Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam thời gian qua. 3

1.1 . Khái quát về sở giao dịch ngân hàng ngoại thương . 3

1.1.1. Lịch sử hình thành sở giao dịch. 3

1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 4

1.1.3. Các hoạt động của sở giao dịch thời gian qua. 7

1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của sở giao dịch thời gian qua. 7

1.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn của sở giao dịch thời gian qua. 8

1.1.3.3 Các hoạt động khác. 11

 1.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh . .14

1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam. 15

1.2.1. Quy mô và số dự án được thẩm định tại SGD năm vừa qua. 15

1.2.2. Nội dung thẩm định hồ sơ vốn vay. 19

1.2.2.1. Thẩm định về khách hàng. 19

1.2.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư. 21

1.2.2.3. Thẩm định các điều kiện đảm bảo tiền vay. 23

1.2.3. Phương pháp thẩm định hồ sơ dự án vốn vay. 23

1.2.3.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 24

1.2.3.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự. 25

1.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. 26

1.2.3.4. Phương pháp quán triệt rủi ro. 26

1.2.3.5. Phương pháp dự báo. 27

1.2.4. Quy trình thẩm định tại sở giao dịch 27

1.2.4.1. Quy trình thẩm định. 27

1.2.4.2. Về thẩm quyền thẩm định phê duyệt tín dụng: 30

1.3. Thẩm định tài chính dự án vốn vay. 30

1.3.1. Vai trò của công tác thẩm định tài chính. 30

1.3.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án vốn vay. 31

1.3.2.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án: 32

1.3.2.2. Thẩm định nguồn vốn, kế hoạch huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn.

1.3.2.3. Thẩm định các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án. 33

1.3.3. Phương pháp thẩm định tài chính 41

1.3.4. Quy trình thẩm định tài chính dự án vốn vay 42

1.3.5. Ví dụ: 43

1.3.5.1. Giới thiệu sơ bộ về dự án. 43

1.3.5.2. Tổng vốn đầu tư: 44

1.3.5.3. Phương án vốn: 46

1.3.5.4. Tính toán các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án 48

1.3.5.5. Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án 51

1.3.5.6. Đề xuất của cán bộ tín dụng: 52

1.3.6. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính tại sở giao dịch thời gian qua. 55

1.3.6.1. Những mặt đạt được: 55

 1.3.6.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân 58

Chương II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại sỏ giao dịch thời gian tới. 66

2.1. Định hướng chung về hoạt động tại sỏ giao dịch trong thời gian tới 66

2.1.1. Định hướng chung đối với các hoạt động. 66

2.1.2. Định hướng đối với công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng. 67

2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại sở giao dịch. 68

2.2.1. Đối với công tác tổ chức và điều hành thẩm định tài chính. 68

2.2.2. Sử dụng khoa học các phương pháp thẩm định và kết hợp hiệu quả các phương pháp với nhau. 70

2.2.3. Đối với nội dung thẩm định tài chính. 71

2.3.4. Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định 72

2.3.5. Nâng cao chất lượng thông tin và trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án. 74

KẾT LUẬN 75

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tồn kho cuối kỳ. Xác định doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm: sau khi xác định được giá bán bình quân và khối lượng sản phẩm tiêu thụ đối với mỗi loại sản phẩm thì sẽ xác định doanh thu của toàn bộ sản phẩm của dự án theo công thức: DT= ∑Pi x Qi. Trong đó: Pi là giá bán bình quân sản phẩm i Qi là sản lượng tiêu thụ trong kỳ của sản phẩm i n là số lượng sản phẩm của dự án kể cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. 1.3.2.3.3 . Thẩm định chi phí của dự án: Chi phí của dự án thể hiện toàn bộ hao phí của dự án để tạo nên doanh thu. Chi phí bao gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi: hay còn gọi là biến phí, là loại chi phí thay đổi theo sự biến đổi của khối lượng sản phẩm. Khi khối lượng sản phẩm tăng thì biến phí cũng tăng và ngược lại. Biến phí bao gồm chi phí cho nguyên vật liệu chính, chi phí cho nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp... Tổng biến phí tính cho toàn bộ sản phẩm được tính theo công thức: Tổng biến phí= ∑biến phí cho 1 đơn vị spi x số lượng sản phẩm loại i - Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm. Khi khối lượng sản phẩn tăng hoặc giảm thì biến phí vẫn giữ nguyên. Chi phí cố định có thể bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê đất đai, nhà xưởng, chi phí thành lập doanh nghiệp, phí bảo hiểm tài sản cố định và kho nguyên vật liệu, sản phẩm, chi phí đào tạo nhân công... Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: a. Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay: Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1 mà dự án vẫn thuận lợi. Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầutư phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với các dự án triển vọng, có hiệu quả rõ ràng tỷ trọng này có thể thấp hơn. b. Thẩm định tỷ suất chiết khấu. Để tính được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác thì trước tiên phải tính được tỷ suất chiết khấu nhằm đưa dùng tiền của các năm về cùng một thời điểm. Lãi suất chiết khấu là cơ sở để quy đổi dự án về cùng một mặt bằng thời gian. Tại SGD hiện nay xác định lãi suất chiết khấu thông qua chi phí vốn bình quân. Do đặc điểm của các dự án là vốn lớn nên phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Thông thường tại SGD thì tủ suất chiết khấu được tính dựa trên lãi suất đi vay và kết hợp với chi phí vốn tự có của dự án. Tuy nhiên việc xác định lãi suất chiết khấu phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể của dự án: - Nếu là vốn đầu tư do ngân sách Nhà nước cấp thì tỷ suất chiết khấu do Nhà nước quy định hoặc có thể lấy lãi vay dài hạn hoặc tôc độ lạm phát của nền kinh tế làm cơ sở tính toán. - Nếu là vốn được hình thành từ góp cổ phần thì lãi suất chiết khấu được tính toán dựa trên lợi tức của cổ phần. - Nếu là vốn góp liên doanh thì tỷ suất chiết khấu là do các bên liên doanh tự thỏa thuận với nhau. - Nếu là vốn tự góp thì lấy chi phí cơ hội làm tỷ suất chiết khấu c. Thẩm định dòng tiền các năm của dự án. Dòng tiền của dự án là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính một cách dễ dàng. Các cán bộ thẩm định phải xác định được số năm tính toán dòng tiền và hiệu quả tài chính dự án. Dòng tiền hàng năm được tính trên cơ sở các giả định về sản lượng, giá bán, chi phí từ đó lập nên các bảng tính toán. Trước tiên là phải tính được khoản lợi nhuận trước thuế theo công thức: Lợi nhuận trước thuế hàng năm = tổng doanh thu hàng năm – tổng chi phí hàng năm. Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế x (1- tỷ lệ thuế TNDN) Dòng tiền hàng năm t= Lợi nhuận sau thuế năm t + khấu hao năm t + Lãi vay cố định năm t – Giá trị đầu tư bổ sung tài sản năm t + giá trị thanh lý tài sản năm t. ` Lãi vay cố định của dự án được tính dựa vào nguồn đi vay và lãi suất của từng nguồn. Đối với SGD thì lãi suất cho vay đối với nguồn vốn được tính dựa trên lãi suất bình quân đầu vào, chi phí quản lý nguồn vốn vay, phần bù rủi ro và mức lợi nhuận dự kiến khi thực hiện cho vay. Dòng tiền cả đời dự án bao gồm vốn đầu tư cố định ban đầu và dòng tiền thuần hàng năm. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: Các chỉ tiêu bao gồm: NPV: giá trị hiện tại ròng dự án. IRR: hệ số hoàn vốn nội bộ. RR: tỷ suất sinh lời vốn đầu tư B/C: tỷ số lợi ích/chi phí. T : Thời gian thu hồi vốn đầu tư. Phân tích điểm hòa vốn. c.1. Giá trị hiện tại ròng: Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất khi các chủ đầu tư tiến hành lập dự án và các cơ quan chức năng cũng như ngân hàng tiến hành thẩm định dự án. Chỉ tiêu NPV được xác định: NPV = Bi: Khoản thu của dự án năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm I, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án. Ci: Khoản chi của dự án năm i. Nó có thể là chi phí vón đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hàng năm của dự án. r: Tỷ suất chiết khấu n: Số năm hoạt động của dự án. NPV là phần nhà đầu tư thu được khi dự án kết thúc do đó khi NPV = 0 thì nhà đầu tư không có lãi vì thu nhập ròng vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư, khi NPV=0. NPV càng lớn thì càng tốt. Với ngân hàng thì họ sẽ lựa chọn những dự án có NPV>=0 và càng lớn càng lớn càng tốt. Chỉ tiêu NPV còn được sử dụng như tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn dự án loại trừ lẫn nhau (trong trường hợp không hạn chế về nguồn vốn. Khi so sánh hai hay nhiều dự án, ta sẽ chọn dự án có NPV dương và lớn nhất. c.2. Hệ số hoàn vốn nội bộ. Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng hiện tại thì tổng thu bằng tổng chi. IRR: Hệ số hoàn vốn nội bộ. Hệ số thu hồi vốn nội tại IRR: Hệ số IRR cũng dung để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu của dự án bằng giá trị hiện tại của chi phí đầu tư có nghĩa là NPV của dự án bằng 0 do đó nếu IRR bằng lãi suất tiền gửi thì nhà đầu tư nên tiết kiệm với độ an toàn cao hơn. Nếu IRR bằng lãi suất cho vay và việc đầu tư chủ yếu bằng vốn vay thì lợi nhuận của dự án chỉ đủ trả lãi vay ngân hang, còn IRR phải lớn hơn lãi suất cho vay thì việc đầu tư vào dự án mới có lãi. Ngoài ra việc tính IRR còn cho phép ta so sánh lựa chọn giữa các phương án đầu tư khác nhau và giữa các chủ đầu tư khác nhau. c.3. Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư( hệ số hoàn vốn). RR = Wpv: Lợi nhuận bình quân hàng năm của dự án quy về mặt bằng hiện tại. Ivo: Vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động. RR: Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư tính bình quân năm của đời dự án. c.4. Tỷ số lợi ích – chi phí ( B/ C ). Chỉ tiêu lợi ích – chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Trong đó: Bi: Doanh thu hay lợi ích ở năm i. Ci: Chi phí năm i. PV( B): Giá trị hiện tại của các khoản thu bao gồm doanh thu ở các năm của đời dự án . PV(C): Giá trị hiện tại của các khoản chi phí. Chỉ tiêu B/ C >= 1 thì dự án được chấp nhận. Khi đó tổng các khoản thu của dự án đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Còn ngược lại B/ C < 1 thì dự án bị bác bỏ. c.5. Thời gian thu hồi vốn đầu tư. Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ vốn đã bỏ ra. T: Năm thu hồi vốn đầu tư. (W+ D)ipv: Khoản thu lợi nhuận thuần và khấu hao năm i quy về thời điểm hiện tại. Ivo: Vốn đầu tư ban đầu. Dự án được chấp nhận khi thời gian hoàn vốn đầu tư <= Tđm Tđm: thời gian hoàn vốn định mức được xác định tuỳ theo ngành. c.6. Phân tích điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh không có lãi nhưng cũng không lỗ. Doanh nghiệp muốn có lãi phải tổ chức sản xuất đạt trên điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng có hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. Nhìn chung các dự án có điểm hoà vốn đạt dưới 60% là chấp nhận được. - Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra với dự án đầu tư (dùng phương pháp phân tích độ nhạy). Đưa ra các giả định về thay đổi sản lượng, đơn giá bán, chi phí tăng… để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định và khả năng trả nợ của dự án. Phương pháp thẩm định tài chính Các phương pháp trong thẩm định tài chính tại Sở giao dịch bao gồm phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp phân tích rủi ro. Phương pháp so sánh đối chiếu được dùng để so sánh với các tiêu chuẩn tài chính của các dự án tương tự hay tiêu chuẩn của ngành. Đây là phương pháp rất quan trọng với công tác thẩm định tài chính. Dùng phương pháp này để biết được các chỉ tiêu của dự án có phù hợp tiêu chuẩn hay không cũng như có hiệu quả không. Ví dụ như so sánh suất đầu tư của dự án hay so sánh các tiêu chuẩn hiệu quả tài chính như NPV vơi 0, IRR với lãi suất chiết khấu, B/C với 1,… Phương pháp dự báo được dùng trong phân tích khía cạnh thị trường, từ đó làm cơ sở các số liệu tính toán trong phân tích tài chính. Sử dụng phương pháp này để dự báo về cung cầu, thị phần của sản phẩm dự án trong tương lai. Từ đó có số liệu để phân tích doanh thu, dòng tiền dự án và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Phương pháp dự báo phải đưa ra số liệu chính xác thì việc tính toán hiệu quả sau này cũng mới đảm bảo được. Tuy nhiên trên thực tế tại SGD hiện nay thì phương pháp này vẫn chưa thực hiện tốt. Phương pháp phân tích độ nhạy ngày càng đóng vai trò quan trọng tại các ngân hàng. Đây là phương pháp chỉ sử dụng trong thẩm định khía cạnh tài chính dự án vốn vay. Bởi nguồn vốn cho vay của ngân hàng có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào nên việc phân tích độ nhạy là rất cần thiết. Dòng tiền của dự án chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như giá cả, sản lượng, vốn đầu tư ban đầu, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí sản xuất… Các yếu tố này tùy theo từng dự án mà có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Việc phân tích độ nhạy sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể thấy được ảnh hưởng của từng yếu tố riêng biệt cũng như đồng thời các yếu tố đến hiệu quả dự án. Ở SGD hiện nay thường phân tích độ nhạy với sự thay đổi của một yếu tố và đồng thời hai yếu tố. Những yếu tố thường được phân tích là giá bán sản phẩm, tổng mức đầu tư và sản lượng. Phương pháp phân tích rủi ro cũng được sử dụng trong phân tích tài chính dự án. Bản chất của dự án đầu tư là bỏ ra số vốn lớn nhưng thời gian lại kéo dài, vì thể rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Với tư cách là định chế tài chính cho vay, thì ngân hàng cũng hết sức quan tâm tới những rủi ro có thể xảy ra này. Đối với phân tích tài chính dự án thì những rủi ro có thể bao gồm rủi ro thị trường , khi có những thay đối khiến cho dự án không có đầu vào để sản xuất hay không tiêu thụ được sản phẩm. Đó cũng có thể là những thay đổi trên thị trường tài chính khiến lãi suất vay vốn tăng lên, …Những rủi ro này luôn tiềm ẩn với các dự án. Trong quá trình thẩm định tại SGD thì các cán bộ thẩm định luôn quan tâm tới những rủi ro này. Quy trình thẩm định tài chính dự án vốn vay. Nhìn chung quy trình thẩm định tài chính dự án cũng tương tự như thẩm định dự án vốn vay. Sau khi phòng quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ khách hàng thì sẽ xem xét tổng quát, nếu thấy có thể chấp nhận thì sẽ thu thập thêm các thông tin rồi chuyển sang phòng đầu tư dự án tiếp tục thẩm định. Tại phòng Đầu tư dự án, trưởng phòng sẽ giao cho một hoặc một số cán bộ chuyên trách tiến hành thẩm định. Các cán bộ thẩm định này thông qua những thông tin mà khách hàng cung cấp cho phòng Quan hệ khách hàng và những thông tin khác tiến hành công tác thẩm định tài chính. Ví dụ: 1.3.5.1. Giới thiệu sơ bộ về dự án. Dự án Thủy điện Srepok 3 nằm trong quy hoạch bậc thang của sông Srepok (quyết định phê duyệt quy hoạch bậc thang số 1564/QĐ- NLDK ngày 03/07/2003 của bộ trưởng bộ công nghiệp). Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại công văn số 1225/TTg - CN ngày 25/08/2005. Trên cơ sở đó, ngày 07/10/2005 hội đồng quản trị tổng công ty Điện lực Việt Nam đã có các quyết định số 565/Q§-EVN-H§QT v/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Srepok 3 và quyết định số 710/Q§-EVN-H§QT ngày 13/12/2005 phê duyệt thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 dự án thủy điện Sperok 3 . Theo quyết định phê duyệt TKKT giai đoạn 1, dự án Srepok 3 có một số thông số chính như sau: Tên dự án: công trình thủy điện Srepok Địa điểm xây dựng: trên sông Srepok thuộc huyện Cư Jut tỉnh Đắc Nông và huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk lak. Diện tích lưu vực: 9.410 km2. Cấp công trình: cấpCXDVN 285-2002 Mực nước dâng bình thường: 272m Mực nước chết: 268 m Dung tích toàn bộ: 218,99 triệu m3 Diện tích mặt hồ với MND: 17,68 km2 Công suất lắp máy: 220 MW Số tổ máy: 02 tổ Điện lượng trung bình năm: 1.060,2 triệu KWh Loại tuốc bin: tâm trục, trục đứng Hình thức đầu tư: xây dựng mới Tổng vốn đầu tư: 4.855.664 triệu đồng (theo quyết định đầu tư dự án) Mục đích đầu tư: tạo nguồn phát điện cung cấp cho lưới điện quốc gia. Nguồn vốn đầu tư: vốn tự có của của đầu tư, vay vốn các ngân hàng thương mại trong nước, quỹ hỗ trợ phát triển và vốn vay nước ngoài. Tiến độ: thời gian xây dựng 5 năm (kể cả thời gian chuẩn bụ), dự kiến hoàn thành năm 2010. Thẩm định tài chính dự án Sreepok 1.3.5.2. Tổng vốn đầu tư: Theo 565/QĐ- EVN-HĐQT ngày 07/10/2005 của hội đồng quản trị EVN về việc đầu tư xây dựng công trình thủy điện Srepok 3, tổng mức đầu tư của dự án là 4.855.664 triệu đồng . Cụ thể: BẢNG 1.6. BẢNG TÍNH TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN Đơn vị: triệu đồng, % Hạng mục Giá trị Tỷ lệ chi phí xây lắp Chi phí thiết bị Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng Chi phí quản lý dự án và chi phí khác Dự phòng Lãi vay trong thời gian xây dựng 1.602.936 1.285.208 216.939 330.603 515.353 904.625 33,01% 26,47% 4,47% 6,81% 10,61% 18,63% Tổng cộng 4.855.664 100,00% Trên cơ sở tiến độ thực hiện dự án và các tài liệu hiện có do chủ đầu tư cung cấp, tổ thẩm định chung đã tiến hành để tính toán lại tổng mức đầu tư của dự án: - Tổ thẩm định chung đã có sự tính toán lại lãi vay theo các nguồn vốn của dự trong thời gian thi công là 663.907 triệu đồng, giảm 240.718 triêu đồng so với quyết định phê duyệt . - Tách chi phí xây dựng đường dây 220 kV (theo tổng mức đầu tư, hạng mục này là 39.617 tỷ đồng) ra khỏ tổng vốn đầu tư của dự án do hạng mục này đã được tách ra thành một tiểu dự án riêng biệt. Tổng mức đầu tư của dự án được xác định lại sau khi tính toán lại là 4.575.329 triệu đồng, giảm so với quyết định đầu tư là 280.335 triêu đồng. * Suất đầu tư: so sánh suất đầu tư của các dự án thủy điện đang thực hiện của tổng công ty điện lực Việt Nam với các thông số trong bảng 2.3. Công trình thủy điện Năm vận hành CS lắp máy (MW) Điện lượng (tr. kWh) Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) SĐTBQ tỷ đ/MW SĐTBQ đ/kWh Đồng Nai 4 2009 340 1.109,5 5.002,12 14,71 4.508,4 (4) Bu«n Kuoop 2008 280 1.458,6 4.558,13 16,28 3.125,0 (1) Sông ba Hạ 2008 220 825,0 3.621,18 16,47 4.389,3 (3) A Vượng 2008 210 815,0 3.867,28 18,41 4.745,1 (6) Bản Vẻ 2008 320 1.084,2 5.921,17 18,50 5.461,3 (7) An khê KaNak 2009 173 685,0 3.755,80 21,71 5.042,6 (8) Đồng Nai 3 2008 180 607,1 3.853,45 21,40 6.347,3 (9) Srêpok 3 2010 220 1.042,4 4.855,64 22,07 4.579,9 (5) Sê San 4 2009 360 1.402,1 5.545,95 15,41 3.955,5 (2) BẢNG 1.7. BẢNG TÍNH SUẤT ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN (Ghi chú: các thông số dưới đây được lấy theo quyết định đầu tư) So sánh với một số dự án trên đây thấy rắng dự án Srepok 3 có suất đầu tư trung binh. 1.3.5.3. Phương án vốn: Theo kế hoạch phân bổ vốn đầu tu do chủ đầu tư cung cấp (công văn số 1471/CV- ATDD5- P2, P4 ngày 10/05/2006) dự kiến phương án nguồn vốn như sau: BẢNG 1.8. BẢNG CẤU TRÚC VỐN CỦA DỰ ÁN (đơn vị: triệu đồng) TT Ngân hàng Số tiền Số tiền(tỷ đồng) Tỷ lệ(%) 1 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 863 48,95 2 Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam 300 17,01 3 Ngân hàng công thương Việt Nam 200 11,34 4 Ngân hàng nông nghiệp và PTNT VN 400 22,68 Tổng cộng 1.763 100,00 + Vốn vay nước ngoài: EVN dự kiến vay tín dụng xuất khẩu cho 85% gi trị thiết bị nhập khẩu, khoảng 655.758 triệu đồng chiếm 14.33% tổng vốn đầu tư. Một trong những điều kiện để xét thầu là nhà thầu phải chịu trách nhiệm thu xếp vốn cho dự án theo hình thức tín dụng xuất khẩu và khoản vay này sẽ được bộ tài chính bão lãnh. Đến nay, chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ mời thầu và dự kiến đến tháng 13/2006 ký hợp đồng. Xét năng lực và uy tín của EVN cũng như thực tế việc thu xếp vốn vay nước ngoài cho một số dự án thủy điện của EVN trong thời gian qua, khả năng thu xếp được nguồn vốn nước ngoài là tương đối khả thi. + Vay quỹ Hỗ Trợ Phát Triển: theo nghị định 106/2004/NĐ-CP, các hạng mục đền bù, di dân tái định cư và thiết bị thủy công chế tạo trong nước sẽ được vay vốn từ quỹ HTPT. Căn cứ công văn số 1471/CV-AT§5-P2,P4 ngày 10/05/2006 tổng chi phí đền bù di dân, tái định cư và thiết bị thủy công chế tạo trong nước của dự án khoảng 530.027 triệu đồng chiếm 11.58% tổng vốn đầu tư + Vốn vay thương mại trong nước: Dự kiến vay 04 ngân hàng thương mại trong nước với tổng số tiền là 1.763.000 triệu đồng trong đó ngân hang ngoại thương Việt Nam làm đầu mối. 1.3.5.4. Tính toán các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án Cơ sở tính toán: Dự án được tính toán với vòng đời 25 năm Công suất thiết kế: 220 MW Điện lượng bình quân: 1.060,2 triệu kWh Công suất huy động năm đầu: 90%, các năm tiếp theo tăng 5%/ năm. Sản lượng điện tự dung là 0,5% sản lượng điện sản xuất - Giá bán điện: 4.00 UScent/KWh, tương đương 638 VND/kWh (tỷ giá 15.950 VND/USD) Chi phí O&M bao gồm chi phí quản lý, bảo dưỡng, nhân công… tính bằng 0.5% giá trị xây lắp + thiết bị. Thuế tài nguyên tính theo hướng dẫn tại thông tư số 05/2006/TT-BTC ngày 19/01/2006 của bộ tài chính: 2%x sản lượng điện xuất tuyến x 700 đồng/Kwh Chi phí bảo hiểm: 0.3% giá trị xây lắp +thiết bị Khấu hao cơ bản: tính theo phương pháp đường thẳng: xây lắp 25 năm, các hạng mục khác là 10 năm. Lãi vay các nguồn nhu sau: + Lãi vay quỹ HTPT: 7,8%/năm + Lãi vay nước ngoài tạm tính: 7,5%/năm + Lãi vay vốn trong nước: lãi vay được tính bằng mức bình quân lãi suất huy động tiết kiệm VND 12 tháng (trả lãi sau) của các ngân hàng tham gia đồng tài trợ (hiện nay là 8,4%/năm)+3%= 11,4%/năm. Thuế suất thuế TNDN: 28%/năm, được miễn thuế trong 4 năm kể từ năm hoạt động đầu tiên, giảm 50% trong 7 năm tiếp theo (theo thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hướng dẫn thi hành theo nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế TNDN) Nguồn trả nợ: 90% KHCB và 90% lợi nhuận sau thuế Chi phí sủ dụng vốn tự có: 8.4%/năm Lãi suất chiết khấu: 7.72%/năm (bằng chi phí vốn bình quân có điều chỉnh ảnh hưởng của thuế TNDN) Dòng tiền của dự án được đưa ra với giả định vốn lưu động không đáng kể, không có hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả và giả định đưa về thời điểm bắt đầu cho vay L·i suÊt chiÕt khÊu 7.72%/n¨m (b»ng chi phÝ vèn b×nh qu©n cã ®iÒu chØnh ¶nh h­ëng cña thuÕ TNDN). (năm thứ -3) BẢNG 1.9.BẢNG TÍNH LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU III Chi phí sử dụng vốn, hình thức trả nợ TG trả nợ TG ân hạn 1 - Lãi vay vốn quỹ HTPT 7.80% /năm 7 4 2 - Chi phí vốn vay nước ngoài 7.50% /năm 8 4 3 - Lãi vay vốn vay TM 11.40% /năm 8 4 4 - Chi phí sử dụng VTC 8.40% /năm 5 - Thời gian trả nợ gốc 8 /năm Hình thức trả nợ 2 (#1: trả gốc đều, #2:trả theo khả năng dự án) - Lãi suất chiết khấu 7.72% - thuế suất thuế TNDN tbinh 25.14% BẢNG 1.10. BẢNG CÁC LOẠI CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN IV Thông số khai thác dự án 1 - Sản lượng điện trung bình : 1,060.2 Tr KWH/n¨m 2 - Mức huy động công suất thiết kế năm đầu : 90% CSTK 3 - Tốc độ tăng mức CSTK hàng năm : 5% /n¨m 4 -Giá bán : 4.00 UScent/kwh 5 - Chi phí QL : 0.50% XL+TB 6 Thuế tài nguyên : 2.0% *700®/kwh*SL 8 - Tỷ giá hối đoán : 15,950 VND/USD 9 - khả năng tăng/giảm tổng mức đầu tư : 0% Tổngg V§T 10 - LN để lại trả nợ 90% LNST 11 - Trích KHCB trả nợ 90% KHCB 13 - Bảo hiểm 0.30% /XL+TB V - -Chi phí trích trước SCL 1.00% TB 1 - cp thuê đất 100 Trđ/năm 2 - mức tăng giảm sản lượng điện 0 % Chế độ thuế và ưu đãi đầu tư Thuế thu nhập DN (>12 năm) : 28.00% 1.3.5.5. Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án Trên cơ sở tổng mức đầu tư tính lại, hiêu quả tài chính của dự án theo quan điểm tổng mức đầu tư như sau: NPV25 năm = 826,014 triệu triệu đồng IRR25 năm = 12.36% Thời gian thu hồi vốn vay:7.87 năm. Phân tích độ nhạy của dự án: Việc phân tích độ nhạy được thực hiện với các thông số đầu vào gồm: tổng mức đầu tư, giá bán điện và sản lượng điện bình quân. Kết quả khảo sát như sau: Trường hợp thau đổi tổng mức đầu tư: dự án có NPV= 0 khi tổng mức đầu tư tăng tới 357% , thời gian hoàn trả vốn vay tương ứng tăng lên 10.09 năm. Trường hợp thay đổi giá bán điện: dự án có 10.43 so với mức giá tính toán), thời gian hoàn trả vốn vay tương ứng tăng lên 10.43 năm. Với mức giá bán điện thấp hơn 3.96 UScent/kWh thời gian trả nợ của dự án trên 8 năm. Trường hợp thay đổi sản lượng điện bình quân: dự án sẽ không có hiêu quả nếu sản lượng điện bình quân giảm trên 10.39% so với thiết kế. Trường hợp nhiều biến cùng thay đổi: khảo sát ở các phương án giá bán, tổng mức đầu tư, công suất huy động ban đầu thay đổi cho thấy các chỉ tiêu tài chính và khả năng trả nợ trong các trường hợp giả định đều ở mức chấp nhận được. Þ Tóm lại, dự án có hiệu quả tài chính và có khả năng chịu đựng rủi ro ở mức chấp nhận được khi các giả định đầu vào trọng yếu thay đổi, thời gian thu hồi vốn nhanh. Phân tích rủi ro của dự án Khoản vay được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn tự có, vốn vay các ngân hàng thương mại và các nguồn vốn khác (nếu đủ điều kiện). Ngoài ra, toàn bộ các quyền hưởng thụ của chủ đầu tư từ dự án (quyền thụ hưởng các hợp đồng bảo hiểm, quyền khai thác tài nguyên…) cũng phải được sử dụng để làm bảo đảm tiền vay cho các ngân hàng. Do đặc thù của các công trình thủy điệnc ó diện tích đất sử dụng rất lớn, thuộc nhiều địa bàn khác nhau, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư kéo dài trong thời gian nhiều năm và được tiến hành dần cùng với tiến độ thực hiện công trình nên tại thời điểm thẩm định cũng như trong thời kỳ xây dựng dự án, các dự án thường chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, để nhận các tài sản này làm tài sản đảm bảo nợ vay cho các khoản vay tại các ngân hàng đồng tài trợ, chủ đẩu tư phải cam kết sẽ hoàn thành các thr tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian sớm nhất có thể và ngay khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải phối hợp với các ngân hàng ĐTT để hoàn thành thủ tục thế chấp tài sản. Trong trường hợp phần tài sản hình thành từ các nguồn vốn khác có thể thé chấp, cầm cố cho các NHĐTT, ngân hàng đầu mối chủ động đàm phán với các nhà tài trợ khác để thống nhất tỷ lệ chia tài sản đảm bảo. 1.3.5.6. Đề xuất của cán bộ tín dụng: Tổng công ty điện lực VIệt Nam là DNNN có tư cách pháp nhân, có tình hình tài chính lành mạnh, doanh thu và lợi nhuận hàng năm cao, tăng trưởng ổn định, vững chắc. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho thấy sự chủ động về nguồn vốn trong kinh doanh của Tổng công ty. Dự án thủy điện Srepok 3 nằm trong quy hoạch chiến lược phát triển ngành điện của Chính phủ và được sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Theo tính toán dự án có tính khả thi, tính hiệu quả về mặt tài chính, có khả năng trả nợ. a. Đề xuất: Từ những phân tích, đánh giá trên, tổ thẩm định thống nhất trình lãnh đạo các ngân hàng Đồng tài trợ xem xét cho vay đầu tư dự án thủy điện Srepok 3 do tổng công ty điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư theo một số nội dung chính sau đây: - Phương thức cho vay: đồng tài trợ, sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam làm đầu mối. - Số tiền cho vay: tối đa 1.763 tỷ (một ngàn bảy trăm sáu mươi ba tỷ đồng). Mức vốn tham gia vay của các ngân hàng sẽ được xác định cụ thể sau khi các ngân hàng có quyết định tài trợ vốn chính thức. - Mục đích: thanh toán một phần chi phí đầu tư thực hiện dự án thủy điện Srepok 3 - Thời gian vay vốn: tối đa 12 năm, trong đó thời gian ân hạn là 4 năm. Thời hạn cụ thể sẽ được thỏa thuận và ghe tại HĐTD. Kỳ hạn trả nợ (gốc + lãi) dự kiến 06 tháng/kỳ - Lãi suất: bằng lãi suất tiết kiệm bình quân 1 tháng trả sau của các ngân hàng Đồng tài trợ +tối thiểu 3%/năm (chưa kể các loại phí) 06 tháng điều chỉnh một lần kể từ ngày rút vốn đầu tiên. - Phí cam kết rút vốn: 0.2%/năm trên số vốn chưa rút, tính 6 tháng một lần. - Phí đầu mối: 0.05%/ năm trên dư nợ thực té. - Các loại phí khác: sẽ thỏa thuận với chủ đầu tư sau và được quy định cụ thể tại hợp đồng tín dụng. - Bảo đảm tiền vay: bằng chính tài sản hình thành từ vốn tự có, vốn vay các ngân hàng thương mại, các nguồn khác (nếu đủ điều kiện) và toàn bộ các quyền hưởng thụ của chủ đầu tư từ dự án (quyền hưởng thụ các hợp đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21732.doc
Tài liệu liên quan