Chuyên đề Hoàn thiện công tác định giá thế chấp tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỊNH GIÁ THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN 4

1.1. Thế chấp bất động sản 4

1.1.1. Khái niệm bất động sản 4

1.1.2. Khái niệm thế chấp bất động sản 4

1.1.3. Tiêu chuẩn của bất động sản thế chấp 5

1.1.4. Vai trò của cho vay thế chấp trong nền kinh tế quốc dân 6

1.2. Định giá thế chấp bất động sản 6

1.2.4. Khái quát chung về định giá bất động sản 6

1.2.1.1 .Khái niệm định giá bất động sản 6

1.2.1.2. Căn cứ và nguyên tắc định giá bất động sản 7

1.2.1.3. Quy trình định giá bất động sản 12

1.2.1.4. Các phương pháp định giá bất động sản 14

1.2.5. Định giá thế chấp bất động sản 29

1.2.2.1. Khái niệm định giá thế chấp bất động sản 29

1.2.2.2. Đặc điểm của định giá thế chấp bất động sản 30

1.2.2.3. Vai trò của định giá thế chấp bất động sản 31

1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới định giá thế chấp bất động sản 31

1.3. Kinh nghiệm định giá thế chấp của một số ngân hàng trong cả nước 32

1.3.1. Kinh nghiệm định giá thế chấp tại ngân hàng VP Bank Hà Nội 32

1.3.2. Kinh nghiệm định giá thế chấp tại ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ THẾ CHẤP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 35

2.1. Tổng quan về Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng 35

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng 35

2.1.2. Tình hình và kết quả hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2005-2008 36

2.1.3. Phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới : 40

2.1.4. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng : 42

2.2. Thực trạng công tác định giá thế chấp tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng 45

2.2.1. Cơ sở pháp lý cơ bản của công tác định giá thế chấp trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng 46

2.2.2. Quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam về bất động sản thế chấp 47

2.2.3. Thực tế định giá thế chấp tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng 48

2.2.3.1. Bất động sản là đất thuộc quyền sở hữu và tài sản gắn kiền với đất 48

2.2.3.2. Bất động sản là đất thuê và vật kiến trúc trên đất 53

2.3. Đánh giá công tác định giá thế chấp tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng 64

2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác định giá thế chấp tại Chi nhánh 64

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong công tác định giá thế chấp tại chi nhánh 65

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ THẾ CHẤP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 67

3.1. Phương hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng trong thời gian tới 67

3.2. Quan điểm định giá thế chấp của chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng trong thời gian tới 70

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá bất động sản thế chấp tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng 71

3.4. Kiến nghị 72

KẾT LUẬN 74

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác định giá thế chấp tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hậu của nó đối với các ngôi nhà mới khác. Tuy nhiên các khoản giảm do hao mòn và lạc hậu rất khó xác định, nó phụ thuộc vào khả năng đánh giá, quan điểm của cá nhân người định giá. Phương pháp vốn hóa * Cơ sở lý luận của phương pháp Phương pháp vốn hóa là quá trình chuyển đổi các dòng tiền tương lai thành giá trị vốn hiện tại. Phương pháp vốn hóa dựa trên nguyên lý là giá trị hàng năm và giá trị của vốn đầu tư có liên quan đến nhau. Khi thu nhập hàng năm mà bất động sản tạo ra được biết trước thì giá trị vốn của bất động sản có thể được tìm ra. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để định giá bất động sản tạo thu nhập được bán cho người mua với mục đích đầu tư. * Các nguyên tắc được ứng dụng trong phương pháp vốn hóa - Nguyên tắc dự báo: Đây là nguyên tắc nền tảng của phương pháp vốn hóa. Nguyên tắc này dự báo lợi ích, chi phí tương lai liên quan tới quá trình khai thác bất động sản. Áp dụng các kỹ thuật vốn hóa để đưa ra giá trị hiện tại của các khoản dự báo đó. - Nguyên tắc thay đổi: Phản ánh qua dự báo các thu nhập liên quan tới bất động sản. Những sự thay đổi của các yếu tố trong nền kinh tế, chính sách cân thiệp của Chính phủ vào thị trường BĐS sẽ dẫn đến những thay đổi trong thu nhập của BĐS. - Nguyên tắc cung cầu: Trên quan hệ thị trường bất động sản, xác định các khoản thu, chi, tỷ lệ bỏ trống, xác định điểm hòa vốn…Mối quan hệ giữa cung-cầu-giá cả là rất mật thiết với nhau. Bất kỳ sự thay đổi của một yếu tố nào cũng ảnh hưởng đến đến 2 yếu tố còn lại. - Nguyên tắc thay thế: Xác định dựa trên những bất động sản có thể thay thế cho nó, những bất động sản mong muốn như nhau thì có mức tiền thuê tương tự nhau. - Nguyên tắc cân bằng: Sự cân bằng giữa các cấu thành tạo nên bất động sản, địa điểm và công trình của bất động sản tạo thu nhập sẽ tạo ra và duy trì giá trị của nó tương đối ổn định. - Nguyên tắc ngoại ứng: Những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực từ bên ngoài luôn tác động đến giá của bất động sản mục tiêu, đặc biệt là đối với những bất động sản tạo thu nhập, vì vậy người định giá phải chú ý đến nguyên tắc này khi tiến hành định giá. * Các phương pháp vốn hóa Các loại tỷ lệ vốn hóa: - Tỷ lệ thu nhập : Tỷ lệ vốn hóa chung (R0) và tỷ lệ vốn tự có (Re) - Tỷ lệ lợi tức gồm: Tỷ lệ chiết khấu ( r ), tỷ suất hoàn vốn nội tại (IRR), tỷ suất lợi tức chung (Y0), tỷ suất lợi tức của vốn tự có (Ye). 1. Phương pháp vốn hóa trực tiếp Là phương pháp sử dụng để chuyển đổi ước lượng thu nhập kỳ vọng của một năm cụ thể thành chỉ số giá trị trong một bước trực tiếp. Hoặc V = NOI x Y ( với Y là số nhân thu nhập ) NOI : Thu nhập hoạt động ròng Ro : Tỷ lệ thu nhập 2. Phương pháp vốn hóa lợi tức (chiết khấu các dòng tiền) Đây là phương pháp được sử dụng để chuyển đổi các lợi ích tương lai thành giá trị hiện tại bằng chiết khấu từng lợi ích ở tỷ lệ lợi tức phù hợp hoặc bằng việc phát triển tỷ lệ lợi tức chung phản ánh một cách rõ ràng kiểu thu nhập của đầu tư, thay đổi của giá trị và tỷ suất lợi tức. * Các bước thực hiện phương pháp vốn hóa: Bước 1 : Ước tính thu nhập hàng năm của bất động sản có tính đến tất cả các yếu tố tác động đến thu nhập. Bước 2 : Ước tính các chi phí vận hành của bất động sản để trừ khỏi thu nhập hàng năm. Bước 3 : Tìm tỷ lệ vốn hóa bằng cách phân tích doanh số của các bất động sản tương tự. Bước 4 : Áp dụng tỷ lệ vốn hóa đối với thu nhập dòng để tính ra giá trị bất động sản. * Vận dụng phương pháp vốn hóa vào định giá bất động sản thế chấp Các bất động sản được sử dụng là tài sản thế chấp khi vay vốn rất đa dạng, không chỉ là những bất động sản phục vụ cho nhu cầu ăn ở mà còn bao gồm cả những bất động sản phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh… Những bất động sản này hàng năm mang lại cho chủ sở hữu những dòng thu nhập khá lớn. Nếu chỉ dùng các phương pháp định giá so sánh hoặc chi phí thì không thể phản ảnh rõ được giá trị của chúng. Do vậy người định giá nên sử dụng phương pháp vốn hóa để có thể chuyển tất cả các dòng thu nhập hàng năm trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 10 năm) mà bất động sản tạo ra về hiện tại với một tỷ lệ chiết khấu xác định. 1.2.5. Định giá thế chấp bất động sản 1.2.2.1. Khái niệm định giá thế chấp bất động sản Trong nền kinh tế thị trường, đất đai là một loại hàng hoá đặc biệt, việc định giá đất và bất động sản phải được thực hiện khách quan, chính xác nhằm đáp ứng các nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp, thừa kế, cho thuê, đền bù khi nhà nước có nhu cầu thu hồi đất, giao đất, thu thuế… Định giá bất động sản sẽ góp phần điều tiết thị trường bất động sản, đảm bảo giá bất động sản được công khai và sát với giá thị trường, giúp cân bằng các mối quan hệ, hạn chế việc chuyển nhượng quá mức, tình trạng đầu cơ tích luỹ.  Theo Giáo sư W.Seabrooke – Viện đại học Portmouth, Vương quốc Anh : Định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho mục đích đã được xác định. Theo từ điển Oxford: Định giá giá trị tài sản là sự ước lượng của các quyền sở hữu tài sản bằng hình thái tiền tệ phù hợp với một thị trường, tại một thời điểm, theo những tiêu chuẩn cho mục đích nhất định. Theo Greg Mc Namara, nguyên chủ tịch hiệp hội định giá tài sản Australia: Định giá giá trị bất động sản là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của định giá giá trị bất động sản đó. Do đó, định giá giá trị bất động sản là áp dụng các dữ liệu thị trường so sánh mà các nhà định giá bất động sản thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu định giá để hình thành giá trị của chúng. Theo Giáo sư Lim Lan Yuan, chủ tịch hiệp hội định giá giá trị tài sản quốc tế và giám đốc công ty định giá tài sản Singapore : Định giá giá trị bất động sản là một nghệ thuật hay khoa học về xác định giá trị của bất động sản cho một mục đích cụ thể ở một thời điểm nhất định, có tính đến các đặc điểm của bất đống sản và những nhân tố kinh tế tiềm ẩn trong thị trường bất động sản, bao gồm cả lĩnh vực đầu tư thay thế. 1.2.2.2. Đặc điểm của định giá thế chấp bất động sản Định giá thế châp bất động sản là việc làm rất cần thiết trong hoạt động Tín dụng tại các ngân hàng. Việc xác định giá trị tài sản thế chấp có những đặc điểm sau: - Thành phần định giá: + Ngân hàng cho vay phải thành lập tổ định giá khi xác định giá trị tài sản thế chấp. Thành phần của tổ định giá do Giám đốc ngân hàng cho vay quyết định bằng văn bản nhưng tối thiểu phải có 2 người. + Trường hợp tài sản thế chấp được xác định để đảm bảo số tiền cho vay/ hạn mức cho vay từ 500trđ trở lên: thành phần tổ định giá phải có 1 lãnh đạo phòng khách hàng/ giao dịch. + Trường hợp tài sản thế chấp được xác định để đảm bảo số tiền cho vay/ hạn mức cho vay từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc đối với tài sản thế chấp phức tạp: thành phần tổ định giá phải có thêm 1 người trong Ban giám đốc ngân hàng. - Ngân hàng cho vay thuê cơ quan có chức năng thẩm định giá để định giá tài sản thế chấp trong trường hợp: + Việc định giá trị tài sản thế chấp vượt khả năng của ngân hàng cho vay. + Các bên không thỏa thuận được giá trị tài sản thế chấp. Các cơ quan này phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá của mình. - Phương pháp xác định giá trị tài sản thế chấp: + Giá trị tài sản thế chấp do Tổng giám đốc ngân hàng cho vay quy định trong từng thời kỳ căn cứ vào tính chất, mức độ thanh khoản của từng tài sản thế chấp và diễn biến của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước, an toàn và hiệu quả. + Trên cơ sở mức quy định của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ, ngân hàng cho vay và bên bảo đảm thỏa thuận giá trị tài sản thế chấp đối với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo nếu xảy ra rủi ro phải xử lý tài sản thế chấp thì thu hồi được nợ gốc và lãi. Khi định giá trị tài sản thế chấp, ngân hàng cho vay phải lưu giữ các căn cứ, tài liệu. 1.2.2.3. Vai trò của định giá thế chấp bất động sản Định giá bất động sản phụ thuộc vào mục đích định giá của khách hàng, mỗi một mục đích khác nhau lại có một loại định giá tương ứng như: Định giá cho việc mua bất động sản, định giá bán bất động sản, định giá bất động sản thế chấp, định giá cho thuê, định giá bảo hiểm… Tại các ngân hàng, khi xác định có cho khách hàng vay hay không, thì việc định giá tài sản thế chấp đóng vai trò rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu tối đa rủi ro cho cho khoản vay, ngân hàng yêu người đi vay thế chấp tài sản bảo đảm. Ngân hàng sẽ tiến hành xác định giá trị thực tế của tài sản thế chấp trên thị trường để quyết định khoản vay có thể nhất cho bên thế chấp mà không làm tổn hại tới lợi ích của ngân hàng. Do đó việc định giá thế chấp bất động sản rất cần được quan tâm và chú ý. 1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới định giá thế chấp bất động sản - Các nhân tố bên trong ngân hàng: + Giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả các khoản vay thế chấp bằng bất động sản. + Cán bộ thẩm định giá trong ngân hàng thường dựa vào kinh nghiệm, ý kiến chủ quan của mình để định giá. + Phương pháp xác định giá trị tài sản thế chấp cũng là nhân tố ảnh hưởng tới giá trị của bất động sản, thường dẫn tới giá trị bất động sản bị giảm so với giá trị thức tế của nó. - Các nhân tố bên ngoài ngân hàng: + Những quy định của pháp luật và Ngân hàng nhà nước về định giá thế chấp buộc ngân hàng phải tuân theo. + Chính sách tiền tệ và tài chính của Nhà nước ảnh hưởng tới việc tăng, giảm giá bất động sản trong từng thời kỳ + Sự thành thật của khách hàng vay về bất động sản thế chấp + Điều kiện về kinh tế là yếu tố khách quan thể hiện qua sự tăng trưởng cũng như khủng hoảng của nền kinh tế. Điều đó kéo theo hàng loạt những biến động trong giá cả bất động sản, và do vậy nó ảnh hưởng tới việc định giá thế chấp trong ngân hàng. + Yếu tố thiên tai, lụt lội, môi trường xung quanh… cũng ảnh hưởng tới việc định giá tài sản là bất động sản 1.3. Kinh nghiệm định giá thế chấp của một số ngân hàng trong cả nước  1.3.1. Kinh nghiệm định giá thế chấp tại ngân hàng VP Bank Hà Nội  - Ngân hàng VPBank đã xác định được mục tiêu của việc định giá bất động sản thế chấp là phải sát với giá thị trường chính vì vậy mà giá trị của bất động sản được định giá được tham khảo thêm với các bất động sản khác đã giao dịch trên thị trường. - Tất cả các yếu tố quan trọng liên quan đến bất động sản cần được định giá đặc biệt là yếu tố pháp lý được các cán bộ phòng thẩm định rất coi trọng. - Trong những trường hợp bất động sản khó xác định về giá trị, ngân hàng cũng quyết định sử dụng đến giá của các nhà thẩm định giá chuyên nghiệp làm giá trị tham khảo. - Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên định giá được đề cao. - Các phương pháp định giá cũng được vận dụng hợp lý trong quá trình xác định giá trị bất động sản, những phương pháp này thường không quá khó. Những phương pháp chủ yếu được vận dụng là phương pháp so sánh (dùng cho định giá đất) và phương pháp chi phí (dùng cho định giá công trình trên đất). - Trong biên bản định giá và báo cáo định giá quy định đầy đủ những yếu tố cần thiết về bất động sản mục tiêu cho việc xác định giá trị: miêu tả vị trí, hiện trạng sử sụng, khả năng chuyển nhượng trên thị trường… 1.3.2. Kinh nghiệm định giá thế chấp tại ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng  - Yếu tố quan trọng nhất của việc nhận tài sản bất động sản là xác định được yếu tố pháp lý, những yếu tố liên quan ảnh hưởng đến giá trị của tài sản bất động sản. - Xác định được những trường hợp nào mà cán bộ không thực hiện việc ước tính mà phải theo doanh mục đã được ngân hàng quy định để định giá bất động sản, và cũng cho phép lấy giá của những nhà định giá chuyên nghiệp làm giá tham khảo. Đồng thời trong quy định của ngân hàng cũng đề cấp tới yếu tố đạo đức nghề nghiệp của cán bộ khi làm công tác nhận hay định giá tài sản bất động sản. - Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh trực tiếp. - Trong biên bản định giá và báo cáo định giá cũng đã quy định những vấn đề hết sức cần thiết về bất động sản, mục tiêu cho việc ước tính giá trị như về hiện trạng sử dụng bây giờ và trước đây... Kết luận  Mỗi ngân hàng đều có quan điểm định giá thế chấp khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của mình. Các phương pháp định giá được sử dụng đơn giản, không quá khó. Các ngân hàng đều coi trọng yếu tố pháp lý khi tiến hành định giá thế chấp, do đó hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng. Bài học kinh nghiệm rút ra  Một là : Yếu tố pháp lý cần được quan tâm, chú ý kiểm tra xác thực Hai là : Cần tham khảo giá trị thị trường tại nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo giá trị định giá tài sản hợp lý Ba là : Nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ định giá Bốn là : Cần vận dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp định giá sao cho đạt hiệ quả cao nhất Năm là : Biên bản định giá cần có những quy định cụ thể, rỏ ràng về bất động sản thế chấp và thời gian định giá... CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ THẾ CHẤP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Tổng quan về Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng  2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng  Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng là 1 trong 141 chi nhánh của ngân hàng công thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 605-NH-QĐ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 22/12/1990. Đăng ký kinh doanh số 304140 do Trọng tài kinh tế thành phố Hải Phòng cấp ngày 27/01/1994. Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng được thành lập gồm Hội sở Ngân hàng thành phố và 4 chi nhánh quận trực thuộc thẳng trung ương và hạch toán kinh tế nội bộ. Hội sở Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng được đặt tại số 36 Điện Biên Phủ - quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng. Từ đó Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng thực hiện các chức năng kinh doanh và quản lý các ngân hàng quận. Các chi nhánh tiếp tục kiện toàn tổ chức mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm, đa dạng hoá các hoạt động linh doanh dịch vụ nâng cao chất lượng hoạt động. Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng đã cùng với các chi nhánh trên địa bàn thành phố, tích cực huy động vốn từ việc thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án khả thi có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nói chung và của Ngân hàng công thương nói riêng. 2.1.2. Tình hình và kết quả hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2005-2008  Trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2008 tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thành phố Hải Phòng tuy có những khó khăn, song dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, Uỷ ban nhân dân Thành phố nên các cấp, các ngành đã đẩy mạnh mọi hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Qua đó kinh tế thành phố trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2008 phát triển tương đối toàn diện và ổn định. Đối với những hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tuy còn những khó khăn nhất định nhưng hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố vẫn chủ động đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn, đồng thời cung cấp được nhiều dịch vụ ngân hàng cho nhu cầu phát triển kinh tế thành phố trong những năm qua và được đánh giá là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế thành phố tăng trưởng. Về phía chi nhánh Ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng, tuy trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2008 có những khó khăn nhất định, nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh vẫn đoàn kết và cố gắng phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch Ngân hàng công thương Việt Nam giao. Qua đó đã đạt được kết quả như sau: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TỪ 2005 ĐẾN 2008 Đơn vị : tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Nguồn vốn huy động 1258 1112 1124 1452 Trong đó Nguồn vốn huy động VNĐ 803 692 450 452 Nguồn vốn ngoại tệ quy VNĐ 455 420 674 1000 2 Tổng dư nợ 1434 1000 1600 1913 Dư nợ quá hạn và nợ cơ cấu lại 91.8 46.5 44.8 47.6 *Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ cơ cấu lại/ tổng dư nợ 0,6% 0,4% 0,2% 0.2% 3 Tổng thu nhập 181.421 163.659 172.458 287.540 4 Tổng chi phí 225.334 153.656 164.234 206.583 5 Lợi nhuận chưa trích DPRR 47.219 40.303 40.241 116.872 6 Lợi nhuận sau trích DPRR - 43.932 + 10.003 + 20.154 + 80.957 * Những thành tựu đạt được - Tổng nguồn vốn huy động : Ổn định và có xu hướng tăng qua các năm từ 2005 đến 2008. - Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ cơ cấu lại/ tổng dư nợ : Vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm. - Đã trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro theo quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước và quyết định 234 của Ngân hàng công thương Việt Nam. - Thực hiện mục tiêu phát triển - an toàn - hiệu quả - ổn định đã quán triệt nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh chủ yếu là vẫn tiếp tục tập trung xử lý thu hồi nợ, đồng thời vẫn chú trọng mở rộng kinh doanh, đổi mới cơ cấu quy mô tín dụng, tăng trưởng gắn liền với việc chọn lọc, cơ cấu lại khách hàng, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng, tăng tỷ trọng cho vay tư nhân cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cho vay có bảo đảm bằng tài sản. - Chi nhánh đã đạt lợi nhuận tăng dần từ năm 2005 là -43932trđ, sau 3 năm lợi nhuận đã lên tới +80957trđ - Thu nhập bình quân 1 Cán bộ công nhân viên chức được cải thiện và nâng lên đáng kể. * Tồn tại và nguyên nhân - Tồn tại: + Kết quả xử lý nợ đọng tại Chi nhánh đạt thấp so với kế hoạch được giao + Còn tồn tại các khoản nợ xấu và vẫn có nợ quá hạn mới phát sinh + Tổ chức triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiệu quả chưa đạt yêu cầu đề ra của ngân hàng công thương Việt Nam cũng như của chi nhánh. + Năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc chưa cao, chưa xây dựng đào tạo được đội ngũ những người lao động giỏi 1 việc, biết nhiều việc nhằm thực hiện tiết kiệm lao động, giảm chi phí kinh doanh. + Công tác chỉ đạo cán bộ và bộ máy tổ chức cần được củng cố, hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của cán bộ lãnh đạo các phòng ban… + Công tác thu hồi nợ tồn đọng đã xếp loại rủi ro các năm trước của chi nhánh còn rất lớn, phức tạp, đòi hỏi bản lĩnh, kiên quyết, triệt để bằng nhiều biện pháp, thậm chí có thể phải đưa ra pháp luật mới có thể thu hồi được. - Nguyên nhân khách quan : + Đối với các khoản nợ còn TSBĐ: hầu hết giấy tờ sở hữu tài sản không đảm bảo tính chất pháp lý, tài sản nằm ở địa bàn sâu, xa, đã xuống cấp rất khó bán. Hơn nữa, thị trường bất động sản lại đóng băng, người bán thì nhiều mà người mua thì không có. + Đối với những lô đất còn lại tại thị trấn Vân Đồn- Quảng Ninh là tài sản thế chấp của công ty cổ phần đầu tư kinh doanh bất động sản, từ tháng 8/2004 UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản yêu cầu UBND huyện ngừng cấp quyền Sử dụng đất cho người mua, mặc dù Ngân hàng công thương Việt Nam và cho nhánh đã có nhiều văn bản kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. + Đối với tài sản đủ hồ sơ pháp lý khách hàng chây ì không chịu bàn giao tài sản. - Nguyên nhân chủ quan : + Lãnh đạo và cán bộ tín dụng các đơn vị chưa thực sự quan tâm sâu sát, chưa tích cực tìm biện pháp và thiếu kiên quyết trong việc xử lý thu hồi đối với các khoản nợ đọng. + Công tác tiếp thị còn hạn chế, chưa thực sự nhanh nhạy với thị trường, chưa coi trọng công tác phát triển các dịch vụ ngân hàng, do đó ít nhiều ảnh hưởng tới việc tăng thu nhập cho chi nhánh. + Các phòng chưa chủ động tổ chức học tập nghiệp vụ thường xuyên do đó việc nâng cao trình độ cán bộ còn hạn chế. + Hoạt động tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên đôi khi còn mang tính hình thức, chưa phong phú, chưa nêu cao vai trò xung kích của đoàn thanh niên trong mọi hoạt động của cơ quan. 2.1.3. Phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới : 1. Tổng kết công tác kinh doanh năm 2008, xây dựng phương hướng năm 2009, nghiêm túc kiểm điểm, rút ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện cho năm tiếp theo: - Xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch tiền lương năm 2009 và cụ thể hoá các chỉ tiêu từng tháng, quý tới các phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện. - Hoàn chỉnh các báo cáo năm gửi ngân hàng công thương Việt Nam đúng thời hạn quy định. Động viên 100% toàn thể cán bộ công nhân viên tham gia mua cổ phần đảm bảo kế hoạch đã đăng ký. - Tổ chức cán bộ công nhân viên đón tết Kỷ Sửu vui tươi, phấn khởi, an toàn và tiết kiệm. - Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nhân sự và thủ tục, sớm bàn giao để chi nhánh Kiến An đi vào hoạt động bắt đầu từ tháng 2/ 2009, theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam và ngân hàng công thương Việt Nam. 2. Tổng kết phong trào thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua năm 2008, nhằm động viên kịp thời cán bộ nhân viên hăng hái trong công tác. Tổ chức phát động phong trào thi đua, đăng ký các chỉ tiêu thi đua với quyết tâm hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh doanh năm 2009 ngân hàng công thương Việt Nam giao. 3. Công tác huy động nguồn vốn: chi nhánh tiếp tục thực hiện các biện pháp hữu hiệu để tăng trưởng nguồn vốn, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo…đặc biệt với các doanh nghiệp, đơn vị có nguồn tiền gửi lớn như: công ty TNHH 1 thành viên điện lực Hải Phòng, cảng Hải Phòng, kho bạc nhà nước… 4. Tiếp tục rà soát và mở rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng tăng thu nhập và nâng cao năng kực cạnh tranh. Đối với các dịch vụ hiện đại, tập trung thực hiện chiến luợc Marketing, có chính sách khuyến khích khách hàng, sử dụng các dịch vụ ngân hàng như: mở tài khoản cá nhân, thanh toán, chi trả thu nhập theo hướng thanh toán không dùng tiền mặt qua thẻ ATM. 5. Công tác tín dụng : thực hiện nghiêm túc cơ chế, quy chế và các văn bản chỉ đạo ngân hàng công thương Việt Nam, tăng cường công tác kiểm soát tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng theo hướng giảm dư nợ và tỷ trọng tín dụng trung dài hạn, phù hợp với quy mô và thời hạn huy động vốn. Chất lượng tín dụng bảo đảm, không lới lỏng điều kiện tín dụng. 6. Tập trung chỉ đạo và thu hồi các khoản nợ ngoại bảng của những tồn tại năm 2008 còn dở dang hoặc chưa thực hiện chuyển sang quý 1 năm 2009 là nhiệm vụ trọng tâm, bám sát đôn đốc và có biện pháp kiên quyết thu hồi nợ theo công văn 92 ngân hàng công thương ngày 8/1/2007. Giao kế hoạch cho phòng nghiệp vụ gắn liền với chỉ tiêu thi đua năm 2009. 7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động chi nhánh theo từng chuyên đề phối hợp phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ- ngân hàng công thương Việt Nam tại Hải Phòng, tăng cường chức năng cảnh báo, mọi hoạt động phải được kiểm soát xem xét từng ngày, mọi sai sót kiên quyết làm rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời các sai phạm gây tổn thất cho chi nhánh. Kiên quyết xử lý cán bộ vi phạm thiếu tính trung thực nghề nghiệp. Quản lý và thực hiện nghiêm túc công tác thông tin, bảo mật, quản lý tài liệu đúng theo quy chế ngân hàng công thương Việt Nam. 8. Chỉ đạo và tănh cường công tác kiểm tra, kỷ cương kỷ luật lao động, xây dựng cơ quan đạt tiêu chuẩn văn minh sạch đẹp, nhằm không ngừng nâng cao vị thế chất lượng hoạt động dịch vụ của ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng bằng những hoạt động tích cực, thiết thực. Duy trì và thực hiện tốt chương trình hành động “ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng”, nhận xét và đánh giá cán bộ năm 2008 đúng thời gian quy định. 9. Tăng cường sự chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, phát huy sức mạnh đoàn thể quần chúng, quan tâm chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, tổ chức tham quan du lịch đầu năm, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm hoàn thành tốt chỉ tiêu kinh doanh quý I và tạo đà phát triển kế hoạch cả năm 2009, thiết thực lập thành tích chào mừng 79 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 10. Định hướng mục tiêu phấn đấu quý I năm 2009: - Phát huy kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2008 đã đạt được. Căn cứ những lưọi thế và khó khăn về kinh doanh đã trình bày ở trên và đồng bộ phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng nhằm tăng lợi nhuận, mục tiêu phấn đấu quý I năm 2009. - Công tác huy động vốn: 1256 tỷ đồng. - Sử dụng vốn: 2122 tỷ đồng - Lợi nhuận : 8 đến 10 tỷ đồng - Thu dịch vụ phí : 400 đến 500 tỷ đồng - Phát hành thẻ ATM và thẻ khác : 800 đến 1000 thẻ. 2.1.4. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng : Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng gồm Ban giám đốc và 11 phòng nghiệp vụ. Tổng số cán bộ công nhân viên là 115 người. Ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng gồm Giám đốc và 2 phó giám đốc. Dưới đây là sơ đồ tổ chức các phòng ban của chi nhánh: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH P. Kế toán – tài chính Phó giám đốc Điểm giao dịch Thuỷ Nguyên PGD Mê linh PGD Kiến An P.TT điện toán Giám đốc Quỹ tiết kiệm Phó giám đốc P. Khách hàng cá nhân P. Khách hàng doanh nghiệp P. Tiền tệ kho quỹ P. Hành chính tổ chức P. Quản lý rủi ro và NCVĐ P.Thanh toán xuất nhập khẩu Chức năng, nhiệm vụ của phòng Khách hàng doanh nghiệp 1.Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác định giá thế chấp tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng.DOC
Tài liệu liên quan