Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty SONY Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1. Đặc điểm, vai trò, vị trí của tiền lương và các khoản trích theo tiền lương trong doanh nghiệp. 3

1.1.1.Bản chất và chức năng của tiền lương 3

1.1.2 . Vai trò và ý nghĩa của tiền lương 3

1.1.2.1.Vai trò của tiền lương 3

1.1.2.2. Ý nghĩa của tiền lương 4

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương 4

1.2. Các hình thức tiền lương trong Doanh Nghiệp 5

1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian: 5

1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm 6

1.2.2.1. Theo sản phẩm trực tiếp: 6

1.2.2.2. Theo sản phẩm gián tiếp: 6

1.2.2.3. Theo khối lượng công việc: 7

1.2.2.4. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương: 7

1.3. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT,và KPCĐ 7

1.3.1 Quỹ tiền lương 7

1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội 8

1.3.3 Quỹ Bảo Hiểm Y Tế 8

1.3.4. Kinh phí công đoàn: 9

1.4. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 9

1.5 Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 10

1.5.1. Hạch toán số lượng lao động: 10

1.5.2. Hạch toán thời gian lao động: 10

1.5.3.Hạch toán kết quả lao động: 11

1.5.4.Hạch toán tiền lương cho người lao động: 11

1.6.Hạch toán tổng hợp và các khoản trích theo lương 12

1.6.1.Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT,KPCĐ 12

1.6.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 13

1.7. Hình thức sổ kế toán: 17

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SONY VIỆT NAM 23

I. Khái khoát chung tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty SONY Việt Nam 24

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty SONY Việt Nam 24

2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty SONY Việt Nam 24

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty SONY Việt Nam 25

4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty SONY Việt Nam: 26

4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty SONY Việt Nam: 26

4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ tại Công ty SONY Việt Nam: 28

II. Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công SONY Việt Nam 30

1. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty SONY Việt Nam 30

1.1 Thủ tục, chứng từ hạch toán: 30

1.2 Tài khoản sử dụng 31

1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu : 32

1.4 Tổ chức Hệ thống sổ kế toán tại Công ty: 36

1.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty SONY Việt Nam 37

1.6 Phương pháp tính tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty SONY Việt Nam 38

1.6.1 Một số quy tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 38

1.6.2 Cách tính tiền lương tại Công ty SONY Việt Nam 41

1.6.3 Cách tính và trích lập Quỹ BHXH, Quỹ BHYT, KPCĐ 42

2. Thực tế công tác kế toán tiền lương tại Công ty SONY Việt Nam 44

2.1 Các chứng từ có liên quan đến việc tính lương 44

2.2 Các nghiệp vụ hạch toán tiền lương ở Công ty: 50

3. Thực tế kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty SONY Việt Nam 52

3.1 Phương pháp trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tại Công ty: 52

3.2 Các nghiệp vụ trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ: 54

4. Chế độ thanh toán BHXH trả thay lương tại Công ty: 60

4.1 chứng từ 60

4.1.1 Phiếu nghỉ hưởng BHXH 60

4.1.2 Bảng thanh toán BHXH: 62

4.2 Các nghiệp vụ hạch toán BHXH trả thay lương: 64

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 72

1.2 So sánh phương pháp kế toán của đơn vị với phương pháp kế toán theo chế độ hiện hành . 73

1.2.1 Ưu điểm: 73

1.2.2 Nhược điểm: 74

2. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương tại công ty SONY VIỆT NAM 74

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty SONY Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ kế toán, các chính sách, chế độ kinh tế tài chính trong Công ty cũng như chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chính sách thuế, chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng cũng như chế dộ trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty. Có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý và theo quy định của Trung ương và Thành phố cũng như của các ngành chức năng. * Kế toán tiền lương kiêm kế toán vật tư, hàng hoá, tài sản cố định: - Về tiền lương, BHXH, BHYT: Tổ chức hạch toán, cung cấp thông tin về tình hình sử dụng lao động tại Công ty, về chi phí tiền lương và các khoản trích nộp BHYT, BHXH. Cuối kỳ có nhiệm vụ làm báo cáo thực hiện quỹ lương và các khoản nộp bảo hiểm trích theo lương. - Về tài sản cố định: Xác định giá trị của tài sản, tham gia kiểm kê tài sản và theo dõi vào sổ sách tình hình tài sản phát sinh trong Công ty trong tháng, quý và năm, đồng thời lập các báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm tài sản cố định. Về vật tư, hàng hoá: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình hiện có và biến động từng loại vật tư, hàng hoá. đồng thời chấp hành đầy đủ quy định về thủ tục nhập, xuất, bảo quản vật tư, hàng hoá. Cuối tháng lập bảng kê tổng hợp xuất, nhập, tồn vật tư, hàng hoá. * Kế toán thanh toán kiêm giao dịch ngân hàng: Chịu trách nhiệm về mở tài khoản, ghi séc, uỷ nhiệm chi, thanh toán tiền ngân hàng, hướng dẫn thủ tục thanh toán, kiểm tra chứng từ, kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ xuất nhập vật tư hàng hoá của Công ty. Cuối kỳ lập báo cáo thu, chi, tồn quỹ tiền mặt và đối chiếu với ngân hàng, lập báo cáo kiểm kê quỹ. * Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Thu thập, lập và kiểm tra chứng từ kế toán, tham gia giúp lãnh đạo xét duyệt chi phí cho các hoạt động kinh doanh của Công ty. * Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ: Theo dõi tình hình công nợ, tạm ứng của khách hàng, các thủ tục kê khai nộp thuế, tổ chức đối chiếu công nợ, thu hồi các khoản nợ của khách hàng, cân đối nhu cầu vốn, tránh tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh. * Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt, có nhiệm vụ thu chi tiền mặt khi có sự chỉ đạo của cấp trên. Hàng ngày phải kiểm kê số tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu trong sổ sách. 2.1.4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ tại Công ty SONY Việt Nam: Một trong những đặc trưng của hạch toán kế toán là ghi nhận thông tin phải có căn cứ chứng từ. Chứng từ kế toán là bằng chứng xác minh nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh. Phương pháp chứng từ kế toán là một công việc chủ yếu của tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị. Công ty SONY Việt Nam đã sử dụng các loại chứng từ kế toán theo quy định hiện hành như các loại phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn xuất nhập khẩu và hoá đơn bán hàng. Cách ghi chép và luân chuyển chứng từ hợp lý, thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Các chứng từ kế toán được sử dụng tại Công ty SONY Việt Nam như sau: a) Các chứng từ về tiền tệ gồm: - Phiếu thu: là căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 111- Tiền mặt. - Phiếu chi: là căn cứ để thủ quỹ chi tiền, ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 111-Tiền mặt - Biên bản kiểm kê quỹ: xác nhận số tiền tồn quỹ thực tế tại thời điểm kiểm kê. b) Các chứng từ về tài sản cố định gồm: - Biên bản kiểm kê tài sản cố định Biên bản đánh giá lại tài sản cố định Biên bản thanh lý tài sản cố định Biên bản bàn giao tài sản cố định Hoá đơn VAT Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định c) Các chứng từ về lao động tiền lương gồm: - Bảng thanh toán tiền lương: là căn cứ để thanh toán tiền lương và phụ cấp cho người lao động và đồng thời là căn cứ để thống kê tiền lương và lao động trong Công ty. - Bảng theo dõi chấm công: Theo dõi thời gian làm việc, nghỉ việc, nghỉ BHXH, BHYT, làm căn cứ để tính lương và đóng BHXH, BHYT theo quy định hiện hành của Nhà nước cho cán bộ công nhân viên d) Các chứng từ về bán hàng gồm: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT Bảng kê bán hàng - Sổ chi tiết bán hàng e) Các chứng từ về vật tư, hàng hoá gồm: - Thẻ kho: làm căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Thủ kho có nhiệm vụ ghi số lượng và thẻ kho. Mỗi loại vật tư được mở một thẻ kho riêng. - Phiếu nhập kho: Là căn cứ để thủ kho nhập vật tư, hàng hóa, và là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản 152, 153, 155, 156. Phiếu xuất kho: là căn cứ để thủ kho xuất kho vật tư, hàng hoá, ghi thẻ kho và là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản 152, 153, 155, 156. * Quy trình kế toán trong Công ty được tổ chức theo các bước sau: - Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ kế toán: kiểm tra, xác minh chứng từ xem có trung thực, có hợp lệ, có đúng chế độ thể lệ kế toán hay không để dùng làm chứng từ kế toán. - Cập nhật chứng từ: các kế toán viên có nhiệm vụ ghi chép nội dung thuộc phần công việc mình được giao như số vật tư, hàng hoá nhập, xuất, tồn, số tiền thu, chi, các khoản phải trả cán bộ công nhân viên, các khoản BHYT, BHXH trích nộp theo lương tổng hợp số liệu và định khoản kế toán. - Luân chuyển chứng từ: Các chứng từ sẽ được luân chuyển về các bộ phận được quy định tuỳ theo tính chất và nội dung của từng loại để các bộ phận đó vào sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp đồng thời vào máy, nhằm đáp ứng yêu cầu về các thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác. - Lưu trữ chứng từ: Bộ phận kế toán tài vụ chịu trách nhiệm về quản lý và bảo quản hồ sơ tài liệu phòng mình và các chứng từ kế toán một cách khoa học, có hệ thống và đầy đủ theo đúng quy định, dễ tìm khi cần sử dụng. 2.2. Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công SONY Việt Nam 2.2.1. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty SONY Việt Nam 2.2.1.1 Thủ tục, chứng từ hạch toán: Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập bảng “thanh toán tiền lương” cho từng phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương (lương sản phẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh. Khoản thanh toán về trợ cấp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, Giám đốc duyệt y, bảng thanh toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thông thường tại các doanh nghiệp, việc thanh toán lương và các khoản khác sẽ được chia làm hai kỳ: kỳ I là tạm ứng và kỳ sau sẽ nhận số còn lại sau khi đã trừ các khoản khấu trừ vào thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội, bảng kê danh sách những người chưa được lĩnh lương cùng với các chứng từ và các báo cáo thu, chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra, ghi sổ Các mẫu chứng từ 2.2.1.2 Tài khoản sử dụng Để hạch toán tiền lưong và các khoản trích theo lưong kế toán tại công ty sử dụng các TK TK 334: Phải trả công nhân viên Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ. Bên Nợ: Phản ánh các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của công nhân viên. Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho công nhân viên . Kết chuyển tiền lương công nhân viên chưa lĩnh . Bên Có: - Phản ánh tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên . Dư Nợ (nếu có): Phản ánh số trả thừa cho công nhân viên Dư Có: Phản ánh tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên. TK 338: Phải trả và phải nộp khác. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả phải nộp cho các cơ quan pháp luật , cho cấp trên về KPCĐ , BHXH , BHYT , các khoản khấu trừ vào lương. Bên Nợ: Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ. Các khoản đã chi về KPCĐ . Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện tương ứng. Bên Có: Các khoản phải nộp , phải trả hay thu hộ . Trích KPCĐ, BHXH , BHYT theo tỷ lệ quy định . Số đã nộp lớn hơn được hoàn lại . Dư Nợ (nếu có): Phản ánh số trả thừa , nộp thừa , vượt chi chua được thanh toán . Dư Có: Phản ánh số tiền cồn phải trả , phảinộp . TK 3382: Kinh phí Công đoàn Bên Nợ: Nộp kinh phí Công đoàn lên cấp trên (1%) Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị Bên Có: Trích lập quỹ KPCĐ KPCĐ vượt chi được cấp bù Số Dư Có: phản ánh số kinh phí công đoàn chưa nộp hoặc chưa chi tiêu Số Dư Nợ: trong trường hợp: Số KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù TK 3383: Bảo hiểm xã hội Bên Nợ Nộp BHXH cho Cơ quan Phản ánh số BHXH phải trả cho công nhân viên trong kỳ Bên Có: Phản ánh trích lập quỹ BHXH Số BHXH vượt chi được cấp bù Dư Có: phản ánh số BHXH còn lại chưa nộp, chưa chi tiêu Dư Nợ: BHXH vượt chi chưa được cấp bù TK 3384: Bảo hiểm Y tế Bên Nợ: Phản ánh BHYT nộp cho cơ quan quản lý quỹ Bên Có: phản ánh việc trích lập quỹ BHYT Dư Có: Phản ánh BHYT còn chưa nộp 1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu : Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ: Nợ TK 622, 627, 641, 642, 241 Có TK 334 Phản ánh tiền ăn ca: Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 334 Phản ánh tiền lương thi đua phải trả cho công nhân viên trong kỳ: Nợ TK 4311 Có TK 334 Phản ánh BHXH phải trả cho công nhân viên trong kỳ: Nợ TK 3383 Có TK 334 Phản ánh các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên: Nợ TK 334 Có TK 141: Khấu trừ tiền tạm ứng thừa Có TK 1388: Khấu trừ tiền CN phạm lỗi phải bồi thường Có TK 3338: Thuế Thu nhập nộp hộ công nhân viên Có TK 3383, 3384: Quỹ BHXH,BHYT công nhân viên phải nộp Phản ánh tiền lương, thưởng, BHXH, BHYT, ăn ca thực tế Doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên: Nợ TK 334 Có TK 111, 112 * Đối với tiền lương của công nhân viên đi vắng chưa lĩnh: Nợ TK 334 Có TK 338 * Đối với doanh nghiệp sản xuất thời vụ: - Doanh nghiệp tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Nợ TK 622 Có TK 335 Khi CN thực tế nghỉ phép: phản ánh số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên trong kỳ: Nợ TK 335 Có TK 334 - Trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định: Nợ TK 622, 627,641, 642, 241: 19% Nợ TK 334: 6% Có TK338: 25% 3382: 2% 3383: 20% 3384: 3% - Phản ánh số BHXH phải trả công nhân viên trong kì: Nợ TK 3383 Có TK 334 - Phản ánh số kinh phí công đoàn chi tiêu tại đơn vị: Nợ TK 3382 Có TK 1111 - Phản ánh số BHYT, BHXH, KPCĐ nộp cho cơ quan quản lí quỹ cấp trên: Nợ TK 3382, 3383, 3384 Có TK 111, 112 - Phản ánh số BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù: Nợ TK 111, 112 Có TK 3382 Sơ đồ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ TK 334 TK 338 TK 641, 642 TK 111, 112… TK 334 TK 111, 112… Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNVC Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỉ lệ quy định tính vào chi phí kinh doanh (19%) Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý Chỉ tiêu KPCĐ tại cơ sở Số BHXH, KPCĐ chi vượt được cấp Trích BHXH, BHYT theo tỉ lệ quy định trừ vào thu nhập CNVC (6%) TK4311 TK3383 TK 3383, 3384 TK111, 512 Tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả CNVC Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNVC (tạm ứng, bồi thường vật chất, thuế thu nhập…) Phần đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT Thanh toán lương, thưởng, BHXH và các khoản khác cho CNVC NVBH, QL DN Tiền thưởng BHXH phải trả trực tiếp TK 141, 138 TK 334 TK 641, 642 Sơ đồ hoạch toán các khoản thanh toán với công nhân viên chức: 2.2.1.3. Tổ chức Hệ thống sổ kế toán tại Công ty Để phù hợp quy mô cũng như điều kiện thực tế, Công ty SONY Việt Nam áp dụng hình thức hạch toán Chứng từ ghi sổ và các loại sổ của hình thức này gồm có: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái và các sổ chi tiết tài khoản. * Hệ thống sổ kế toán được áp dụng tại Công ty: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ chi tiết các tài khoản: TK 131, TK 133, TK 138, TK141, TK142, TK, TK157, TK159, TK211, TK331, TK333, TK334, TK 411, TK 412, TK 413, TK511, TK 521 - Sổ cái: Mỗi tài khoản được sử dụng một số trang sổ riêng như TK 111, TK 511, TK 641, TK 642 - Bảng tổng hợp chi tiết * Quy trình hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sổ chi tiết Bảng TH chi tiết Chứng từ kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối kì Đối chiếu, so sánh 2.2.1.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty SONY Việt Nam Công ty SONY Việt Nam sử dụng hệ thống báo cáo kế toán theo đúng chế độ và quy định của Nhà nước và thực hiện tốt các báo cáo về các hoạt động tài chính của Công ty. * Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty SONY Việt Nam gồm: Báo cáo quyết toán (theo quý, năm) Bảng cân đối kế toán (theo quý, năm) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (theo quý, năm) Bảng cân đối tài khoản (theo quý, năm) Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập (theo năm) Quyết toán thuế thu nhập Doanh nghiệp (theo năm) Quyết toán thuế GTGT (theo năm) Thuyết minh báo cáo tài chính (cuối năm) * Các báo cáo tài chính trên được gửi vào cuối mỗi quý của niên độ kế toán và được gửi tới các cơ quan sau: - Cơ quan cấp chủ quản (Sở kế hoạch và đầu tư) - Chi cục Tài chính Doanh nghiệp - Cục Thống kê - Cục thuế - Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số loại báo cáo nội bộ như: Báo cáo các khoản phải thu, phải trả, tình hình công nợ, tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá, phân tích kết quả về tài chính và các hoạt động kinh doanh trong xuất nhập khẩu các mặt hàng của Công ty. Các báo cáo này sẽ được gửi tới Ban Giám đốc Công ty. 2.2.1.5 Phương pháp tính tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty SONY Việt Nam 2.2.1.5.1 Một số quy tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.2.1.5.1.1 Một số quy tắc hạch toán tiền lương Việc thực hiện hình thức trả lương thích hợp cho người lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động sẽ có tác dụng là đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, có trách nhiệm với công việc, không ngừng học hỏi, sáng tạo, nâng cao trình độ về kiến thức cũng như kỹ năng công việc. Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng, cán bộ, công nhân viên trong Công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc Quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế trong các trường hợp ốm đau, thai sản theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước. Theo hình thức tính lương trên, hàng tháng kế toán tiền lương của Công ty sẽ tiến hành tính lương phải trả cho người lao động, đồng thời tính các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Bảng thanh toán tiền lương sẽ được kế toán tiền lương (người lập bảng lương) ký, ghi rõ họ tên rồi chuyển cho Kế toán trưởng kiểm tra, ký xác nhận, sau đó Giám đốc Công ty ký duyệt. Công ty sẽ tiến hành trả lương cho nhân viên làm hai kỳ: - Kỳ I: Tạm ứng lương (Vào các ngày 15 hàng tháng) - Kỳ II: Cuối tháng căn cứ vào bảng quyết toán lương và các khoản trích theo lương trừ đi số tạm ứng đầu tháng và thanh toán số còn lại cho người lao động. Bảng Tạm ứng lương Kỳ I và Bảng thanh toán lương Kỳ II sẽ được lưu tại Phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh lương, nhân viên Công ty phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận”. Nếu có người nhận thay thì phải ghi “KT”(ký thay) và ký tên. Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc theo dõi số ngày công làm việc thực tế, ngày nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH, nghỉ họp, nghỉ phép để làm căn cứ thanh toán cho người lao động các khoản phụ cấp, tiền thưởng, các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, BHXH trả thay lương. Công ty có sử dụng Bảng Chấm công theo quy định hiện hành của Nhà nước. Mỗi phòng ban trong Công ty phải lập bảng chấm công hàng tháng cho các nhân viên trong phòng mình. Hàng ngày, người được phân công công việc chấm công phải căn cứ theo tình hình thực tế của phòng mình để chấm công cho từng người, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo ký hiệu quy định trong chứng từ như sau: Cuối thán người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH có xác nhận của cán bộ Y tế, về bộ phận kế toán để nhân viên kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính phụ cấp tiền ăn trưa của Công ty cho công nhân viên và các chế độ BHXH (thai sản), chế độ lương BHXH (ốm đau, tai nạn rủi ro) Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người và tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng của từng cán bộ công nhân viên trong Công ty 2.2.1.5.1.2 Một số quy tắc hạch toán các khoản trích theo lương Chứng từ kế toán BHXH trả thay lương Công ty sử dụng gồm: Phiếu nghỉ hưởng BHXH và bảng thanh toán BHXH 2.2.1.5.1.2. 1 Phiếu nghỉ hưởng BHXH: - Trong thời gian lao động, người lao động bị ốm được Cơ quan Y tế cho phép nghỉ, người được nghỉ phải báo cho Công ty và nộp giấy nghỉ cho người phụ trách chấm công. Số ngày nghỉ thực tế của người lao động căn cứ theo bảng chấm công hàng tháng. Cuối tháng phiếu nghỉ hưởng BHXH kèm theo bảng chấm công kế toán của đơn vị chuyển về phòng kế toán Công ty để tính BHXH. Tuỳ thuộc vào số người phải thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương trong tháng của từng đơn vị mà kế toán có thể lập bảng thanh toán BHXH cho từng phòng, ban, bộ phận hay toàn công ty. Cơ sở để lập bảng thanh toán BHXH là phiếu nghỉ hưởng BHXH. Khi lập phải phân bổ chi tiết theo từng trường hợp: nghỉ bản thân ốm, con ốm, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thai sản... Trong mỗi khoản phải phân ra số ngày và số tiền trợ cấp BHXH trả thay lương. Mẫu Phiếu nghỉ hưởng BHXH Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Giấy chứng nhận nghỉ ốm) được sử dụng tại Công ty theo mẫu sau: (Mặt trước) Tên Cơ quan Y tế Ban hành theo mẫu CV .............. Thông tư 51/2007/QĐ -BTC Số 03/BH Quyển số: 127 622 Giấy chứng nhận nghỉ ốm Số: 037 Họ và tên: Vũ Lâm Tùng Tuổi: 36 Đơn vị công tác: Công ty SONY Việt Nam Lý do cho nghỉ: Phẫu thuật xương khớp gối Số ngày cho nghỉ: 15ngày(Từ ngày15/12đến hết ngày31/12/2009) Ngày 14 tháng 12 năm 2009 Xác nhận của phụ trách đơn vị Số ngày nghỉ: 15 ngày (Ký, Họ tên) Y bác sĩ KCB (Đã ký, đóng dấu) Trần Sơn Hải (Mặt sau) Phần BHXH Số sổ BHXH: 01133943564 1 - Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH : 15 ngày 2 - Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ : ngày 3 - Lương tháng đóng BHXH : 916.923 đồng 4 - Lương bình quân ngày : đồng 5 - Tỷ lệ hưởng BHXH : 75% 6 - Số tiền hưởng BHXH : 916.923 đồng Ngày 14 tháng 12 năm 2009 Cán bộ Cơ quan BHXH (Ký, Họ tên) Phụ trách BHXH đơn vị (Ký, Họ tên) Hồ Ngọc Hà (Ghi chú: Phần mặt sau căn cứ ghi vào giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH hoặc giấy ra viện) 2.2.1.5.1.2.2 Bảng thanh toán BHXH Cuối tháng kế toán tính tổng hợp số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và cho toàn Công ty, bảng này phải được nhân viên phụ trách về chế độ BHXH của Công ty xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi. Bảng này được lập thành 2 liên: 1 liên gửi cho Cơ quan quản lý Quỹ BHXH cấp trên để thanh toán số thực chi, 1 liên lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ khác có liên quan.. 2.2.1.5.2 Cách tính tiền lương tại Công ty SONY Việt Nam Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Hiện nay Công ty áp dụng một hình thức trả lương chính. Đó là trả lương theo thời gian mà cụ thể là hình thức trả tiền lương tháng. Việc xác định tiền lương phải trả cho người lao động căn cứ vào bảng chấm công trong tháng , hệ số mức lương (cấp bậc) , phụ cấp trách nhiệm (nếu có) . Công thức tiền lương được áp dụng là TP = LCB X ( HSL + PC + LSP ) X NT : NC Trong đó TP :tiền lương phải trả trong tháng cho công nhân LCB :lương cơ bản ( 800.000) HSL : hệ số lương ( cấp bậc ) PC : hệ số phụ cấp LSP : hệ số thưởng NT : ngày công thực NC : ngày công theo quy định ( 27 ngày ) Ngoài ra, tuỳ theo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, nếu Công ty đạt được mức doanh thu theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra thì các cán bộ, công nhân viên trong Công ty sẽ được hưởng thêm một hệ số lương của Công ty, có thể là 1,2 hoặc 2 tuỳ theo mức lợi nhuận đạt được Thời gian để tính lương, tính thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản khác phải trả cho người lao động là theo tháng. Ví dụ: Anh Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty có hệ số lương là 4,76; phụ cấp trách nhiệm là 3 , số ngày công thực tế của anh là 27 công. Ngoài ra, do hoạt động kinh doanh năm 09 đạt lợi nhuận cao, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra nên toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong Công ty được thưởng thêm một hệ số lương của Công ty là 1,2. Vậy mức lương tháng 12/09 của anh Sơn sẽ là: (4,76+3+1,2) x 800. 000 x 27 : 26 = 7.443.692 (đồng/tháng) Ngoài chế độ tiền lương, Công ty còn tiến hành xây dựng chế dộ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động kinh doanh nhằm khuyến khích người lao động có nhiều đóng góp hơn cho sự phát triển của Công ty. 2.2.1.5.3 Cách tính và trích lập Quỹ BHXH, Quỹ BHYT, KPCĐ 2.2.1.5.3.1 Cách tính Công ty thực hiện theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước như trong trường hợp nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn rủi ro có xác nhận của cán bộ Y tế. Thời gian nghỉ hưởng BHXH sẽ được căn cứ như sau: * Nếu làm việc trong điều kiện bình thường mà có thời gian đóng BHXH: Dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày/năm. Từ 15 năm đến 30 năm được nghỉ 40 ngày/năm. Trên 30 năm được nghỉ 50 ngày/năm. * Nếu bị bệnh dài ngày với các bệnh đặc biệt được Bộ Y tế ban hành thì thời gian nghỉ hưởng BHXH không quá 180 ngày/năm không phân biệt thời gian đóng BHXH. * Tỷ lệ hưởng BHXH trong trường hợp này được hưởng 75% lương cơ bản. *Với công thức tính lương BHXH trả thay lương như sau: Mức lương BHXH trả thay lương = Mức lương cơ bản 26 ngày x Số ngày nghỉ hưởng BHXH x Tỷ lệ hưởng BHXH Ví dụ : Trong tháng 12/2009, anh Vũ Lâm Tùng là nhân viên thuộc Phòng kinh doanh sửa chữa của Công ty bị bệnh, có xác nhận của Bác sỹ. Theo bảng chấm công số ngày công thực tế của anh là 12 ngày, anh nghỉ ốm 15 ngày. Mức lương cơ bản của anh là 2,98. Theo chế độ hiện hành thì anh được hưởng mức lương BHXH trả thay lương được tính như sau: Số tiền lương BHXH trả thay lương = 2,98 x 800000 26 ngày x 15 x 75% = 916.923 Vậy anh Tùng sẽ được hưởng mức lương BHXH trả thay lương tháng 12 là 373.933 đồng. 2.2.1.5.3.2 Cách trích lập Quỹ BHXH, Quỹ BHYT, KPCĐ 2.2.1.5.3.2.1 Quỹ BHXH: - Dùng để thanh toán cho công nhân viên khi họ bị mất khả năng lao động. -Được trích lập theo tỉ lệ 20% so với quỹ tiền lương trong đó: 15% là người sử dụng lao động phải nộp và được tính vào chi phí kinh doanh, 5% người lao động phải nộp trừ vào lương. 2.2.1.5.3.2.2 Quỹ BHYT: -Dùng để thanh toán các khoản viện phí, thuốc men cho người lao động khi họ đi khám chữa bệnh. -Được trích lập theo tỉ lệ 3% so với quỹ tiền lương trong đó: 2% là người sử dụng lao động phải nộp và được tính vào chi phí kinh doanh, 1% người lao động phải nộp trừ vào lương. 2.2.1.5.3.2.3 Kinh phí công đoàn: - Dùng để thanh toán cho các khoản chi tiêu của tổ chức công đoàn tại đơn vị và tổ chức công đoàn cấp trên. Được trích lập theo tỉ lệ 2% so với tiền lương và toàn bộ kinh phí này người sử dụng lao động phải chịu và tính vào chi phí kinh doanh trong đó 1% giữ lại cho công đoàn đơn vị, còn 1% nộp cho công đoàn cấp trên. 2.2.2. Thực tế công tác kế toán tiền lương tại Công ty SONY Việt Nam 2.2.2.1 Các chứng từ có liên quan đến việc tính lương Bảng thanh toán tạm ứng của Công ty tháng 12 năm 2009 - Phiếu chi số 20 quyển 04 Bảng chấm công của Công ty tháng 12 năm 2009 - Bảng tính lương của Công ty tháng 12/2009 - Phiếu chi số 32 quyển 04 Để đảm bảo đời sống sinh hoạt cho các cán bộ, công nhân viên trong Công ty, Công ty đã tạm ứng lương kỳ I cho các cán bộ, công nhân viên trong Công ty . Tuỳ thuộc vào mức lương cơ bản của từng người mà họ có thể ứng lương theo nhu cầu của mình nhưng không được vượt quá mức lương cơ bản của Cụ thể trong tháng 12/2009 có bảng thanh toán tạm ứng lương Kỳ I như sau: Bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I Tháng 12/2009 Đơn vị: Công ty SONY Việt Nam Stt Họ và tên Phòng Tạm ứng kỳ I Ký nhận Trịnh Văn Sơn GĐ 1.000.000 Đỗ Thắng PGĐ 1.000.000 Nguyễn Duy Mạnh Kinh doanh 300.000 Trần Văn Minh Kinh doanh 200.000 Nguyễn Thị Hoa Kinh doanh 200.000 Vũ Thuý Hà Kế toán 200.000 Lại Anh Thư Kế toán 200.000 Lê Văn Hải Kinh doanh 200.000 Vũ Thanh Hằng Kinh doanh 200.000 Nguyễn Quỳnh Chi Kinh doanh 200.000 Hồ Sỹ Lợi Kinh doanh 400.000 Vũ Lâm Tùng Hành chính 300.000 Bùi Hữu Hoan Hành chính 300.000 Vũ Kim Thoa Kế toán 300.000 Ngô Sỹ Liên Kế toán 200.000 Đào Thu Hằng Kinh doanh 200.000 Đinh Thanh Huyền Kế toán 200.000 Hồ Ngọc Hà Kế toán 200.000 Trần Quang Huy Kinh doanh 200.000 Cộng: 6.000.000 Người lập biểu Kế toán Trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty SONY Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan