạt mức 54,7%, các sản phẩm đóng hộp đạt 25,7%, các sản phẩm bảo quản chế biến tiêu thụ đạt mức 12,2%, còn lại là sản phẩm tươi (6,2%). Ngược lại, ở các nước đang phát triển mức tiêu thụ Thuỷ sản cao nhất là các mặt hàng tươi sống chiếm 65,6%, tiếp theo là Thuỷ sản đông lạnh khoảng 18,4%, các sản phẩm chế biến bảo quản 8,6% và đóng hộp là 7.4%. Cơ cấu hàng Thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiếp tục gia tăng tỷ trọng của sản phẩm chế biến, chế tạo và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng hàng thô (ướp đông, đông lạnh, hàng khô). Theo kế hoạch của Bộ thuỷ sản, tới năm 2010, Việt Nam sẽ phát triển các nhóm sản phẩm chính như tôm sú (Xuất Khẩu khoảng 160.000 tấn), tôm chân trắng (25.000 tấn), tôm hùm, tôm càng xanh; Cá tra-basa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá biển nuôi, cá rô phi... Tuy nhiên, muốn đạt được kế hoạch Xuất khẩu Thuỷ sản cần chú trọng hơn nữa tới việc phải phát triển nuôi các mặt hàng Thuỷ sản đáp ứng các yêu cầu của từng loại thị trường trên thế giới. Ngoài ra, hướng đầu tư sẽ mở rộng hơn tới khu vực nuôi các loài phù hợp với môi trường sinh thái như trồng rong biển, động vật thân mềm, cá lồng biển xa bờ và nuôi kết hợp nhiều đối tượng. Với những điều kiện thuận lợi như Việt Nam thì việc phát triển đa dạng hoá các loại hình sản phẩm Thuỷ sản càng làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, với nhiều hình thức chế biến mới việc xuất khẩu các mặt hàng Thuỷ sản Việt Nam sang các nước lớn thuận lợi dễ dàng hơn. Nhưng hiện tại Việt Nam chủ yếu tập chung vào sản xuất các loại cá Tra, cá basa đây là 2 loại sản phẩm được ưu chuộng nhất trong tất cả thị trường Việt nam xâm nhập. Chính vì vậy ngay từ khâu nuôi trồng người sản xuất phải chú ý đến cách thức nuôi trồng và chế biến các loại mặt hàng này, làm sao cho đa dạng sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn, để khi xuất khẩu không bị các nước phân biệt đối xử và kỳ thị với sản phẩm của Việt Nam. Bên cạnh đó các sản phẩm Tôm sú, các mặt hàng hải sản các loại cá nước ngọt cũng đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho Việt Nam 3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản. 3.1 Thị trường chủ yếu của Thuỷ sản Việt Nam Năm 2005 trị giá xuất khẩu đạt trên 2,7 tỷ USD, gấp 25,8 lần năm 1986, tăng bình quân hàng năm khoảng 21%. Năm 2002 cùng với dầu thô, hàng dệt may, giày dép , Thuỷ sản là một trong bốn nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD/ năm và cũng vào năm này Việt Nam trở thành nước xuất khẩu Thuỷ sản đứng thứ 7 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan, Na Uy, Mỹ, Ca na đa, Đan Mạch. Thị trường xuất khẩu cũng ngày càng được mở rộng, hiện nay hàng Thuỷ sản Việt Nam có mặt ở 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường trọng điểm là EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 26% thị phần năm 2001; 33% năm 2003; 35% năm 2003, nhưng hai năm 2004, 2005 thị phần đã giảm sút do phía Mỹ áp đặt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Do thị trường Mỹ đang có những rào cả với Thuỷ sản Việt Nam, nên các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Thuỷ sản đã tập chung sang thị trường EU, là một thị trường rộng lớn nhiều thành viên tiêu thụ sản phẩm Thuỷ sản của Việt Nam. Thị trường EU cũng không khó tính như các thị trường khác, các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng hàng hoá cũng không quá khó đối với các sản phẩm của Việt Nam. Chính vì vậy các sản phẩm Thuỷ sản của Việt Nam được ưu chuộng trên thị trường EU. Nhìn chung, Thuỷ sản của VN được xuất khẩu sang hầu hết các nước thành viên EU, trong đó có 10 thị trường chính, đạt tỷ trọng khá lớn trong tổng xuất khẩu của VN sang khối thị trường này. Theo số liệu thống kê Hải Quan VN, giá trị xuất khẩu Thuỷ sản của VN sang Bỉ chiếm tỷ trọng lớn nhất (18%) trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2005, đạt 76,48 triệu USD. Theo sau là các thị trường Ðức (16%), Italia (15%), Tây Ban Nha (12%), Hà Lan (10%), Pháp (9%), Anh (9%), BaLan (3%), Bồ Ðào Nha (2%), Ðan Mạch và Hy Lạp (chiếm khoảng 1% mỗi nước). Bảng 4 : Kim ngạch XK TS VN sang các thị trường chính EU Ðơn vị: 1000 USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bỉ 19.812 18.517 18.574 31.935 51.075 76.482 Ðức 14.448 208 11.750 18.245 44.200 67.812 Italia 13.275 13.075 17.491 23.043 32.123 63.202 Tây Ban Nha 2.599 4.802 5.122 8.262 35.115 53.660 Hà Lan - - - - - 41.028 Pháp 8.399 15.372 12.282 14.599 23.803 38.444 Anh 11.353 14.796 6.288 14.976 26.347 38.265 Ba Lan 424 130 336 1.101 3.219 13.763 Bồ Ðào Nha 212 325 244 676 2.277 7.349 Ðan Mạch 627 1.255 1.880 1.880 3.161 5.893 Nguồn : Bộ Thuỷ sản 3.2 Thị trường tiềm năng Bên cạnh những thị trường chính mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác, thì các thị trường tiềm năng còn tiềm ẩn một sức tiêu thụ mạnh. Chính vì vậy các doanh nghiệp Thuỷ sản Việt Nam cần phải khai thắc mạnh vào các thị trường này. Điển hình như thị trường Ôxtrâylia đang được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý khai thác. Theo các chuyên gia ngành thuỷ sản, Ôxtrâylia là thị trường nhập khẩu rất nhiều cá philê đông lạnh, cá tươi... người tiêu dùng Ôxtrâylia rất thích dùng cá thịt trắng. Vì thế cá tra, basa của Việt Nam trở thành mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn bởi đáp ứng được những tiêu chí về khẩu vị, thơm ngon và có hầm lượng chất dinh dưỡng cao. Năm 2007, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Ôxtrâylia tăng khá mạnh so với năm 2006, đạt hơn 30 triệu USD, tăng khoảng 30%. Giá xuất khẩu trung bình cũng tăng hơn khoảng 0,4 USD/kg, đạt khoảng 3,28 USD/kg. Dự kiến giá xuất khẩu trung bình cá tra, basa sang thị trường này trong thời gian tới sẽ ổn định ở mức 3,5 USD/kg. Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 71 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang Ôxtrâylia. Ðứng đầu là Công ty TNHH Thuận Hưng, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang, Công ty TNHH Vĩnh Hoàn. Ðây là những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó còn cá thị trường đáng quan tâm trong thời gian tới để phát triển thị trường. Đó là thị trường Ukraina đang được coi là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Thuỷ sản chất lượng cao do nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm ngày cao tăng và thuế nhập khẩu thấp. Chỉ trong một thời gian ngắn thị trường Ukraina đã chuyển từ “thị trường cá trích” sang thị trường nhập khẩu tất cả các loại thuỷ sản. Tiềm năng thị trường này rất lớn. Năm 2005, Ukraina đã nhập gần 600.000 tấn cá và philê cá, 35.500 tấn các sản phẩm Thuỷ sản khác, chiếm 61% trong tổng tiêu thụ của nước này. Ngoài những thị trường lớn như trên thì thị trường Brazil và Hàn Quốc… là những thị trường tiềm ẩn và khá phông phú về tiêu dùng, vì vậy mà cần có những chiến lược hợp lý để tập trung và các thị trường tiềm năng như vậy. Để Việt Nam có thể phát triển ngành Thuỷ sản đứng trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có của đất nước. II : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 1. Quy mô vốn FDI. Từ khi mở của, Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tạo thêm nguồn vốn dồi dào. Trong khi đó các nguồn lực trong nước không thể khai thác vì thiếu nguồn vốn, vì vậy thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI là một chủ trương rất quan trong trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Việc thu hút FDI vào Việt Nam còn làm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chính vì nguồn vốn FDI được thu hút vào Việt Nam đã tạo ra cho con người Việt Nam một cái nhìn mới về cơ cấu ổ chức quản lý nguồn vốn, một hệ thống quản lý được cải cách, một dàn công nghệ mới thay thế công nghệ lạc hậu. Sau hơn 20 năm mở của, Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI khá lớn vào Việt Nam. Tính hết năm 2007 Việt Nam đã thu hút được hơn 9000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên tới 67,2 tỷ USD. Góp phần giải quyết những vấn đề về vốn cấp bách, tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh. Bảng 5 : Tổng vốn FDI theo đăng ký từ năm 1988 – 2007. Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) 1988 37 321.8 1998 285 4138 1989 65 525.5 1999 311 1568 1990 108 735.5 2000 389 2695.7 1991 151 1275 2001 550 3186.3 1992 197 2027 2002 802 3058.9 1993 274 2589 2003 748 3100 1994 364 3746 2004 679 4498 1995 408 6848 2005 771 6783 1996 387 8979 2006 797 11897.6 1997 358 4894.2 2007 1,145 20300 Tổng 8826 93166.5 Nguồn: Tổng cục thống kê. Trong đó đầu tu vào lĩnh vực nông - Thuỷ sản tương đối nhiều có 911 dự án đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có 126 dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ sản. đây là một con số khá khiêm tốn so với các nguồn lực mà Việt Nam sẵn có. Bảng 6 : Đầu tư và Nông - Lâm - Thuỷ sản 1988-2007 Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ % chiếm trong FDI Nông-Lâm nghiệp 785 3,932,163,566 1,834,524,782 86,16% Thủy sản 126 373,618,159 176,823,881 13,84% Tổng 911 4,305,781,725 2,011,348,663 100% Nguồn: Bộ KH và ĐT Qua 20 năm đầu tư Thuỷ sản đã thu hút được 126 dự án đầu tư vào Thuỷ sản với tổng số vốn là 373,6 triệu USD với số vốn điều lệ là 176,8 triệu USD. Đã góp phần nâng cao khả năng và năng lực cạnh tranh của Thuỷ sản trên thị trường thế giới. Giúp cho Việt Nam có những bước chuyển mình đáng kể về lĩnh vực xuất khẩu hàng thuỷ sản. Hiện nay xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam đang đứng thứ 10 trong các nước xuất khẩu mặt hàng chế biến thuỷ sản. Để giữ vững và vươn lên cao hơn nữa thì cần có những biện pháp thu hút vốn FDI hiệu quả hơn. Trong thời gian qua Thuỷ sản đã có những bước đi và vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Đóng góp của Thuỷ sản vào nền kinh tế không nhỏ. Đặc biệt trong những năm gần đây sản lượng tiêu thụ Thuỷ sản đã không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động xuất khẩu Thuỷ sản bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm trở lại đây. Năm 2007, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó, khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD. Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Việt Nam có 470 Doanh nghiệp chế biến Thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP, trong đó 245 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU, 34 doanh nghiệp được xuất vào Mỹ và Canada. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội. Đáng chú ý, dù là năm đầu tiên gia nhập WTO, nhưng xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn về nhiều mặt: số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại. Tuy nhiên, xuất khẩu Thuỷ sản cũng còn nhiều thách thức, trong đó chủ yếu là các hàng rào kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao. Bởi vậy, các doanh nghiệp Thuỷ sản phải không ngừng đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp để siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản. Có làm tốt được điều này, năm 2008 mới có thể đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,25 tỷ USD. Ngành thủy sản cũng phải đẩy mạnh sử dụng các tiến bộ công nghệ sinh học để phát triển nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn, giảm thuế nhập khẩu thủy sản để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu, đa dạng mặt hàng và tăng cường chế biến hàng có giá trị gia tăng cao. Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu, giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững Bảng 7 : Giá trị xuất khẩu Thuỷ sản 2000-2007 Năm Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) 2000 1,041 - 2001 1,760 25,55 2002 2,013 14,39 2003 2,241 11,20 2004 2,398 7,01 2005 2,65 10,50 2006 3,2 20,75 2007 3,5 9,38 Nguồn: Bộ Thủy sản. 2. Cơ cấu vốn đầu tư. Bảng 8 : FDI trong ngành Thủy sản (1996 – 2005). Đơn vị triệu USD Thời kỳ 1996 – 2000 2001 - 2005 Khai thác 132.81 191.19 Nuôi trồng 277.63 876.71 Chế biến xuất khẩu 91.57 93.27 Quản lý ngành 15.26 39.38 Tổng số 467.28 1200 Nguồn: Bộ Thủy sản. Hầu hết các dự án thủy sản có quy mô vốn trung bình và nhỏ, khoảng 3 triệu USD và có tỷ lệ giải thể cao. Trong số 143 dự án đăng ký đầu tư vào ngành thủy sản đã có đến 60 dự án giải thể trước thời hạn, chiếm tỷ lệ 42%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với mức trung bình chung của lĩnh vực nông-lâm-thủy sản là 23%. Mức độ rủi ro và khó khăn trong đầu tư vào ngành thủy sản ở Việt Nam thể hiện rất rõ khi số dự án được cấp phép trong ngành này năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 chỉ là 5 dự án với quy mô vốn đầu tư rất nhỏ, trung bình 1 triệu USD/1 dự án. Trong 10 năm qua, tình hình thu hút FDI vào Thuỷ sản có xu hướng tăng qua các giai đoạn. Giai đoạn 1996-2000 khai thác mới chỉ thu hút được 132,81 triệu USD, một con số chiếm khá nhỏ so với tổng số vốn FDI thu hút vào Việt Nam trong giai đoạn này, nhưng đến giai đoạn 2001-2005 số vốn FDI thu hút vào Thuỷ sản tuy không đáng kể so với tỏng FDI vào Việt Nam nhưng nó cũng đã tăng lên một cách đáng kể 191.19 triệu USD. Riêng về mặt nuôi trồng Thuỷ sản lại được chú ý và đầu tư thích đáng, giai đoạn 1996-2000 đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ sản là 277,63 triệu USD chiếm 59,41% tổng số vốn FDI thu hút vào lĩnh vực thuỷ sản. Vì nuôi trồng Thuỷ sản của Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý cũng như các khu nuôi trồng thích hợp. Chính vì vậy nuôi trồng Thuỷ sản của Việt Nam được đầu tư nhiều so với các ngành khác trong cơ cấu thuỷ sản. Sự phát triển của nghề nuôi trồng Thuỷ sản càng được quan tâm chú ý hơn trong giai đoạn 2000-2005 số vốn đầu tư vào Thuỷ sản tăng một cách nhanh chóng lên tới 876,71 triệu USD tăng gấp 3,15 lần so với giai đoạn 1996-2000 chiếm 73,06% trong tổng số vốn thu hút vào FDI. Đây là một con số khá cao cho đầu tư FDI vào ngành nuôi trồng. Đơn thuần vì lĩnh vực nuôi trồng Việt Nam quá thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực này, với thiên nhiên khí hậu nhiệt đới thích hợp với nhiều loại Thuỷ sản có giá trị xuất khẩu, vì vậy mà nuôi trồng Thuỷ sản Việt Nam được chú ý đầu tư hơn so với các lĩnh vực khác. Trong lĩnh vực chế biến Thuỷ sản thì lại được đầu tư rất ít riêng giai đoạn 1996-2000 chỉ thu hút được 91,57 triệu USD vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản, sang giai đoạn 2000-2005 thì vẫn chỉ thu hút được 93,27 triêu USD và lĩnh vực chế biến. Do vậy mà ngành Thuỷ sản vẫn còn nhiều khâu yếu kém trong quá trình chế biến Thuỷ sản do không được đầu tư thích đáng với những công nghệ hiện đại tầm cỡ thé giới. Khâu chế biến yếu kém làm cho giá trị xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam giảm hẳn thu với nhiều nước cùng xuất khẩu thuỷ sản. Đặc biệt hơn, trong cách quản lý còn yếu kém hơn, chỉ thu hút và phân bổ 15,26 triệu USD và lĩnh vực quản lý Thuỷ sản chiếm khoảng 3,27% trong tổng số vốn FDI được đầu tư vào ngành thuỷ sản. Sang đến giai đoan 2000-2005 vốn đầu tư vào lĩnh vực quản lý cũng tăng lên đáng kể là 39,38 triệu USD chiếm 3,28% trong tổng số 1200 triệu USD được đầu tư vào ngành thuỷ sản. Theo tổng cục thống kê, năm 2006 có 443 dự án FDI vào Việt Nam với tổng số vốn là 4,44 tỷ USD, trong đó khu vực dịch vụ có 193 dự án với tổng số vốn là 1,61 tỷ USD, còn lại được rót vào khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản, nhưng trong đó Thuỷ sản chỉ chiếm một phần nhỏ trông tổng số vốn đước đầu tư vào nông nghiệp. 3. Theo nước đầu tư. Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông – lâm – ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta. Bảng 9 :Đối tác ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua bảng biểu ta thấy các nước đầu tư vào lĩnh vực nông lâm thuỷ sản rất ít, trong đó thuỷ sản chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với đầu tư trong nông nghiệp. Nhìn từ bảng biểu ta có thể thấy Đài Loan là nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong lĩnh vự này với tổng số vốn khoảng 750 triệu USD, nhưng trong đó số vốn thự hiện là khoảng 350 triệu USD chiếm 46,67% tổng số vốn của Đài Loan rót vào Việt Nam đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK2550.DOC
Tài liệu liên quan