Chuyên đề: Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam hiện đại

* Tâm trạng và hành động của Mị khi thấy A Phủ bị trói đứng:

- Lúc đầu, khi chứng kiến cảnh thấy A Phủ bị trói mấy ngày đêm: “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”

à Dấu ấn của sự tê liệt tinh thần.

- Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại ” của A Phủ: Mị thức tỉnh dần.

+ “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”

à Nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình.

+ Nhớ tới cảnh: Người đàn bà đời trước cũng bi trói đến chết

à Thương người, thương mình.

+ Nhận thức được tội ác của nhà thống lí: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác ”

+ Thương cảm cho A Phủ: “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét”

à Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình và của người khác.

+ Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được: “lúc ấy bố con sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”

à Nỗi sợ như tiếp thêm sức mạnh cho Mị đi đến hành động.

- Liều lĩnh hành động: cắt dây mây cứu A Phủ

“Mị rón rén bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây ”

 

doc10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:18/2/2018 ND:21/2/2018 Tiết 76,77,78: Chuyên đề : HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI A. MỤC TIÊU BÀI HỌC CHUYÊN ĐỀ: 1. Kiến thức: - Tích hợp các kiến thức: Kiến thức lí luận về hình tượng nhân vật trong văn học+ Kiến thức đọc hiểu những tác phẩm văn học hiện đại viết về đề tài người phụ nữ+ Kiến thức làm văn: Nghị luận về hình tượng người phụ nữ trong văn hiện đại(Chủ yếu là N trong những sáng tác của Tô Hoài,Kim Lân,NGuyễn Minh Châu). - Nắm được những kiến thức cơ bản về hình tượng nhân vật người phụ nữ trong văn học hiện đại. 2. Kĩ năng: Thống kê tư liệu văn học về hình tượng người phụ nữ ; Phân tích, tổng hợp / Rèn kĩ năng tự nhận thức và tự xác định giá trị sống tích cực. 3.Thái độ: Trân trọng, yêu mến, ngợi ca những vẻ đẹp của người phụ nữ. Đồng cảm, thương xót, bênh vực cho những giá trị đẹp của người phụ nữ bị chà đạp. Phê phán mạnh mẽ tư tưởng trọng nam khinh nữ phi nhân đạo còn tồn tại trong xã hội hiện đại. 4. Năng lực: Đọc- hiểu, cảm thụ văn học; Năng lực giải quyết vấn đề. B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Hình tượng văn học (Kiến thức lí luận văn học) 2. Hình tượng người phụ nữ trong VHHĐ(Kiến thức và kĩ năng đọc văn) 3. Thực hành vận dụng: Luyện đề về hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm đã học( Kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận văn học). C. BẢNG MÔ TẢ HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CẦN THỰC HIỆN TRONG HĐ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP THEO CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC: Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Hình tượng văn học Nêu khái niệm HTVH. Nhận diện, kể tên các hình tượng văn học đã tiếp cận. - Khái quát các đặc điểm chung của các hình tượng văn học . - Phân tích một hình tượng văn học trong một tác phẩm văn học bất kì. Phân tích, so sánh hai hình tượng văn học ở hai tác phẩm văn học bất kì. 2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại - Liệt kê, hệ thống các tác phẩm văn hiện đại viết về hình tượng người phụ nữ theo tiến trình văn học. - Nhận diện, kể tên các hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm . - Xác định, nêu được các thông tin chung về tác giả tác phẩm . - Phân tích được bối cảnh lịch sử, văn hóa xã hội làm nảy sinh hình tượng người PN trong các sáng tác văn học TĐ nói chung trong VHHĐ nói riêng. - Xác định, chỉ ra được các đặc điểm của các hình tượng NPN ở các tác phẩm của - Xác định, chỉ ra được các thủ pháp nghệ thuật khắc họa hình tượng. - Khái quát được tư tưởng, tình cảm của nhà văn khi khắc họa hình tượng; ý nghĩa của hình tượng. 3. Luyện đề về hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm văn hiện đại Viết bài văn nghị luận về hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm truyện đã học( Vợ Chồng A Phủ,Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa.) D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * HĐ KHỞI ĐỘNG - HĐ KIỂM TRA BÀI CŨ: Liệt kê các bài thơ đã học viết về đề tài người phụ nữ? Đọc thuộc một bài trong số đó? Khái quát chủ đề của bài thơ vừa đọc? - HĐ DẪN NHẬP VÀO BÀI: Văn học Việt Nam là nền văn học mang đậm tính nhân văn. Một trong những giá trị độc đáo ấy là hình tượng người phụ nữ luôn được phản ánh sâu đậm và cao đẹp, đặc biệt là trong văn học Trung đại. Tuy nhiên trong thực tế, văn học Trung đại vốn khó và có phần xa cách về thời gian nên thường có nhiều hạn chế trong dạy và học. Vì mỗi thời kì có một đặc trưng riêng biệt song vẫn có những giá trị mang tính truyền thống nên để hiểu hôm nay không thể không quan tâm đến quá khứ. Việc nắm vững hình tượng người phụ nữ trong văn học giai đoạn trung đại có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với giai đoạn văn học đó mà còn là cơ sở để nắm vững các giai đoạn trước và sau nó. * HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TIẾT 1 I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm hình tượng và hình tượng nhân vật văn học   a. Khái niệm hình tượng: * K/n: Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. * Ví dụ: Hình tượng Bác Hồ, hình tượng người lính chống Mĩ trong các tác phẩm hội họa, điêu khắc, văn học, điện ảnh của Việt Nam. b. Khái niệm hình tượng nv văn học  * K/n: Hình tượng nhân vật trong văn học là nhân vật điển hình trong tác phẩm văn học, mang đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp của nhân vật ấy, đồng thời là nhân vật có những nét riêng đặc biệt, xuất hiện trong bối cảnh điển hình mà tác phẩm văn học ấy thể hiện. * Ví dụ: Hình tượng nhân vật Thúy Kiều(TK- ND) – điển hình cho những nhân vật người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, nạn nhân của xã hội đồng tiền; Hình tượng chị Dậu(TĐ- NTT)- điển hình cho người nông dân bị bần cùng hóa trong xã hội TDPK; Hình tượng Chí Phèo- điển hình cho người nông dân bị tha hóa trong xã hội TDPK, . II.Biểu hiện của các hình tượng người phự nữ qua 3 tác phẩm: 1. Nhân vật Mị: a. Sự xuất hiện của Mị: - Hình ảnh: Một cô con gái “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. à Một cô gái lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri vô giác: cái quay sợi, tàu ngựa, tảng đá - “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” à Lúc nào cũng cúi đầu nhẫn nhục và luôn u buồn => Cách giới thiệu nhân vật ấn tượng để dẫn dắt vào trình tìm hiểu số phận nhân vật. b. Cuộc đời cực nhục, khổ đau của Mị: * Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra:: Một cô con gái(__________________________________________________________________________________________________ - Là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo: “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buông Mị”, “Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” - Là người con hiếu thảo, tự trọng: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” *Khi về làm dâu nhà thống lí: - Nguyên nhân: Vì món nợ truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ à Mị là con nợ đồng thời cũng là con dâu nên số phận đã trói buộc Mị đến lúc tàn đời. - Lúc đầu: Mị phản kháng quyết liệt. + “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc” + Mị tính chuyện ăn lá ngón để tìm sự giait thoát. + Vì lòng hiếu thảo nên phải nén nỗi đau riêng, quay trở lại nhà thống lí. - Những ngày làm dâu: + Bị vắt kiệt sức lao động: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa màu thì giặt đay, xe đay, đến mùa thi đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi” “Con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” à Bị biến thành một thứ công cụ lao động là nỗi cực nhục mà Mị phải chịu đựng. + Chịu nỗi đau khổ về tinh thần: Bị giam cầm trong căn phòng “kín mít,có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” à Sống với trạng thái gần như đã chết. - Thái độ của Mị: + “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi.” + “Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa () ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi” + “Mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.” => Sống tăm tối, nhẫn nhục, đau khổ, tê liệt về tinh thần, buông xuôi theo số phận. c. Sức sống tiềm tàng của Mị: * Cảnh mùa xuân: - “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét tất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ” - “Đám trẻ đợi tết, chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà..” - Mị nghe tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha, bổi hổi”. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi: “Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu” * Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân: - Lúc uống rượu đón xuân: - “Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ực từng bát” à Mị đang uống cái đắng cay của phần đời đã qua, uống cái khao khát của phần đời chưa tới. Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say nhưng tâm hồn đã tỉnh lại sau bao ngày câm nín, mụ mị vì bị đày đọa. - Khi nghe tiếng sáo gọi bạn: + Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: thổi sáo, thổi lá giỏi, “có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” + “ Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước Mị muốn đi chơi” + Mị có ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra” à Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. + Trong đầu Mị vẫn đang rập rờn tiếng sáo: “Anh ném Pao, em không bắt Em không yêu quả Pao rơi rồi”. à Tiếng sáo biểu tượng cho khát vọng tình yêu tự do đã thổi bùng lên ngọn lửa tâm hồn Mị + Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động: “lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu” à Mị muốn thắp sáng lên căn phòng vốn bấy lâu chỉ là bóng tối, thắp ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình. “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” à Mị muốn được đi chơi xuân, quên hẳn sự có mặt của A Sử. - Khi bị A Sử trói đứng: + “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi...” à Quên hẳn mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bên tai. + “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được...” à Khát vọng đi chơi xuân đã bị chặn đứng. + “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi (). Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ (). Mị lúc mê lúc tỉnh” à Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt – hiện thực phũ phàng, khiến cho sức sống của Mị càng thêm mãnh liệt. => Tư tưởng của nhà văn: Sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ và có cơ hội là bùng lên. * Tâm trạng và hành động của Mị khi thấy A Phủ bị trói đứng: - Lúc đầu, khi chứng kiến cảnh thấy A Phủ bị trói mấy ngày đêm: “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay” à Dấu ấn của sự tê liệt tinh thần. - Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ: Mị thức tỉnh dần. + “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được” à Nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình. + Nhớ tới cảnh: Người đàn bà đời trước cũng bi trói đến chết à Thương người, thương mình. + Nhận thức được tội ác của nhà thống lí: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác” + Thương cảm cho A Phủ: “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét” à Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình và của người khác. + Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được: “lúc ấy bố con sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy” à Nỗi sợ như tiếp thêm sức mạnh cho Mị đi đến hành động. - Liều lĩnh hành động: cắt dây mây cứu A Phủ “Mị rón rén bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” à Hành động bất ngờ nhưng hợp lí: Mị dám hi sinh vì cha mẹ, dám ăn lá ngón tự tử nên cũng dám cứu người. + “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra” à Là hành động tất yếu: Đó là con đường giải thoát duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình. => Tài năng của nhà văn trong miêu tả tâm lí nhân vật: Diễn biến tâm lí tinh tế được miêu tả từ nội tâm đến hành động. => Giá trị nhân đạo sâu sắc: + Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt. + Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình. 2. Nhân vật thị: a. Xuất hiện: - Không rõ quê quán, gốc tích. - Không tên - chỉ gọi là ''thị'' - Áo quần rách tả tơi như tỏ đĩa - Người gầy xọp, khuôn mặt lưỡi cày chỉ thấy hai con mắt - Ngồi vêu ra đường để chầu chực cái ăn - Có phần đanh đá, thiếu sĩ diện: + Những lời nói qua lại với Tràng. + Ăn một chặp bốn bát bánh đúc không nói, ăn xong dùng đũa quệt ngang miệng. Ò Cái đói đã làm cho thị mất hết nữ tính, tiếng gọi của bản năng sinh tồn khiến thị bất chấp tất cả. Thực chất thị đáng thương hơn là trách. b. Phẩm chất, nhân cách: - Nhận ra hành động cao thượng của Tràng - thị chấp nhận theo anh về làm vợ mà không quan tâm đến hoàn cảnh gia đình. - Là người có ý tứ: dọc đường về thị thẹn, chân nọ díu vào chân kia khi thấy mọi người trong xóm ngụ cư nhìn mình. - Chấp nhận hoàn cảnh gia đình Tràng và sẵn sàng chào bà cụ Tứ bằng u. - Đảm đang, khao khát và có ý thức vun vén hạnh phúc gia đình: + Sáng ra: dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, nói năng có đầu có cuối với chồng và mẹ chồng. + Dịu dàng, hiền hậu Ò Hạnh phúc và tình yêu đã giúp thị trở lại với chính mình. Thị ý thức được tình yêu và hạnh phúc, biết chăm lo, vun vén hạnh phúc gia đình. Ò Bi kịch, nỗi khổ của thị cũng chính là nỗi khổ chung cho những người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Tiết 2: 3. Nhân vật người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa) a. Xuất hiện: - Xấu xí, mặt rỗ. - Bị một người đàn ông ruồng bỏ khi có thai với hắn Ò được người đàn ông bây giờ cứu vớt. b. Bề ngoài nhẫn nhục, cam chịu: - Khi bị chồng đánh không hề kêu lên một tiếng, không hề chống trả, không tìm cách chạy trốn. - Chỉ biết khóc. - Con trai muốn cứu bà cũng can ngăn con. - Quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. c. Vẻ đẹp tâm hồn: * Vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng: + Cam chịu, nhẫn nhục hi sinh cho con cái. + Bà nghĩ sống cho con chứ không phải sống cho mình. + Vui khi thấy con được ăn no. + Sợ con chứng kiến nên xin chồng đưa lên bờ mà đánh. * Vẻ đẹp của nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt: - Ở tào án: van lạy xin tòa đừng bắt bà bỏ chồng. - Kể lại tình duyên, hoàn cảnh cuộc đời: con đông nghèo túng quanh năm Ò làm thay đổi bản chất của chồng bà. - Gia đình bà cũng có những giây phút hạnh phúc, vui vẻ. - Bà tâm sự thật: cuộc sống trên thuyền cần có một người đàn ông để chèo chống để nuôi con. Ò Nhận thấy chồng bà là ân nhân cứu vớt cuộc đời bà và là nạn nhân của cuộc sống khắc nghiệt trên biển Ò cảm thông sâu sắc với chồng vì thế tự nguyện trở thành nơi để chồng trút giận. Ò Đằng sau bề ngoài xấu xí, đằng sau sự cam chịu, nhẫn nhục chính là vẻ đẹp đáng quý của tâm hồn. Đó là người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, thủy chung, giàu đức hi sinh. Ú Từ ba nhân vật thị và người đàn bà hàng chài chúng ta hiểu thêm về người phụ nữ Việt Nam: dù hòa cảnh có trớ trêu, khắc nghiệt thì họ vẫn vượt qua và sống tốt bằng những phẩm chất tốt đẹp của mình bởi họ không chỉ sống cho bản thân mà sống vì biết bao nhiêu người xung quanh họ nữa. Tiết 3: III>Luyện tập: Phân tích hình tượng người phụ nữ qua ba tác phẩm: Vợ chồng A phủ,Vợ Nhặt,Chiếc thuyền ngoài xa: Gợi ý: Mở bài: Phụ nữ là đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam, nhất là những phụ nữ có số phận nhỏ bé, chịu nhiều đắng cay, tủi nhục. Đặc biệt trong giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX, đề tài này đã được thể hiện khá đặc sắc qua nhiều nhân vật. Nổi trội hơn cả là hiện tượng Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, nhân vật “Vợ nhặt” và bà cụ Tứ trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân và nhà văn Nguyễn Minh Châu, với hình ảnh người đàn bà hàng chài qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Mỗi nhân vật đều mang mỗi hoàn cảnh, số phận đáng thương nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Thân bài: Góp vào nền văn học nước nhà, Tô Hoài với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Kim Lân với “Vợ nhặt” và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã tô đậm hơn hình tượng người phụ nữ. Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung- tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm , đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Đến với “Vợ chồng A Phủ”, ta bắt gặp hình ảnh Mị-một người phụ nữ dân tộc Mèo bất hạnh với sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Đọc “Vợ nhặt” của Kim Lân, ta cảm thấy xót xa cho cô vợ với niềm khao khát được sống, được tồn tại đến cháy bỏng.Rồi ta lại khóc thương cho số phận của người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu- một người phụ nữ cam chịu và giàu đức hi sinh. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn được rút từ tập truyện Tây Bắc của Tô Hoài, viết vào năm 1953, ngay sau chuyến thâm nhập thực tế của tác giả. Đây là truyện ngắn đặc sắc nhất của Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi chống Pháp nói chung.Tác phẩm là một bức tranh chân thực về cuộc sống của dân nghèo miền núi dưới ách áp bức bóc lột của thế lực phong kiến thực dân. Đồng thời là một bài ca về sức sống khát vọng, tự do của con người miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và cuộc đời của họ. Tiêu biểu nhất cho những con người ấy là Mị, một nhân vật có số phân bi đát,đáng thương nhưng mang đầy phẩm chất tốt đẹp. (Tương tự như vậy với 2 tác phẩm còn lại) - Phân tích nhân vật Mị(khái quát ở phần II) - Nhân vật Thị (khái quát ở phần II) - Nhân vật người đàn bà hàng chài (khái quát ở phần II) - Những điểm giống nhau: Như vậy, hình tượng người phụ nữ đã xuất hiện trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX đầy ấn tượng và đặc sắc. Đó là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm lên tất cả đó là những vẻ đẹp phẩm chất thật đáng trọng- thứ ánh sáng đẹp đẽ của tâm hồn người phụ nữ. Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc. Và ở những người đàn bà lam lũ khốn khổ đó , ta cũng nhận thấy le lói ánh sáng những hạt ngọc lấp lánh của tâm hồn còn khuất lấp trong cái u tối , cay cực của đời người. Như vậy, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt, một niềm khao khát sống, niềm tin yêu và đức hi sinh cao cả đã phác họa nên bức chân dung về vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người phụ nữ trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX. Kết bài: Người phụ nữ đã đến và để lại cho nền văn học Việt Nam bức tượng đài bất hủ của những con người không bao giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn đi tìm, hướng tới những gì tốt đẹp, tươi sáng trong cuộc đời. Họ luôn là những mẫu hình lí tưởng về người phụ nữ Việt Nam thời kì đó, cho hôm nay và cả về sau.Họ luôn trường tồn trong tâm thức người đọc là “Những con người đáng thương nhưng đáng trọng.” HĐ LUYỆN TẬP * HĐ VẬN DỤNG - Viết đoạn văn liên hệ, mở rộng về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện đại và xã hội phong kiến xưa. * HĐ TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Sưu tầm các bài văn mẫu nghị luận về HTNPN trong VHHĐ trên mạng Internet. C. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Búng Lao, ngày 19 tháng2 năm 2018 KÝ DUYỆT BGH: Tống Văn Đỗ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUYEN DE HINH TUONG NGUOI PHU NU TRONG VAN HOC VIET NAM HIEN DAI_12347721.doc
Tài liệu liên quan