Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) 3

1.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam 3

1.1.1 Giới thiệu,quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 3

1.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) 4

1.1.3 Chức năng,nhiệm vụ của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 6

1.1.4.Trách nhiệm và quyền hạn ngân hàng phát triển Việt Nam 7

1.1.5. Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 8

1.1.5.1 Huy động vốn 8

1.1.5.2 Sử dụng vốn 9

1.1.6. Nguồn vốn của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) 14

1.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phát triển Việt Nam 14

1.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 16

1.2.1 Đặc điểm dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 16

1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 17

1.2.2.1 Tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ 17

1.2.2.2 Tổ chức thẩm định 18

1.2.2.3 Quyết định cho vay 20

1.2.2.4 Thời gian thẩm định dự án 20

1.2.2.5 Quy định thời gian thẩm định dự án tại Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT và tại Hội sở chính. 21

1.2.3 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại VDB 22

1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự 23

1.2.3.2 Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án đầu tư 24

1.2.3.3 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu 25

1.2.3.4 Phương pháp dự báo 26

1.2.4 Thẩm định dự án để quyết định cho vay 26

1.2.4.1 Hồ sơ của dự án 26

1.2.4.2 Hồ sơ tài chính 28

1.2.4.3 Báo cáo về quan hệ tín dụng 29

1.2.4.4 Hồ sơ bảo đảm tiền vay 29

1.2.5 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 29

1.2.5.1 Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư 29

1.2.5.2 Về chủ đầu tư dự án 30

1.2.5.3. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay 31

1.2.5.4 Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay 35

1.2.6 Thẩm định lại dự án 36

1.2.6.1 Các trường hợp thẩm định lại dự án 36

1.2.6.2 Hồ sơ của dự án 36

1.2.6.3 Nội dung thẩm định lại 37

1.3 Thẩm định dự án đầu tư’’ Đầu tư xây dựng công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay công suất 1.000 tấn clinker/ngày của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang’’ 38

1.3.1 Giới thiệu về dự án đầu tư 38

1.3.1.1 Thông tin về dự án đầu tư 38

1.3.1.2 Đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của chủ đầu tư 39

1.3.2 Kết quả thẩm định hồ sơ cho vay vốn 40

1.3.2.1 Hồ sơ pháp lý theo quy định,bao gồm 40

1.3.2.2 Hồ sơ tài chính 40

1.3.2.3 Các tài liệu khác chủ đầu tư gửi kèm: 40

1.3.3 Kết quả thẩm định chủ đầu tư 41

1.3.3.1 Về năng lực,kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư. 41

1.3.3.2 Về mô hình tổ chức,bộ máy điều hành của chủ đầu tư 42

1.3.3.3 Về năng lực tài chính của Chủ đầu tư 43

1.3.4 Kết quả thẩm định phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay 49

1.3.4.1 Nhận xét,đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án. 49

1.3.4.2 Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án. 58

1.3.4.3 Xác định các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư 66

1.3.4.4 Thẩm định phương án trả nợ vốn vay của dự án 70

1.3.5 Đánh giá hoạt động thẩm định dự án’’ Đầu tư xây dựng công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay công suất 1.000tấn clinker/ngày của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang’’ 72

1.3.5.1 Những mặt đạt được 72

1.3.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 74

1.4 Tình hình thẩm định tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 74

1.4.1 Tình hình thực hiện phân cấp và giám sát phân cấp 74

1.4.2 Về chương trình thông tin 75

1.5 Nhận xét chung về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). 75

1.5.1 Những kết quả đạt được 75

1.5.1.1 Về quy trình thẩm định thẩm định 75

1.5.1.2 Về nội dung thẩm định 75

1.5.1.3 Về phương pháp thẩm định tài chính dự án 76

1.5.1.4 Về cán bộ thẩm định 76

1.5.1.5 Về trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư 76

1.5.1.6 Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư 76

1.5.1.7 Về công tác giám sát và điều hành trong thẩm định dự án đầu tư 77

1.5.7.8 Chất lượng thẩm định dự án đầu tư 77

1.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 77

1.5.2.1 Về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 77

1.5.2.2 Về quy trình thẩm định 78

1.5.2.3 Về nội dung phương pháp thẩm định 78

1.5.2.4 Về thông tin phục vụ cho quả trình thẩm định 79

1.5.2.5 Về trang thiết bị công nghệ 80

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 81

2.1 Định hướng phát triển của VDB trong thơi gian tới 81

2.1.1 Cơ hội và thách thức của VDB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 81

2.1.1.1 Những cơ hội 81

2.1.1.2 Những thách thức. 81

2.1.2 Định hướng phát triển 83

2.1.2.1 Định hướng phát triển hoạt động đến 2020 83

2.1.2.2 Chiến lược phát triển hoạt động của VDB giai đoạn 2007-2010 84

2.1.2.3 Mục tiêu chiến lược của VDB giai đoạn 2007-2010 84

2.1.3 Phương hướng hoạt động 85

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN(VDB) 86

2.2.1 Giải pháp về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 87

2.2.2 Giải pháp về quy trình thẩm định dự án đầu tư 88

2.2.3 Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án đầu tư 88

2.2.4 Giải pháp về nội dung thẩm định dự án đầu tư 91

2.2.5 Giải pháp về nguồn thông tin 93

2.2.6 Giải pháp về trang thiết bị công nghệ 95

2.2.7 Giải pháp về công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư 95

2.3 Một số kiến nghị 96

2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 96

2.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam 97

2.3.3 Kiến nghị với NHPTVN 97

2.3.4 Kiến nghị đối với chủ đầu tư 98

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị thực tế của doanh nghiệp ngày 01/11/2004 Hội đồng doanh nghiệp đã đề nghị cấp có thẩm quyền xóa toàn bộ lãi treo doanh nghiệp còn nợ ngân hàng là 26.951.002.816 đồng(Trong đó ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang là 24.222.490.378 đồng,Ngân hàng Công thương là 2.728.512.438 đồng).Trong khi chưa có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền,các khoản nợ trên doanh nghiệp tiếp tục nhận nợ theo quy định hiện hành.Tại thời điểm 31/12/2006 số nợ lãi vay dài hạn chưa được xử lý còn nhận nợ là 20.326.859.344 đồng.Đến ngày 28/9/2007 Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang đã có văn bản số 0221/CV-BID.BG thông báo với công ty số nợ lãi được miễn giảm trong năm 2007 là 18.733.357.444 đồng.Trên cơ sở loại trừ yếu tố ảnh hưởng này có thể đánh giá năng lực tài chính của công ty như sau: +Cơ cấu đầu tư tài sản là tương đối hợp lý với lĩnh vực sản xuất. +Khả năng thanh toán tổng quát và thanh toán nợ ngắn hạn trung bình bảo đảm kế hoạch trả nợ các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp.Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian tức thời là hạn chế.Kỳ thu tiền bình quân dài doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức đến công tác thu hồi nợ. +Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh:năm 2006 và năm 2007 Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang đã không ngừng phấn đấu đưa lượng hàng sản xuất tăng gấp nhiều lần,kết quả kinh doanh có hiệu quả cao.Tổng doanh thu năm 2006 là 47.771 triệu đồng;năm 2007 tằng lên 60.856 triệu đồng.Tổng lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2006 đạt 2,02%,năm 2007 đạt 6,07%.Lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu có chuyển biến tăng từ 13,7% năm 2006 đến 39,7% năm 2007.Điều đó đảm bảo cho sự phát triển,khả năng sinh lời và duy trì được mức độ ổn định của công ty so với các doanh nghiệp cùng loại. Nhằm đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh,đặc biệt là để thực hiện dự án mới nhu cầu vốn của Công ty ngày càng tăng.Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án là 461.951.443.000 đồng.Trong đó:Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp:75.535.942.000 đồng.Theo biên bản hợp Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang ngày 13/02/2008 đã thống nhất và tăng thêm vốn điều lệ 60 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu) để đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuất và xúc tiến thủ tục đầu tư xây dựng Công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay.Hiện nay các cổ đông đã cam kết mua hết số cổ phần với lượng vốn đảm bảo 60 tỷ đồng.Công ty sẽ dùng toàn bộ số vốn điều lệ để đầu tư vào dự án trên.Số tiền con thiếu 12,5 tỷ đồng,số tiền trích khấu hao mua bình quân hằng năm của dây chuyền lò đứng là 4,8 tỷ đồng và lợi nhuận để lại bình quân hằng năm là 3,6 tỷ đồng.Trong thời gian đầu tư Công ty dự kiến sẽ dùng nguồn khấu hao tài sản được trích từ lò đứng này để tái đầu tư tổng số tiền là 9 tỷ đồng (năm 2008:4,8 tỷ đồng;năm 2009 là :4,2 tỷ đồng) và phần lãi của công ty trong 02 năm sản xuất kinh doanh là 7 tỷ đồng,tham gia vào dự án là 3,5 tỷ đồng.Việc sử dụng nguồn vốn này là hoàn toàn khả thi,vì hiện nay công ty đã hoàn thành việc trích khấu hao và trả nợ vay đã đầu tư xây dựng dây chuyền lò đứng ,trong khi đó dây chuyền lò đứng này vẫn tiếp tục sản xuất trong thời gian xây dựng dây chuyền mới.Dựa trên cơ sỡ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính năm 2007 thì nguồn này là hoàn toàn khả thi.Do đó số vốn chủ sở hữu của Chủ đầu tư tham gia dự án,đảm bảo đúng theo quy định hiện hành. Phần vốn còn lại để đầu tư dự án,Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang đề nghị được vay: +Ngân hàng phát triển Việt Nam số tiền 211.667.708.000 đồng với thời gian 8 năm.Số vốn cho vay này phù hợp với quy định của Ngân hàng phát triển Việt Nam.Mức vốn cho vay đối với dự án nhóm B tối đa la 50% tổng mức đầu tư tài sản cố định và thời hạn cho vay tối đa là 8 năm. +Các ngân hàng thương mại trong nước:13.747.793.000 đồng(Vốn cố định 116.747.793.000 đồng:Vốn lưu động:15.000.000.000 đồng).Ngày 13/02/2007 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Bắc Giang đã có văn bản số 222/NHNo-TD đồng ý tài trợ cho dự án.Do đó nguồn vốn vay ngân hàng thương mại là hoàn toàn khả thi. Về uy tín của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng:Chủ đầu tư quan hệ tín dung với Ngân hàng phát triển Việt Nam lần đầu.Đối với các ngân hàng thương mại khác như Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang,Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lạng Giang.Công ty hiện có vay nợ ngắn hạn,các khoản trả nợ luôn được công ty thực hiện trả nợ đúng hạn và đảm bảo uy tín với ngân hàng.Khoản nợ Ngân hàng công thương chi nhánh Lạng Giang là số tiền lãi vay dài hạn trước khi cổ phần số tiền 75.000 USD đã đưa vào diện xử lý theo quyết định chuyển đổi cổ phần hóa. Kết luận,tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh,đáp ứng được các yêu cầu để đầu tư phát triển sản xuất ổn định,có hiệu quả và thực hiện tốt việc trả nợ vốn vay.Công ty cần biết kết hợp tốt giữa đầu tư dài hạn với việc khai thác tốt các tiềm năng sẵn có,phát huy nội lực,tranh thủ nguồn lực bên ngoài,tìm kiếm bạn hàng và nghiên cứu kỹ sự biến động của thị trường.Hiện tại giá nguyên vật liệu đầu vào đang biến động có xu hướng ngày càng tăng.Đề nghị chủ đầu tư lưu ý cần tích cực tiết kiệm chi phí nhăm tăng hiệu quả kinh doanh. 1.3.4 Kết quả thẩm định phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay 1.3.4.1 Nhận xét,đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án. 1.3.4.1.1 Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất a,Nhận xét,đánh giá về nguồn nguyên liệu chính: -Đá vôi:Hiện nay chủ đầu tư đã có giấy phép khai thác mỏ đá vôi tại Ba nàng,xã Cai Kinh,huyện Hữu Lũng,tỉnh Lạng Sơn.Diện tích khai thác là 22,8 ha,trữ lượng 10.822.000 m3;tương đương 15 triệu tấn để sản xuất xi măng và công suất khai thác 45.000 m3/năm;Giấy phép khai thác mỏ số 1016QĐ/QLTN của Bộ Công nghiệp nặng(nay là Bộ Công Thương) cấp phép ngày 03/10/1995.Theo tính toán đơn vị,nhu cầu nguyên liệu bình quân hằng năm cho dự án là 364.200 tấn/1,43=250.000 m3.Với trữ lượng mỏ trên sau khi trừ trữ lượng đã khai thác để phục vụ day chuyền xi măng lò đứng đến 2010,trữ lượng còn lại như sau:10.822.000-(45.000*14 năm)=10.192.000 m3;Trữ lượng này đảm bảo cho Nhà máy mới khai thác với công suất 250.000 m3/năm đủ trong vòng 40 năm. Chủ đầu tư đã hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết đẻ xin giấy phép nâng công suất khai thác các mỏ,ngày 11/3/2008 UBND tỉnh Lạng Sơn ra Quyết định số 454/QĐ-UBND chấp thuận cho Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang thuê đất để khai thác khoáng sản mỏ đá tại xã Cai Kinh,huyện Hữu Lũng.Sau khi được cấp phép đè nghị Công ty cổ phần Bắc Giang gửi lại VDB để khẳng định chủ quyền khai thác phù hợp với công suất của nhà máy mới và đảm bảo trữ lượng khai thác trong thời hạn lâu dài. Ngoài ra đơn vị còn có thể khai thác đá tại Đồng Tiến,Hữu Lũng,Lạng Sơn.Trữ lượng lớn khoảng 17 triệu tấn để sản xuất xi măng.Hiện tại theo giấy phép gia hạn khai thác khoáng sản số 349/GP-UB-KT ngày 24/5/2004 do UBND tỉnh Lạng Sơn cấp,thời hạn khai thác đến tháng 6/2009 đơn vị được khai thác công suất 40.000 m3/năm.Trong những năm tiếp theo nguồn khai thác này có thể phục vụ tốt cho nhà máy công nghệ lò quay. Các mỏ đá này cách nhà máy khoảng 28 km,cơ sở hạ tầng giao thông tốt nên việc vận chuyển nguyên liệu đá về nhà máy bằng đường bộ là tương đố thuận tiện. -Đất sét:Nguồn cung cấp đất sét cho nhà máy là mỏ sét Việt Hương nằm bên bờ tả ngạn sông Thương thuộc địa phận thôn Việt Hương,huyện Lạng Giang,cách nhà máy khoảng 500m,diện tích khoảng 4 ha,điều kiện giao thông vận chuyển rất thuận lợi do mỏ nằm sát quốc lộ 1A và sông Thương.Trữ lượng sét lớn:Cấp bB 169 nghìn tấn;cấp C1 356 nghìn tấn;cấp (B+C1) 525 nghìn tấn;cấp C2 153 nghìn tấn. Về chất lượng mỏ sét:Chất lượng đất đá chủ yếu thể hiện ở thành phần hóa học cơ bản tính riêng cho từng hố khoan và tính theo từng khối trữ lượng.Nhìn chung thành phần hóa học cơ bản của đá sét bột kết phong hóa và của cát,cát pha tương đối đồng đều ở trong hố khoan cũng như các khối trữ lượng.Hàm lượng thành phần hóa học phụ của đất đá cũng ít biến đổi.Các thành phần có hại đều thấp dưới mức cho phép. Kết luận về nguồn cung cấp vật liệu:Đá vôi,đất sét là 2 nguyên liệu chính đã được khảo sát và đánh giá chất lượng,trữ lượng,nguyên liệu có chất lượng đảm bảo để sản xuất được clinker mác cao và có trữ lượng đảm bảo cho nhà máy sản xuất lâu dài.Tuy nhiên chủ đầu tư phải được phép của cơ quan có thẩm quyền cho nâng công suất khai thác lên 250.000 m3/năm mới đảm bảo nguyên liệu cho dự án. b,Nhận xét về nguồn nguyên liệu phụ và nguyên liệu điều chỉnh: -Nguyên liệu điều chỉnh:do hàm lượng silic của nguyên liệu set thấp nên để đảm bảo clinker xi măng có cường độ cao phải bổ sung nguyên liệu để điều chỉnh giầu silic (cát non).Nguồn nguyên liệu này sẵn có ở địa phương,việc vận chuyển tương đố dễ dàng. -Nguyên liệu phụ +Phụ gia xi măng(đá đen) được lấy từ mỏ Cai Kinh,Hữu Lũng ,tỉnh Lạng Sơn,thuận tiện về giao thông. +Thạch cao:Nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn.Việc vận chuyển được thực hiện bằng tàu hỏa đến ga Cầu Yên.Sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ôtô. Thành phần hóa học của thạch cao nhập từ Trung Quốc như sau: Bảng 1.5: Bảng thành phần hóa học của thạch cao nhập từ trung Quốc -SO3 39-42% -Hàm lượng (MgO,P2O5,Fe2O3) Be=3% -Hàm lượng tạp chất hữu cơ Be=3% -Kích thước cục Bé=300 mm -Độ ẩm Bé=5% +Quặng sắt:Quặng sắt được lấy từ mỏ Bình Gia-Trại Cau-Thái Nguyên,cách nhà máy 65 km. c,Nhận xét về nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. -Than cám:Nhà máy sử dụng 100% than cám Hòn Gai và Cẩm Phả-Quảng Ninh,loại 4aHG làm nhiên liệu để nung clinker.Việc mua thực hiện với tổng công ty xăng dầu Việt Nam,vận chuyển than cám là rất thuận lợi do có thể thực hiện bằng đường thủy hoặc đường bộ về nhà máy,cách 180 km. -Dầu DO:Dầu DO được sử dụng trong trường hợp khởi động lò quay và buồng đốt phụ của máy nghiền nguyên liệu.Dầu được mua của tổng công ty xăng dầu Việt Nam và được vận chuyển bằng ôtô về kho dầu chính của nhà máy. -Nguồn cấp điện cho nhà máy và thi công:Hiện tại Nhà máy vẫn đang lấy nguồn điện từ lưới điện 35KV của Lạng Giang.Với công suất điện dự tính của nhà máy vào khoảng 10.079 KW thì vẫn có thể lấy nguồn điện từ nguồn dây 35KV.Tuy nhiên để đảm bảo phù hợp sản xuất,trạm điện hiện tại của nhà máy phải được cải tạo,mở rộng công suất,mua bổ sung các máy biến áp phù hợp.Nguồn cung cấp điện cho thi công sẽ được lấy từ nguồn điện trung thế của nhà máy lò đứng hiện tại.Tóm lại nguồn cung cấp điện cho nhà máy là khả thi. -Nguồn cung cấp nước:Nước cung cấp cho nhà máy được lấy từ sông thương,nước sông Thương có trữ lượng lớn,không lẫn tạp chất và chất độc hại.Nước sông thương sẽ được bơm về hồ hiện có của nhà máy và được xử lý và cấp cho các bộ phận tiêu thụ.Tuy nhiên trạm bơm nước hiện tại là chưa đủ để cấp nước cho dây chuyền mới cần phải cải tạo và nâng cấp lên.Nguồn cung cấp nước là khả thi. d,Nhận xét về khả năng cung cấp nguồn nhân lực cho dây chuyền mới: Dự án đầu tư xây dựng chuyển đổi công nghệ lò đứng sang công nghệ lò quay nhà máy Hương Sơn-Bắc Giang công suất 1.000 tấn clinker/ngày được thực hiện với hình thức: Chủ đầu tư là công ty cổ phần xi măng Bắc Giang quản lý quá trình thực hiện dự án thông qua Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án có trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ dự án cho đến khi hoàn thành dự án,thực hiện nghiệm thu và tổng nghiệm thu toàn bộ công trình để đưa vào khai thác sử dụng. Giúp việc cho ban quản lý dự án có bộ phận tư vấn quản lý dự án:Bao gồm các chuyên gia,kỹ sư của một hoặc liên cơ quan trong nước và nước ngoài và được tổ chức gồm: +Tổ chức tư vấn dự án +Tổ tư vấn giám sát xây dựng +Tổ tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị và chế tạo thiết bị tại chỗ. Về công tác quản lý chất lượng công trình:Công tác quản lý chất lượng công trình sẽ thực hiện theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ.Để đảm bảo chất lượng công trình,công tác giám sát chất lượng thi công sẽ được thực hiện phối hợp giữa các lực lượng giám sát của chủ đầu tư,giám sát tác giả của đơn vị thiết kế,các chuyên gia của nhà thầu cung cấp thiết bị,nhà thầu thi công xây lắp và các chuyên gia giám sát do Chủ đầu tư thuê. Về công tác nghiệm thu công trình:Công tác nghiệm thu công trình sẽ được thực hiện theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng do công ty cổ phần xi măng Bắc Giang thực hiện với sự tham gia của tổ chức tư vấn giám sát,thiết kế,nhà thầu thi công xây lắp,nhà thầu cung cấp thiệt bị và cơ quan giám định chất lượng theo phân cấp. Về bố trí nhân lực cho nhà máy:Việc bố trí nhân lực của nhà máy được dựa trên cơ sỡ nguồn nhân lực hiện tại của nhà máy,đồng thời có tính đến việc tuyển dụng thêm nhân sự cũng như đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có của nhà máy. Bảng 1.6: Bảng bố trí nhân lực của nhà máy Stt Đơn vị Bộ phận quản lý Bộ phận vật tư và quản trị Bộ phận sản xuất 1 Ban giám đốc 3 2 Phòng kế hoạch 5 3 Phòng TC-LĐ-TL 6 4 Phòng kế toán-tài chính 5 5 Phòng bảo vệ-Quân sự 16 6 Phòng kỹ thuật 8 7 Phòng vật tư hậu cần 8 8 Văn phòng và quản trị 16 9 Trạm y tế 5 10 Tổng kho 6 11 Phòng ĐKTT và điều độ 12 12 Các xưởng sản xuất 310 Tổng 43 35 322 Tổng nhân lực toàn nhà máy là :400 người Chương trình đào tạo nhân lực cho nhà máy: Công tác đào tạo thực hiện trong nước với nội dung: *Với các kỹ sư: +Đào tạo bổ sung lý thuyết chuyên ngành:1 thánh +Thực hành tại một nhà máy xi măng co quy mô và công nghệ sản xuất tiên tiến trong nước:3 tháng. **Với công nhân kỹ thuật đã tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật: +Học lý thuyết chuyên ngành :3 tháng. +Thực hành ở một nhà máy xi măng có quy mô và công nghệ sản xuất tương tự:3 tháng ***Với công nhân chưa qua trường công nhân kỹ thuật: +Học lý thuyết chuyên ngành :6 tháng. +Thực hành ở một Nhà máy xi măng có quy mô và công nghệ tương tự:3 tháng. Công tác đào tạo tại nước ngoài: Tổ chức một đoàn thực tập vận hành dây chuyền sản xuất xi măng công suất 1000 tấn/ngày tại Trung Quốc.Dự kiến thành phần: Bảng 1.7: Bảng cán bộ được đào tạo tại nước ngoài Stt Loại hình cán bộ Số người 1 Kỹ sư công nghệ 4 2 Kỹ sư cơ khí 4 3 Kỹ sư điện 1 4 Kỹ sư tự động hóa 1 5 Công nhân bậc cao 8 Tổng 18 Để đảm bả tiến độ và chất lượng công trình nhà thầu cung cấp thiết bị,dịch vụ kỹ thuật cho công ty cổ phần xi măng Bắc Giang phải cử một số chuyên gia thực hiện công tác giám sát và hướng dẫn lắp đặt thiết bị,vận hành chạy thử hệ thống thiết bị của nhà máy.Nhà máy còn có trách nhiệm đào tạo,chuyển giao công nghệ cho đội ngũ cán bộ,công nhân vận hành của nhà máy trong giai đoạn lắp đặt,vận hành và chạy thử. Kết luận:Việc bố trí nhân lực của nhà máy được dựa trên cơ sỡ nguồn nhân lực hiện tại,tuyển dụng thêm và đào tạo lại là hợp lý. Công ty đã có chương trình,kế hoạch đào tạo kỹ sư,công nhân trong nước cũng như đào tạo ở nước ngoài,đồng thời dự án sẽ được sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài thông qua việc đào tạo và chuyển giao công nghệ. 1.3.4.1.2 Nhận xét đánh giá về khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án. -Đánh giá chung về thị trường xi măng Việt Nam trong tương lai:Theo quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tương Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,dự báo trong thời gian tới,nhu cầu xi măng của thị trường Việt Nam rất lớn,giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng từ 11-12%/năm.Giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng từ 7-7,5%/năm.Giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng 2,5-3%/năm. Theo thông tin từ Vụ Vật liệu Bộ xây dựng:Nhu cầu xi măng năm 2007 của cả nước là 32 triệu tấn.với tốc độ gia tăng như nhu cầu xi măng giai đoạn 2006-2010 là 11-12%,dự báo đến năm 2010 nhu cầu sẽ vào khoảng 50 triệu tấn.Trong khi đó tổng công suất các nhà máy xi măng hiện nay của cả nước khoảng 33-34 triệu tấn/năm.Hiện các địa phương đang triển khai hơn 30 dự án xi măng lò quay,tổng công suất 35 triệu tấn/năm,thì lượng thiếu hụt xi măng là rất lớn.Đến năm 2009,nếu các dự án thi công đúng tiến độ và phát huy được 100% công suất thì lượng xi măng cung cấp cho tiêu thụ nội địa sẽ tăng nhanh,Việt Nam sẽ có đủ xi măng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước,năm 2010 khả năng cung cấp xi măng sẽ cao hơn cầu khoảng 7,5 triệu tấn,nhưng trong thực tế các dự án đều chậm tiến độ từ 1-3 năm và khi đi vào sản xuất các nhà máy chưa phát huy được 100% công suất nên số lượng tinh toán trên chưa phù hợp với thực tế.Vì vậy sẽ không có lượng xi măng dư thừa như bảng cân đối trên.Theo tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay nhu cầu xi măng Việt Nam giai đoạn 2020 sẽ vào khoảng 92-94 triệu tấn. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì ở Việt Nam sẽ đầu tư thêm một số nhà máy mới,nhưng do nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng tập trung chủ yếu ở Miền Bắc và miền Trung nên sản lượng ở khu vực này chiếm tới 81% tỏng sản lượng,trong khi đó các tỉnh Nam Bộ chỉ chiếm khoảng 19% năng lực sản xuất xi măng của cả nước.Do đó trong trường hợp cả nước co dư xi măng giai đoạn 2009-2015 thì khu vực miền nam vẫn luôn ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vì không có nguồn cung cấp tại chỗ.Bình quân mỗi năm khu vực phía Nam thiếu khoảng 3-4 triệu tấn. Mặc dù trong giai đoạn 2010-2015 sản lượng xi măng trong cả nước có khả năng cân đối đủ cung cầu nhưng tại từng vùng lại có sự mất cân đối và phải điều chuyển một lượng lớn xi măng từ nơi sản xuất thừa(miền Bắc,miền Trung) đến nơi tiêu thụ(miền Nam). Đối với thị trường sản phẩm của dự án (Nhà máy xi măng Hương Sơn):Do vị trí địa lý của nhà máy xi măng Bắc Giang đặt tại huyện Lạng Giang,tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ nên thị trường chính tiêu thụ sản phẩm của nhà máy xi măng Bắc Giang hiện tại và trong thời gian tới được xác định là tại khu vực này gồm các tỉnh:Bắc Giang,Bắc Ninh,Lạng Sơn,Hà Nội và Vĩnh phúc.Dự kiến thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy xi măng Hương Sơn Bắc Giang được phân bố như sau: +Tiêu thụ tại tỉnh Bắc Giang:30% +Tiêu thụ tại tinh Bắc Ninh :25% +Tiêu thụ tại Lạng Sơn :5% +Thị trường Hà Nội :15% +Thị trường Vĩnh Phúc :25% Bản thân Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang đã là một cơ sở sản xuất đã có thương hiệu,uy tín và đã chiếm lĩnh thị phần trên thị trường.Khi sản phẩm xi măng lò quay của nhà máy được đưa ra thị trường sẽ có những ưu thế nhất định trong việc cạnh tranh với các thương hiệu xi măng khác và sẽ được tiêu thụ thuận lợi trên thị trường.Để mở rộng thị trường tiêu thụ khi công suất nhà máy tăng lên 360.000 tấn/năm,chủ đầu tư đã có hình thức tiếp thị và chương trình tiêu thụ sản phẩm cụ thể.Từ đó có thể khẳng định việc chiếm lĩnh thị trường,tiêu thụ sản phẩm của dự án rất khả thi. Về giá bán sản phẩm của dự án: Bảng 1.8: Bảng giá bán sản phẩm của dự án Stt Khoản mục Giá bán trước thuế Giá bán sau thuế Đồng/tấn Đồng/tấn 1 Xi măng PCB40 bao 700.000 770.000 2 Xi măng PCB40 rời 681.818 750.000 Giá bán được đưa ra dựa trên các yếu tố giá thành sản phẩm,giá bán hiện tại của các sản phẩm cùng loại trên thị trường các tỉnh phía Bắc.Hiện nay giá xuất xưởng xi măng lò quay(công nghệ khô) trên thị trường Miền Bắc vào khoảng 760.000 đồng đến 888.000 đồng/tấn.Miền Nam cao hơn,giá bán lẽ xi măng lò quay đã lên đến 1.100.000 đồng/tấn.Trên cơ sở đó giá bán sản phẩm là hợp lý,đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm. Tóm lại:Với uy tín về thương hiệu và mạng lưới tiêu thụ hiện có,khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại,khả năng chiếm lĩnh,mở rộng thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như giá bán sản phẩm của dự án là rất khả thi. 1.3.4.2 Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án. 1.3.4.2.1 Nhận xét,đánh giá về địa điểm đầu tư,quy mô dự án,công suất thiết kế,công nghệ thiết bị và hình thức đầu tư. *Địa điểm đầu tư: Nhà máy mới được đầu tư trên mặt bằng của nhà máy hiện tai,nằm trên khu vực đồi Việt Hương xã Hương Sơn,huyện Lạng Giang,tỉnh Bắc Giang.Là khu vực thuộc vùng trung du của tỉnh,cách thị xã Bắc Giang khoảng 27km về phía Nam.Diện tích mặt bằng nhà máy:6,62 ha;Diện tích mỏ đá vôi:45,5 ha. Giao thông trong khu vực khá thuận lợi,nhà máy cách quốc lộ 1A khoảng 700m và nối liền bằng đường bêtông,ôtô có thể đi lại thuận tiện,dễ dang.Đường sắt cách nhà máy khoảng 500m về phía Đông.Đường thủy là sông Thương cách 200m về phía Bắc. Địa hình ở đây thuộc dạng địa hình đồi thấp,kiểu bốc tròn khá thoải.Đỉnh đồi tương đối bằng phẳng do quá trình san gạt trước đây.Cao độ đỉnh đồi 20,4m,cao độ chân đồi 11-12m,ở phía Bắc và Tây Bắc giáp hồ cao độ 13,2m-15m,thấp hơn đỉnh đồi 6-7m.Bờ dốc tiếp giáp với dải đỉnh đồi có độ chênh cao 3-4m.Xung quanh đồi về 3 phía:Đông,Tây,Nam có ao hồ bao bọc.Đáy hồ có cao độ 9-10m.Trên sườn và đỉnh đồi được trồng bạch đàn. Nhìn chung địa hình ở đây tương đối thuận lợi về xây dựng cải tạo nhà máy xi măng lò đứng Hương Sơn sang lò quay,song do diện tích hẹp,cần có đầu tư san lấp mở rộng mặt bằng nhà máy ra phía ngoài hàng rào nhà máy hiện có. -Các điều kiện khác như thông tin liên lạc,điện đều rất thuận lợi. *Quy mô công suất của dự án:Chủ đầu tư đã dựa vào các căn cứ sau để lựa chọn quy mô công suất hợp lý. -Quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt trong Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005. -Chấp thuận về chủ trương cho phép chuyển đổi công nghệ nhà máy xi măng Hương Sơn tai văn bản số 93/UBND-TN&TKQ ngày 16/01/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang và công văn số 1276/BXD-VLXD ngày 14/6/2007 của Bộ Xây dựng. -Nhu cầu thị trường xi măng trong nước trong những năm tớ và đặc biệt là nhu cầu thị trường địa bàn đầu tư chuyển đổi công nghệ nhà máy xi măng Hương Sơn. -Nguồn nguyên liệu tại khu vực như:Đá vôi Cai Kinh,Đồng Tiến,đất sét Việt Hương các mỏ này có chất lượng,trữ lượng lớn đảm bảo cho nhà máy hoạt động lâu dài. -Khả năng thu xếp tài chính cung cấp cho dự án của chủ đầu tư. -Kinh nghiệm sản xuất của cán bộ công nhân viên nhà máy xi măng Hương Sơn trong những năm qua. Quy mô công suất được lựa chọn như sau: Bảng 1.9: Bảng quy mô công suất được lựa chọn Stt Chủng loại sản phẩm Đơn vị Số lượng I Công suất nhà máy Tính theo clinker CPC50 Tấn /năm 300.000 II Sản phẩm Sản lượng xi măng theo PCB40 Tấn/năm 360.000 Sản phẩm của nhà máy sản xuất ra là clinker CPC50 theo TCVN 7024:2002 và xi măng PCB40 theo TCVN 6260-1997. Việc lựa chọn quy mô công suất,chất lượng sản phẩm của dự án như trên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên của công ty,khả năng cung cấp nhiên liệu cho cả đời của dự án,khả năng cạnh tranh của sản phẩm,khả năng huy động vốn,kinh nghiêm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Dây chuyền công nghệ sản xuất được tóm tắt như sau: -Khâu tiếp nhận nguyên liệu và vận chuyển về kho chứa được cơ giới hóa. -Các nguyên liệu chính cho sản xuất,tùy thuộc vào kích thước ban đầu được đập tới cỡ hạt hợp lý và chứa các silô hoặc dự trữ trong kho đồng nhất sơ bộ nhằm ổn định trong sản xuất. -Căn cứ tính chất cơ lý của đất sét,dây chuyền công nghệ lựa chọn sử dụng máy đập 2 trục có răng để đập đất sét,đồng thời dự án lựa chọn dây chuyền máy nghiền đứng để nghiền nguyên liệu nhằm tiết kiệm năng lượng nghiền và nâng cao khả năng sấy khi nguyên liệu sử dụng có độ ẩm cao. -Lựa chọn tối ưu hệ thống đòng nhất bột liệu theo kiểu nạp và tháo liên tục nhằm tăng khả năng đồng nhất,hợp lý về thời gian dự trữ và tiết kiệm chi phí xây dựng silô chứa. -Sử dụng máy nghiền bia kiểu gió quét để nghiền than.Trang bị đầy đủ,đồng bộ các thiết bị an toàn phòng chốn cháy nổ cho hệ thống nghiền và chứa than mịn.Sử dụng lọc bụi túi để thu hồi than mịn,đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường. -Quá trình nung clinker thực hiện trong lò quay với tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh,5 tầng xyclon có buồng phân hủy và thiết bị làm lạnh clinker kiểu ghi với hiệu suất thu hồi nhiệt cao. -Sử dụng 100% nhiên liệu đốt là than cám 4aHG.Dầu DO chỉ được sử dụng trong giai đoạn khởi động lò và để ổn định chế độ nhiệt ở lò nung,buồng phân hủy khi cần thiết,cung cấp khí nóng cho máy nghiền than,nghiền nguyên liệu khi độ ẩm nguyên liệu cao hoặc khi khởi động lò và trong trường hợp chất lượng than mịn dao động quá lớn. -Khí thải sau thiệt bị làm lạnh clinker một phần được sử dụng ở buồng phân hủy nhờ ống gió 3 để cung cấp khí nóng cho quá trình cháy nguyên liệu ở buồng phân hủy. -Khí thải từ tháp trao đổi nhiệt của lò nung được sử dụng làm tác nhân sấy trong quá trình nghiền liệu và nghiền sấy than sau khi đi qua xyclone hiệu suất cao nhằm tiết kiệm năng lượng nhiệt. -Các thiết bị vận chuyển trong dây chuyền sản xuất được lựa chọn phù hợp với tính chất và cự li vận chuyển nhằm giảm chi phí đầu tư,tiết kiệm năng lượng,an toàn trong vận hành,bảo dưỡng thuận lợi.Các điểm chuyển liệu cũng như sản phẩm đều được trang bị các lọc bụi túi phù hợp nhằm khống chế nồng độ bụi trong khí thải 50mg/Nm3. Xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5427.DOC