Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 3

Chương I: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội. 4

1 . Giới thiệu tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 4

1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 4

1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 6

1.3 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban của chi nhánh Nam Hà Nội. 6

1.4 Chức năng nhiệm vụ hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 9

1.5 Các lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng. 10

1.5.1 Hoạt động huy động vốn. 10

1.5.2 Hoạt động tín dụng. 10

1.5.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. 11

2. Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội 11

2.1 Vai trò của công tác thẩm định dự án trong quá trình cho vay. 11

2.2 Phương pháp thẩm định. 15

2.2.1 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. 15

2.2.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự. 16

2.2.3 Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án. 17

2.2.4 Phương pháp dự báo. 18

2.2.5 Phương pháp triệu tiêu rủi ro. 19

2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh. 20

2.4 Nội dung thẩm định dự án tại chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội 20

2.4.1 Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án 20

2.4.2 Thẩm định nội dung thị trường của dự án 20

2.4.3 Thẩm định nội dung tài chính của dự án. 22

2.4.4 Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội 29

2.5 Minh họa qua dự án cụ thể về thực trạng thảm định dự án đầu tư “ Dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Dân lập Thăng Long” 29

2.5.1 Giới thiệu về dự án. 29

2.5.2 Thảm định về chủ đầu tư. 30

2.5.2.1 Giới thiệu chung. 30

2.5.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trường 31

2.5.2. 3 Năng lực pháp lý 32

2.5.2. 4 Năng lực tài chính. 33

2.5.3 Thẩm định về dự án đầu tư. 37

2.5.3.1 Cơ sở pháp lý đầu tư. 37

2.5.3.2 Sự cần thiết của dự án. 40

2.5.3.3 Thẩm định hiệu quả của dự án 43

2.5.3.4 Bảo đảm tiền vay- kì hạn trả nợ 51

2.5.4 Kết luận của tổ thẩm định. 52

3. Đánh giá thực trạng thẩm định dự án đầu tư cho vay tại chi nhánh ngân hàng NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 55

3.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân. 55

3.1.1 Thành tựu đạt được 55

3.1.2 Nguyên nhân chủ yếu của các kết quả trên: 57

3.2 Một số hạn chế của công tác thẩm định dự án và nguyên nhân. 60

3.2.1 Hạn chế 60

3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trên: 60

Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội. 62

1. Phương hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh thời gian tới. 62

1.1 Định hướng hoạt động cho vay: 62

1.2 Định hướng của công tác thẩm định 63

2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định. 64

2.1 Giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định. 64

2.1.1 Đối với nội dung thẩm định khách hàng vay vốn 64

2.1.2 Đối với nội thẩm định phương diện kỹ thuật 65

2.1.3 Đối với nội dung phân tích thị trường 66

2.1.4 Về xác định thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ 66

2.1.5 Giải pháp khi thực hiện thẩm định tài chính 67

2.2 Giải pháp về mặt tổ chức điều hành. 70

2.3 Giải pháp về đội ngũ cán bộ. 70

2.3.1 Tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao 71

2.3.2 Đào tạo, trao đổi chuyên môn 71

2.3.3 Giáo dục về nhận thức, tư cách đạo đức 72

2.4 Giải pháp về thông tin. 72

2.5 Giải pháp về trang thiết bị. 74

2.6 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định. 75

3. Đề xuất kiến nghị 76

3.1 Kiến nghị với chính phủ. 76

3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 78

3.3 Kiến nghị với NHNo & PTNT 81

Kết luận 82

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huế trước bạ. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 18.117trđ tăng so với năm trước nguyên nhân là do trường đang tiến hành xây dựng trường nên chi phí XDCB dở dang tăng ( bao gồm các khoản chi đền bù đất, thiết kế xây dựng,thi công, chi phí BQL xây dựng....) • Kết quả hoạt động sự nghiệp và các hệ số tài chính: - Kết quả hoạt động sự nghiệp: So với năm 2005 thì kết quả hoạt động sự nghiệp tại thời điểm năm 2006 của trường tăng. Doanh thu thuần năm 2005 là 15.595trđ, năm 2006 doanh thu thuần là 15.953trđ. Lợi nhuận năm 2005 là 4.424trđ, năm 2006 là 3.932trđ. Tuy lợi nhuận giảm so với năm trước nhưng hoạt động sự nghiệp của trường vẫn hiệu quả. - Các hệ số tài chính + Tỷ suất tự tài trợ năm 2005 là 94,9%; năm 2006 là 96,9%. Tỷ suất tự tài trợ ở mức cao cho thấy tính tự chủ về tài chính của trường đươợc đảm bảo. + Tỷ suất thanh toán ngắn hạn năm 2005 là 16,24; tháng 8/2006 là 3,34. Tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ với tổng TSLĐ hiện có thì trường hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. + Tỷ suất thanh toán nhanh năm 2005 là 16,14; năm 2006 là 2,99. Tỷ suất này cho thấy lươợng tiền hiện có của trường đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. • Quan hệ tín dụng: Trường đại học dân lập Thăng Long có quan hệ tiền gửi với Ngân hàng Đầu tư và NHNo&PTNT Nam Hà Nội . Quan hệ tiền gửi chính với NHNo Nam Hà Nội – Phòng giao dịch số 5 từ khi PGD số 5 mới thành lập. Các lần thu học phí của trường từ trước đến nay PGD 5 đều thực hiện thu học phí và chuyển tiền về tài khoản của trường tại PGD 5-NHNo Nam Hà Nội. Đây là lần đầu tiên trường đặt quan hệ vay vốn để thực hiện dự án xây dựng trường Nhận xét: Nhìn chung, hoạt động sự nghiệp của Trường Thăng Long có hiệu quả. Tình hình tài chính lành mạnh, với các hệ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán cho thấy trường có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. 2.5.3 Thẩm định về dự án đầu tư. 2.5.3.1 Cơ sở pháp lý đầu tư. - Giấy đề nghị vay vốn. - Báo cáo khả thi Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Thăng Long - Quyết định số 411/TTg ngày 09-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học dân lập Thăng long. - Ý kiến của UBND xã Đại Kim ngày 28-6-2002 về việc đồng ý cấp đất cho Trường Đại học dân lập Thăng Long tại công văn số 13/HC-TH ngày 03-4-2002 của Trường Đại học dân lập Thăng Long. - Ý kiến của Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội trong thư gửi đề ngày 28-8-2002 gửi Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội của trường Đại học dân lập Thăng long. - Công văn số 132/QHKT-TH ngày 26-9-2002, số 449/QHKT-P1 ngày 20-11-2002, số 248/QHKT-TH ngày 25-02-2003 (có sơ đồ kèm theo) của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà nội về việc thoả thuận giới thiệu địa điểm xây dựng Trường tại xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà nội. - Căn cứ công văn số 257/UB-NNĐC ngày 23-01-2003 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Địa chính-Nhà đất, Bộ giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Trường Đại học dân lập Thăng Long về việc Trường Đại học dân lập Thăng Long xin sử dụng đất xây dựng trường học - Công văn số 679/KHTC ngày 24-01-2003 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc đồng ý cho Trường Đại hoc dân lập Thăng Long xin cấp đất xây dựng cơ sở mới của Trường Đại học dân lập Thăng Long. - Công văn số 09/CV ngày 28-2-2003 của Uỷ ban nhân dân xã Đại Kim đồng ý thoả thuận giới thiệu địa điểm đất xây dựng Trường Đại học dân lập Thăng Long với diện tích khoảng 30.000 m2 - Công văn số 804/UB-NNĐC ngày 21-03-2003 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Địa chính - Nhà đất, Bộ giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Trường Đại học dân lập Thăng Long, về việc xem xét về quy mô sử dụng đất để xây dựng Trường. - Công văn số 267/TB-UB ngày 31-3-2003 của Uỷ ban nhân dân Huyện Thanh Trì về việc nhất trí để Trường Đại học dân lập Thăng Long tiến hành các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền xin thuê đất để xây dựng Trường tại xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà nội. - Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 248/QHKT-TH ngày 25-02-2003 về việc xây dựng trường Đại học dân lập Thăng Long. - Công văn số 1675/UB-KH&ĐT ngày 04-6-2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đầu tư xây dựng trường Đại học dân lập Thăng Long. - Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 1292/QHKT-P1 ngày 11-8-2003 về việc giới thiệu địa điểm xây dựng trường Đại học dân lập Thăng Long. - Công văn số 535/VQH-X4 ngày 14-11-2003 của Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội về việc cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật khu đất thuộc x• Đại Kim, huyện Thanh Trì nay là phường Đại Kim quận Hoàng Mai. - Công văn số 951EVN/ĐLHN-TT ngày 25-12-2003 của Công ty điện lực Thanh Trì. - Công văn số 0338/EVN-ĐLHN-P4 ngày 19-01-2004. Của Công ty điện lực TP Hà Nội về việc cấp nguồn TBA và thoả thuận di chuyển đoạn tuyến ĐDK. - Công văn số 154/QHKT-P1 ngày 02-02-2004 của Sở quy hoạch kiến trúc về việc QH tổng mặt bằng Trường Đại học dân lập Thăng Long. - Công văn số 2870/KHTC ngày 15-4-2004 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc xác định chuẩn quy mô sinh viên. - Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 1014/QHKT-P1 ngày 26-5-2004 về việc thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng trường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại Kim quận Hoàng mai - Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 1412/QHKT-P1 ngày 12-7-2004 về việc thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng trường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại Kim quận Hoàng mai. - Công văn số 2142/KDNS-KT ngày 25-10-2004 của Công ty kinh doanh nước sạch về việc thoả thuận cấp nước dự án ĐTXD trường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại Kim quận Hoàng mai. - Công văn số 1004/CTTN ngày 11-11-2004 của Công ty thoát nước Hà Nội. - Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy số 50/CNTD-PCCC ngày 09/02/2006 của Công an thành phố Hà Nội. - Biên bản làm việc số 40/BB_TL ngày 10-11-2004 giữa Trường Đại học dân lập Thăng long và Công ty đầu tư xây dựng số 2 về việc thống nhất hạ tầng kỹ thuật dự án xây dựngTrường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại kim quận Hoàng Mai - Căn cứ văn bản về Tổ chức và quy mô Trường Đại học dân lập Thăng Long - Công văn số 1489/NHNo-KHTH ngày 8/5/2006 của NHNo Việt Nam về việc áp dụng lãi suất cho vay dài hạn đối thiểu đối với dự án xây dựng trường ĐHDL Thăng Long. - Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. - Hợp đồng kinh tế số 71,72/ HĐKT-CTP ngày 10/11/2005 ký với Công ty Tu Tạo phát triển nhà Hà Nội “V/v giao nhận thi công san nền - kè chắn đất - làm đường giao thông ”. - Hợp đồng số 026/HĐ - XD ngày 10/4/2006 ký với Công ty CP Tư vấn thiết kế xây lắp điện lực và hạ tầng á Châu “V/v thi công xây dựng trạm biến áp và hạn ngầm tuyền đường dây không qua khu đất của trường”. - Hợp đồng số 01/HĐKT – CTP ngày 15/03/2006 ký với Công ty Tu tạo và phát triển nhà Hà Nội “V/v Thi công hạng mục Đường nội bộ – Hạ tầng kỹ thuật”. - Hợp đồng số 02/HĐKT – CTP ngày 15/03/2006 ký với Công ty Tu tạo và phát triển nhà Hà Nội “V/v Thi công hạng mục Thư viện”. - Hợp đồng số 03/HĐKT – CTP ngày 15/03/2006 ký với Công ty Tu tạo và phát triển nhà Hà Nội “V/v Thi công hạng mục Nhà ăn – Câu lạc bộ”. - Quyết định số 98a/QĐ-ĐHTL ngày 02 tháng 04 năm 2008 về việc Phê duyệt bổ sung tổng mức đầu tư Dự án xây dựng Trường Đại học Thăng Long. - Quyết định số 272/QĐ-HĐQT ngày 20 tháng 10 năm 2008 về việc Phê duyệt phương án huy động vốn bổ sung Dự án xây dựng Trường Đại học Thăng Long. - Công văn số 312/CV-ĐHTL đề nghị vay bổ sung vốn dài hạn đầu tư xây dựng trường của Trường Đại học Thăng Long ngày 20/11/2008. - Các hồ sơ tài liệu chứng minh tình hình thực hiện thi công và mua sắm thiết bị. 2.5.3.2 Sự cần thiết của dự án. Trường Đại học dân lập Thăng Long được thành lập theo quyết định số 411/TTg ngày 09-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học dân lập Thăng long là một trong những nơi đào tạo sinh viên có trình độ cao và uy tín nhất của Việt Nam, hàng năm số sinh viên tốt nghiệp của Trường được nhận vào làm tại các cơ quan trong và ngoài nước đã tạo được uy tín và chất lượng giảng dậy cho Trường. Trường Đại học dân lập Thăng Long gồm 3 khoa: Khoa toán và Tin học (có 3 chuyên ngành), Khoa Quản lý (có 5 chuyên ngành), Khoa Tiếng Anh (có 3 chuyên ngành). Các phòng, ban: Phòng Hành chính-Tổng hợp, phòng Giáo vụ, phòng Quản lý sinh viên, phòng thông tin-tư liệu-thư viện, phòng máy tính, Ban thanh tra. Các tổ bộ môn: Bộ môn toán-tin học, bộ môn kinh tế, bộ môn tiếng Anh, bộ môn tiếng Pháp-Nhật. Hiện tại Trường Đại học dân lập Thăng Long đang giảng dậy trên khu đất trước kia là trạm xá có diện tích khoảng hơn 2000 m2 thuê của Công ty Cao su sao vàng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân. Tính từ năm học 1994-1995 số sinh viên nhập học là 73 trên tổng số sinh viên là 210. Đến năm học 2002-2003 số sinh viên nhập học đã là 988 trên tổng số sinh viên là 3386. Dự kiến đến năm học 2010-2011 số sinh viên nhập học là 1500, trên tổng số sinh viên là 5500. Với việc số sinh viên nhập học ngày càng tăng như vậy cùng với diện tích thuê để làm trường có hạn, nên điều kiện giảng dậy gặp vô cùng khó khăn. Vì vậy cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước để việc đào tạo đạt chất lượng ngày càng cao hơn, việc xây dựng mới Trường Đại học dân lập Thăng Long tại ô đất thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai là vô cùng cần thiết. • Mô hình xây dựng: Tổng diện tích khu đất quy hoạch : 23724,8 m2 Bao gồm: + Diện tích phần đất tạm giao : 3299,2 m2 + Diện tích đất xây dựng trường học : 20425,6 m2 Trong đó: - Diện tích xây dựng công trình : 6964 m2 - Diện tích đất sân vườn nội bộ cây xanh : 13461,6 m2 - Diện tích sàn : 30709 m2 - Mật độ xây dựng : 34,1% - Hệ số sử dụng đất : 1,5 - Tầng cao công trình : 1-9 tầng Trên khu đất có diện tích 23.724,8 m2, dự kiến đầu tư xây dựng 1 khối nhà học 7 tầng kết hợp với khối hiệu bộ và văn phòng 9 tầng, khối thư viện 4 tầng, khối hội trường kết hợp khối giảng đường 1 tầng, khối nhà TDTT 1 tầng, khối nhà ăn kết hợp câu lạc bộ 2 tầng có diện tích chiếm đất khoảng 6964 m2 với các khu vực chức năng sử dụng như sau: - Khối học 7 tầng : Tầng 1: sảnh, gửi mũ áo, các phòng nghỉ giáo viên, các phòng học, kho. Tầng 2,3,4,5,6,7 các phòng học và giảng đường, kho. - Khối hiệu bộ 9 tầng: Tầng hầm để xe cho giáo viên và sinh viên. Tầng 1: sảnh gửi mũ áo, các phòng hiệu bộ Tầng 2,3: các phòng hiệu bộ, phòng hội thảo. Tầng 3,4,5,6,7 văn phòng các khoa. Tầng 8,9 các phòng học chuyên nghành. - Khối thư viện 4 tầng: Tầng 1: sảnh, phòng mượn, phòng phô tô copy, kho sách. Tầng 2,3,4: phòng đọc, phòng tra cứu, kho sách. - Khối hội trường 1 tầng: Tầng 1: sảnh, phòng khán giả 900 chỗ, sân khấu, các phòng thay đồ Tầng 2; phòng khán giả 240 chỗ. - Khối giảng đường 1 tầng: Tầng 1: sảnh, 2 phòng giảng đường 250 chỗ, kho, chuẩn bị - Khối nhà TDTT 1 tầng: phục vụ cho môn bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, bóng đá trong nhà.v.v. - Khối nhà ăn, câu lạc bộ: Tầng 1: sảnh, phòng ăn, bếp, các phòng câu lạc bộ. Tầng 2: phòng đa năng, các phòng câu lạc bộ.Ngoài ra còn có sân thể thao ngoài trời, bể nước ngầm phục vụ sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy, phòng trực bảo vệ, đường giao thông, đường ống hạ tầng cấp nước, thoát nước, cấp điện, cây xanh, hàng rào. 2.5.3.3 Thẩm định hiệu quả của dự án a. Tổng mức đầu tư: 136.223trđ. Bao gồm các khoản : Đơn vị: trđ TT Khoản mục Chi phí Tổng số 136,223 1 Xây lắp 103,385 2 Thiết bị 6,690 3 Chi phí khác 6,345 4 Đền bù giải phóng mặt bằng 5,663 5 Dự phòng phí 3 % ( 1 + 2 ) 3,302 6 Lãi trong thời gian thi công 10,838 Nhu cầu vốn 136,223 Vốn tự có 41,223 Vốn vay NHNo NHN 95,000 b. Đánh giá hiệu quả của dự án • Giải pháp kết cấu: ◦ Phần móng: - Khối học - hiệu bộ: + Móng được thiết kế giải pháp móng cọc BTCT + Dùng cọc BTCT mác 300, tiết diện 300 x 300 dài 30 m. Mỗi cọc gồm 6 đoạn, 01 đoạn C1 dài 5m, 05 đoạn C2 dài 5m + Cọc được thi công theo phương pháp ép trước + Cọc dùng bê tông mác 200. Thép A1 Ra = 2300 kg/cm2, Thép AII Ra = 2800 kg/cm2. Tường móng, móng gạch xây gạch chỉ đặc 75#, vữa xi măng 50#. + Lót móng bằng bê tông gạch vỡ 50# dầy 100. - Khối thư viện: + Móng được thiết kế giải pháp móng cọc BTCT + Dùng cọc BTCT mác 200 có Ra=90 kg/cm2. Cọc có tiết diện 250x250 dài 30 m thi công bằng phương pháp ép trước. + Cọc dùng bê tông mác 200. Thép A1 Ra = 2300 kg/cm2, Thép AII Ra = 2800 kg/cm2. Tường móng, móng gạch xây gạch chỉ đặc 75#, vữa xi măng 50#. - Khối hội trường - giảng đường: + Móng được thiết kế giải pháp móng cọc BTCT + Dùng cọc BTCT mác 200 có Ra=90 kg/cm2. Cọc có tiết diện 250x250 dài 30 m thi công bằng phương pháp ép trước. + Cọc dùng bê tông mác 200. Thép A1 Ra = 2300 kg/cm2, Thép AII Ra = 2800 kg/cm2. Tường móng, móng gạch xây gạch chỉ đặc 75#, vữa xi măng 50#. - Khối nhà TDTT: + Móng được thiết kế giải pháp móng cọc BTCT + Dùng cọc BTCT mác 200 có Ra=90 kg/cm2. Cọc có tiết diện 250x250 dài 30 m thi công bằng phương pháp ép trước. + Cọc dùng bê tông mác 200. Thép A1 Ra = 2300 kg/cm2, Thép AII Ra = 2800 kg/cm2. Tường móng, móng gạch xây gạch chỉ đặc 75#, vữa xi măng 50#. - Khối nhà ăn - câu lạc bộ: + Móng được thiết kế theo giải pháp móng băng BTCT. + Móng được dùng bê tông mác 200 có Ra=90 kg/cm2. Thép A1 Ra = 2300 kg/cm2, Thép AII Ra = 2800 kg/cm2. Tường móng, móng gạch xây gạch chỉ đặc 75#, vữa xi măng 50#. ◦ Phần thân nhà: kết cấu khung BTCT đổ tại chỗ. Tường xây gạch dùng để ngăn cách bao che, sàn BTCT đổ tại chỗ. ◦ Phần mái: Mái BTCT đổ tại chỗ. Khối nhà TDTT và khối hội trường và giảng đường: mái được dùng bằng tấm lợp nhẹ vượt khẩu độ lớn. ◦ Phần điện: Cơ sở thiết kế: - Tiêu chuẩn TCXD 16 – 86 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. - Tiêu chuẩn TCXD 25 – 91 Đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình dân dụng. - Tiêu chuẩn TCXD 27 – 91 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng. - Quy phạm trang bị điện 11TCN 18, 19,20, 21 – 1984. - Công văn số 535/QH-X4 ngày 21/1/2003 của viện quy hoạch xây dựng Hà nội về việc cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại xã Đại kim – Thanh trì - Hà nội Cấp điện: nguồn từ trạm biến áp công cộng 35/0,4KV-400KVA Kim Lũ ở phía Đông Bắc ô đất. ◦ Phần chống sét: Cơ sở thiết kế + TCN 68-174/1998 tiêu chuẩn chống sét của Tổng Cục Bưu Điện. + 20 TCN 46-84 tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng. + NF C17-102/1995 tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp. + Tiêu chuẩn nối đất chống sét H.S của Singapore. + Căn cứ vào các tài liệu và thông số kỹ thuật về thiết bị chống sét của Tập đoàn HELITA-Pháp ( French standard ). Hệ thống chống sét PULSAR gồm 3 bộ phận chính: + Đầu thu sét PULSAR45 + Cáp thoát sét bằng đồng + Hệ thống nối đất chống sét ◦ Phần nước bao gồm: - Cấp nước: Với nhu cầu sử dụng nước của dự án là 169,5 m3/ngày bao gồm phục vụ sinh hoạt, phòng CCC. Nước sinh hoạt cho công trình được lấy từ đường ống cấp nước thành phố ở phía nam ô đất theo ống truyền đẫn D90 cấp nước vào bể chứa nước ngầm qua đồng hồ đo nước cho toàn dự án. Nước sinh hoạt được lấy từ nguồn nước ngoài nhà theo ống truyền dẫn cấp lên két mái công trình. Từ két mái nước theo ống truyền dẫn cấp cho các thiết bị vệ sinh. Sơ đồ cấp nước được phân bố thành từng trục để cấp nước liên tục cho các khu. - Thoát nước: Thoát nước mưa, nước sinh hoạt được thu vào rãnh đậy đan B300, ga cống và cống D300, ga thu mưa trực tiếp. Toàn bộ hệ thống thoát nước đổ vào ga cống và cống D400, D600, D800 đổ vào mương tiêu hiện có ở phía Tây Nam ô đất khi đường vành đai 3 chưa thi công. Nếu đường vành đai 3 đã thi công, toàn bộ hệ thống thoát nước của dự án đổ vào ga cống và cống thoát nước trên đường vành đai 3. ◦ Đường giao thông: Công trình được giáp 3 mặt đường nên rất thuận tiện cho việc đi lại. • Khả năng tác động đến môi trường, PCCC, giải pháp của dự án: - Dự án đầu tư xây dựng trường đại học, do đó tác động môi trường là hầu như không có. - Một trong những tác động có thể ảnh hưởng đến môi trường là hệ thống thoát nước thải của công trình thải ra hằng ngày. Tuy nhiên theo thiết kế hệ thống nước thải các đường ống đều được đi ngầm dưới đất và nước thải trước khi đi ra hệ thống cống của thành phố được đi qua hệ thống ga để lắng cặn, nên sẽ không ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường xung quanh. - Rác thải của nhà được thu gom về bể xử lý rác sau đó mới được đưa ra xe gom rác của thành phố. - Phòng cháy chữa cháy: Lắp đặt các họng nước, các bình bọt CO2 cho các tầng nhà. Hệ thống cấp nước chữa cháy cho công trình được xây dựng hợp lý. • Tổ chức, quản lý dự án: - Dự án đầu tư xây dựng “Trường Đại học dân lập Thăng long “ được quản lý điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị Trường Đại học dân lập Thăng long. Sự điều hành được tập trung thống nhất từ Chủ tịch đến các phòng ban. - Trường Đại học dân lập Thăng long sẽ thành lập Ban quản lý dự án, thành phần Ban quản lý dự án gồm: + Giám đốc Ban quản lý dự án. + Phó giám đốc Ban quản lý dự án. + Kế toán Ban quản lý dự án (03 - 04 Nhân viên). - Ban quản lý dự án chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị, có trách nhiệm: + Tiến hành các công tác chuẩn bị đầu tư, có những công việc phải thuê tư vấn thực hiện quản lý chi phí xây dựng công trình. + Lựa chọn đơn vị tư vấn để Lập Dự án đầu tư xây dựng, Khoan khảo sát địa chất, Thiết kế kỹ thuật thi công, Thẩm định dự án, Thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công và Tổng dự toán, Lập hồ sơ mời thầu xây lắp và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp, Giám sát thi công xây dựng, Tổ chức nghiệm thu, thanh toán từng phần của công trình và nghiệm thu, thanh toán bàn giao công trình. + Tổ chức đấu thầu thi công theo đúng Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 và nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu. + Lập hồ sơ hoàn công theo đúng quy định. • Đánh giá tiến độ thực hiện dự án: Dự án được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư: Quí III / 2003 - Quí I / 2005. Xin thoả thuận kiến trúc quy hoạch, khảo sát đo đạc, xin cấp chỉ giới đường đỏ và các số liệu kỹ thuật đô thị, xin ký duyệt Qui hoạch tổng mặt bằng và thoả thuận phương án thiết kế, lập Dự án đầu tư xây dựng, xin thuê đất. Thẩm định và phê duyệt dư án đầu tư xây dựng. Giải phóng mặt bằng. Thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công và lập tổng dự toán xây dựng công trình. + Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư: Quý III/2005 – Quý IV/2007 : Thi công công trình và bàn giao. + Giai đoạn 3 : Kết thúc đầu tư: Quý I/2008. ◦ Lập hồ sơ hoàn công và lưu trữ hồ sơ ◦ Thẩm định quyết toán ◦ Thanh lý hợp đồng Hiện nay công trình đang thực hiện theo tiến độ đã hoàn thành xong phần đền bù giải phóng mặt bằng, xây thô xong nhà thư viện 4 tầng, đang xây dựng nhà ăn 2 tầng, và đang làm móng nhà hiệu bộ 9 tầng. Đầu học kì tới trường dự kiến sẽ đưa nhà thư viện 4 tầng vào sử dụng. • Hiệu quả tài chính của dự án: ◦ Các khoản thu: Trường Đại học Dân lập Thăng Long sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ có những khoản thu sau: Thu học phí của sinh viên: hiện nay học phí trung bình nhà trường thu là 4,5trđ/ sinh viên/năm, với số lượng sinh viên hiện tại là 5.463 sinh viên. So với mặt bằng các trường dân lập trong thành phố hiện nay thì mức thu trên là hợp lý. Ngoài khoản thu học phí, hàng năm trường còn thu tiền đóng góp xây dựng trường, với mức thu là 1.500.000đ/sinh viên trong 4 năm học. Mức thu tiền xây dựng trường căn cứ vào số lượng sinh viên của trường hàng năm. Bên cạnh đó trường còn có các khoản thu từ việc trông, giữ xe cho sinh viên, các khoản thu từ cho thuê địa điểm làm trung tâm đào tạo dạy ngoại ngữ, tin học... dự kiến các khoản thu này khoảng 4.500trđ/năm. ◦ Các khoản chi phí Lương và bảo hiểm xã hội: lương của cán bộ nhân viên nhà trường bằng 30% tiền thu học phí, mức bảo hiểm xã hội chiếm 25% lương. - Chi phí điện nước: 8% doanh thu vì tính cả điện phục vụ cho thời gian cho thuê buổi tối. - Chi phí sửa chữa và bảo trì: Là các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên (1,5% xây lắp và 4% thiết bị). - Chi phí khác: 1% tổng doanh thu - Chi phí quản lý: 12% học phí. - Ngoài các chi phí trên thì hàng năm trường còn phải trả tiền thuê đất là 8,9trđ. - Trả lãi vay: căn cứ theo công văn 1489/NHNo-KHTH ngày 8/5/06 của NHNo Việt Nam, lãi suất cho vay dài hạn tối thiểu đối với Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học dân lập Thăng Long bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + 3%/năm tương đương khoảng 11,4%/năm, trường sẽ trả lãi theo 2 kỳ mỗi năm. ◦ Khấu hao cơ bản: Khấu hao xây dựng 20 năm, khấu hao thiết bị, chi phí khác và dự phòng là 8 năm. Tên tài sản tính khấu hao Thời gian Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ 9 Xây dựng 20 5,169 5,169 5,169 5,169 5,169 5,169 5,169 5,169 5,169 Thiết bị 8 836 836 836 836 836 836 836 836 - Chi phí khác 8 793 793 793 793 793 793 793 793 - Dự phòng + Lvay 8 1,768 1,768 1,768 1,768 1,768 1,768 1,768 1,768 - Tổng cộng 8,566 8,566 8,566 8,566 8,566 8,566 8,566 8,566 5,169 ◦ Thuế Thu nhập: Theo Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập thì thuế TN Nhà trường được áp dụng là 10% năm. ◦Lợi nhuận: Các loại chi phí Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ 9 Tổng chi phí 34,628 37,836 39,728 41,154 42,905 44,226 45,900 47,056 45,327 Doanh thu 31,800 35,137 39,750 43,988 49,625 54,313 60,000 65,138 71,375 Lãi trước thuế -2,828 -2,699 22.2 2,833 6,720 10,087 14,100 18,081 26,049 Thuế TN 2.2 283 672 1,009 1,410 1,808 2,605 Lãi sau thuế -2,828 -2,699 20 2,550 6,048 9,078 12,690 16,273 23,444 Nguồn trả nợ 6,587 6,677 8,580 10,351 12,800 14,921 17,449 19,957 21,580 Nhận xét: Với các khoản thu, chi, khấu hao và thuế như trên, thì dự án bị lỗ vào hai năm đầu khi đi vào hoạt động nguyên nhân lỗ là do chi phí khấu hao và lãi vay vốn lớn nhưng những năm tiếp theo dự án đều có lãi, tăng trưởng ổn định. ◦ Dòng tiền của dự án: Với lãi suất chiết khấu là 10% thì NPV= 39.800 trđ và IRR =13%, lớn hơn mức lãi suất chiết khấu. Chứng tỏ dự án khả thi và có hiệu quả. Dự án vẫn khả thi khi mức lãi suất chiết khấu lên đến 12%, khi đó NPV sẽ là 11.210trđ và IRR là 13%. ◦ Khả năng trả nợ vay TCTD: Nhà trường sẽ trích 100% KHCB và 70% lợi nhuận để trả nợ. Với nguồn trả nợ trên thì trong 10,7 năm nhà trường sẽ trả hết nợ cho Ngân hàng. ◦ Tính rủi ro của dự án: Rủi ro lớn nhất của dự án này là số lượng sinh viên và tiền học phí hàng năm. Khi số lượng sinh viên thay đổi xuống còn 4.300 sinh viên thì NPV vẫn dương và khi đó NPV sẽ là 2.246 và IRR là 10% => dự án vẫn hiệu quả. PA gốc 5600 5300 5000 4500 4300 4200 NPV 39,800 39,800 31,134 22,467 8,024 2,246 (643) IRR 13% 13% 12% 12% 11% 10% 10% Khi số lượng sinh viên và số tiền học phí cùng thay đổi thì NPV sẽ thay đổi như sau: 39,800 5600 5300 5000 4500 4300 4200 4.5 39,800 31,134 22,467 8,024 2,246 (643) 4 23,763 15,956 8,148 (4,864) (10,068) (12,671) 3.5 7,725 777 (6,171) (17,751) (22,383) (24,699) 3.3 1,310 (5,294) (11,898) (22,906) (27,308) (29,510) 3.25 (293) (6,812) (13,330) (24,194) (28,540) (30,713) 3 (8,312) (14,401) (20,490) (30,638) (34,697) (36,727) Nhận xét: theo số liệu ở trên thì khi số lượng sinh viên giảm xuống còn 4.200 sinh viên thì NPV sẽ âm khi đó thì dự án sẽ không hiệu quả. Nhưng thực tế điều này rất ít xảy ra vì Theo báo cáo khả thi của trường thì số lượng sinh viên hàng năm đều tăng. Tính từ năm học 1994-1995 số sinh viên nhập học là 73 trên tổng số sinh viên là 210. Đến năm học 2002-2003 số sinh viên nhập học đã là 988 trên tổng số sinh viên là 3386. Hiện nay số sinh viên của trường là 5.463 sinh viên. Điều đó cho thấy số lượng sinh viên của trường ngày càng tăng. 2.5.3.4 Bảo đảm tiền vay- kì hạn trả nợ • Xếp loại: Trường Đại học dân lập Thăng Long có quan hệ tiền gửi với NHNo&PTNT Nam Hà Nội – Phòng giao dịch số 5 từ khi PGD số 5 mới thành lập. Đây là lần đầu tiên trường đặt quan hệ vay vốn để thực hiện dự án xây dựng trường. Căn cứ theo công văn số 3678/NHNo-KHTH ngày 29/9/2004 của NHNo Việt Nam về việc xếp loại khách hàng vay vốn lần đầu thì đối với khách hàng lần đầu quan hệ vay vốn với NHNo&PTNT hoặc chưa đủ thời gian để xếp loại nếu dự án khả thi thì sẽ được xem xét như khách hàng xếp loại B. Vì vậy, Trường ĐHDL Thăng Long được coi như khách hàng xếp loại B, khi quan hệ vay vốn phải có tài sản bảo đảm. • Tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo nợ vay chính là tài sản của dự án được đầu tư bao gồm: quyền sử dụng đất và toàn bộ giá trị tài sản được hình thành từ dự án. 2.5.4 Kết luận của tổ thẩm định. Sau quá trình thực hiện thẩm định, dự án xây dựng trường ĐH Dân lập Thăng Long đã được ban lãnh đạo chấp thuận cho vay với nội dung như sau: Đề nghị: duyệt cho vay Tổng số vốn mà ngân hàng cho vay: 95.000.000.000 đồng ( chín mươi lăm tỷ đồng chẵn ) (bao gồm cả lãi trong thời gian thi công ) Mục đích sử dụng vốn vay: đầu tư phần xây lắp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2184.doc
Tài liệu liên quan